Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,kinh te,thi truong,lao dong,o tinh thai nguyen,vuong thanh tu

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường lao động (TTLĐ) Là một thị trường đặc biệt vì đối tượng mua bán là hàng hoá sức lao động (HHSLĐ). Đây là một yếu tố “đầu vào” không thể thiếu được của quá trình sản xuất để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hơn thế nữa, sức lao động (SLĐ) Còn là một nguồn lực quan trọng quyết định đến năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD). Vì vậy, các quốc gia phát triển đặc biệt quan tâm đến người lao động, tạo ra những điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi và mức tiền công cao để thu hút lao động, nhất là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi từ nước ngoài, làm xuất hiện tình trạng “chảy máu chất xám”  ở các nước đang phát triển.

Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mọi sản phẩm được làm ra đều do Nhà nước giao chỉ tiêu, quản lý và phân phối đến tận người dân, không thừa nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ, nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá trên thị trường. Theo đó, SLĐ cũng không được coi là hàng hoá, TTLĐ không được hình thành, mọi quan hệ lao động đều thông qua hình thức tuyển dụng, sắp xếp vào biên chế nhà nước, tiền lương của người lao động được hưởng từ ngân sách nhà nước theo thang bậc lương quy định của nhà nước. Hệ quả là làm người lao động không có động lực cố gắng làm việc chuyên tâm, sáng tạo mà dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước, đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy thoái và khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta.

Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta diễn ra và đã hoạch định được đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, sâu sắc và triệt để, chuyển đổi căn bản mô hình kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó đã thừa nhận SLĐ là hàng hoá và TTLĐ được hình thành, từng bước phát triển, cầu về lao động ngày càng tăng, cung về lao động chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu TTLĐ.

Hiện nay, phát triển TTLĐ ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng bằng những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp. Do đó, quá trình hình thành và phát triển TTLĐ nước ta đã mang lại những thành tựu đáng kể như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, mở rộng SXKD, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, tạo nhiều việc làm, giải quyết lao động dư dôi, giảm tỷ lệ thất nghiệp, GD&ĐT từng bước hướng vào nhu cầu thực tế của TTLĐ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng của người lao động được nâng cao, tiền công, tiền lương và thu nhập ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần người lao động không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên, thực trạng TTLĐ nước ta nói chung và TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, còn nhiều bất cập, hạn chế như: Sức cầu về lao động còn thấp; Cung về lao động chưa đảm bảo chất lượng; Mất cân đối giữa cung - cầu lao động; Giá cả SLĐ thấp nên chưa đáp ứng được tái sản xuất SLĐ; Hệ thống cơ chế, chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, bám sát thực tế; Các trung gian TTLĐ hoạt động còn kém hiệu quả. Đây là một nguyên nhân gây cản trở đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiềm ẩn những nhân tố bất ổn về chính trị - xã hội. Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài“Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên”  làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân của nó, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về TTLĐ dưới góc độ kinh tế chính trị với các khía cạnh: Quan niệm về thị trường, TTLĐ; Đặc điểm TTLĐ; Vai trò TTLĐ đối với phát triển kinh tế - xã hội; Các yếu tố cấu thành TTLĐ; Nội dung phát triển TTLĐ.

Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh trong nước về phát triển TTLĐ, để tỉnh Thái Nguyên có thể tham khảo khi phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển và hoàn thiện thị trường này.

Phân tích thực trạng TTLĐ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2014; Làm rõ những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập về TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó.

Dự báo TTLĐ, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ kinh tế chính trị, bao gồm: Quan niệm về TTLĐ, hàng hoá sức lao động, giá cả sức lao động, đặc điểm, vai trò và các yếu tố cấu thành TTLĐ, nội dung phát triển TTLĐ, các chủ thể và các trung gian TTLĐ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu TTLĐ trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2014, các số liệu đưa ra giới hạn trong giai đoạn 2004 - 2013, giải pháp đến năm 2020.

- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận của luận án

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin; Đường lối chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên; Kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có liên quan đến TTLĐ. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài của luận án.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

- Về phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên 4 nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên.

- Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử. Đây là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quát, từ đó vạch ra bản chất, khuynh hướng vận động của lịch sử.

Trong luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử ở hầu hết các chương, như: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến TTLĐ được sắp xếp theo trình tự thời gian, rút ra những nội dung phát triển TTLĐ (cầu về lao động, cung về lao động, mối quan hệ cung - cầu và giá cả SLĐ, vai trò của Nhà nước và các trung gian TTLĐ); Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về TTLĐ, tác giả cũng theo logic nghiên cứu từ quan niệm về thị trường, TTLĐ của một số công trình tiêu biểu trong nước và nước ngoài, qua đó đưa ra được quan niệm về TTLĐ của tác giả… Chương 3: Thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả cũng đánh giá tình hình TTLĐ trên các nội dung ở phần lý luận đã trình bày và đưa ra các số liệu theo trình tự thời gian (2004-2013), qua đó chỉ ra hạn chế và nguyên nhân, một số vấn đề đặt ra cần được giải quyết ở chương 4, đó là cầu về lao động, cung về lao động, mối quan hệ cung - cầu và giá cả SLĐ, vai trò của Nhà nước và các trung gian TTLĐ.

Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Trong luận án, tác giả có sử dụng phương pháp này để thu thập, nắm bắt thông tin thực tế và lấy số liệu sơ cấp, kết hợp số liệu thứ cấp (Niên giám thống kê - Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Tổng Cục thống kê; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên…) Để phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

Xuất phát từ mục đích điều tra được trình bày trong phiếu khảo sát, tác giả xây dựng số lượng phiếu điều tra hai đối tượng là: Người lao động (500 phiếu) Và người sử dụng lao động, tức chủ doanh nghiệp (25 phiếu).

Phương pháp điều tra chọn mẫu đối với một số doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Căn cứ để điều tra chọn mẫu là: Dựa vào số lượng các doanh nghiệp; Quy mô, lĩnh vực hoạt động SXKD; Ngành nghề SXKD (công nghiệp, nông nghiệp, dịch 5 vụ); Loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, cổ phần hoá, công ty TNHH, công ty liên doanh); Thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài); Địa bàn hoạt động (thành thị, nông thôn).

Kết quả điều tra, sẽ được tác giả trình bày, phân tích trong phần thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên. Mẫu phiếu khảo sát người lao động, người sử dụng lao động (đơn vị sử dụng lao động) Và tổng hợp kết quả khảo sát, tác giả sẽ trình bày ở phần phụ lục trong luận án.

Bên cạnh đó, tác giả còn kế thừa có chọn lọc kết quả của một số công trình nghiên cứu trước đây về TTLĐ. Đồng thời sẽ cập nhật, bổ sung những nội dung, thông tin mới về TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên.

5. Đóng góp mới của luận án

- Một là: Hệ thống hoá lý luận về HHSLĐ, thị trường và TTLĐ, các yếu tố cấu thành TTLĐ, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTLĐ.

- Hai là: Đưa ra quan niệm về thị trường và TTLĐ của những công trình nghiên cứu tiêu biểu. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra quan niệm về thị trường và TTLĐ.

- Ba là: Chỉ ra nội dung phát triển TTLĐ và xu hướng vận động, phát triển của TTLĐ trong những điều kiện mới.

- Bốn là: Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTLĐ của một số tỉnh. Tác giả đã kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên.

- Năm là: Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình hình thành và phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2014. Nêu ra những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

- Sáu là: Đưa ra dự báo TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Bảy là: Luận án đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về TTLĐ như: Khái niệm về thị trường và TTLĐ, đặc điểm, các yếu tố cấu thành, nội dung và xu hướng phát triển TTLĐ trong thời kỳ đẩy mạng công 6 nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, luận án góp phần tạo ra cơ sở lý luận vững chắc về TTLĐ để các cơ quan quản lý của tỉnh Thái Nguyên xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách phù hợp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Về mặt thực tiễn, từ phân tích thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004 - 2014, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những hạn chế đó, đề xuất các phương hướng giải pháp nhằm phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên. Đây là những đánh giá và đề xuất có căn cứ lý luận và thực tiễn xác đáng và có tính khả thi. Vì vậy, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho tỉnh Thái Nguyên nói chung và Sở Lao động – Thương binh và xã hội Tỉnh nói riêng để vận dụng vào phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên – một thị trường yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất, góp phần thúc đẩy việc hình thành đồng bộ các loại thị trường ở Thái nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Đồng thời, luận án cũng là tài liệu có giá trị giúp cho các tỉnh khác có thể nghiên cứutham khảo và vận dụng những kinh nghiệm về phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài lời cam đoan, mục lục, chữ viết tắt, danh mục các bảng, biểu đồ, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
----------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến thị trường lao động
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến thịtrường lao động
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.1. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường lao động
2.2. Các yếu tố, nội dung và xu hướng phát triển của thị trường lao động
2.3. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam về phát triển thị trường lao động có thể vận dụng vào phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Nguyên có ảnh hưởng đến thị trường lao động
3.2. Tình hình thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2013
3.3. Đánh giá chung về thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2013
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
4.1. Dự báo về thị trường lao động và phương hướng phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
--------------------------------------------
keyword: download,luan an tien si,kinh te,thi truong,lao dong,o tinh thai nguyen,vuong thanh tu

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể