Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, ngu van, chien luoc hoi thoai, trong mot so truyen ngan, tieu bieu ,cua somerset maugham, nguyen hoa mai phuong


CHIẾN LƯỢC HỘI THOẠI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU CỦA SOMERSET MAUGHAM 



MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của ngữ dụng học (linguistic pragmatics), phân tìch hội thoại (conversation analysis) 1 và những đóng góp ngày càng rõ nét của những lĩnh vực này vào việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, chiến lược hội thoại (conversation strategies) Đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nó không chỉ là một phạm trù quan trọng của ngôn ngữ học đương đại, thể hiện xu hướng mở rộng đối tượng nghiên cứu của khoa học này vượt khỏi giới hạn “trong bản thân nó và ví nó” của hệ thống ngôn ngữ (Saussure 1916) [22], giúp nhà nghiên cứu khảo sát ngôn ngữ trong hành chức, mà còn là một cầu nối quan trọng đưa khoa học ngôn ngữ đến với nghiên cứu văn học.

Chiến lược hội thoại không chỉ được tiếp cận từ góc độ một hiện tượng giao tiếp thuần túy mà còn được nghiên cứu như một thành tố của diễn ngôn văn học, giúp soi sáng nhiều đặc điểm của tác phẩm văn học và phong cách của nhà văn. Hướng nghiên cứu này mở ra những triển vọng mới để giải mã văn bản văn học một cách khoa học hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh ở Việt Nam, khi tính trạng biệt lập giữa ngôn ngữ học và văn học còn tiếp diễn thí việc ứng dụng phạm trù chiến lược hội thoại vào nghiên cứu văn bản văn học càng có ý nghĩa. Điều đó gợi ý chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu chiến lược hội thoại trong sáng tác của một nhà văn cụ thể. Nhà văn được lựa chọn là Somerset Maugham.

William Somerset Maugham (1874 – 1965), hay Somerset Maugham theo cách gọi thông thường, là người gốc Anh, sinh tại Paris. Sau khi tốt nghiệp trung học, Somerset Maugham theo học ngành y tại trường St. Thomas ở London và trở thành bác sĩ năm 1897. Với vốn kinh nghiệm trong ngành y, ông viết tác phẩm đầu tay “Liza of Lambeth”  (1897). Thành công bước đầu này giúp ông đủ tự tin để chuyển hẳn sang nghề viết văn. Ông dành hết thời gian cho sáng tác và đi du lịch khắp nơi. Năm 1908 ông thành công rực rỡ trên lĩnh vực sáng tác kịch bản sân khấu với bốn vở kịch được công diễn.

Theo nghĩa rộng nhất của nó, ngữ dụng học bao gồm cả những vấn đề của phân tìch hội thoại. Ví vậy, thay ví coi đây là hai lĩnh vực riêng biệt, có thể gọi chung là ngữ dụng học. 2 cùng lúc ở London. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, ông làm gián điệp Anh. Trải nghiệm này đã giúp ông cho ra đời một loạt truyện trinh thám với nhân vật chình là Ashenden.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Somerset Maugham lại đi chu du khắp nơi, đến nhiều nước ở các châu lục. Ông đã ghi lại những mẩu chuyện về những con người mà ông từng gặp, và bằng những chất liệu thô đó, ông phác họa lên nhiều kiếp đời với những ước mơ, khát khao, ham muốn, và cả những toan tình, mưu mô thấp hèn ẩn khuất trong tận đáy sâu tâm hồn con người.

Khi những vở kịch của ông không còn sức hấp dẫn nữa thí truyện của ông ngày càng được nhiều người biết đến. Ngoài bốn quyển tiểu thuyết nổi tiếng là “Kiếp con người”  ( “Of Human Bondage”  1915), “Mặt trăng và đồng sáu xu”  ( “The Moon and Sixpence”  1919), “Bánh ngọt và bia”  ( “Cakes and Ale”  1930), “Lưỡi dao cạo”  ( “The Razor” s Edge”  1944), hơn một trăm truyện ngắn đã được xuất bản2. Trong khi các nhà văn, nhà thơ cùng thời như James Joyce, Ernest Hemingway, William Faulkner, T. S. Eliot… tím kiếm những cách tân trong phong cách thể hiện, thí Somerset Maugham vẫn trung thành với lối hành văn dung dị, không chút hoa mỹ. Với lối hành văn này, ông đã đưa nghệ thuật kể chuyện đến một sự mẫu mực khó ai sánh bằng. Michael Dirda (2010), trong mục điểm sách trên tờ Washington Post có thuật lại rằng các truyện của ông không những được đông đảo độc giả yêu thìch mà còn được Hollywood ưu ái. Chỉ với riêng một truyện ngắn là “Mưa” ( “Rain”  ) Thôi cũng đã tạo vai diễn cho nhiều ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như Tallulah Bankhead, Gloria Swanson, Joan Crawford, Rita Hayworth, và nhiều diễn viên khác. Nhiều truyện khác được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh, sân khấu và truyền hính, và nếu kể ra bốn nhân vật người Anh mang lại niềm vui thú cho nhiều người trong thế kỷ 20 thí người ta sẽ nhắc đến vua hài Charlie Chaplin, văn hào được phong tước Ngài P. G. Wodehouse, kịch tác gia Noởl Coward, và người còn lại quan trọng không kém đó là Somerset Maugham [60].  Nguồn trích: Http: // britannica. Com/EBchecked/topic/369925/W-Somerset-Maugham http: // washingtonpost. Com/wp-dyn/content/article/2010/05/19/AR2010051905388. Html

Chúng tôi chọn Somerset Maugham ví trước hết ông là một nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Âu và trên thế giới, nhưng có một lì do khác quan trọng không kém là các sáng tác của ông mang nhiều nét đặc sắc xét về phương diện chiến lược hội thoại.

Các hội thoại trong các truyện ngắn của ông mang nhiều kịch tình, là ngữ liệu thìch hợp cho việc nghiên cứu chiến lược hội thoại trong các tác phẩm văn học.

 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

 2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đìch áp dụng lì thuyết về hội thoại để làm rõ chiến lược hội thoại được Somerset Maugham sử dụng trong truyện ngắn của ông, đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu vào lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh và văn học Anh cho sinh viên Việt Nam cũng như lĩnh vực nghiên cứu lì thuyết và thực hành dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đìch nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: – Diễn giải các khái niệm thuộc lĩnh vực ngữ dụng học và phân tìch hội thoại được dùng làm công cụ để tím hiểu các chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham. – Xác lập và phân tìch các chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham. Việc phân tìch tập trung vào tác dụng, hiệu quả của các chiến lược hội thoại đối với cấu trúc của hội thoại, nội dung của hội thoại cũng như các mối quan hệ liên nhân giữa các nhân vật. Luận án cố gắng giúp người đọc thấy được các chiến lược hội thoại này có những đóng góp như thế nào đến diễn tiến của truyện kể, đến việc khắc họa tình cách nhân vật và không khì của câu chuyện được kể. – Làm rõ nét đặc trưng của chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham bằng cách so sánh với chiến lược hội thoại trong tác phẩm của một số nhà văn khác. Do những hạn chế về ngữ liệu, và cũng không phải là nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm của luận án, việc so sánh này chỉ ở mức độ hạn chế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến lược hội thoại trong những truyện ngắn tiêu biểu của Somerset Maugham cùng những nét đặc thù, làm nên diện mạo riêng của ngôn ngữ truyện ngắn Somerset Maugham.

 3.2. Phạm vi nghiên cứu

Do chiến lược hội thoại có thể biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau (như kiểm soát đề tài, luân phiên lượt lời, tuân thủ hay vi phạm phương châm hội thoại,…) Và thông qua nhiều phương tiện khác nhau (bằng ngôn từ, ngữ điệu, cử chỉ…), nên luận án này không bao quát hết tất cả các vấn đề liên quan đến chiến lược hội thoại, mà chỉ tập trung khảo sát quá trính chọn lựa, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với các mục tiêu giao tiếp trong những tính huống nhất định. Chúng tôi xem xét các quá trính lựa chọn này trong mối quan hệ với các yếu tố quan yếu có tình chất tâm lì, xã hội, văn hóa, tri nhận… Chình mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng đã dẫn đến việc hính thành chiến lược hội thoại.

Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án tập trung chủ yếu vào những yếu tố thể hiện nổi trội nhất chiến lược hội thoại trong các tác phẩm tiêu biểu của Somerset Maugham.

 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

 4.1. Phương pháp nghiên cứu

 4.1.1. Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả được áp dụng để miêu tả các cuộc hội thoại trong các truyện ngắn của Somerset Maugham. Phương pháp này nhằm làm nổi bật vai trò của các phương tiện ngôn ngữ trong việc kiến tạo nên các chiến lược hội thoại. Nó cũng giúp làm sáng tỏ một số phương diện ngữ dụng có liên quan đến những phương tiện này như hành động ngôn từ, lượt lời, phương châm hội thoại, phạm trù thể diện và lịch sự.

Cũng thuộc phạm vi của phương pháp miêu tả là những phân tìch so sánh làm rõ nét đặc trưng của chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham so với một số nhà văn khác. Tuy nhiên, so sánh không phải là trọng tâm của công trính này.

 4.1.2. Phương pháp phân tích hội thoại

Luận án sử dụng phương pháp phân tìch hội thoại như một phần quan trọng trong khung lì thuyết của công trính. Ở một mức độ nhất định, phương pháp này có điểm gần gũi với phương pháp miêu tả ở trên. Tuy nhiên, khác với phương pháp miêu tả, phương pháp phân tìch hội thoại tập trung vào sự tương tác có tình xã hội của giao tiếp ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày. Trong luận án này, dựa trên cơ sở ngữ liệu là các hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham, chúng tôi cố gắng xác định các mô thức (pattern) Hội thoại mà các nhân vật thường sử dụng, đặc biệt là đặt chúng trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội, ngữ cảnh văn hóa và ngữ cảnh tính huống.

Al Nawas & Abdul Jabbar (2008) Cho rằng trong thế giới văn học, khi tương tác với nhau các nhân vật cũng dùng mã ngôn ngữ như trong hội thoại đời thường và cũng theo mô hính hội thoại trong thực tế xã hội [33; 171]. Điều này có nghĩa là hội thoại văn học cũng chịu sự chi phối của cơ chế lượt lời, nguyên tắc cộng tác hội thoại, nguyên tắc lịch sự và tôn trọng thể diện, nên các công cụ phân tìch như lượt lời và các biến liên quan đến lượt lời, các khái niệm như cộng tác, lịch sự và thể diện…được coi là những vấn đề mấu chốt của luận án.

Điều đáng lưu ý là khác với hội thoại đời thường, hội thoại trong văn học không chỉ dừng ở việc chia sẻ nội dung thông tin hay thực hiện chức năng giao tiếp, mà còn có chức năng phản ánh thế giới nội tâm cũng như mối quan hệ xã hội của nhân vật thông qua những phương tiện ngôn ngữ mang giá trị nghệ thuật. Đặc điểm này được chúng tôi chú ý khi áp dụng phương pháp phân tìch hội thoại để tím hiểu chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham và hiệu quả nghệ thuật của những chiến lược được tác giả sử dụng ở các phương diện: Tổ chức cấu trúc hội thoại, nội dung hội thoại và mối quan hệ liên nhân.

 4.1.3. Thống kê

Thống kê trong luận án này chỉ được xem là thủ pháp ví về căn bản luận án này là một công trính nghiên cứu định tình. Chúng tôi sử dụng thủ pháp thống kê để làm rõ một số đặc điểm có thể lượng hóa được của chiến lược hội thoại trong tác phẩm của Somerset Maugham. Nói cụ thể hơn, chúng tôi sẽ thực hiện một vài thống kê nhỏ có liên quan đến cuộc thoại, lượt lời và các phương tiện ngôn ngữ phục vụ cho chiến lược hội thoại, qua đó làm rõ vị thế giao tiếp và hiệu quả của các chiến lược hội thoại mà mỗi nhân vật sử dụng trong từng tính huống giao tiếp cụ thể.

 4.2. Nguồn ngữ liệu

Nguồn ngữ liệu nghiên cứu được tuyển chọn từ hai tuyển tập truyện ngắn có nhan đề W. Somerset Maugham: Collected Short Stories (tập 1 và tập 2) Do Pan Books Ltd. Xuất bản năm 1951, và một tuyển tập gồm 65 truyện của Somerset Maugham do Heinemann Ltd. Xuất bản năm 1976. Việc lựa chọn các tuyển tập này xuất phát từ một cơ sở đơn giản: Đó là những tác phẩm tiêu biểu của Somerset Maugham được tuyển chọn bởi các nhà xuất bản có uy tìn. Việc lựa chọn những tác phẩm được in sẵn trong các tuyển tập cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiên cứu trong việc thu thập nguồn ngữ liệu đáng tin cậy.

Trong quá trính khảo sát, chúng tôi chú ý đến những cuộc thoại tiêu biểu cho các tính huống giao tiếp trong truyện ngắn của Somerset Maugham, đặc biệt là những tính huống giao tiếp thể hiện sự xung đột về lợi ìch hay hệ thống giá trị giữa các nhân vật, và tiềm ẩn mối đe dọa thể diện. Về mặt cấu trúc hội thoại, sự xung đột này còn được thể hiện qua những chỗ bất thường trong quá trính vận động hội thoại. Do vậy, đơn vị khảo sát còn là những cặp thoại nối tiếp nhau trong tổ chức nội tại của chúng.

Tất nhiên các ngữ liệu được lựa chọn phải thể hiện rõ nét các chiến lược hội thoại ở cả hai cấp độ: Tác giả – độc giả và nhân vật – nhân vật. Đó là những cuộc hội thoại phản ánh các mục tiêu giao tiếp và cách thức đạt đến những mục tiêu đó của các nhân vật, đồng thời thể hiện những nét đặc trưng trong phong cách ngôn ngữ của Somerset Maugham.

Để tiện theo dõi và đối chiếu, chúng tôi dịch tất cả các dẫn chứng (hội thoại) Từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Phần nguyên văn tiếng Anh được dẫn trước, phần dịch sang tiếng Việt được dẫn ngay sau đó và đặt trong ngoặc đơn.
------------------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
 1. Lì do chọn đề tài
 2. Mục đìch và nhiệm vụ nghiên cứu
 2.1. Mục đích nghiên cứu
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 3.1. Đối tượng nghiên cứu
 3.2. Phạm vi nghiên cứu
 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
 4.1. Phương pháp nghiên cứu
 4.1.1. Phương pháp miêu tả
 4.1.2. Phương pháp phân tích hội thoại
 4.1.3. Thống kê
 4.2. Nguồn ngữ liệu
 5. Dự kiến những đóng góp của luận án
 5.1. Về phương diện lí thuyết
 5.2. Về phương diện thực tiễn
 6. Cấu trúc luận án
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tính hính nghiên cứu
1.2. Cơ sở lì thuyết
1.2.1. Chiến lược hội thoại
1.2.2. Hội thoại trong đời sống và hội thoại trong văn học
1.2.3. Ngữ cảnh
1.2.4. Hành động ngôn từ
1.2.5. Các nguyên tắc hội thoại
1.2.5.1. Nguyên tắc về lượt lời
1.2.5.2. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
1.2.5.3. Nguyên tắc lịch sự
1.3. Tiểu kết
Chương 2. CÁC CHIẾN LƯỢC HỘI THOẠI VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC VỀ LƯỢT LỜI
2.1. Nhận xét chung về các chiến lược vận dụng nguyên tắc về lượt lời
2.2. Tổ chức các cuộc thoại và lượt lời từ điểm nhín trần thuật
2.2.1. Tổ chức các cuộc thoại và lượt lời từ điểm nhìn trung tâm (đối với các truyện theo phương thức trần thuật từ ngôi thứ ba số ít)
2.2.2. Tổ chức các cuộc thoại và lượt lời theo phương thức trần thuật ngôi thứ nhất với nhân vật xưng “tôi”
2.2.2.1. Tổ chức các cuộc thoại và lượt lời từ điểm nhìn của người được trao quyền kể chuyện
2.2.2.2. Tổ chức các cuộc thoại và lượt lời theo điểm nhìn của người thuật chuyện là nhân vật tham gia vào câu chuyện do mình kể
2.3. Tạo ra những biến động trong dòng hội thoại
2.3.1. Chiến lược tạo ra những biến động ở lời trao
2.3.2. Chiến lược hội thoại tạo ra những biến động ở lời đáp
2.3.2.1. Sử dụng cặp kế cận không được chuộng
2.3.2.2. Sử dụng sự im lặng
2.3.2.3. Hiệu chỉnh
2.4. Tiểu kết
Chương 3. CÁC CHIẾN LƯỢC HỘI THOẠI VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC CỘNG TÁC VÀ LỊCH SỰ
3.1. Chiến lược thiết lập và duy trí mối quan hệ hài hòa trong giao tiếp liên nhân
3.2. Chiến lược tạo hiệu quả trong thuyết phục, thương lượng
3.3. Chiến lược giải quyết những rào cản, xung đột văn hóa
3.4. Chiến lược tạo ra hàm ngôn
3.5. Chiến lược tạo yếu tố hài hước, mỉa mai
3.6. Chiến lược tạo kịch tình cho truyện kể
3.7. Tiểu kết
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Tiếng Việt
1. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp. Văn bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn văn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, NXB Giao dục, Hà Nội.
4. Nguyên Trong Bau , Nguyên Quang Ninh , Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, NXB Giao duc, Hà Nội.
5. Lê Huy Bắc (2014), Văn học Mỹ, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 (Ngữ dụng học), NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Dân (2001), “Vài suy nghĩ nhân bài Các lí thuyết ngôn ngữ học cuối thế kỉ XX”, Ngôn ngữ, (11), tr.13 – 16.
10. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thiện Giáp (2014), Nghĩa học Việt ngữ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
12. Cao Xuân Hải (2010), Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trƣờng Đại học Vinh, Vinh.
13. Halliday, M. (1998), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (bản dịch tiếng Việt của Hoàng Văn Vân, 2001), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Lƣơng Thị Hiền, (2010), “Giá trị văn hóa – quyền lực đƣợc đánh dấu qua hành động cầu khiến trong giao tiếp gia đính ngƣời Việt”, Tạp chì Ngôn Ngữ, số 10.
15. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
16. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ bản, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2000), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Vũ Văn Lăng (2013), Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
20. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trính Ngữ dụng học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
21. Đặng Lƣu (2006), Ngôn ngữ tác giả trong truyện Nguyễn Tuân, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trƣờng Đại học Vinh, Vinh.
22. Lê Thị Hoài Mai (2011), Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động cầu mong và chúc (qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam hiện đại), Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Vinh, Vinh.
23. Trịnh Thị Ngọc (2011), Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Vinh, Vinh.
24. Nguyễn Vân Phổ (2012), “Lời dẫn và quy chiếu trong văn chƣơng – nhín từ lý thuyết quan yếu”, truy cập ngày 06/04/ 2013 http: //khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
25. Nguyễn Quang (2004), Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
26. Đậu Thị Thúy Quỳnh, (2009), Ngữ nghĩa và phương tiện thể hiện hành động cầu khiến qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Vinh, Vinh.
27. Saussure, F. (1916), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng Việt của Cao Xuân Hạo, 2005), NXB KHXH, Hà Nội.
28. Mai Sơn (2012), “Truyện ngắn “không đầu không cuối”: Cuộc phiêu lƣu của những nhà văn tự tin”, lời tựa cho tập truyện ngắn Say Sóng, NXB Văn hóa – Văn nghệ, TP. HCM.
29. Nguyễn Thị Thái (2015), Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trƣờng Đại học Vinh, Nghệ An.
30. Giáp Thị Thủy (2009), Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu ký”, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
31. Cù Đính Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
32. Mai Thị Hảo Yến, 2001, Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao: Các hình thức thoại dẫn, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm 1, Hà Nội.

Tiếng Anh
33. Al Nawas, M.A., Abdul Jabbar, L.R. (2008), “A discoursal analysis of plot unity in one-act play”, Journal of College of Education for Women, 19(1).
34. Austin, J. (1962), How to Do Things with Words, Harvard University Press, Cambridge.
35. Bach, K., Harnish, R.M. (1979), Linguistic Communication and Speech Acts, MIT Press, Cambridge, Mass.
36. Beebe, L. (1995), “Polite fictions: Instrumental rudeness as pragmatic competence”, in Georgetown Roundtable on Languages and Linguistics, J. Alatis, C. Strahle, B. Gallenberger and M. Ronkin (eds.), MD, Baltimore, pp.154-168.
37. Bennison, N. (1998), “Accessing Character through Conversation: Tom Stoppard”s Professional Foul”, J. Culpeper, M. Short, and P. Verdonk (eds.), Exploring the Language of Drama: From Text to Context, Routledge, London / New York, pp. 67-82.
38. Bialystok, E. (1990), Communication Strategies, Blackwell, Oxford.
39. Black, E. (2006), Pragmatic Stylistics, Edinburgh University Press Ltd., Edinburgh.
40. Blum-Kulka, S., Danet, B., Gerson, R. (1985), “The language of requesting in Israeli society”, in J. Forgas (ed.), Language and Social Situation, Springer.
41. Blum-Kulka, S., House, J. and Kasper, G. (1989), Cross Cultural Pragmatics: Requests and Apologies, Ablex, Norwood, NJ.
42. Botha, J.E. (1991), Jesus and the Samaritan Woman: A Speech Act Reading of John 4:1-42, Brill, Leiden.
43. Bousfield, D. (2008), Impoliteness in Interaction, John Benjamins, Amsterdam.
44. Bowles, H. (2010), Storytelling and Drama: Exploring Narrative Episodes in Plays, John Benjamins, Amsterdam.
45. Brown, P., Levinson, S. (1987), Politeness: Some Universals in Language Usage, Cambridge University Press, Cambridge.
46. Bubel, C. (2006), “How are you?” “I”m hot” An interactive analysis of small talk sequences in British-German telephone sales, in K. Bührig and J. D. ten Thije (eds.), Beyond Misunderstanding. Linguistic Analyses of Intercultural Communication, John Benjamins, Amsterdam, pp. 245-259.
47. Burt, S. (2002), “Maxim confluence”, Journal of Pragmatics, 34, pp. 993-1001.
48. Caldas-Coulthard, C. R. (1984), “Dialogue in fiction”, a shortened version of Chapter V of Caldas-Coulthard”s Ph.D. dissertation Interaction in Narrative Discourse, University of Birmingham, retrieved February 19, 2015 from https://periodicos.ufsc.br/index.php/desterro/article/view/10883/10362
49. Carter, R., Nash, W. (1990), Seeing Through Language: A Guide to Styles of English Writing, Basil Blackwell, Oxford.
50. Chapman, S., Clark, B. (2014), Pragmatic Literary Stylistics, Palgrave Macmillan, Hampshire and New York.
51. Clark, H. (2001), “Conversation: Linguistic aspects” in International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences, Elsevier Science Ltd., pp.2744-2747.
52. Cook, G. (1994), Discourse and Literature, Oxford University Press, Oxford.
53. Corbett, J. (1997), Language and Scottish Literature, Edinburgh University Press, Edinburgh.
54. Corbett, J. (2009), “Language, Hugh MacDiarmid and W. S. Graham”, in I. Brown, A. Riach (eds.). The Edinburgh Companion to Twentieth-Century Scottish Literature, Oxford University Press, Oxford.
55. Culpeper, J. (1996), “Towards an anatomy of impoliteness”, Journal of Pragmatics, 25, pp. 349-367.
56. Culpeper, J. (1998), “(Im)politeness in dramatic dialogue”, in J. Culpeper, M. Short, and P. Verdonk (eds.), Exploring the Language of Drama: From Text to Context, Routledge, London / New York, pp. 83-95.
57. Culpeper, J. (2001), Language and Characterisation: People in Plays and other Texts, Longman, London.
58. Culpeper, J. (2005), “Impoliteness and entertainment in the television quiz show: The weakest link”, Journal of Politeness Research, 1, pp. 35-72.
59. van Dijk, T.A., Kintsch, W. (1983), Strategies of Discourse Comprehension, Academic Press, New York.
60. Dirda, M. (2010), Selina Hastings” The Secret Lives of Somerset Maugham, retrieved October 7, 2014 from http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/05/19/AR2010051905388.html
61. Dörnyei, Z., Thurrell, S. (1994), “Teaching conversational skills intensively: Course content and rationale”, ELT Journal, 48(1), Oxford University Press, Oxford, pp. 40-49.
62. Dörnyei, Z., Scott, M.L. (1995), “Communication strategies: What are they and what are they not?”, paper presented at the Annual Conference of the American Association for Applied Linguistics (AAAL), Long Beach, CA.
63. Dynel, M. (2009), “Where cooperation meets politeness: Revisiting politeness models in view of the Gricean framework”, Brno Studies in English, 35(1).
64. Edelsky, C. (1981), “Who”s got the floor?”, Language in Society, 10(3), pp. 383-421.
65. Eelen, G. (2001), A Critique of Politeness Theories, St. Jerome Publishing, Manchester.
66. Felix-Brasdefer, J.C. (2008), Politeness in Mexico and the United States, John Benjamins, Amsterdam/Philadelphia.
67. Fish, S. (1980), Is There a Text in This Class? The Authority of Interpretive Communities, Harvard University Press, Cambridge, MA.
68. Fontaine, L. (2006), “Where do “we” fit in? Linguistic inclusion and exclusion in a virtual community”, in K. Bührig and J. D. ten Thije (eds.), Beyond Misunderstanding: Linguistic Analyses of Intercultural Communication, John Benjamins, Amsterdam, pp. 261-288.
69. Fowler, R. (1996), Linguistic Criticism, Oxford University Press, Oxford.
70. Fraser, B. (1990), “Perspectives on politeness”, Journal of Pragmatics, 14, pp.219-230.
71. Goffman, E. (1967), Interaction Ritual: Essays on Face-to-Face Behavior, Doubleday, New York.
72. Goffman, E. (1970), Strategic Interaction, Penn Press, Pennsylvania.
73. Gordon, J. (1999), Turning toward Philosophy: Literary Device and Dramatic Structure in Plato”s Dialogues, Penn State Press, Pennsylvania.
74. Grandage, S. (2010), “Dramatic Discourse”, in L. Cummings (ed.) The Pragmatics Encyclopedia, Routledge, New York, pp. 135-138.
75. Grice, H.P. (1975), “Logic and conversation” in P. Cole and J. Morgan (eds.), Syntax and Semantics: Speech Acts, Academic Press, New York, pp. 41-58.
76. Gumperz, J.J. (1992), “Contextualization and understanding” in A. Duranti and C. Goodwin (eds.) Rethinking Context: Language as an Interactive Phenomenon, Cambridge University Press, Cambridge.
77. Hancher, M. (1978), “Grice”s “Implicature” and literary interpretation: Background and preface”, Twentieth Annual Meeting, Midwest Modern Language Association, Minneapolis, Minnesota, 2-4 November 1978, retrieved December 24, 2014 from http://mh.cla.umn.edu/grice.html
78. Herman, V. (1998), “Turn management in drama”, in J. Culpeper, M. Short, and P. Verdonk (eds.), Exploring the Language of Drama: From Text to Context, Routledge, London / New York, pp. 19-33.
79. Holmes, J. (1995), Women, Men and Politeness, Longman, London/New York.
80. Hymes, D.H. (1967), “Models of the interaction of language and social setting”, Journal of Social Issues, 23(2), pp.8-38.
81. Ifert, D.E., & Roloff, M.E. (1998), “Understanding obstacles preventing compliance: Conceptualization and classification”, Communication Research, 25 (2), pp. 131-153.
82. Johnson, D.I., Roloff, M. E., Riffee, M.A. (2004), “Politeness theory and refusals of requests: Face threat as a function of expressed obstacles”, Communication Studies, 55(2), pp. 227-238.
83. Jones, R. (2012), Discourse Analysis: A Resource Book for Students, Routledge, London.
84. Kallia, A. (2004), “Linguistic politeness: The implicature approach”, Multilingua, Journal of Cross-Cultural and Interlanguage Communication, 23(1-2), pp. 145-169.
85. Kasher, A. (1986), “Politeness and rationality”, in J.D. Johansen, H. Sonne, (eds.), Pragmatics and Linguistics: Fetshcrift for Jacob Meey, Odense University Press, Odense, pp.103-114.
86. Kasper, G. (2006), “Speech act in interaction: Toward discursive pragmatics”, in K. Bardovi-Harlig, J.C. Félix-Brasdefer, A.S. Omar (eds.) Pragmatics & Language Learning, 11, National Foreign Language Resource Centre.
87. Kaul de Marlangeon, S., Juez-Uned, L. (2012), “A typology of verbal impoliteness behavior for the English and Spanish cultures”, RESLA, 25, pp. 69-92.
88. Kehe, D., Kehe P. (1994), Conversation Strategies: Pair and Group Activities for Developing Communicative Competence, Foreign Language Study.
89. Kehe, D., Kehe P. (2005), Conversation Strategies: 29 Pair and Group Activities for Developing Communicative Competence, New Revised, 2nd edition, Pro Lingua Associates, Vermont.
90. Lakoff, R. (1973), “The logic of politeness, or minding your p”s and q”s” in C. Corum et al (eds.) Papers from the Ninth Regional Meeting Chicago Linguistic Society, 9, pp. 292-305.
91. Lakoff, R. (1990), Talking Power: The Politics of Language in Our Lives, Basic Books, New York.
92. Laver, J. (1975), “Communicative functions of phatic communion”, in A. Kendon, R.M. Harris, M.R. Key (eds.) Organisation of Behavior in Face-to-Face Interaction, Mouton, The Hague / Paris, pp. 215-238.
93. Leech, G.N., Short, M.H. (1981), Style in Fiction, Longman, London/New York.
94. Leech, G.N. (1983), Principles of Pragmatics, Longman, London.
95. Leech, G.N. (2008), Language in Literature: Style and Foregrounding, Longman, London.
96. Locher, M.A. (2006), “The discursive approach to polite behavior: A response to Glick”, Language in Society, 35(5), pp. 733-735.
97. Locher, M.A., Watts, R.J. (2005), “Politeness theory and relational work”, Journal of Politeness Research, 1, pp. 9-33.
98. Locher, M.A., Watts, R.J. (2008), “Relational work and impoliteness: Negotiating norms of linguistic behavior” in D. Bousfield, M.A. Locher (eds.) Impoliteness in Language. Studies on its Interplay with Power in Theory and Practice, pp. 77-99.
99. Lowe, V. (1994), “Unsafe Convictions: Unhappy Confessions in The Crucible” Language and Literature, 3(3), pp. 175-95.
100. Meier, A. (1995), “Passages of politeness”, Journal of Pragmatics, pp. 381-392.
101. Nash, W. (1989), “Changing the Guard at Elsinore”, in R. Carter and P. Simpson (ed.), Language, Discourse and Literature: An Introductory Reader in Discourse Stylistics, Routledge, London and New York, pp. 21-38.
102. Nofsinger, R.E. (1991), Everyday conversation, SAGE, Thousand Oaks, CA.
103. Ogiermann, E. (2004), “Apology discourse”, in K. Tracy (ed.), International Encyclopedia of Language and Social Interaction, Wiley-Blackwell.
104. Porter, J.A. (1979), The Drama of Speech Acts: Shakespeare's Lancastrian Tetralogy, University of California Press, Berkeley and Los Angeles.
105. Pridham, F. (2001), The Language of Conversation, Routledge, London / New York.
106. Ruhi, S. (2008), “Intentionality, communicative intentions and the implication of politeness”, Intercultural Pragmatics, 5(3), tr. 287-314.
107. Rossen-Knill, D.F. (2009), “Creating and manipulating fictional worlds: A taxonomy of dialogue in fiction”, Journal of Literary Semantics, 28(1), pp. 20–
45.
108. Sacks, H., Schegloff, E.A., & Jefferson, G. (1974), “A simplest systematics for the organization of turn-taking for conversation”, Language, 50 (4), pp. 696-735.
109. Saville-Troike, M. (1985), “The place of silence in an integrated theory of communication”, in D. Tannen and M. Saville-Troike (eds.) Perspectives on Silence, Ablex, Norwood, N.J.
110. Scollon, R., Scollon, S. (2001), Intercultural Communication, Blackwell, Malden.
111. Searle, J.R. (1969), Speech Acts: An Essay in the Philosophy of Language, Cambridge University Press, Cambridge.
112. Searle, J.R. (1979), Expression and Meaning: Studies in the Theory of Speech Acts, Cambridge University Press, Cambridge.
113. Searle, J.R., Vanderveken, D. (1985), Foundations of illocutionary logic. Cambridge University Press, Cambridge.
114. Schegloff, E.A. (1968), “Sequencing in Conversational Openings”, American Anthropologist, 70(6), pp.1075-1095.
115. Schegloff, E.A., Jefferson, G., Sacks, H. (1977), “The preference of self-correction in the organization of repair in conversation”, Language, 53, pp. 361-382.
116. Sell, D.R. (2000), Literature as Communication: The Foundations of Mediating Cri t icism, John Benjamin Publishing, Amsterdam & Philadelphia.
117. Sifianou, M. (1997), “Silence and politeness”, in A. Jaworski (ed.) Silence: Interdisciplinary Perspectives, Walter de Gruyter, Berlin, pp. 63-84.
118. Simpson, P. (1998), “Odd Talk: Studying Discourses of Incongruity”, in J. Culpeper, M. Short, and P. Verdonk (eds), Exploring the Language of Drama: From Text to Context, Routledge, London / New York, pp. 34-53.
119. Sinclair, J.M. (1985), “On the integration of linguistic description, in T.A. van Dijk (ed.), Handbook of Discourse Analysis, 2, Academic Press, New York, pp.13-28.
120. Sperber, D., Wilson, D. (1986), Relevance: Communication and Cognition. Blackwell, Harvard University Press, Cambridge MA.
121. Sperber, D., Wilson, D. (2004), “Relevance theory” in L. Horn and G. Ward (eds.) Handbook of Pragmatics, Blackwell, Oxford, pp. 607-632.
122. Stanton, A. (2012), “The clues to a great story” TED talk, retrieved February 9, 2015 from http://www.ted.com/playlists/62/how_to_tell_a_story.
123. Svennevig, J. (2008), Trying the easiest solution first in other-initiation of repair, Journal of Pragmatics, 40(2), pp. 333-348.
124. Thomas, B. (2012), Fictional Dialogue: Speech and Conversation in the Modern and Postmodern Novel, University of Nebraska Press, Lincoln.
125. Thomas, J. (1995), Meaning in Interaction: An Introduction to Pragmatics, Longman, London.
126. Usami, M. (2001), “Discourse politeness: Discourse theory of politeness. A preliminary framework”, in Discourse Politeness, The National Language Research Institute (ed.), Seventh International Symposium Session 4, Tokyo, pp.9-58.
127. Urbanova, L. (2005), “English conversation: Authentic and fictional theory and practice in English Studies 3”, Proceedings from the Eight Conference of British, American and Canadian Studies, Masarykova Univerzita, Brno. pp. 155-162.
128. Wagner, L.C. (2004), “Positive and negative politeness strategies: Apologizing in the speech community of Cuernavaca”, Mexico, retrieved January 26, 2015. http://www.uri.edu/iaics/content/2004v13n1/02%20Lisa%20C.%20Wagner.pdf
129. Watts, R.J. (2003), Politeness, Cambridge University Press, Cambridge.
130. Westbrook, R. (2002), The Complete Short Stories of W. Somerset Maugham, Doubleday & Co.
131. Whalen, J. , Raymond, G. (1991), “Conversation Analysis”, in E. Borgatta and R. Montgomery (eds.) Encyclopedia of Sociology, 2nd edition, Macmillan.
132. Wood, L.A., Kroger, R.O. (1991), “Politeness and forms of address”, Journal of Language and Social Psychology, 10(3), pp. 145-168.
133. Zahn, C.J. (1984), “A reexamination of conversation repair”, Communication Monographs, 51, pp. 56-66.
134. Zou, S. (2010), “Analysis of fiction conversations based on pragmatic adaptation”, Journal of Language Teaching and Research, 1(2), pp.160-166.  NGUỒN NGỮ LIỆU Tiếng Việt
135. Nam Cao (1941), “Chì Phèo”, trong Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội.
136. Nam Cao (1944), “Một đám cƣới”, trong Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội.
137. Chekhov, A. (1886), “Một câu đùa”, Nguyễn Tuân chuyển ngữ sang tiếng Việt in trong Sê-khốp, Truyện ngắn tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, 1957.
138. Chekhov, A. (1886), “Lão Quản Bi” Nguyễn Tuân chuyển ngữ sang tiếng Việt in trong Sê-khốp, Truyện ngắn tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, 1957. Tiếng Anh
139. Chekhov, A. (1885), “Fat and Thin”, retrieved November 5, 2014 from http://www.eldritchpress.org/ac/jr/010.htm
140. Chekhov, A. (1886), “Misery”, retrieved November 5, 2014 from  http://www.eldritchpress.org/ac/jr/045.htm.
141. Chekhov, A. (1898), “The man in a case”, retrieved October 4, 2014 from http://www.eldritchpress.org/ac/jr/189.htm.
142. Chekhov, A. (1899), “The lady with the dog”, retrieved October 7, 2014 from http://www.eldritchpress.org/ac/jr/197.htm.
143. Faulkner, W. (1929), The Sound and the Fury, Everyman”s Library, London.
144. Hemingway, E. (1927), “Fifty grand”, in Men without Women, Scriber, New York.
145. Hemingway, E. (1933),“A clean, well-lighted place”, in J. Beaty and J.P. Hunter (eds.) The Norton Introduction to Literature, W.W. Norton & Company, New York, 1998.
146. Kincaid, J. (1978), “Girl” in The New Yorker, retrieved January 2, 2015 from http://bcs.bedfordstmartins.com/virtualit/fiction/Girl/story.asp
147. Maugham, S. (1951), The Collected Short Stories, Penguin Classics, London.
148. Maugham, S. (1976), W. Somerset Maugham: Sixty Five Stories, Heinemann, London.
149. Maugham, S. (1938), The Summing Up, Vintage, London, 2001.        
-----------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, ngu van, chien luoc hoi thoai, trong mot so truyen ngan, tieu bieu ,cua somerset maugham, nguyen hoa mai phuong 

CHIẾN LƯỢC HỘI THOẠI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU CỦA SOMERSET MAUGHAM 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...