luan an tien si, sinh hoc, phan lap, tuyen chon, cac dong vi, khuan co dinh dam, phan giai lan, tong hop iaa, de lam phan bon, cho rau, o tien giang, nguyen thi ngoc truc LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM, PHÂN GIẢI LÂN, TỔNG HỢP IAA ĐỂ LÀM PHÂN BÓN CHO RAU Ở TIỀN GIANG NCS: NGUYỄN THỊ NGỌC TRÚC - NHD: PGS.TS CAO NGỌC ĐIỆP, PGS.TS NGUYỄN MINH CHÂU - CHUYÊN NGÀNH: VI SINH VẬT HỌC - MÃ SỐ: 62 42 40 01 Việc sử dụng phân bón vô cơ theo thời gian dài đã và đang được báo động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người. Trong đó, nguy cơ tồn dư Nitrate trong rau ăn lá là do sử dụng phân đạm hoá học hiện đại cao. Bên cạnh đó, đất nông nghiệp ngày càng suy kiệt bởi sự khai thác quá mức của con người. Do vậy, việc nghiên cứu các dòng vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng cây trồng nhằm sản xuất các chế phẩm vi sinh hữu ích góp phần cải tạo đất đem lại nền nông nghiệp bền vững là cần thiết. Từ vùng đất trồng rau ở tỉnh Tiền Giang tiến hành phân lập vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật đã phân lập được 80 dòng PGPR. Trong đó, 40 dòng được kiểm tra khả năng cố định đạm, 40 dòng được kiểm tra khả năng giải phóng IAA và cả 80 dòng được kiểm tra khả năng hoà tan lân. Sau đó, tiến hành khảo sát hình thái, nhuộm Gram và khả năng di động của 80 dòng PGPR phân lập được. Bốn dòng vi khuẩn ưu tú nhất trong 80 dòng được định danh thông qua phân tích trình tự rDNA 16S và so sánh trên ngân hàng gen thế giới. Kết quả tên 4 dòng là: Stenotrophomonas maltophilia (N31), Enterobacter cancerogenus) N33), Burkholderia tropica (P24) Và Enterobacter cloacae (N18). Hai dòng Burkholderia tropica và Enterobacter cloacae có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng cao hơn cũng như an toàn hơn cho môi sinh cho nên được sử dụng làm nguồn vi sinh cho quá trình nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh. Kết quả nghiên cứu khả năng tạo sinh khối của hai dòng vi khuẩn Burkholderia tropica và Enterobacter cloacae (BTEC) Cho thấy, ở nồng độ đường sucrose 3g/l, 10 ngày sau khi chúng hỗn hợp vi sinh BTEC cho kết quả tạo sinh khối cao nhất. Ngoài ra, hỗn hợp vi sinh BTEC tỏ ra hiệu quả hơn hai dòng riêng lẻ khi chúng sản sinh ra acid hữu cơ nhiều hơn, làm pH môi trường nuôi cấy giảm một cách có ý nghĩa. Nội dung của Luân án gồm 177 trang, có 4 chương. --------------------------------------- MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan Chương 2: Nội dung, vật liệu và phương pháp Chương 3: Kết quả và thảo luận Chương 4: Kết luận và đề nghị ------------------------------------------- ------------------------------------------- keyword: download luan an tien si, sinh hoc, phan lap, tuyen chon, cac dong vi, khuan co dinh dam, phan giai lan, tong hop iaa, de lam phan bon, cho rau, o tien giang, nguyen thi ngoc truc
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM, PHÂN GIẢI LÂN, TỔNG HỢP IAA ĐỂ LÀM PHÂN BÓN CHO RAU Ở TIỀN GIANG
Việc sử dụng phân bón vô cơ theo thời gian dài đã và đang được báo động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người. Trong đó, nguy cơ tồn dư Nitrate trong rau ăn lá là do sử dụng phân đạm hoá học hiện đại cao. Bên cạnh đó, đất nông nghiệp ngày càng suy kiệt bởi sự khai thác quá mức của con người. Do vậy, việc nghiên cứu các dòng vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng cây trồng nhằm sản xuất các chế phẩm vi sinh hữu ích góp phần cải tạo đất đem lại nền nông nghiệp bền vững là cần thiết.
Từ vùng đất trồng rau ở tỉnh Tiền Giang tiến hành phân lập vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật đã phân lập được 80 dòng PGPR. Trong đó, 40 dòng được kiểm tra khả năng cố định đạm, 40 dòng được kiểm tra khả năng giải phóng IAA và cả 80 dòng được kiểm tra khả năng hoà tan lân. Sau đó, tiến hành khảo sát hình thái, nhuộm Gram và khả năng di động của 80 dòng PGPR phân lập được.
Bốn dòng vi khuẩn ưu tú nhất trong 80 dòng được định danh thông qua phân tích trình tự rDNA 16S và so sánh trên ngân hàng gen thế giới. Kết quả tên 4 dòng là: Stenotrophomonas maltophilia (N31), Enterobacter cancerogenus) N33), Burkholderia tropica (P24) Và Enterobacter cloacae (N18). Hai dòng Burkholderia tropica và Enterobacter cloacae có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng cao hơn cũng như an toàn hơn cho môi sinh cho nên được sử dụng làm nguồn vi sinh cho quá trình nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh.
Kết quả nghiên cứu khả năng tạo sinh khối của hai dòng vi khuẩn Burkholderia tropica và Enterobacter cloacae (BTEC) Cho thấy, ở nồng độ đường sucrose 3g/l, 10 ngày sau khi chúng hỗn hợp vi sinh BTEC cho kết quả tạo sinh khối cao nhất. Ngoài ra, hỗn hợp vi sinh BTEC tỏ ra hiệu quả hơn hai dòng riêng lẻ khi chúng sản sinh ra acid hữu cơ nhiều hơn, làm pH môi trường nuôi cấy giảm một cách có ý nghĩa.
Nội dung của Luân án gồm 177 trang, có 4 chương.
---------------------------------------
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Nội dung, vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và đề nghị
-------------------------------------------
-------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, sinh hoc, phan lap, tuyen chon, cac dong vi, khuan co dinh dam, phan giai lan, tong hop iaa, de lam phan bon, cho rau, o tien giang, nguyen thi ngoc truc
Linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét