Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, nghien cuu, hieu qua giam dau, cua ket hop, gay te ngoai mang, cung voi gay me, toan the trong, va sau phau thuat, noi soi dai-truc trang, phan ton ngoc vu


NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KẾT HỢP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG VỚI GÂY MÊ TOÀN THỂ TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẠI-TRỰC TRÀNG 





ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật nội soi (PTNS) Thực sự bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Do có nhiều ưu điểm nên ngay khi ra đời PTNS đã đem lại những thành công tốt đẹp và được coi là một bước ngoặc trong ngành ngoại khoa [4], [20], [21]. Ngày nay các phẫu thuật lớn trong ổ bụng đều có thể thực hiện được dưới sự hỗ trợ của nội soi hoặc hoàn toàn phẫu thuật bằng nội soi như: Cắt gan, cắt dạ dày, cắt lách, cắt đại tràng… Phương pháp vô cảm cho PTNS lớn ở bụng kinh điển vẫn là gây mê toàn thể (GMTT), kiểm soát đường thở bằng ống nội khí quản, dãn cơ tốt tạo điều kiện bơm hơi ổ bụng, phẫu trường rộng để phẫu thuật viên (PTV) Phẫu tích [1], [6], [10]. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu về đau sau PTNS lớn ở bụng đều cho kết quả: Nhu cầu về giảm đau sau PTNS là rất nhiều và cần thiết, đặc biệt ở thời điểm 24 giờ đầu sau phẫu thuật [47]. Perla E và cộng sự (CS) [120] thấy rằng đau nặng ở giai đoạn sớm sau mổ (0-4 giờ) PTNS và mổ mở cắt đại tràng là 46% và 54%.

Xi Hong và CS [149] trong một nghiên cứu so sánh về nhu cầu Morphine sử dụng ở 24 giờ sau PTNS và mổ mở cắt đại tràng là tương đương nhau. Giảm đau tốt không những đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh, mà còn làm nổi bật hơn những ưu điểm của phẫu thuật nội soi. Phối hợp gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) Đoạn ngực và GMTT đã được chứng minh có nhiều ưu điểm trong mổ mở lớn ở vùng bụng: Giảm liều thuốc mê, morphine, dãn cơ phải sử dụng trong mổ và giảm đau sau mổ tốt vì vậy đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và xã hội [19], [25], [31], [41], [45], [52]. Gần đây có nhiều nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp vô cảm này cho PTNS lớn vùng bụng [38], [43], [55], [60], những kết quả mà nó đem lại làm cho PTNS hoàn hảo hơn: Bệnh nhân tỉnh mê sớm, hồi phục sớm, ra viện sớm.

Tại Việt Nam, PTNS đại tràng, trực tràng ngày nay đã được thực hiện thường quy ở những trung tâm lớn như: Trung tâm huấn luyện nội soi Bệnh Viện (BV) Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, BV Chợ Rẫy, BV Việt Đức…Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào báo cáo về phương pháp phối hợp GTNMC với GMTT trong PTNS đại – trực tràng, với mong muốn nâng cao chất lượng gây mê và kiểm soát đau tốt sau PTNS chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài cứng phối hợp thuốc tê

Marcaine và Fentanyl trong và sau PTNS đại - trực tràng.

2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê toàn thể trong và sau PTNS đại – trực tràng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ổ bụng

1.1.1. Sự thay đổi sinh lý trong PTNS ổ bụng

Nguyên nhân chính của những thay đổi sinh lý trong PTNS ổ bụng là do bơm CO2, tăng áp lực ổ bụng (ALÔB) Và tư thế bệnh nhân. Tuy nhiên, những năm gần đây khi PTNS được thực hiện trên những phẫu thuật lớn, kéo dài: Cắt đại tràng, gan, tụy, dạ dày …PTNS cũng mở rộng cho nhiều đối tượng BN lớn tuổi, có bệnh kèm theo. Vì vậy, các rối loạn về huyết động, hô hấp, thân nhiệt, chuyển hóa … cần được quan tâm nhiều hơn [12], [13], [111].

1.1.1.1. Biến đổi huyết động

Huyết động thay đổi trong PTNS là hậu quả của sự phối hợp nhiều yếu tố: Bơm khí CO2 vào khoang bụng, tư thế bệnh nhân, gây mê và ưu thán do hấp thu CO2, tăng các phản xạ phế vị và làm chậm nhịp tim.

Tác động của bơm hơi vào ổ bụng trên huyết động ở người khỏe mạnh:

Bơm hơi vào ổ bụng đến khi ALÔB cao hơn 10 mmHg gây ra sự thay đổi huyết động: Giảm cung lượng tim, tăng huyết áp, tăng sức cản mạch máu phổi và hệ thống mạch máu chung, nhịp tim không thay đổi hoặc tăng nhẹ [111]. Nhiều nghiên cứu nhận thấy cung lượng tim giảm (10-30%) Dù ở tư thế đầu cao hay đầu thấp. Các phương tiện đánh giá cung lượng tim được sử dụng: Catheter động mạch phổi, trở kháng điện sinh học trong lồng ngực (thoracic electrical bioimperlance), siêu âm Doppler ngả thực quản, độ bão hòa oxy trong máu tĩnh mạch trộn (SvO2) Và nồng độ lactate trong máu cho thấy cung lượng tim ở người khỏe mạnh được bù trừ tốt sau bơm hơi. Cơ chế giảm cung lượng tim khi bơm hơi vào ổ bụng khá phong phú: Giảm máu tĩnh mạch trở về do tăng ALÔB chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm tưới máu chi dưới, tăng sức cản tĩnh mạch ngoại vi. Giảm máu tĩnh mạch trở về song 4 song với giảm cung lượng tim được nhận định khi siêu âm ngả thực quản.

Tuy vậy, áp lực làm đầy tim lại tăng trong bơm hơi, sự gia tăng nghịch này là do tăng áp lực trong khoang ngực. Giảm lưu lượng máu tĩnh mạch trở về và giảm cung lượng tim có thể được làm giảm nhẹ đi khi BN được bù thể tích tuần hoàn trước mổ, đặt tư thế nghiêng, đầu thấp trước khi bơm hơi, quấn băng thun quanh chân hoặc garrot hơi cách quãng.

Sự gia tăng sức cản hệ thống mạch máu là hậu quả gián tiếp của những yếu tố cơ học và thần kinh thể dịch. Huyết động sau khi thay đổi do bơm hơi trở lại bình thường sau vài phút là do các yếu tố thể dịch. Catecholamine, hệ thống rennin-angiotensin và đặc biệt là vasopressin đều có đáp ứng khi bơm hơi trong phúc mạc và có thể góp phần làm gia tăng hậu gánh. Tuy vậy, chỉ có thời gian đáp ứng vasopressin là song hành với sự gia tăng sức cản hệ thống mạch máu. Sự gia tăng nồng độ vasopressin trong huyết tương có liên quan với sự thay đổi áp lực khoang ngực và sự biến đổi áp lực nhĩ phải. Kích thích cơ học của các thụ cảm thể ở phúc mạc cũng làm tăng đáp ứng vasopressin, tăng sức cản hệ thống mạch, huyết áp. Tuy vậy, tăng ALÔB lên đến 14mmHg có đủ để kích thích các thụ cảm thể này hay không vẫn chưa được biết [111].

Tăng sức cản hệ thống cũng giải thích tại sao huyết áp tăng, trong khi cung lượng tim giảm. Sử dụng các thuốc chủ vận α2 adrenergic như: Clonidin, dexmedetomidine và thuốc ức chế β làm giảm sự thay đổi huyết động có ý nghĩa và giảm nhu cầu thuốc mê. Sử dụng remifentanyl liều cao hoàn toàn phòng được sự thay đổi huyết động [70].

Hậu quả bơm hơi trong phúc mạc lên huyết động vùng ALÔB tăng và tư thế đầu cao làm tĩnh mạch chi dưới ở vị trí thấp hơn.

Dòng chảy tĩnh mạch đùi giảm song hành với tăng ALÔB, sự thay đổi này về mặt lý thuyết có thể làm tăng các biến chứng tắc mạch. Tuy vậy, giả thuyết 5 này chưa được ghi nhận trên thực tế lâm sàng. Tác động của bơm CO2 vào ổ bụng lên chức năng thận cũng được nghiên cứu [111]. Lượng nước tiểu, tưới máu thận, tỉ lệ lọc cầu thận giảm dưới 50% giá trị bình thường trong PTNS cắt túi mật và thấp hơn có ý nghĩa so với PT mổ mở cắt túi mật. Lượng nước tiểu tăng sau khi xả khí bơm hơi.

Tác động của bơm hơi CO2 lên tưới máu tạng và gan hãy còn bàn cãi, 1 số tác giả cho rằng giảm có ý nghĩa, 1 số khác thì thấy giảm không có ý nghĩa ở người và động vật [111]. Độ quánh của máu tăng trong bơm hơi ổ bụng (BHÔB) Khi PaCO2 tăng. Áp lực sọ não thay đổi tùy vào sự thay đổi PaCO2, khi PaCO2 bình thường BHÔB không ảnh hưởng đến hoạt động của não. Áp lực nội nhãn cũng không ảnh hưởng kể cả BN có bệnh lý về mắt, với BN có glaucoma nó chỉ gây tăng áp lực nội nhãn nhẹ.

Những ảnh hưởng lên huyết động của BHÔB ở những BN có nguy cơ tim mạch ở mức cao Ở BN có bệnh tim mạch ở mức nhẹ và trung bình, HA trung bình, cung lượng tim và co thắt mạch máu thay đổi tương tự như BN khỏe mạnh. Huyết động bị thay đổi rõ ràng hơn khi nghiên cứu PTNS ở BN có ASA III, ASA IV

[111]. BN bị thay đổi huyết động nặng nhất là những BN có cung lượng tim và CVP trước mổ thấp. Nhiều nghiên cứu cũng nhận định tăng tiền gánh trước PT có tác dụng bù trừ ảnh hưởng BHÔB lên huyết động [70]. Sự gia tăng hậu gánh góp phần lớn vào sự thay đổi huyết động trong bơm hơi phúc mạc ở BN tim mạch. Nicardipin tác dụng chọn lọc trên động mạch, mạch máu bị co thắt và không làm giảm lưu lượng máu trở về, được dùng trong trường hợp suy tim sung huyết. Dhoste và CS không thấy thay đổi huyết động ở người lớn tuổi ASA III, sử dụng ALÔB thấp (10mmHg) Và tỉ lệ bơm chậm (1 L/phút.

Loạn nhịp tim trong PTNS

Loạn nhịp tim trong PTNS có thể có nhiều nguyên nhân. Loạn nhịp không liên quan với tăng PaCO2 và có thể xuất hiện sớm khi bơm hơi. Phản xạ thần kinh tăng do bơm hơi làm căng đột ngột của phúc mạc và của vòi trứng có thể gây ra nhịp chậm, loạn nhịp và suy tâm thu. Điều trị bằng cách ngừng bơm hơi, dùng atropine, cho BN ngủ sâu hơn cho đến khi tim mạch ổn định trở lại. Rối loạn tim mạch đa số không có quy luật thường xảy ra sớm khi bơm hơi, kèm theo những thay đổi huyết động rất nặng nề. Tuy nhiên, loạn nhịp cũng có thể là phản ứng không bù trừ của rối loạn huyết động ở BN có bệnh tim trước đó hay bệnh tim mạch tiềm ẩn. Tắc mạch cũng có thể gây ra loạn nhịp.

1.1.1.2. Sự thay đổi thông khí và hô hấp trong PTNS

Bơm CO2 vào khoang phúc mạc làm thay đổi thông khí và hô hấp, những biến chứng thường gặp bao gồm: Tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi, ống nội khí quản (NKQ) Bị di chuyển sâu vào phế quản, tắc mạch do khí.

Sự thay đổi thông khí:

Bơm hơi trong phúc mạc làm giảm độ giãn nở của phổi và lồng ngực.

Độ giãn nở giảm 30%-50% tùy thuộc vào bệnh nhân khỏe mạnh, béo phì hay bệnh nhân có bệnh kèm theo (ASA III, IV). Tuy vậy, hình dạng đường cong biểu diễn sự tương quan giữa áp lực và thể tích là không thay đổi (biểu đồ 1.1)7

Trong khi bơm CO2 ở PTNS cắt u nang buồng trứng, tư thế đầu cao, ở bệnh nhân thông khí kiểm soát, PaCO2 tăng dần sau 15-30 phút thì bình ổn (biểu đồ 1.2)

Nếu thấy PaCO2 tăng bất thường sau 1 giai đoạn bơm hơi thì phải tìm kiếm những nguyên nhân khác như tràn khí dưới da hoặc tai biến có liên quan đến bơm CO2.
------------------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ổ bụng
1.1.1. Sự thay đổi sinh lý trong PTNS ổ bụng
1.1.2. Lựa chọn kỹ thuật vô cảm
1.2. Đau sau PTNS
1.2.1. Đau sau mổ
1.2.2. Đau sau PTNS ổ bụng:
1.2.3. Điều trị đau sau PTNS
1.3. Gây tê ngoài màng cứng
1.3.1. Sơ lược giải phẫu sinh lý khoang NMC
1.3.2. Cơ chế tác dụng của thuốc trong khoang NMC
1.3.3. Những điểm mới trong kỹ thuật đặt catheter NMC
1.3.4. Hiệu quả giảm đau của gây tê NMC trong nhiều loại phẫu thuật
1.3.5. Thuốc điều trị đau
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Nhóm E
2.2.2 Nhóm G
2.3. Chọn mẫu nghiên cứu
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.3.3. Cỡ mẫu:
2.4. Phương tiện nghiên cứu
2.4.1. Máy móc và trang thiết bị
2.4.2. Thuốc
2.5. Kỹ thuật tiến hành
2.5.1. Chọn lựa bệnh nhân
2.5.2. Chuẩn bị bệnh nhân
2.5.3. Thực hiện gây mê hồi sức tại phòng mổ
2.5.4. Giảm đau sau mổ
2.6. Theo dõi trong mổ:
2.7. Theo dõi sau mổ
2.7.1. Theo dõi chung
2.7.2. Bệnh nhân đánh giá mức độ đau
2.7.3. Bác sĩ đánh giá đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale)
2.7.4. Mức độ an thần theo ASA
2.7.5. Mức độ vận động (theo thang điểm của Bromage cải biên)
2.7.6: Buồn nôn, nôn, ngứa, run
2.7.7: Đánh giá sự hài lòng của BN
2.8. Thu thập và xử lý số liệu:
2.9. Vấn đề y đức:
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, chiều cao, cân nặng của các nhóm bệnh nhân
3.1.2. So sánh tình trạng bệnh nhân trước mổ của 2 nhóm
3.2. Những yếu tố liên quan đến phẫu thuật
3.3. Những yếu tố liên quan đến kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng
3.4. Những yếu tố liên quan đến gây mê hồi sức trong khi phẫuthuật
3.5. Theo dõi những thay đổi về thông khí và huyết động trong khi gâymê
3.6. Theo dõi diễn biến sau phẫu thuật
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của BN trong nghiên cứu:
4.2. Đặc điểm của PTNS đại-trực tràng
4.3. Bàn về kỹ thuật gây tê NMC liên tục
4.4. So sánh chất lượng giảm đau trong mổ giữa 2 phương pháp
4.4.1: So sánh chất lượng giảm đau
4.4.2. So sánh sự thay đổi thông khí và huyết động của 2 phương pháp
4.5. So sánh chất lượng giảm đau và biến chứng sau mổ của 2phương pháp
4.5.1. So sánh chất lượng giảm đau sau mổ của 2 phương pháp
4.5.2. So sánh các biến chứng của 2 phương pháp
4.6. So sánh sự hài lòng của BN
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT  
1. Nguyeãn Ngoïc Anh (2002), “Gaây meâ hoài söùc trong PTNS oå buïng” Gây mê hồi sức, Nhaø xuaát baûn Y hoïc, tr. 311-318.
2. Nguyễn Hoàng Bắc, Đỗ Minh Đại (2003), “Cắt đại tràng nội soi” Y học TP.HCM, 7(1), tr. 127-131.
3. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh (2007), “Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng do ung thư: Kinh nghiệm một phẫu thuật viên” Y học TP.HCM, 11 (4), tr.186-190.
4. Đỗ Dình Công, Nguyễn Hoàng Bắc và CS (2011), “Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng: kết quả 3 năm” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 56-60.
5. Lê Văn Chung, Nguyễn Văn Chừng (2011), “Đánh giá hiệu quả phương pháp gây tê tủy sống và ngoài màng cứng với bupivacain đẳng trọng và sulfentanyl để mổ thay khớp háng ở người cao tuổi” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 284-292.
7. Nguyễn Thu Chung, Nguyễn Văn Chừng (2004), “Sử dụng propofol trong phẫu thuật nội soi ổ bụng” Y học TP.HCM, 8(1), tr. 137-141.
8. Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Văn Chừng (2011), “Vai trò của giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng phối hợp bupivacaine 1% và thuốc giảm đau” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 397-403.
9. Nguyễn Văn Chinh, Tô Văn Thình, Nguyễn Văn Chừng (2005), “Giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng với sự phối hợp của thuốc tê và thuốc giảm đau trung ương” Y học TP.HCM, 9(1), tr. 22-28.
10. Nguyễn Văn Chừng (2011), “Gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ổ bụng” Gây mê hồi sức, Nhà xuất bản y học, tr. 159-173.
11. Nguyễn Văn Chừng (2011), “Gây tê ngoài màng cứng”. Gây mê hồi sức, Nhà xuất bản y học, tr. 159-173.
12. Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Thị Hồng Vân (2009), “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ nội soi cắt túi mật bằng Bupivacaine tại chổ”. Y học TP.HCM,1(13), tr. 430-434.
13. Nguyễn Văn chừng, Phạm Thị Minh Thư và CS (2011), “Khảo sát tỷ lệ hạ thân nhiệt và các yếu tố nguy cơ trong gây mê phẫu thuật ổ bụng” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 327-332.
14. Nguyễn Văn Chừng, Trần Đỗ Anh Vũ (2005), “Gây mê hồi sức cắt túi mật nội soi ổ bụng có bơm thán khí ở người cao tuổi” Y học TP.HCM, 9(1), tr. 40-44.
15. Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Quốc kính (2010), “Đánh giá hiệu quả perfalgan truyền tĩnh mạch truyền tỉnh mạch trong giảm đau đa phương thức sau mổ bụng” Y học thực hành, 744, tr. 28-32. 16. Nguyễn Thị Ngọc Đào, Võ Thị Nhật Khuyên và CS (2011), “Tai biến và biến chứng sau gây tê thần kinh trung ương” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 319-326.
17. Phan Văn Dũng (2011), “Nhìn lại chứng đau đầu sau tiêm thủng màng cứng” Y học TP.HCM, 15(3), tr. 39-45.
18. Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn chừng (2005), “Gây mê hồi sức trong phẫu thuật ở người cao tuổi” Y học TP.HCM, 9 (1), tr. 1-15.
19. Nguyễn Vân Giang, Nguyễn Thụ (2010), “Đánh giá tác dụng oxy hóa máu của phương pháp vô cảm tê ngoài màng cứng bằng bupivacain 0,125% kết hợp với gây mê trong phẫu thuật lồng ngực” Y học thực hành, 744, tr. 72-74.
20. Nguyễn Đình Hối (2006), “Phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh” Y học TP.HCM, 10(4), tr. 1-4.
21. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Hoàng Bắc (2004), “ Độ an toàn, tính nhẹ nhàng và lợi ích của phẫu thuật nội soi” Y học TP.HCM, 8(4), tr 199-203.
22. Phạm Đức Huấn và CS (2007), “ kết quả điều trị ung thư trực tràng bằng PTNS” Y học Việt Nam, 2, tr. 21-23.
23. Trương Thanh Hoàng, Nguyễn Văn Chừng và CS (2005), “Nghiên cứu sử dụng một số kỹ thuật mới trong gây mê hồi sức ở bệnh nhân lớn tuổi” Y học TP.HCM, 9(1), tr 34-39.
24. Chu Đằng Khang, Nguyễn Văn Chừng (2006), “Đánh giá hiệu quả của gây tê ngoài màng cứng liên tục để giảm đau trong và sau mổ chỉnh hình chi dưới” Y học TP.HCM, 10(1), tr. 39-44
25. Nguyễn Trung Kiên, Hoàng Văn Chương và CS (2011), “Nghiên cứu giảm đau sau mổ cắt đoạn dạ dày ở người cao tuổi bằng gây tê ngoài màng cứng liên tục với hổn hợp bupivacain-sulfentanil” Y dược học quân sự, số 1, tr 21-26.
26. Nguyễn Minh lý (2006), “ Đánh giá biến đổi tuần hoàn và khí máu trong mổ nội soi có bơm hơi ổ bụng” Tạp chí y dược học quân sự, số đặc san, tr. 133-139.
27. Toân Ñöùc Lang, Coâng Quyeát Thaéng, Leâ Lan Phöông (1989) “Moät vaøi ñaëc ñieåm veà giaûi phaãu khoang ngoaøi maøng cöùng – ÖÙng duïng vaøo gaây teâ ngoaøi maøng cöùng” Ngoaïi khoa, 17 (2), tr. 6-11.
28. Nguyễn Thúy Oanh, Phạm Văn Tấn và CS (2011), “Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt đoạn trực tràng nối máy so với mổ mở trong điều trị ung thư trực tràng” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 51-55.
29. Huỳnh Đức Phát, Phan Ngọc Quốc (2010), “Nghiên cứu sử dụng mặt nạ thanh quản proseal để gây mê phẫu thuật nội soi ổ bụng” Y học thực hành, 44, tr. 45-47.
30. Nguyễn Tạ Quyết, Lê Quang Nhân (2006), “Kỹ thuật cắt đại tràng nội soi ổ bụng” Y học TP.HCM, tập 10, phụ bản 1, tr 38-42. 31. Nguyễn Thị Quý (2003), “Gây tê ngoài màng cứng liên tục với Bupivacain và fentanyl trong phẫu thuật tim mở” Y học TP.HCM, 7(1), tr. 38-44.
32. Tôn Thất Quang, Ngô Thị Kim Phụng và CS (2011), “Đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi có bơm than khí vào ổ bụng” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 362-367.
33. Lê Quang Sơn, Nguyễn Văn Chừng và CS (2009), “Nghiên cứu đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ruột thừa có bơm thán khí vào ổ bụng” Y học TP.HCM, 13(1), tr. 481-487.
34. Lê Quang Sơn, Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Sách (2009), “Nghiên cứu đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ruột thừa có bơm than khí vào ổ bụng” Y học TP.HCM, 13, tr. 481-487.
35. Công Quyết Thắng, Nguyễn Mạnh Hồng (2010), “Nghiên cứu gây mê hồi sức trong mổ nội soi ổ bụng ở bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội từ 2004-2008” Y học thực hành, 744, tr. 20-22.
36. Công Quyết Thắng, Phùng Thị Phương Lan (2010), “Nghiên cứu gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng bằng Bupivacain và Mocphin để mổ và giảm đau sau mổ” Y học thực hành, 744, tr. 23-25.
37. Mã Thanh Tùng, Trương Quốc Việt (2011), “So sánh khoảng cách từ da đến khoang NMC trên siêu âm cột sống và chiều dài thực tế kim Tuohy” Y học TP.HCM, 15(3), tr. 179-185.
38. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Chừng (2011), “Kết hợp gây tê ngoài màng cứng và gây mê sử dụng mặt nạ thanh quản trong phẫu thuật nội soi lớn ở vùng bụng” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 418-426.
39. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Trọng Thắng (2011), “Hiệu quả và an toàn của giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê NMC bằng Bupivacaine nồng độ thấp kết hợp fentanyl không dùng liều thử” Y học TP.HCM, 15(3), tr. 101-108.
40. Nguyễn Thụ, Đào văn Phan, Công Quyết Thắng (2000), “Thuốc sử dụng trong gây mê” Nhà xuất bản y học, 10, tr. 180-218, 269-281.
41. Phan Thị Minh Tâm, Nguyễn Văn Chừng (2005), “Giảm đau trong và sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật lớn ở trẻ em” Y học TP.HCM, 9(1), tr. 135-141.
42. Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Văn Chừng (2006), “Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng phối hợp để giảm đau trong và sau mổ” Y học TP.HCM, 10(1), tr. 51-57.
43. Phan Tôn Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Chừng (2011), “Hiệu quả của giảm đau ngoài màng cứng phối hợp với gây mê nội khí quản trong phẫu thuật nội soi ổ bụng” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 368-373.
44. Phan Tôn Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Chừng (2011), Đánh giá những phiền nạn và biến chứng của phương pháp giàm đau ngoài màng cứng phối hợp với gây mê toàn thân trong phẫu thuật nội soi lớn ở vùng bụng” Y học TP.HCM, 15(1), tr. 87-93.
45. Trương Quốc Việt, Nguyễn Văn Chừng (2010), “ Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng hổn hợp Lidocaine và sulfentanil trong phẫu thuật cắt tử cung qua ngã bụng” Y học TP.HCM, 14(1), tr. 249-254.  

TIẾNG ANH  
46. Abraham N.S, Young J.M, Solomon M.J (2004), “Meta-analysis of shortterm outcomes after laparoscopic resection for colorectal cancer” Br J Surg, 91, pp. 1111–1124.
47. Alexander J. I (1997), “Pain after laparoscopy” Br J Anaesth, 79, pp.369-378.
48. Allison J. F, Jerrold L (2008), “Epidural Multiorifice Catheters Function as Single-Orifice Catheters: An In Vitro Study” Anesth and Analg, 107(3), pp. 1079-1081.
49. Arthur G.L (2004), “Pain Assessment” Pain management for Primary care clinicians, U.S.A, ASPH, pp. 27-41.
50. Basse L, Jakobsen DH, Bardram L (2005), “Functional recovery after open versus laparoscopic colonic resection: a randomized, blinded study” Ann Surg, 241, pp. 416 –423.
51. Beattie W.S, Badner NH, Choi P (2001), “Epidural analgesia reduces postoperative myocardial infarction: a meta-analysis” Anesth Analg, 93, pp. 853-858.
52. Block M.B, Liu S.S, Rowlingson A.J et al (2003), “Efficacy of postoperative epidural analgesia: a meta analysis” JAMA, 290, pp.2455–2463.
53. Carli F, Galeone M, Gzodzic B et al (2005), “Effect of laparoscopic colon resection on postoperative glucose utilization and protein sparing”Arch Surg, 140, pp. 593–597.
54. Carli F, Kehlet H. (2005), “Continuous epidural analgesia for colonic surgery—what about the future?” Reg Anesth Pain Med, 30, pp. 140 –142.
55. Carli F, Trudel J.L, Belliveau P (2001), “The effect of intraoperative thoracic epidural anesthesia and postoperative analgesia on bowel function after colorectal surgery. A prospective, randomized trial” Dis Colon Rectum, 44, pp. 1083–1089.
56. Cepeda M.S, Miranda N, Diaz A et al (2005), “Comparison of morphine, ketorolac, and their combination for postoperative pain:results from a large, randomized, double blind trial”Anesthesiology, 103, pp.1225–1232. 57. Checketts MR, Wildsmith JAW (2004), “Regional block and DVT prophylaxis” Cont Educ Anaesth Crit Care Pain, 4, pp. 48-51.
58. Chia Y.Y, Chang T.H, Liu K, et al (2006), “The efficacy of thoracic epidural neostigmine infusion after thoracotomy” Anesth Analg, 102, pp. 201– 208.
59. Christie W, McCabe C (2007), “Major complications of epidural analgesia after surgery: results of a six-year survey” Anaesthesia, 62, pp. 335–341.
60. Clemente A, Carli F (2008), “The physiological effects of thoracic epidural anesthesia and analgesia on the cardiovascular, respiratory and gastrointestinal systems” Minerva Anestesiol , 74, pp. 549-563.
61. Collier C (2000), “Epidural catheter breakage: a possible mechanism” Obstet Anesth, 9, pp. 87-93.
62. David A. scott, David S.N.Beilby et al (1995), “Postoperative Analgesia Using Epidural Infusions of fentanyl with Bupivacaine” Anesthesiology, 85(4), pp. 727-736.
63. Dennis R.J, Mills P (2008), “Thoracic Epidural versus Morphine Patient Controlled Analgesia After LaparoscopicColectomy” World Journal of Laparoscopic Surgery,1(3), pp. 49-52.
64. Dunker M.S, Bemelman W.A (2001), “Functional outcome, quality of life, body image, and cosmesis in patients after laparoscopic-assisted and conventional restorative proctocolectomy: a comparative study” Dis Colon Rectum, 44(12), pp. 1800–1807.
65. Fettes P.D.W, Moore C.S (2006), “Intermittent vs continuous administration of epidural ropivacaine with fentanyl for analgesia during labour” Br J Anaesth, 97, pp. 359 – 364.
66. Finucane B.T, Ganapathy S, Carli F (2001), “Prolonged epidural infu-sions of ropivacaine (2 mg/ml) after colonic surgery: the impact of adding fentanyl” Anesth Analg, 92, pp. 1276–1285.
67. Flisbers P et al (2003), “Pain relief and safety after major surgery-A prospective study of epidural and intravenous analgesia in 2696 patients” Acta Anesthesiol, 47, pp. 457-465.
68. Franco Carli, Phil M (2002), “Epidural Analgesia Enhances Functional Exercise Capacity and Health-related Quality of Life after Colonic Surgery” Anesthesiology, 97, pp. 540–549.
69. Giorgio Danelli, Marco Berti (2005), “Temperature Control and Recovery of Bowel Function After Laparoscopic or Laparotomic Colorectal Surgery in Patients Receiving Combined Epidural/General Anesthesia and Postoperative Epidural Analgesia” Surgical Endoscopy, 12(9), pp. 1131-1136.
70. Girish P, Joshi MB et al (2002), “Anesthesia for laparoscopic surgery” Can J Anesth, 49, pp. 6 R1–6R5.
71. Guay J (2006), “The epidural test dose: a review” Anesth Analg , 102, pp. 921-929.
72. Hadzic A (2005), “Is regional anesthesia really better than general anesthesia?” Anesth Analg, 101, pp. 1631–1633.
73. Henrik K, Troels S .J, Cliff ord J .W (2006), “Persistent postsurgical pain: risk factors and prevention” Lancet , 367, pp. 1618–1625.
74. Hensel M, Schwenk W, Bloch A et al (2006), “The role of anesthesiology in fast track concepts in colonic surgery” Anaesthesist , 55, pp. 80 –92.
75. Hobaika A.B (2008), “Breakage of epidural catheters: etiology, prevention, and management” Rev Bras Anestesiol , 58, pp. 227-233.
76. Hogan Q (2002), “Distribution of solution in the epidural space: examination by cryomicrotome section” Reg Anesth Pain Med, 27, p :150–156.
77. Holte K, Kehlet H (2002), “Epidural anaesthesia and analgesia-effects on surgical stressresponses and implications for postoperative nutrition” Clin Nutr, 21, pp. 199-206.
78. Hudson M.E, Handley L, Dunworth B et al (2006), “Implementation of a multidisciplinary or management team improves overall operating room efficiency” Anesth Analg ,102, pp. A1300.
79. James Shannon, Joanne Douglas (2010) “Thirty years after the bupivacaine controversy: what have we learned?” Can J Anesth/J Can Anesth , 57, pp. 289–292.
80. Jan Wind et al (2006), “ Perioperative stragery in colonic surgery, Laparoscopy and/or Fast track multimodal management versus standard care (LAFA trial)” BMC surgery, 6, pp. 6-16.
81. Jiang S.P, Li Z.Y (2005), “Multivariate analysis of the risk for pulmonary complication after gastrointestinal surgery” World J Gastroenterol, 11,pp. 3735-3741.
82. Jochen M, Joachim B (2007) “Bispectral Index-guided general anesthesia in combination with thoracic epidural analgesia reduces recovery time in Fast-track colon surgery” Anesth Analg, 104, pp.1145-1149.
83. John R.A Rigg, Paul S Myles (2002), “Epidural anaesthesia and analgesia and outcome of major surgery: a randomised trial” The LANCET, 259 (9314), pp. 1276-1282.
84. Jorgen B.D, Steen M (2004), “Pre-emptive analgesia” British Medical Bulletin, 71, pp. 13-17.
85. Jørgensen H, Wetterslev J, (2008), “Epidural local anaesthetics versus opioid-based analgesic regimens for postoperative gastrointestinal paralysis, PONV and pain after abdominal surgery” The Cochrane Collaboration. Published by JohnWiley & Sons, 15, pp. 24-29.
86. Karraz M.A (2002), “Knotting of an epidural catheter like a tie” Anesth Analg, 95, pp. 257-258.
87. Kehlet H (2005), “Postoperative opioid sparing to hasten recovery. What are the issues?” Anesthesiology ,102, pp. 1983-1985.
88. Kehlet H (2005), “Functional recovery after open versus laparoscopic colonic resection: a randomized, blinded study” Ann Surg, 241, pp.416-423.
89. Kehlet H, Jensen T.S, Woolf CJ (2006), “Persistent postsurgical pain: risk factors and prevention” Lancet, 367, pp. 1618 –1625.
90. Kim J.I, Kim DK et al (2007), “The Breakage of Epidural Catheter during continuous Epidural Analgesia for Cancer Pain-A case report” Korean J Anesthesiol, 53, pp. 513-515.
91. Lacy A.M, Garcia-Valdecasas J.C, Delgado S et al (2002), “Laparoscopy-assisted colectomy versus open colectomy for treatment of non-metastatic colon cancer: a randomised trial” Lancet , 359, pp. 2224–2229.
92. Lee H, Hwang H.Y et al (2010), “Breakage of a thoracic epidural catheter during its removal-A case report” Korean J Anesthesiol, 58(6), pp. 569-572.
93. Lery J, Jamali F, Forbes L et al (2004), “Laparoscopic total mesorectal excision (TME) for rectal cancer surgery. Long-term outcomes” Surg Endosc, 18, pp. 281–289.
94. Leung K.L, Lai P.B, Ho R.L et al (2000), “Systemic cytokine response after laparoscopic-assisted resection of rectosigmoid carcinoma: a prospective randomized trial” Annals Surgery, 231, pp. 506-511.
95. Linda B, Dorthe H.J et al (2005), “Functional Recovery After Open Versus Laparoscopic Colonic Resection” Ann Sur , 241, pp. 416–
423.
96. Liu S. S et al (2007), “Update on postoperative analgesia and outcomes” Anesth Analg, 104, pp. 689-702. 97. Liu S.S (2004), “Anesthesia and analgesia for colon surgery” Reg Anesth Pain Med, 29, pp. 52–57.
98. Liu S.S, Block B.M, Wu C.L (2004), “Effects of perioperative central neuraxial analgesia on outcome after coronary artery bypass surgery: a meta-analysis” Anesthesiology, 101, pp. 153-161.
99. Liu S.S, Strodtbeck W.M et al (2005) “A comparison of regional versus general anesthesia for ambulatory anesthesia: a meta-analysis of randomized controlled trials” Anesth Analg, 101, pp.1634–1642.
100. Liu S.S, Wu C.L (2005), “The effect of postoperative analgesia on major postoperative complications: a systematic update of the evidence” Anesth Analg, 104, pp. 689 –702.
101. Luis Casati et al (2002), “Isoflurane requirements during combined general/epidural anesthesia for major abdominal surgery”, Anesth Analg, 94, pp. 1331-1337.
102. Lwanga S.K, Lemeshow S (1991), “Sample size determination in health studies” WHO, 4, pp. 32-37.
103. Macario A, Vasanawala A (2005) “Improving quality of anesthesia care: opportunities for the new decade” Can J Anaesth, 48, pp. 6-11.
104. Macro Braga et al (2007), “Open right colectomy is still effective compared to laparoscopy” Annals Surgery, 246( 6), pp. 1010-1015.
105. Mad U et al (2007), “The acute pain service: Present and future role” Anesthesia and critical care, 18, pp. 135-139.
106. Maessen J, Dejong C.H et al (2007), “A protocol is not enough to implement an enhanced recovery programme for colorectal resection” Br J Surg, 94, pp. 224–231.
107. Mann C, Pouzeratte Y et al (2000), “Comparison of intravenous or epidural patient-controlled analgesia in the elderly after major abdominal surgery” Anesthesiology, 92, pp. 433–441.
108. Marc Beaussier et al (2007), “ Continous preperitoneal infusion of ropivacaine provides effective analgesia and accelerates recovery after colorectal surgery” Anesthesiology, 107(3), pp. 369-371.
109. Marco Braga, Andrea Vignali et al (2002), “Laparoscopic Versus Open Colorectal Surgery A Randomized Trial on Short-Term Outcome” Annals of surgery, 236 (6), pp. 759–767.
110. McLeod G.A, Davies H.T(2001), “Postoperative pain relief using thoracic epidural analgesia: outstanding success and disappointing failures” Anaesthesia, 56, pp. 75-81. 111. Miller et al ( 2007), “Anesthesia for laparoscopic surgery”, Miller’s Anesthesia, 57, pp. 2674-2713.
112. Milsom J.W, Bohm B (1998), “A prospective, randomized trial comparing laparoscopic versus conventional techniques in colorectal cancer surgery: a preliminary report” Journal of the American College of Surgeons, 187, pp. 46-55.
113. Mulroy M (1997), “Safety steps for epidural of local anesthetic, Review of literature and recommendation” Anesth Anals, 185, pp. 1346-1356.
114. Murata H, Sakai T, Goto S, Sumikawa K (2008), “Three-dimensional computed tomography for difficult thoracic epidural needle placement” Anesth Analg, 106, pp. 654-658.
115. Naunheim K.S, Wood D.E (2006), “Predictors of operative mortality and cardiopulmonary morbidity in the National Emphysema Treatment Trial” J Thorac Cardiovasc Surg, 131, pp. 43-53.
116. Nelson H, Sargent D, Wieand HS et al (2004), “A comparison of laparoscopically assisted and open colectomy for colon cancer” N Engl J Med, 350(20), pp. 2050–2059.
117. Ono K et al ( 2005), “Effects of postoperative continous epidural analgesia after laparoscopy-assisted distal gastrectomy” Masui, 54(7), pp. 772-775.
118. Park W.Z, Thompsson J.S et al (2004), “Effect of Epidural Anesthesia and Analgesia on Perioperative Outcome” Annals of surgery, 234 (4), pp. 560-571.
119. Paul F. White, Henrik Kehlet et al (2007), “The Role of the Anesthesiologist in Fast-Track Surgery: From Multimodal Analgesia to Perioperative Medical Care” Anesth Analg, 104, pp.1380 –1396.
120. Perla E et al ( 2006), “Laparoscopic surgery may be associated with sereve pain and high analgesia a requirements in the immediate postoperative period” Annals Surgery, 243(1), pp. 41-46.
121. Person B, Cera S.M (2008), “Do elderly patients benefit from laparoscopic colorectal surgery?” Surg Endosc, 22, pp. 401–405.
122. Person B,Wexner S.D (2006), “The management of postoperative Ileus” Curr Probl Surg, 43, pp. 6–65.
123. Peyton P.J, Myles PS et al (2003), “Perioperative epidural analgesia and outcome after major abdominal surgery in high-risk patients” Anesth Analg , 96, pp. 548–554.
124. Rigg J.R, Jamrozik K et al (2002), “Anaesthesia Trial Study Group.Epidural anaesthesia and analgesia and outcome of major surgery: a randomised trial” Lancet, 359(9314), pp. 1276-1278.
125. Rigg J.R, Jamrozik K et al (2002), “Epidural anaesthesia and analgesia and outcome of major surgery-a randomised trial” Lancet, 359, pp.1276–1282.
126. Robert J et al (2003), “The role of Epidural Anesthesia and Analgesia in surgical practice” Annals Surgery, 238(5), pp. 663-673.
127. Senagore A.J, Delaney C.P (2003), “Randomized clinical trial comparing epidural anaesthesia and patient-controlled analgesia after laparoscopic segmental colectomy” British Journal of Surgery, 90, pp. 1159-1199.
128. Senagore A.J, Khaled M et al (2003), “Advantages of laparoscopic colectomy in older patients” Arch Surg, 138, pp. 252-256.
129. Senagore A.J, Khaled M, Madbouly et al (2003), “Advantages of Laparoscopic Colectomy in Older Patients” Arch Surg, 138, pp. 252-256.
130. Senagore AJ, Whalley D, Delaney CP et al (2001), “Epidural anaesthesia analgesia shortens length of stay after laparoscopic segmental colectomy for benign pathology” Surgery, 129, pp. 672-676
131. Spanjersberg W.R, Reurings J (2011), “Fast track surgery versus conventional recovery strategies for colorectal surgery” The Cochrane Collaboration. JohnWiley & Sons Ltd.
132. Spencer S. Liu,Christopher E (2007), “Effect of Postoperative Analgesia on Major Postoperative Complications: A Systematic Update of the Evidence” Anesth Analg, 104, pp. 689 –702.
133. Stephan B, Kan M (2005), “Double Epidural Catheter with Ropivacaine versus Intravenous Morphine: A Comparison for Postoperative Analgesia after Scoliosis Correction Surgery” Anesthesiology, 102, pp. 175–180.
134. Susan M Nimmo (2004), “Benefit and outcome after epidural analgesia” Critical Care & Pain, 4(2), pp. 44-47.
135. Taqi A, Hong X et al (2007), “Thoracic epidural analgesia facilitates the restoration of bowelfunction and dietary intake in patients undergoing laparoscopiccolon resection using a traditional, nonaccelerated, perioperative care program” Surg Endosc, 2, pp.247-252.
136. The Clinical Outcomes of Surgical Therapy Study Group (2004), “A comparison of laparoscopically assisted and open colectomy for colon cancer” N Engl J Med , 350, pp. 2050–2049.
137. Tsui B.C, Finucane B (2003), “Tensile strength of 19-and 20-gauge arrow epidural catheters” Anesth Analg, 97, pp. 1524-1526.
138. Ueda K, Ueda W, Manabe M (2005), “A comparative study of sequential epidural bolus technique and continuous epidural infusion” Anesthesiology, 103, pp.126–129.
139. Ulke Z.S, Senturk M (2007), “Non-analgesic effects of thoracic epidural anesthesia” Agri, 19, pp. 6-12.
140. Wen-Xi Wu, Yao-Min Sun et al (2004), “Laparoscopic versus conventional open resection of rectal carcinoma: A clinical comparative study” World J Gastroenterol, 10(8), pp. 1167-1170.
141. Werawatganon T, Charuluxanun S (2005), “Patient controlled intravenous opioid analgesia versus continuous epidural analgesia for pain after intra-abdominal surgery” Cochrane Database of Systematic, CD004088
142. Wheatley R.G, Schug S.A, Watson D (2001), “Safety and efficacy of postoperative epidural analgesia” Br J Anaesth , 87, pp. 47-61.
143. White P.F (2005), “The changing role of non-opioid analgesic techniques in the management of postoperative pain” Anesth Analg, 01, pp. 15–22.
144. Wind J, Polle S.W (2006), “Systematic review of enhanced recovery programmes in colonic surgery” Br J Surg , 93, pp. 800–809.
145. Wong C, Ratliff J.T et al (2006), “A randomized comparison of programmed intermittent epidural bolus with continuous epidural infusion for labor analgesia” Anesth Analg, 102, pp. 904–909.
146. Wu C.L, Cohen S.R, Richman J.M et al (2005), “Efficacy of postoperative patient-controlled and continuous infusion epidural analgesia versus intravenous patient-controlled analgesia with opioids” Anesthesiology, 103, pp. 1079–1088.
147. Wu C.L, Hurley R.W et al (2004), “Effect of postoperative epidural analgesia on morbidity and mortality following surgery in medicare patients” Reg Anesth Pain Med, 29, pp. 525-533.
148. Wu C.T, Jao S.W, Borel C.O et al (2004), “The effect of epidural clonidine on perioperative cytokine response, postoperative pain, and bowel function in patients undergoing colorectal surgery” Anesth Analg , 99, pp. 502–509.
149. Xi Hong, Giovanni M, et al (2006), “Laparoscopy for colectomy accelerates restoration of bowel function when using patient controlled analgesia” Can J Anesth, 53(6), pp. 544–550.
150. Xiang Y, Hong L (2007), “Comparison of 1,5% Lidocaine and 0,5% ropivacaine epidural anesthesia combined with propofol general anesthesia guided by bispectral index” Journal of Zhejiang University, 8(6), pp. 428-434.
151. Yuhong L, Shengmei Z (2008), “Combined general/Epidural anesthesia (ropivacaine 0,375%) versus general anesthesia for upper abdominal surgery” Anesth Analg, 106, pp. 1562-1565.
152. Zutshi M, Delaney C.P et al (2005), “Randomized controlled trial comparing the controlled rehabilitation with early ambulation and diet pathway versus the controlled rehabilitation with early ambulation and diet with preemptive epidural anesthesia/analgesia after laparotomy and intestinal resection” Am J Surg , 189, pp. 268–272.  

TIẾNG PHÁP
153. Desgranges F, Steghens A (2011), “Analgésia péridurale pour le traitement chirurgical des carcinoses péritonéales : une pratique à risque?” Annales Francaises d’Anesthésie et de Réanimation, 31, pp.53-59.
154. Payen J.F, Chanques G (2008), “Prise en charge de la douleur” Annales Francaises d’Anesthésie et de Réanimation, 17, pp. 633-640. 
------------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, y hoc, nghien cuu, hieu qua giam dau, cua ket hop, gay te ngoai mang, cung voi gay me, toan the trong, va sau phau thuat, noi soi dai-truc trang, phan ton ngoc vu 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...