Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,duoc si,nghien cuu dinh tinh, dinh luong,dong thoi,almitrine bimesylat,va raubasine,trong vien nen bao,phim kalmitril,bang sac ky long,hieu nang cao,do hong van

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI ALMITRINE BIMESYLAT VÀ RAUBASINE TRONG VIÊN NÉN BAO PHIM KALMITRIL BANG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NÂNG CAO




ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, tỉ lệ ngưòi mắc các bệnh lý về tim mạch ở nước ta ngày càng gia tăng. Do đó, trên thị trường đã xuất hiện nhiều chế phẩm dùng để điều trị các bệnh về tim mạch. Các chế phẩm này bao gồm những chế phẩm đofn thành phần và cả đa thành phần. Hiện nay, nhờ sự phát triển cao của công nghệ bào chế, các nhà sản xuất dược phẩm cho ra đòi nhiều loại thuốc có kết hợp nhiều dược chất khác nhau để đáp ứng nhu cầu về phòng và chữa các bệnh khác nhau về tim mạch. Tuỳ theo mục đích điều trị mà các nhà sản xuất đã phối hợp các thành phần hoạt chất khá đa dạng trong công thức bào chế.

Công ty Dược phẩm Khánh Hoà đã nghiên cứu và sản xuất chế phẩm viên nén bao phim Kalmitril với công thức bào chế như sau:

Biệt dược này là sản phẩm dựa trên sự phối hợp tác dụng dược lý các chất có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hoạt hoá não bộ. Thuốc được chỉ định khi rối loạn thần kinh nhẹ liên quan đến tuổi tác, các rối loạn về thị giác do bệnh lý mạch máu, các rối loạn của tai trong do bệnh lý mạch máu (mất thính giác, choáng váng, ù tai).

Thuốc đa thành phần này là sản phẩm mới, không có trong Dược điển hiện hành. Do đó, để giúp cho nhà sản xuất tiêu chuẩn hoá sản phẩm, về hai tiêu chí quan trọng là định tính và định lượng cần phải được nghiên cứu xây dựng phương pháp. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời Almitrine bimesylat và Raubasine trong viên nén bao phim Kalmitril bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao” nhằm đóng góp cho ngành kiểm nghiệm thuốc một qui trình kỹ thuật để đánh giá chất lượng của thuốc trong sản xuất, lưu thông phân phối đối với các chế phẩm có thành phần tương tự.

Mục tiêu của đề tài:

- Xây dựng chương trình sắc ký thích hợp cho phép tách, định tính và định lượng đồng thời Almitrine bimesylat và Raubasine.

- Đánh giá phương pháp đã xây dựng.

- Áp dụng phương pháp để định lượng một số mẫu lưu hành.

PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1. Almitrine bimesylat:

* Tên khoa hoc: 2,4-bis [allylamino] -6- [4- [bis (p-flourophenyl) Methyl] -l-piperazinyl] -s-triazine dimethanesulfonate.

* Phân tử lương: 669,6.

* Tính chất:

- Bột màu trắng, không mùi, không vị, không hút ẩm. Thông thường không tan trong nước, tan ít trong methanol và ethanol, tan được trong chloroform.

- Độ chảy 243°.

- Túih hấp thụ tử ngoại: Dung dịch Almitrine bimesylat trong ethanol có các cực đại hấp thụ tử ngoại ở bước sóng: 227nm và 246nm.

* Tác dung và công dụng:

Almitrine bimesylat có tác dụng làm tăng áp lực O2 trong khi đó nó sẽ làm giảm áp lực CO2 ở động mạch đối với những bệnh nhân mắc chứng tắc nghẽn phổi mạn tính. Đồng thời, nó làm giảm sự bão hoà O2 về đêm mà không ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Dùng trong trường hợp: Suy hô hấp kèm giảm oxy huyết có liên quan đến bệnh viêm phế quản mạn gây tắc.

* Đinh tính:

- Phổ hồng ngoại: Phổ IR thu được của mẫu thử phải tưofng tự phổ IR của Almitrine bimesylat chuẩn.

- Phổ tử ngoại: Hoà tan 50mg trong ethanol, thêm ethanol vừa đủ lOOml, lắc đều. Hút lOml dung dịch trên cho vào bình định mức lOOml, thêm ethanol đến vạch, lắc đều. Đo phổ tử ngoại bước sóng từ 200 đến 350nm. Kết quả có hai cực đại hấp thụ ở khoảng 227nm và 246nm.

- Sắc ký giấy: Các vết chính trẽn các sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải giống với các vết chmh trên các sắc ký đồ thu được của dung dịch chuẩn về vị trí và kích thước.

- Nhiệt độ nóng chảy của Almitrine bimesylat: 243°c.

* Các phương pháp đinh lượng:

+ Phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan. Chuẩn độ Almitrine bimesylat trong môi trường acid acetic khan bằng dung dịch acid percloric 0,1M. Xác định điểm kết thúc bằng chỉ thị tím tinh thể. 1ml acid percloric 0,1M tương đương với 33,48mg C26H29F2N7.2CH4SO3.

+ Phương pháp HPLC [6]:

- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao.

- Cột Lichrosorb RP 18 (250x4mm, 5|am).

- Detector UV: 254nm.

- Pha động: Dung dịch B- acid acetic băng (100: 2), Trong đó:

❖ Dung dịch A: Hoà tan 5,5g natri heptansulphonat trong nước, thêm 3ml acid acetic băng, rồi thêm nước cất vừa đủ lOOml.

❖ Dung dịch B: Lấy 770ml methanol, thêm 2O ml dung dịch A, rồi thêm nước cất vừa đủ lOOOml.

- Tốc độ dòng: L,2ml/phút.

- Thể tích tiêm: 20|il.

- Nhiệt độ phòng.

1.2. Raubasine [4], [6], [7], [10]

* Tên khoa học: (19a) -16,17-Didehydro-19-methyloxayohimban-16-carboxy lie acid methyl este.

Phân tử lượng: 352,4.

* Tính chất:

- Bột màu trắng hoặc hofi vàng, thường không tan trong nước, hiếm khi tan được trong methylen chlorid và rất ít tan trong methanol.

- Độ chảy 257°.

- Tính chất quang học:

+ Dung dịch Raubasine 0,5M ttong chloroform có góc quay cực là: [a] =-60°

+ Dung dịch Raubasine 0,5M trong pyridin có góc quay cực là: [a] 0 =-45°

+ Dung dịch Raubasine 0,25M trong meứianol có góc quay cực là; [a] =-39°

-Tính hấp thụ tử ngoại: Dung dịch Raubasine trong methanol có các cực đại hấp thụ tử ngoại ở bước sóng: 227 nm và 292 nm.

* Tác dung và công dụng:

Là một trong các alcaloid của Rauwolfia serpentina, nhưng có tác dụng dược lý khác hẳn reserpin vì có tác dụng liệt giao cảm mạnh, làm đảo ngược tác dụng của adrenalin và cả noradrenalin. Có tác dụng chống thiếu máu cục bộ ở não và ngoại vi (do tác dụng chọn lọc đến các mạch máu cỡ nhỏ và trung bình). Ngoài ra, nó còn tăng cường tuần hoàn não, cơ, da, không gây tăng huyết áp và không ảnh hưởng đến chuyển hoá glucid.

Các chứng bệnh do giảm tuần hoàn não như: Xơ cứng mạch não kèm triệu chứng chóng mặt ù tai, nhức đầu, giảm tập trung tư tưởng.. . Các rối loạn tâm thần-thần kinh ở người già như giảm hoạt động trí óc.. . Các rối loạn tuần hoàn ngoại vi như: Loét giãn tĩnh mạch, rối loạn chức năng và suy tĩnh mạch, viêm động mạch.. .

* Đinh tính:

- Phổ hồng ngoại: Phổ IR thu được của mẫu thử phải tương tự phổ IR của mẫu chuẩn Raubasinẽ. - Phổ tử ngoại: Hoà tan 50mg trong methanol, thêm ethanol vừa đủ lOOml, lắc đều. Hút lOml dung dịch trên cho vào bình định mức lOOml, thẽm methanol đến vạch, lắc đều. Đo phổ tử ngoại trong dải sóng từ 200 đến 350nm. Kết quả có hai cực đại hấp thụ ở khoảng 227nm và 292nm.

- Sắc ký giấy: Các vết chính trên các sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải giống với các vết chúih trên các sắc ký đồ thu được của dung dịch chuẩn về vị trí và kích thước.

* Các phương pháp định lượng:

+ Phương pháp chuẩn độ:

Chuẩn độ Raubasine trong môi trường acid acetic khan bằng dung dịch acid percloric 0,1M.

Xác định điểm kết thúc bằng chỉ thị tún tinh thể.

Iml acid percloric 0,1M tưcfng đương vói 35,24 mg C21H24N2O3.

+ Phương pháp HPLC [6]:

- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao.

- Cột Lichrosorb RP 18 (250x4mm, 5|j, m).

- Detector u v: 254nm.

- Pha động: Dung dịch B- acid acetic băng (100: 2). Trong đó:

❖ Dung dịch A: Hoà tan 5,5g natri heptansulphonat trong nước, thêm 3ml acid acetic băng, rồi thêm nước cất vừa đủ lOOml.

❖ Dung dịch B: Lấy 770ml methanol, thêm 20ml dung dịch A, rồi thêm nước cất vừa đủ lOOOml.

- Tốc độ dòng: L,2ml/phút.

- Thể t í c h tiêm: 20|il.

- Nhiệt độ phòng. 1.3. Phương pháp phổ tử ngoại khả kiến

Phương pháp này dựa trên định luật Lambert-Beer là mật độ quang của dung dịch một chất tỉ lệ thuận với nồng độ và bề dày của lớp dung dịch đem đo ở một bước sóng nào đó:

D=k. L. C

Trong đó k là hệ số hấp thụ, c là nồng độ và 1 là bề dày của lớp dung dịch đem đo.

Trong trường hợp c tính theo nồng độ phần trăm (kl/tt), 1 tính bằng cm thì hệ số hấp thụ k được gọi là hệ số hấp thụ riêng, ký hiệu là A (l%, lcm) Và khi đó ta sẽ có công thức sau: D=A (l%, lcm). C. L

Thông thường khi định lượng bằng phưoĩig pháp này, người ta có thể đo trực tiếp độ hấp thụ quang của dung dịch mẫu thử trong môi trường thích hợp song song với mẫu chuẩn hoặc so với A (l%, lcm) Tại các bước sóng xác định, hoặc đo độ hấp thụ quang của mẫu thử song song với mẫu chuẩn sau khi tạo màu với thuốc thử thích hợp.

1.4. Kỹ thuật sác ký lỏng hiệu năng cao [1], [2], [5]

1.4.1. Khái niệm cơ bản:

• Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Là phương pháp tách hoá lý dựa vào ái lực khác nhau của các chất khác nhau vói hai pha luôn tiếp xúc và không đồng tan vói nhau, một pha động và một pha tĩnh. Pha động là chất lỏng chảy qua cột với một tốc độ nhất định còn pha tĩnh chứa trong cột là một chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn hay một chất mang đã được biến đổi bằng liên kết hoá học vói các nhóm hữu cơ. Quá trình sắc ký xảy ra do cơ chế: Hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hoặc rây phân tử.

• Nguyên tắc của quá trình sắc ký trong cột: Pha tĩnh là yếu tố quan trọng quyết định bản chất của quá trình sắc ký và loại sắc ký. Nếu pha tũih là chất hấp phụ ta có sắc ký hấp phụ, nếu pha tũih là chất trao đổi ion ta có sắc ký trao đổi ion, pha tĩnh là chất đã được gắn pha liên kết ta có sắc ký phân bố, nếu pha tĩnh là gel ta có sắc ký gel hay sắc ký rây phân tử. Quyết định hiệu quả sự tách ở đây là tổng hợp các tương tác:

Tổng 3 tương tác này sẽ quyết định chất nào được rửa giải ra trước tiên khi lực lưu giữ là nhỏ nhất và ngược lại.

1.4.2. Các đại lượng đặc trưng:

* Thời gian lưu và thề tích liĩu:

Thời gian lưu của một chất là thòi gian tính từ lúc tiêm mẫu vào cột đến khi chất đó ra khỏi cột đạt giá trị cực đại và cho pic trên sắc ký đồ:

Khi pha động chảy qua cột vói một tốc độ không đổi thì thời gian lưu có thể thay thế bằng thể tích lưu. Thể tích lưu là thể tích pha động thu được sau cột trong khoảng thời gian tương ứng với thòi gian lưu.

* Hê số phân bố:

Trong quá trình chạy sắc ký luôn có sự phân bố của chất tan giữa pha động và pha tĩnh, Sự phân bố này được đặc trưng bởi cân bằng phân bố với hệ số phân bố được tính theo công thức:

* Thừa số dung lượng:

Thừa số dung lượng là đại lượng biểu thị khả năng phân bố của chất tan trong hai pha cộng vói sức chứa của cột, tức là tỷ số giữa lượng chất tan trong pha tĩnh và lượng chất tan trong pha động tại thòi điểm cân bằng.
-------------------------------------
MỤC LỤC
Các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Đặt vấn đề
Phần 1: Tổng quan
1.1. Almitrine bimesylat
1.2. Raubasine
1.3. Phương pháp phổ tử ngoại khả kiến
1.4. Kỹ thuật HPLC
1.4.1. Khái niệm cơ bản
1.4.2. Các đại lượng đặc trưng
1A3. Hệ thống HPLC
1.4.4. Pha tĩnh trong HPLC
1.4.5. Pha động trong HPLC
1.4.6. Cách đánh giá pic
1.4.7. Phương pháp định lượng và cách tính kết quả trong HPLC
Phần 2: Thực nghiệm và kết quả
2.1. Hoá chất và thiết bị
2.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3. Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.3.1. Khảo sát chọn điều kiện sắc ký
2.3.2. Xây dựng phương pháp định tính Almitiine bimesylat và Raubasinetrong chế phẩm Kalmitril
2.3.3. Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời Almitrine bimesylat và Raubasine trong chế phẩm Kalmitril
2.3.4. Đánh giá phương pháp
2.3.4. Đánh giá ưu, nhược điểm của HPLC
2.3.5. Bàn luận
Phần 3: Kết luận và đề xuất
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất
Tài liệu tham khảo
----------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Gia Huệ, Trần Tử An (1998), Hoá phân tích, Trường đại học Dược Hà Nội, tập II, chương 5, 6.
2. Trần Tử An (2004), Kiểm nghiệm thuốc, Trường đại học Dược Hà Nội, chương 3.
3. Phan Thị Thuỳ Chi (2005), “Nghiên cứu định lượng Riboflavin natri phosphat, Naphazolin nitrat, Qopheniramin maleat, Pyridoxin hydroclorid và Dexpanthenol trong thuốc nhỏ mắt Naphacollyre B-complex bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao”, Luận văn thạc sĩ Dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.
4. DS. Phạm Thiệp-DS. Vũ Ngọc Thuý (2001), Thuốc Biệt Dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản Y Học.
5. Thái Phan Quỳnh Như (2001), ứng dụng các phương pháp chia tách trong kiểm nghiệm thuốc, Viện kiểm nghiệm, Bộ Y tế.
6. Tiêu chuẩn cơ sở viên nén Duxil của Viện công nghiệp bào chế Servier-Pháp.
7. The merck index 30, An encyclopedia of Chemicals, Drugs, and biologicals, Thirtenth edition, Phần II, p.298, 8205.
8. http://www.chemindustry.com/chemicals/823790.html 
-------------------------------------------
Keyword: download,khoa luan tot nghiep,duoc si,nghien cuu dinh tinh, dinh luong,dong thoi,almitrine bimesylat,va raubasine,trong vien nen bao,phim kalmitril,bang sac ky long,hieu nang cao,do hong van 

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI ALMITRINE BIMESYLAT VÀ RAUBASINE TRONG VIÊN NÉN BAO PHIM KALMITRIL BANG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NÂNG CAO

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể