Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, kinh te, cac giai phap, nang cao vai tro, cua ty gia hoi doai, trong qua trinh, hoi nhap, doi voi nen, kinh te, tai viet nam, nguyen thi tuyet nga


CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 


  NCS: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA  - NHD: PGS., TS. LÊ VĂN TỀ - Chuyên ngành  : Kinh tế tài chính, ngân hàng - Mã số    : 62.31.12.01 



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Tỷ giá hối đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã được Ngân hàng Trung ương của các nước điều hành theo điều kiện của mỗi nước, phù hợp với tình hình cụ thể trong từng thời kỳ. Nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế các nước, nên ngoại tệ và thị trường ngoại tệ tác động khá mạnh vào khối lượng tiền tệ lưu thông. Thị trường ngoại tệ trong một nước luôn chứa đựng những nội dung và tính chất của thị trường quốc tế, vì một biến đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nước và ngược lại. Sự vận động của tỷ giá thường vượt ra ngoài dự đoán và khả năng chế ngự của Nhà nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta đã chứng kiến hai sự kiện làm rung chuyển thế giới, đó là sự khủng hoảng tài chính – tiền tệ tại Mêhicô (năm 1994) Và Thái Lan (năm 1997).

Đặc biệt sự khủng hoảng của Thái Lan đã gây tác hại lớn đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc xử lý tỷ giá đã vượt quá khả năng của các chính phủ. Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái cũng đang là một vấn đề được nhiều người hết sức quan tâm và tất nhiên là có nhiều ý kiến khác nhau. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước càng trở nên cấp thiết. Trước đòi hỏi của cả lý luận và thực tiển Việt Nam, tôi viết luận án về “Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam”, với cấu trúc gồm 3 chương đề cập đến những vấn đề sau:

 - Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế hội nhập quốc tế.

- Chương 2: Cơ chế chính sách và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.

- Chương 3: Các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam

2. Mục đích nghiên cứu:

- Hệ thống hoá góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tỷ giá, vai trò tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò tỷ giá từ đó tác động đến việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước; Luận án điểm qua các lý thuyết và mô hình lựa chọn tỷ giá trên thế giới, nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm về ổn định tỷ giá hối đoái ở các nước trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Phân tích đánh giá rõ cơ chế chính sách và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với Việt Nam; Giúp làm rõ việc áp dụng các lý thuyết và mô hình kinh tế liên quan đến cơ chế điều hành tỷ giá.

- Xác định những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân thành tựu, nguyên nhân hạn chế của việc điều hành tỷ giá hối đoái Việt Nam; Trên cơ sở đó luận án đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ chủ quyền tiền tệ, xoá bỏ nạn “đô la hoá”  ở Việt Nam trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Tác giả nghiên cứu việc nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái Việt Nam, những nguyên nhân cho việc tồn tại tỷ giá hiện hành ở Việt Nam, hiện tượng đô la hóa ảnh hưởng trong lưu thông thanh toán tại Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu những nhân tố chính phản ánh rõ nét nhất về tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, việc nghiên cứu không đi sâu vào kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà chỉ ở giác độ để thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động tốt, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái. Thực trạng được tập trung nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2011.

4. Phương pháp luận nghiên cứu:

Phương pháp chung sử dụng: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái nàm trong mối liên hệ tổng thể các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội và nghiên cứu trong sự phát triển lịch sử cụ thể. Vận dụng phương pháp riêng cho từng phần của luận án như: Thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá đối chiếu với thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia. Luận án sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Tổng cục thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các Ngân hàng thương mại. Ngoài ra để đạt được mục tiêu nghiên cứu, quá trình nghiên cứu còn có sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học về quản lý kinh tế.

5. Những điểm mới của Luận án:

Nội dung luận án nghiên cứu vai trò tỷ giá gắn liền với cơ chế điều hành của nhà nước và có một số đóng góp mới sau đây:

- Tổng hợp có chọn lọc những lý thuyết về tỷ giá, và chính sách tỷ giá, phát triển thêm lý thuyết cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

- Nhấn mạnh vai trò to lớn của tỷ giá trong nền kinh tế hội nhập quốc tế đối với các nước đang phát triển.

- Hệ thống hoá diễn biến tỷ giá trên cơ sở phân tích quá trình xử lý tỷ giá ởViệt Nam, việc áp dụng các lý thuyết và mô hình kinh tế liên quan đến vai trò tỷ giá ở Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp và kịch bản nhằm đạt mục tiêu của cơ chế quản lý tỷ giá, nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập trên cơ sở phân tích quá trình xử lý tỷ giá ở chương 2. Đây là cách tiếp cận mà đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trình bày. Tỷ giá hối đoái là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp, do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên khó tránh được khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý phê bình của quý thầy cô giáo, để luận án được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VAI TRÒ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) Là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. Do vậy tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế vì nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước với các nước khác. Một đồng tiền hay một lượng đồng tiền nào đó của một nước đổi được bao nhiêu một đồng tiền nước khác được gọi là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hối đoái. Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác.

Quan hệ về kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau, mà trước hết là quan hệ mua bán, đầu tư tất yếu dẫn đến việc cần có sự trao đổi các đồng tiền khác nhau với nhau dựa trên cơ sở tỷ giá hối đoái.

1.1.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái có nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá, cụ thể là:

- Tốc độ lạm phát trong nước và nước ngoài.

- Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế tác động đến sự dao động của tỷ giá.

- Chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ liên quan đến sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tư.

- Độ mở nền kinh tế.

- Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nước.

- Ảnh hưởng yếu tố tâm lý trước việc điều chỉnh tỷ giá dẫn đến việc găm giữ ngoại tệ, đầu cơ. Các yếu tố trên phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể thống nhất và theo hai chiều tác động qua lại trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay.

1.1.2.1. Tốc độ lạm phát trong nước và nước ngoài:

Mỗi nước đều có đồng tiền riêng mà theo đó giá trị hàng hóa và dịch vụ được định ra và tỷ giá hối đoái được quyết định bởi sự thay đổi mặt bằng giá ở hai nước.

Một trong những lý thuyết nổi bật để xác định tỷ giá là thuyết “đồng giá sức mua”  (Purchase Power Parity, viết tắt là PPP). Theo lý thuyết này, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước bằng tỷ số của các mức giá của hai nước này. Lý thuyết này được giải thích như sau:

Với giả thiết một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tức là trong đó cước phí vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng 0. Do đó, nếu các hàng hóa đều đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở các nước nào mà giá thật sự thấp. Ví dụ ởCanada kiện hàng X giá 102 CAD và cũng kiện hàng X tại Mỹ là 100 USD thì tỷ giá hối đoái là: USD/CAD = 100: 102 = 0,98. Ngược lại với tỷ giá USD/CAD như trên và giá kiện hàng X ở Canada là 102 CAD nhưng ở Mỹ là 90 USD thì người tiêu dùng sẽ mua ở nước nào có giá rẻ, nghĩa là họ sẽ mua ở Mỹ và do ảnh hưởng cung cầu giá hàng X sẽ tăng giá và tỷ giá sẽ định lại theo lý thuyết PPP, tức giá hàng tạiMỹ sẽ lên đến 100 USD để bảo đảm USD/CAD = 100: 102 = 0,98.
------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các phụ lục
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế hội nhập quốc tế
1.1. Tỷ giá hối đoái
1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái
1.1.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
1.1.3. Các loại tỷ giá hối đoái cơ bản
1.2. Vai trò và tác động của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế
1.2.1. Vai trò của TGHĐ trong hội nhập quốc tế
1.2.2. Tác động của TGHĐ trong hội nhập quốc tế
1.3. Chính sách tỷ giá hối đoái và điều chỉnh kinh tế
1.3.1. Chính sách tỷ giá hối đoái
1.3.2. Thực hiện việc lựa chọn tỷ giá hối đoái
1.3.3. Tính ổn định và tính điều chỉnh của tỷ giá hối đoái
1.4. Cơ sở lý thuyết lựa chọn tỷ giá hối đoái
1.4.1. Lý thuyết Bộ ba bất khả thi
1.4.2. Lý thuyết mô hình cân bằng đối nội và đối ngoại Swan
1.4.3. Phương pháp tiền tệ
1.5. Sự mất ổn định về tỷ giá hối đoái ở các nước và một số bài học về tỷ giá hối đoái
1.5.1. Kinh nghiệm của các nước khu vực Châu Á
1.5.2. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ tại Mêhicô và Thái lan
1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Kết luận chương 1
Chương 2: Cơ chế, chính sách và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ở ViệtNam
2.1. Quá trình hình thành và diễn biến của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường (từtháng 3/1989 đến nay)
2.1.1. Giai đoạn từ tháng 3/1989 đến 7/1997 khi xảy ra khủng hoảng tài chính các nước Đông Nam Á
2.1.2. Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính các nước Đông Nam Á đến nay
2.2. Áp dụng các lý thuyết và mô hình kinh tế liên quan đến cơ chế điều hành tỷ giá trong điều kiện hiện tại của Việt Nam
2.2.1. Áp dụng lý thuyết về Bộ ba bất khả thi
2.2.2. Áp dụng mô hình Swan
2.2.3. Áp dụng kết quả tính toán tỷ giá thực hiệu lực
2.2.4. Điều kiện Marshall - Lerner
2.2.5. Phá giá và nâng giá nội tệ
2.2.6. Phân tích định lượng mối quan hệ tỷ giá với các nhân tố ở Việt Nam và dự báo tỷ giá thị trường
2.3. Đánh giá vai trò tỷ giá hối đoái trong hội nhập kinh tế ở Việt Nam
2.3.1. Đối với ngoại thương
2.3.2. Đối với sự dịch chuyển các dòng vốn
2.3.3. Đối với chính sách tiền tệ
2.3.4. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân thành công
2.3.5. Những vấn đề tồn tại2.3.6. Nguyên nhân những tồn tại trong điều hành tỷ giá
Kết luận chương 2
Chương 3: Các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam
3.1. Triển vọng kinh tế thế giới và trong nước thời gian tới
3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới
3.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam
3.2. Mục tiêu của chính sách và cơ chế điều hành tỷ giá trong điều kiện hiện nay
3.2.1. Điều hành tỷ giá linh hoạt, đảm bảo duy trì TGHĐ cân bằng ổn định dựa trên sức mua thực tế của VND thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường
3.2.2. Cải thiện và ổn định cán cân thanh toán
3.2.3. Từng bước thực hiện tính chuyển đổi của VND, nâng cao vị thế đồng Việt Nam trên thị trường quốc tế, kiểm soát hiện tượng đôla hoá
3.3. Quan điểm làm cơ sở quan trọng trong hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái
3.4. Các giải pháp nâng cao vai trò TGHĐ trong quá trình hội nhập đối với nền kinhtế ở Việt Nam
3.4.1. Một số giải pháp thuộc tầm vĩ mô nhằm ổn định TGHĐ
3.4.2. Các giải pháp cơ bản và lâu dài trong việc điều hành TGHĐ
3.4.3. Các giải pháp hỗ trợ
3.5. Một số kịch bản về phương án điều hành tỷ giá hối đoái
3.5.1. Giai đoạn 2012 - 2015
3.5.2. Giai đoạn 2016 - 2020
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
--------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Quang A (2009), Tính độc lập của NHNN, Lao động cuối tuần,  03/8/2009.
2. Vũ Đình Bách (1998), Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia.
3. Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành và Phạm Trọng Lễ (1998), Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường, Trung tâm Pháp-Việt đào tạo về quản lý, NXB Thống kê Hà Nội.
4. Lê Vinh Danh (1996), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Chính trị Quốc gia.
5. Lê Vinh Danh (2005), Chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương, NXB Tài chính.
6. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2004), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
7. Nguyễn Hoàng Giang (2003), “Về vấn đề chuyển đổi đồng tiền Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 2/2003.
8. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
9. Phan Thanh Hoài và Nguyễn Đăng Hào (2007), Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 1995-2004, Tạp chí khoa học, số 43, 2007.
10. Nguyễn Văn Lịch (2006), Cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Lao động – xã hội.
11. Hải Lý (2008), Thăng trầm ngân hàng, NXB Trẻ.
12. Lê Quốc Lý (2004), Tỷ giá hối đoái những vấn đề lý luận và thực tiễn điều hành ở Việt Nam, NXB Thống kê.
13. Nguyễn Khắc Minh (2008), Mô hình tài chính quốc tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
14. Phạm Văn Năng (2003), Tự do hó tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục xuất bản Bộ văn hoá thông tin. 218
15. Lê Hoàng Nga (2004), Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, NXB Chính trị quốc gia.
16. Nguyễn Hồng Nga, Nhật Trung (2011), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011, Tạp chí Ngân hàng số 4 tháng 2/2011.
17. Lê Xuân Nghĩa (1998), Báo cáo chuyên đề tại hội thảo: Khủng hoảng tài chính Châu Á và đối sách cho các doanh nghiệp Việt Nam, ngày 08/04/1998.
18. Nguyễn Duy Nghĩa (2010), Bất cập trong kiểm soát nhập siêu, http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Kinh-doanh/2010
19. Nguyễn Công Nghiệp (1996), Tỷ giá hối đoái phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh, NXB Tài chính .
20. Nguyễn Võ Ngoạn (1996), Hệ thống công cụ chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường, NXB tài chính.
21. Kim Ngọc (1996), Tiến trình thống nhất tiền tệ của EU, Viện Kinh Tế Thế giới, NXB Chính trị Quốc Gia.
22. Vũ Ngọc Nhung (1998), Những vấn đề Tiền tệ-Ngân hàng, NXB Thành phố HCM.
23. Vũ Xuân Phương, Vũ Đình Ánh (2003), Giải pháp phòng ngừa khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Việt Nam, NXB Tài chính.
24. Lê Văn Tề (1994), Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá, NXB Tp.Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Thị Thu Thảo (1999), Đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia .
26. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa (2001), Tài chính quốc tế, NXB Thống kê.
27. Trần Ngọc Thơ (2003), “Giải pháp cho việc điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam”,Tạp chí phát triển kinh tế tháng 2/2003
28. Nguyễn Văn Tiến (2001), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê . 219
29. Nguyễn Văn Tiến(2007), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê .
30. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2003), “Chính sách tỷ giá thích hợp cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 2/2003.
31. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011 – 2020.
32. Bộ Tài chính (2007), Một số vấn đề về kinh tế-tài chính Việt Nam, NXB Tài chính.
33. Bộ Thương mại-Viện nghiên cứu thương mại – Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (1998), Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á-Nguyên nhân và bài học, NXB Chính trị Quốc gia Hà nội.
34. Cục xúc tiến thương mại – Vietrade (2010), Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009-2010.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Harvard University (2007), “Lựa chọn thành công – Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam. Một khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020”.
37. Khoa TCDN Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM (2004), “Kỹ thuật dự báo tỷ giá trực tuyến – Giải Nobel kinh tế năm 2003 về kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá”, Kỷ yếu hội thảo tài chính quốc tế.
38. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001-2011), Báo cáo thường niên các năm.
39. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng NHNN số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010.
40. Tạp chí Ngân hàng (1998-2011), các số năm 1998-2011.
41. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (1995-2011), các số năm 1995-2011
42. Tạp chí phát triển kinh tế (1997-2011), các số năm 1997-2011.
43. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2000-2011), Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 220
44. Thủ tướng chính phủ (2006), “Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng chính phủ.
45. Tổng cục thống kê (2000-2011), Niên giám thống kê các năm, NXB Thống kê.
46. Trường Đại học Ngân hàng (2007), Hoàn thiện Luật ngân hàng – những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội.
47. Trường ĐH Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Sử dụng các công cụ tài chính trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cho đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số : B97-22-09.
48. Viện Khoa học Tài chính (1996), Tỷ giá hối đoái – Phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh, NXB tài chính.
49. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, NXB Thống kê.

 Tiếng nước ngoài:
50. Atish Ghosh, Manuela Goretti, Bikas Joshi, Uma Ramakrishnan, Alun Thomas, and Juan Zalduendo (2008), Capital inflows and balance of payments pressures – Tailoring Policy Responses in emerging market economies, IMF policy Discussion Paper, page 6-8.
51. Bernanke, B.S., Kuttner, K.N.(2005), What explains the stock markets reaction to Federal Reserve policy?, Journal of Finance 60, 1221-1257.
52. Bjornland, H.C., Leitemo, K.(2009), Identifying the interdependence between US monetary policy and the stock market, Journal of Monetary Economics 56, 275-282.
53. Bomfim, A.N.(2003), Pre-announcement effects, news effects, and volatility: Monetary policy and the stock market. Journal of Banking and Finance 27, 133-151.
54. Bordo, Michael D.(2003), Exchange Rate Regime Choice in Historical Perspective, IMF Working Paper. 221
55. Collins, S.M. (1996), "On Becoming More Flexible: Exchange Rate Regimes in Latin America and the Caribbean”, Journal of Development Economics, Vol. 51 (October), pp.117-38.
56. Corden W. Max (2002), Too sensational: On the Choice of Exchange Rate Regimes, The MIT Press.
57. Coyle Brian (2000), Foreign Exchange Markets, Glenlake &Amacom, Newyork.
58. Dennis R.Appleyard, Alfređ J. Field, Jr (l995), Intemational Economics: Payments, Exchange Rates, and Macro Policy, IRWIN.
59. Demiralp, S., Jorda, O.(2004), The response of term rates to Fed announcements. Journal of Money, Credit and Banking 36, 387-405.
60. Ehrmann, M., Fratzscher, M.(2006), Global financial transmission of monetary policy shocks. European Central Bank Working paper series No. 616.
61. Fatum, R., Scholnick, B.(2008), Monetary policy news and exchange rate responses: Do only surprises matter? Journal of Banking and Finance 32, 1076-1086.
62. Faust, J., Rogers, J.H.(2003), Monetary policy's role in exchange rate behavior, Journal of Monetary Economics 50, 1403-1424.
63. Faust, J., Rogers, J.H., Swanson, E., Wright, J.H.(2003), Identifying the effects of monetary policy shocks on exchange rates using high-frequency data, Journal of the European Economic Association 1, 1031–1057.
64. Francesco Caramazza and Jahangir Aziz (1998), fixed or Flexible? Getting the Exchange Rate Right in the 1990s, Economic Issues No.13,1998.
65. Frankel Jeffrey A (2003), Experience of and Lessons from Exchange Rate Regimes in Emerging Economies, Harvard University, USA.
66. Fratzscher, M.(2008), US shocks and global exchange rate configurations, Economic Policy 23, 363-409.
67. Gilchrist, S., Leahy, J.V. (2002), Monetary policy and asset prices, Journal of Monetary Economics 49, 75-97. 222
68. Haldane, A., Read, M.(2000), Monetary Policy Surprises and the Yield Curve, Bank of England Working Paper No. 106.
69. Isard, P., and others (2001), Methodology for Current Account and Exchange Rate Assessments, IMF Occasional Paper No. 209, Washington,
70. John Dodsworth (1997), How Indochina’s Economies Took off, Finance and development.
71. Johnston, R.Barry (1999), Exchange Rate Arrangements and Currency Convertibility: Developments and Issues, IMF.
72. Kim, S.-J., Nguyen, D.Q.T.(2009), The Spillover Effects of Target Interest Rate News from the U.S. Fed and the European Central Bank on the Asia-Pacific Stock Markets, Journal of International Financial Markets, Institutions & Money 19(3), 415-431.
73. Krugman, Paul R. (1999), Currencies and Crises, MIT Press.
74. Krugman, Paul R, Maurice Obstfeld (2003), International Economics: Theory and Policy, Addison Wesley.
75. Kuttner, K.N.(2001), Monetary policy surprises and interest rates: Evidence from Fed funds futures market, Journal of Monetary Economics 47, 523-544.
76. Maurice D.Levi (1990), International Finance, Mc Graw Hill.
77. Patrick F. J. Macrory, Arthur Edmond Appleton, Michael (2005), The World Trade Organization: legal, economic and political analysis, Springer Publisher, p 3306.
78. Rogoff, K.S., and others (2004), Evolution and Performance of Exchange Rate Regime, IMF Occasional Paper No.229, Washington, DC.
79. Valente, G.(2008), International interest rates and US monetary policy announcements: Evidence from Hong Kong and Singapore. Journal of International Money and Finance 28, 920-940.
80. Williamson, J. (2000), Exchange Rate Regimes for Emerging Markets: Reviving the Intermediate Option, Washington: Institute for International Economics.
81. ADB (2010), Key indicators for Asia and the Pacific 2010. 223
82. ADB(2010), The country economic review http://www.adb.org/Documents/CERs
83. Federal Reserve System (2010), Economic Research and Data http://www.federalreserve.gov/econresdata/default.htm.
84. IMF (1998), Challenges Facing the Transition Economies of Central Asia, May 27/1998.
85. IMF (1998), ESAF Review Assesses Macroeconomic Adjustment in Transition Economies, February 23, 63-64.
86. IMF (2003), International Financial Statistics, Year Book 2002 and Octobe r2003.
87. IMF (2009), International Financial Staticstics CD-ROM
88. IMF (2009),Vietnam: 2008 Article IV Consultation-Staff Report; Staff Supplement and Statement; Public Information Notice on the Executive Board Discussion; and Statement by the Executive Director for Vietnam, IMF Country Report No. 09/110.
89. IMF (2010), Vietnam: Statistical Appendix, Washington DC.
90. IMF (2010), Data and Statistics (International Financial Statistics – IFS) http://www.imf.org/external/data.htm
91. WB (1999), Relative prices Exchange Rates-1999 ,Word Development Indecator.
92. World Bank (2010), Selected world development indicators, World Development Report 2009.      

Các website:
93. Bộ tài chính: www.mof.gov.vn
94. Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ: www.federalreserve.gov/econresdata/default.htm.
95. Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
96. Ngân hàng thế giới: www.wb.org.com
97. Ngân hàng phát triển Châu Á: www.adb.org/Documents/CERs
98. Quỹ tiền tệ thế giới: www.imf.org
99. Thị trường ngoại hối: www.maxi-forex.com
100. Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn
101. Tổng cục thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn
102. Trung tâm nghiên cứu kinh tế Goldman Sachs: www2.goldmansachs.com
103. Hội đồng vàng thế giới World Gold Council – WGC: www.gold.org
104. Trang thông tin thế giới: www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2010
105. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright : ocw.fetp.edu.vn
106. Trang thông tin kinh tế-tài chính: www.saga.vn
107. Trang thông tin kinh tế-tài chính: www.netdania.com
108. Trang thông tin kinh tế-tài chính: cafef.vn
109. Busines-in-asia.com
110. Bank of Thailand.com 
-----------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, kinh te, cac giai phap, nang cao vai tro, cua ty gia hoi doai, trong qua trinh, hoi nhap, doi voi nen, kinh te, tai viet nam, nguyen thi tuyet nga

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...