luan an tien si, kien truc, to chuc tham my, moi truong lao dong, xi nghiep cong nghiep, nhe o thanh pho, ho chi minh, va cac tinh, vung kinh te, trong diem phia nam, trinh duy anh
TỔ CHỨC THẨM MỸ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHẸ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
MỞ ĐẦU
Nhu cầu về vật chất và tinh thần là những nhu cầu thường xuyên của con người, trong bất kì một xã hội nào, những nhu cầu này, không ngừng biến đổi theo nhịp độ phát triển của xã hội, kinh tế, KHKT, văn hóa và nghệ thuật.
Tính ưu việt và nhân đạo của một chế độ xã hội được thể hiện ở sự quan tâm cải thiện đời sống của người lao động, thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng môi trường ở, nghỉ ngơi, giải trí và làm việc cho người lao động.
Chất lượng môi trường sống nói chung và MTLĐ nói riêng, đặc trưng không chỉ bởi tiện nghi vật chất, mà còn bởi những giá trị văn hóa, tinh thần mà nó có thể mang lại cho con người. MTLĐ là nơi diễn ra hơn một nửa những hoạt động sống, trong cuộc đời của mỗi con người, là nơi con người, ngoài hoạt động sản xuất, còn thường xuyên tiếp nhận kiến thức văn hóa, hiểu biết và giao tiếp xã hội. MTLĐ văn hóa có tác dụng giáo dục nhân cách, hướng con người đến những giá trị “Chân, Thiện, Mỹ”, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội theo hướng tích cực, góp phần nâng cao trình độ văn hóa xã hội.
Để một MTLĐ có tính văn hóa, trước hết nó phải là môi trường đẹp, TCTMMTLĐ góp phần xây dựng MTLĐ văn hóa trong các XNCN, tổ chức văn hóa lao động, thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa của Đảng và nhà nước.
Toàn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng tin học, hiện đang là xu thế của thời đại, biểu hiện của văn minh nhân loại, mang lại lợi ích nhiều mặt cho các quốc gia trên thế giới, bên cạnh những lợi ích kinh tế và sự đa dạng hóa nền văn hóa, một trong những hậu quả đáng lo ngại, là khả năng làm lu mờ bản sắc văn hóa của quốc gia và khu vực, là vấn đề mà chính Tổ chức văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO đã lên tiếng cảnh báo. Tổ chức MTLĐ thẩm mỹ, trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và khai thác những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ và phát triển nền văn hóa dân tộc, là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) Đã xác định hướng đi mới cho sự phát triển của của nền kinh tế nước ta: “Phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, có sự vận hành của cơ chế thị trường, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tự do là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị v.v… việc không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, MTLĐ trong các nhà máy, xí nghiệp, về cả hình thức lẫn nội dung, cũng có ý nghĩa làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
Thực tế cho thấy: Trong thời đại ngày nay, bất kỳ một nền kinh tế nào muốn phát triển, đều phải hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trong những năm gần đây, Việt nam đã gia nhập ASEAN, bình thường hóa và ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ, hiệp định thương mại và phát triển kinh tế song phương với nhiều nước thuộc Cộng đồng Châu Âu (EU), tham gia diễn đàn kinh tế Châu Á thái bình dương, chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), có quan hệ kinh tế với nhiều nước khác trên thế giới v.v… Sự hội nhập kể trên, mang lại cho nền kinh tế nước ta nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, tuy nhiên, để hàng hóa có thể xuất khẩu vào thị trường của các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, EU v.v… các XNCN sản xuất hàng xuất khẩu, cần phải có các chứng chỉ quốc tế như: ISO- 9000, SA-8000 v.v… Để nhận được những chứng chỉ này, các cơ sở sản xuất, ngoài việc đáp ứng những yêu cầu khá khắt khe về chất lượng hàng hóa và quản lý sản xuất, còn phải đảm bảo chế độ tiền long, sức khỏe cho người lao động và đặc biệt chất lượng của MTLĐ bên trong xí nghiệp phải đạt chuẩn quốc tế và khu vực, chính những yêu cầu này mới đảm bảo một cách lâu dài và ổn định chất lượng hàng hóa, góp phần tạo dựng những thương hiệu nổi tiếng, điều mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hướng tới, trong nền kinh tế thị trường giàu tính cạnh tranh.
Trong MTLĐ đẹp và tiện nghi, người lao động khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần, chắc chắn sẽ lao động với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội; Một cách gián tiếp, TCTM-MTLĐ góp phần làm tăng hiệu quả vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
Các XNCN và KCN là một bộ phận quan trọng của đô thị, nâng cao chất lượng thẩm mỹ của MTLĐ trong các XNCN và KCN đồng nghĩa với việc cải thiện, nâng cao chất lượng thẩm mỹ kiến trúc và cảnh quan đô thị, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái đô thị, đảm bảosự phát triển bền vững, một trong những tiêu chí văn hóa mang tính thời đại hiện nay.
Xây dựng công nghiệp Việt nam trong thời gian qua đạt được những thành tựu đáng kể, trên địa bàn toàn quốc đã và đang xây dựng hàng trăm KCN, khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao… với hàng ngàn XNCN. Trong số đó, có những XNCN quan tâm đúng mức đến chất lượng của MTLĐ, chú ý cải thiện điều kiện tiện nghi, cũng như hình thức thẩm mỹ trong và ngoài xí nghiệp, số này không nhiều, tập trung ở khu vực các XNCN 100% vốn nước ngoài, liên doanh với nước ngoài, những XNCN thuộc các công ty danh tiếng quốc tế v.v.., số còn lại, chưa quan tâm thích đáng đến MTLĐ và TCTM-MTLĐ, nguyên nhân của tình trạng này là:
- Chưa nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng của MTLĐ và TCTMMTLĐ.
- Thiếu hiểu biết về nội dung công tác và cách thức tiến hành TCTM-MTLĐ, sự thiếu hiểu biết này không chỉ của các nhà đầu tư, nhà quản lý, người lao động, mà của chính những người làm dự án, thiết kế, xây dựng các XNCN.
- Điều kiện kinh tế- xã hội, và kĩ thuật chưa cho phép.
- Thiếu sự hợp tác toàn diện giữa những người tham gia công tác TCTM-MTLĐ, cũng như sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, thông qua hệ thống tiêu chuẩn và những qui định chung đối với MTLĐ về mặt thẩm mỹ.
- Những qui chế quản lý MTLĐ hiện hành, nặng về kĩ thuật, trong khi những vấn đề về thẩm mỹ, hay văn hóa lại liên quan chủ yếu đến tinh thần, cảm xúc của con người, khó hình thành hệ thống tiêu chuẩn, qui phạm với những con số cụ thể.
Thực trạng kể trên đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kiến trúc, xây dựng, môi trường, tạo dáng công nghiệp, công thái học (Ergonomic), an toàn lao động v.v… [34] nghiên cứu tìm giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của MTLĐ trong các XNCN. Phần lớn đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề tiện nghi vật chất cho MTLĐ, những năm gần đây, có một số đề tài thuộc lĩnh vực kiến trúc, nghiên cứu về MTLĐ, có đề cập đến vấn đề thẩm mỹ như: Môi trường cảnh quan XNCN, mặt đứng nhà công nghiệp, nội thất nhà công nghiệp v.v… tuy nhiên, chưa có đề tài mang tính tổng hợp và hệ thống về TCTM-MTLĐ cho các XNCN.
Việc xây dựng một qui trình TCTM-MTLĐ cho các XNCN, là thực sự cần thiết, nhằm cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng thẩm mỹ của MTLĐ trong các XNCN đang và sẽ được xây dựng, hoặc cải tạo nâng cấp.
MTLĐ trong XNCN là một môi trường vật chất phức tạp, gồm nhiều yếu tố có đặc điểm thẩm mỹ rất khác nhau, TCTM-MTLĐ là công việc có liên quan tới nhiều lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, các giải pháp TCTM- MTLĐ mang tính tổng hợp cao, một mặt đòi hỏi phải phù hợp với các qui luật và nguyên tắc thẩm mỹ, mặt khác, phải thỏa mãn các yêu cầu về kinh tế, kĩ thuật, văn hóa xã hội và môi trường v.v.. . Nghiên cứu TCTM-MTLĐ, nhằm tìm hiểu một cách toàn diện, đặc điểm thẩm mỹ của các yếu tố trong MTLĐ, mối quan hệ thẩm mỹ giữa chúng, trong những điều kiện cụ thể, khai thác vào việc tạo dựng MTLĐ văn hóa và thẩm mỹ trong XNCN, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người lao động, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa lao động, một bộ phận của nền văn hóa, là cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng thị trường hóa, cần có sự hoà 5 nhập quốc tế và khu vực, khi toàn cầu hóa đang diễn ra như một tiến trình tất yếu của lịch sư, với cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. [49]
Tp-Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm tỉnh Đồng nai trong đó có thành phố Biên hoà, Tỉnh Bà rịa-Vũng tàu, trong đó có Tp Vũng tàu, Tỉnh Bình dương và Long An, “là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và năng động, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của cả nước và trong một số lĩnh vực quan trọng, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam bộ” [65]. Trong khu vực đã và đang xây dựng trên 30 KCX, KCN và khu công nghệ cao, với hàng tram XNCN, công nghiệp nhẹ chiếm trên 70%. Hơn bất kỳ khu vực nào trong cả nước, cần có ngay những định hướng TCTM-MTLĐ, đáp ứng đòi hỏi của thực tế công tác tư vấn, thiết kế xây dựng và quản lý các KCN và XNCN kể trên, nghiên cứu TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ trên địa bàn này, có ý nghĩa thực tiễn, định hướng xây dựng và TCTM-MTLĐ, làm tiền đề cho việc áp dụng rộng rãi kết quả của luận án trong phạm vi cả nước.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1/ Phân tích rõ ý nghĩa và bản chất của TCTM-MTLĐ, sự cần thiết TCTMMTLĐ các XNCN ở Việt nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng.
2/ Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở khoa học TCTM-MTLĐ bao gồm: Cơ sở lý luận và thực tiễn, những nhân tố và qui luật có ảnh hưởng đến giải pháp TCTM-MTLĐ. 3 Xây dựng nội dung, phương pháp nghiên cứu, đề xuất các nguyên tắc và giải pháp định hướng cho công tác TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
4. Bổ xung phương pháp luận thiết kế kiến trúc công nghiệp, trên quan điểm vì chất lượng thẩm mỹ của MTLĐ, vì cuộc sống của con người.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TCTM-MTLĐ XNCN NHẸ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.1 TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM TCTM-MTLĐ XNCN NHẸ Ở NƯỚC NGOÀI
- Tình hình TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ:
Trước chiến tranh thế giới lần thứ II Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX: Là thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, diễn ra ở Châu Âu, đặc biệt ở nước Anh, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Trong giai đoạn này, KHKT đã đạt được một số thành tựu nhất định, thương mại và hàng hải phát triển, cùng với những nguồn lợi thu được từ các thuộc địa, là tiền đề cho sự phát triển của sản xuất công nghiệp ở Châu Âu. Sự ra đời của máy hơi nước do kĩ sư người Ecott: James Watt (1736-1819) Chế tạo năm 1784, cho đến nay vẫn được coi là sự kiện khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp. [71]
Đặc điểm của hoạt động công nghiệp:
Máy hơi nước được sử dụng nhiều trong các XNCN, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, tuy vậy, tỷ lệ lao động thủ công còn cao.
Là giai đoạn tích lũy vốn của các nhà tư bản, tính thực dụng cao, đầu tư chủ yếu dành cho máy móc, trang thiết bị và mở rộng sản xuất, chưa chú ý đến chất lượng kiến trúc nhà xưởng, điều kiện làm việc của người lao động rất tồi tệ.
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Về qui hoạch: Do chưa hình dung hết khả năng phát triển và mức độ ô nhiễm của sản xuất công nghiệp, các XNCN xây dựng kế cận khu dân cư, khi các khu nhà ở phát triển, chúng nằm ngay trong lòng khu dân cư, gây ô nhiễm nặng nề, hạn chế sự phát triển của XNCN.
Sự xuất hiện của máy hơi nước (có kích thước lớn và cồng kềnh), đòi hỏi phải có những không gian kiến trúc mới, được hình thành không chỉ trên tỷ lệ, kích thước và hoạt động của con người, như các xưởng thợ thủ công trước đó, mà còn trên cơ sở kích thước và sự vận hành của máy móc, Kiến trúc công nghiệp 7 (KTCN) Ra đời, với nguyên lý thiết kế riêng, khác với kiến trúc nhà ở và công trình công cộng. Tuy nhiên, do điều kiện kĩ thuật và vật liệu xây dựng hạn chế, KTCN chưa đáp ứng được yêu cầu công năng mới, hình thức chưa mang tính đặc thu, gần với các công trình công cộng đương thời, đặc biệt là các XNCN nhẹ, trong qui trình sản xuất còn nhiều khâu thủ công, MTLĐ hầu như chưa được quan tâm trong xây dựng công nghiệp.
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến 1880: Sự phát triển của kinh tế và KHKT ở Châu Âu và Mỹ tạo tiền đề cho các sáng chế: Đầu máy xe lửa (1804), tàu thủy vượt đại dương (1843), điện thoại, động cơ đốt trong (1876), kỹ nghệ luyện, cán thép và sự ra đời của lý thuyết uốn của thép (1820), vật liệu bê-tông cốt thép (1867) V.V… công nghệ mới được áp dụng nhanh vào sản xuất và xây dựng. [18], [71] Đặc điểm hoạt động công nghiệp:
Đây là giai đoạn cơ khí hóa rầm rộ, các thiết bị cơ giới thay thế lao động thủ công, tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động rõ ràng trong các XNCN, giao thông vận tải cơ giới phát triển, tạo thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Mức độ ô nhiễm do công nghiệp tăng cao, chưa có biện pháp khắc phục. Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Trong xây dựng, kết cấu thép được sử dụng rộng rãi, tạo ra không gian lớn, dấu ấn kiến trúc của: Thời đại cơ khí. Một trào lưu mới xuất hiện trong kiến trúc: Trào lưu kĩ thuật mới, con đẻ của khuynh hướng cấp tiến trong kiến trúc và nghệ thuật, đón nhận những tiến bộ của KHKT và nền sản xuất công nghiệp, đi tìm những giá trị thẩm mỹ mới [41], khuynh hướng này ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc nói chung và KTCN nói riêng, cho đến tận ngày nay.
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của trào lưu kĩ thuật mới: Cung thủy tinh” Crystal palace” (London-1851), Gare du Nort (Paris- 1865), chợ trung tâm tại Paris (1854-1857), Thư viện St Génevière (Paris 1850), Cung cơ khí và Tháp Eiffel, Paris (1889), công trình công nghiệp Boat Store (Sheeress, Anh,1858-1860). [18], [76], [85]
Bước đầu quan tâm đến tổ chức không gian, đáp ứng yêu cầu công năng của sản xuất, hoạt động công nghiệp chuyển từ bán thủ công, bán cơ giới sang cơ giới, xuất hiện những công trình công nghiệp nhẹ đặc thù, có hình thức kiến trúc khác biệt với kiến trúc công cộng và KTCN nặng. Bên cạnh sự phát triển của hình thức kiến trúc, là sự phát triển hoàn thiện hơn, của các sản phẩm công nghiệp, từ máy móc, trang thiết bị sản xuất đến hàng hóa tiêu dùng. [60], [61]
Giai đoạn từ 1880 đến những năm đầu thế kỷ XX:
KHKT và sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, những sáng chế: Máy phát điện công nghiệp (1882), động cơ đốt trong, ô-tô (1883), xe điện (1881), xe điện ngầm (1900), những cải tiến trong kĩ nghệ luyện cán thép (1888), lý thuyết tính toán kết cấu bê-tông cốt thép v.v…là tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. [18], [71]
Đặc điểm của hoạt động công nghiệp:
Những tiến bộ trong lĩnh vực năng lượng và cơ khí đã chuyển toàn bộ hình thức lao động bán thủ công, bán cơ giới sang cơ giới hoàn toàn, sản xuất theo dây chuyền, băng chuyền, chuyên môn hóa, năng suất lao động tăng, yêu cầu công năng của các XNCN trở nên rõ ràng hơn.
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Trong lĩnh vực qui hoạch: Sự phát triển tự phát của công nghiệp ở giai đoạn trước, đã gây ra những hậu quả xấu cho đô thị, về giao thông và môi trường, cộng với điều kiện làm việc tồi tệ trong các XNCN, tạo ra những ấn tượng xấu của xã hội đối với công nghiệp và các đô thị công nghiệp. Hiện trạng đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà qui hoạch, tìm kiếm các giải pháp khắc phục tình trạng trên. Năm 1898 ở Anh, nhà lý luận đô thị E. Howard đưa ra giải pháp “Thành phố vườn”, dự kiến tổ chức các đô thị qui mô nhỏ (khoảng 30000 9 dân), bố trí tách biệt khu ở với khu làm việc, giải quyết tốt giao thông, chú ý đến môi trường, hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm của công nghiệp đến các khu dân cư.
Năm 1901 thành phố Letchworth và năm 1919 thành phố Welwyn được xây dựng ở Anh theo mô hình này. (Hình: 1.1a) [41]
Năm 1917 tại Pháp, Tony Garnier xuất bản cuốn sách: “Thành phố công nghiệp”, áp dụng vào thiết kế qui hoạch thành phố Lyon (Pháp), trong đó ông đã trình bày quan niệm của mình về thành phố được hình thành và phát triển trên cơ sở công nghiệp, phân chia thành phố thành những khu chức năng riêng biệt: Khu ở, khu nghỉ ngơi và KCN. Trong KCN, các xí nghiệp lại được phân loại, hợp nhóm và bố trí theo mức độ ô nhiễm khác nhau, những XNCN không hoặc ít gây ô nhiễm, được bố trí gần với khu dân cư, những XNCN gây ô nhiễm, độc hại được bố trí xa khu dân cư, giao thông thuận tiện giữa các khu chức năng, đảm bảo sự phát triển lâu dài của thành phố. Tony Garnier rất chú ý đến việc sắp xếp, tổ chức không gian hợp lý và thẩm mỹ trên địa bàn KCN, ông là một trong những người đi tiên phong, trong lĩnh vực qui hoạch công nghiệp, chú ý đến chất lượng MTLĐ công nghiệp, về cả hai mặt tiện nghi và thẩm mỹ.
Trong kiến trúc và xây dựng, hơn bao giờ hết, đòi hỏi tìm kiếm những hình thức kiến trúc mới, phù hợp với yêu cầu chức năng mới, mang tinh thần của thới đại công nghiệp, lại thể hiện rõ như trong giai đoạn này. Các trào lưu: Nghệ thuật mới (Art-Nouveau), Chicago (Mỹ), Hội liên hiệp công tác Đức (Deutch Werbund) V.V… đưa ra các quan điểm thiết kế, tuy khác nhau ở điểm này hay điểm khác, nhưng tựu chung đều đi tìm hình mẫu: “Kiến trúc của thời đại công nghiệp”. Trong số các công trình kiến trúc tiêu biểu lúc bấy giờ, có khá nhiều công trình công nghiệp: Phân xưởng Turbine của công ty điện khí thông dụng AEG tại Berlin (1910), Kts Peter Behrens; Một số XNCN nhẹ, được coi là những tác phẩm xuất sắc của trào lưu kiến trúc mới: Nhà máy đóng giày Fagus tạiAlfred Leine (1910-1914) Kts W. Gropius và Meyer, Nhà máy kính Tomas, Amberg, Đức, Kts W. Gropius và Kvianovits (Hình: 1.1c, d, e), Xưởng tơ lụa
Michel & Cle tại Neubabelberg (1912), Kts Hermann Mutheius, Nhà máy thuốc lá, Hà lan, Kts J. A. Brinkman và L. C. Van Der Vlugt, (Hình: 1.1f) V.V… Có thể thấy: Trong giai đoạn này “ngôn ngữ hình khối hiện đại của công trình công nghiệp đã dần thay thế hình thức vay mượn của kiến trúc truyền thống, không những thế, nó còn tạo ra một bước ngoặt trong sáng tác kiến trúc- Sự xuất hiện của Kiến trúc hiện đại”. [35]
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai:
Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, kinh tế tăng trưởng nhanh, chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Giữa các nước tư bản Châu Âu, tuy có làm suy yếu kinh tế một số quốc gia, song vẫn không làm giảm nhịp điệu phát triển đến không kiểm soát nổi của nền kinh tế Mỹ và Châu Âu, chính vì vậy, khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã xảy ra.
Đặc điểm hoạt động công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp, về cơ bản được cơ giới hoá, dây chuyền sản xuất công nghiệp ngày càng hoàn chỉnh, lực lượng lao động được chuyên môn hóa cao, tổ chức lao động theo phương pháp Taylor, Ford mang lại hiệu quả kinh tế cao, ô nhiễm môi trường do công nghiệp nặng nề.
Các XNCN quốc phòng phát triển mạnh nhằm phục vụ hai cuộc chiến, đóng góp đáng kể vào việc phát triển phương thức lao động và tổ chức lao động công nghiệp.
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ:
Công nghiệp được xây dựng theo qui hoạch, trên cơ sở phát triển những lý thuyết qui hoạch của giai đoạn trước, các XNCN được xây dựng thành khu riêng biệt, cách ly với khu dân cư, giảm ô nhiễm môi trường, chú ý đến tổ chức giao thông đô thị, phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách.
Trong xây dựng công nghiệp, kết cấu khung thép, bê-tông cốt thép và hỗn hợp, các cấu kiện xây dựng lắp ghép được sử dụng phổ biến, mặt đứng nhà sản xuất dùng hệ cửa sổ kính, khung thép băng ngang lớn.
Trong hoạt động kiến trúc xuất hiện nhiều trào lưu mới, ở Châu Âu, Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, từ chủ nghĩa biểu hiện (Expressionisme) Đức, Chủ nghĩa vị lai (Futurisme) Italia, các trường phái kiến trúc Hà-Lan, đến Chủ nghĩa kết cấu-Nga, Chủ nghĩa công năng (Fonctionalisme), gồm học phái Bauhaus và Le Corbusier, Kiến trúc hữu cơ (Organic Architecture), Chủ nghĩa quốc tế (Style International) V.V… [18] [75]
Trong số các trào lưu kể trên, nổi bật, có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu rộng nhất, là Chủ nghĩa công năng (Fontionalisme), về sau thường được đồng hóa với trào lưu Hiện đại chủ nghĩa (Modernisme), mà hai đại diện lớn là: Kts WalterGropius cùng học phái Bauhaus ở Đức và Kts Le Corbusier ở Pháp [18] [75].
Những quan điểm chính của trào lưu Hiện đại chủ nghĩa có thể tóm lược:
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa công năng, kĩ thuật và thẩm mỹ trong kiến trúc.
- Chỉ ra mối quan hệ giữa sinh lý, vật lý.. . Với kiến trúc, trên cơ sở đó, giải quyết những nhiệm vụ của kiến trúc.
- Chú ý đến khía cạnh xã hội của kiến trúc, đến mục đích phục vụ xã hội của nghệ thuật nói chung và kiến trúc, với vai trò:” bảo đảm một trật tự xã hội mới cho tương lai, trong đó con người được tôn trọng” [13].
- Coi trọng mối quan hệ giữa kiến trúc với các loại hình nghệ thuật khác, như hội họa, điêu khắc, thủ công nghiệp, mỹ nghệ và công nghiệp.
- Nhấn mạnh tính tập thể, cộng đồng trong hoạt động nghệ thuật và kiến trúc.
- Chú ý đến công nghiệp hóa trong xây dựng.
Trào lưu hiện đại chủ nghĩa trong kiến trúc thực sự là một cuộc cách mạng trong kiến trúc trên phạm vi toàn thế giới, riêng với KTCN, dường như đã tìm 12 thấy ở đây hình mẫu thích hợp bơi những quan điểm tiến bộ của nó về mặt xã hội cũng như về mặt thẩm mỹ.
Lần đầu tiên đề cập đến vấn đề tổ chức không gian các XNCN, có chú ý khai thác các yếu tố kiến trúc và ngoại kiến trúc như hình thức của máy móc, trang thiết bị kĩ thuật công trình, cây xanh, tiểu cảnh v.v… vào việc cải thiện MTLĐ, đặc biệt trong các XNCN nhẹ, đây chính là tiền đề cho việc TCTMMTLĐ trong các XNCN sau này.
Vào khoảng những năm 30 của Thế kỷ XX, MTLĐ bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như sinh lý lao động, tâm lý lao động, vệ sinh lao động, y học lao động, chế tạo máy, kiến trúc sư, họa sĩ, các nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp (Designer) V.V.., xã hội đã nhận thức được: “các thành tựu kinh tế của xí nghiệp cũng như sức khỏe của người lao động phụ thuộc vào mối tác động tương hỗ giữa người với điều kiện môi trường xung quanh” [25], tính nhân đạo được đề cao trong thiết kế, xây dựng công nghiệp. Về vấn đề này Kts W. Gropious nêu quan điểm: “Để làm việc phải xây những cung điện, không chỉ mang lại cho người công nhân, những nô lệ của lao động công nghiệp hiện đại, ánh sáng, không khí và vệ sinh mà còn cả niềm kiêu hãnh của những ý tưởng cộng đồng vĩ đại”. [15]
Thời kỳ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay:
Đặc điểm hoạt động sản xuất:
Sau thời gian khôi phục lại thế giới bị tổn thất nặng nề bởi chiến tranh, từ những năm 60 của Thế kỷ trước, kinh tế thế giới phát triển với nhịp độ cao ở châu Âu, châu Mỹ, và sau đó là khu vực châu Á, với những đặc điểm nổi bật: Tự động hóa, chuyên môn hóa cao, tổ chức lao động khoa học, chú ý đến việc nâng cao trình độ kĩ thuật, cải thiện điều kiện sống, làm việc của người lao động.
Những năm cuối thế kỉ XX, sự phát triển của công nghệ thông tin, tác động làm thay đổi mọi mặt hoạt động của xã hội, trong đó có sản xuất công nghiệp: 13 - Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử và dịch vụ, hầu hết các ngành công nghiệp, đều có sự tham gia của công nghệ thông tin ở những mức độ khác nhau, trong một số ngành, thông tin trở thành nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. - Mức độ tự động hóa trong các XNCN ngày càng cao. - Tỷ lệ lao động không qua đào tạo giảm xuống đến không, trình độ văn hóa và chuyên môn của lực lượng lao động tăng lên. - Môi trường và môi trường sinh thái được quan tâm. - Chi phí cho trang thiết bị kĩ thuật sản xuất, xây dựng nhà và công trình đều tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho TCTM- MTLĐ. [35]
Tình hình xây dựng công nghiệp và TCTM-MTLĐ: Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngoại trừ khu vực Châu Mỹ, các đô thị trên thế giới bị tàn phá nặng nề, trong việc khôi phục và xây dựng lại các thành phố, những bế tắc về mặt qui hoạch của thời kì trước đó như: Ô nhiễm môi trường, giao thông v.v… được lưu tâm giải quyết thoả đáng, phân khu chức năng và xác định hệ thống giao thông đô thị mà Tony Garnier đã nêu ra hồi đầu thế ky, được áp dụng và phát triển (lý thuyết về Thành phố tuyến của Mitiulin ởNga) [40], [42]. Thành phố Harlow được xây dựng ở Anh, là ví dụ về qui hoạch theo tầng bậc, phân cấp phục vụ trong thành phố, chú ý đến việc bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển tốt cho các KCN, được tiếp nhận và áp dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nước XHCN.
- Các KCN được thiết kế qui hoạch chi tiết, với các khu chức năng khác nhau, chú ý hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm giữa các XNCN, tổ chức không gian kiến trúc cho toàn khu, tạo vẻ đẹp tổng thể.
- Những năm gần đây, các XNCN nhẹ công nghệ sạch ra đời, cho phép giảm khoảng cách ly đến các khu dân cư, tạo thuận lợi cho việc giải quyết việc đi lại giữa khu ở và KCN.
- Sử dụng công nghệ lắp ghép và tiền chế trong xây dựng, rút ngắn thời gian thi công xây lắp.
- Sử dụng các nhà xưởng sản xuất đa năng, tính linh hoạt cao. - Xuất hiện nhiều hình thức vật liệu và kết cấu mới: Vỏ mỏng, dây căng, dây treo, dàn không gian, kết cấu mái nhẹ bằng vật vật liệu vải tổng hợp, chất dẻo, vật liệu bao che với tính năng kĩ thuật cao v.v… vừa đáp ứng yêu cầu công năng mới của sản xuất hiện đại, vừa có khả năng biểu hiện cao về mặt hình thức kiến trúc.
- Thập niên 60 Thế kỷ XX, xuất hiện các công trình công nghiệp có hệ thống điều hòa khí hậu và chiếu sáng nhân tạo hoàn toàn, phần lớn là các XNCN nhe, công nghệ sạch. - Các công trình kĩ thuật và hệ thống đường ống, đường dây kĩ thuật được coi là một thành phần của tổ hợp không gian kiến trúc, là yếu tố trang trí trên công trình kiến trúc và XNCN. - Chú ý khai thác điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng, vào mục đích cải thiện MTLĐ, cũng như vào mục đích thẩm mỹ. - Tổ chức tốt hệ thống các công trình phục vụ công nhân, trên địa bàn KCN và XNCN. 1.1.2 Kinh nghiệm TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ Sau hơn hai thế kỉ phát triển, xây dựng công nghiệp nói chung và công nghiệp nhẹ trên thế giới, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển, đã rút ra những bài học kinh nghiệm đáng lưu ý trong TCTM-MTLĐ:
- Ý thức được việc cần phải xây dựng MTLĐ sinh thái, phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp một cách hài hòa những yếu tố tự nhiên và nhân tạo trong MTLĐ, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất phát triển, mang lại cho người lao động, những tiện nghi vật chất và sự thoải mái về mặt tinh thần, giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Quan tâm đến chất lượng thẩm mỹ của MTLĐ trên tất cả các cơ cấu không gian của KCN và XNCN, triệt để khai thác đặc điểm thẩm mỹ của các yếu tố có mặt trong MTLĐ, nhằm tạo ra MTLĐ thẩm mỹ và văn hóa. - Coi TCTM-MTLĐ không chỉ là công việc của các Kts (như trước đây), mà là đối tượng nghiên cứu của chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ mỹ thuật đến mỹ thuật công nghiệp, từ kĩ sư công nghệ đến chuyên gia công thái học, tâm lý học, mỹ học, xã hội học và chính những người lao động sẽ làm việc trong môi trường đó v.v… trong đó Kts giữ vai trò điều phối chung.
- Coi TCTM-MTLĐ không phải việc làm một lần, mà là một quá trình phát triển, được quan tâm, duy trì và phát triển, trong suốt quá trình tồn tại của XNCN, bởi những người quản lý, sử dụng (có chuyên môn), mà đại diện thường là một Designer (người coi sóc toàn bộ những mặt biểu hiện của XNCN, từ hình thức sản phẩm đến chiến dịch quảng cáo, tiếp thị cho thương hiệu, hình thức của XNCN, trang phục lao động v.v.. . Thường là một chuyên gia trong lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp).
- Giảm sự cách biệt trong đầu tư về mặt thẩm mỹ, giữa các công trình dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ, ít hoặc không gây ô nhiễm.
Về mặt hình thức, không còn quan niệm: KTCN chỉ đơn thuần là vỏ bao che cho các quá trình sản xuất bên trong, mà là thành phần quan trọng của tổng thể thẩm mỹ đô thị. Chính từ quan niệm này, thiết kế KTCN được tiến hành một cách kĩ lưỡng, tỉ mỉ, từ dựng mô hình chi tiết, đến nghiên cứu trên không gian ba chiều, dựng phim (thực tế ảo) Với tất cả các yếu tố hiển thị trong MTLĐ, các giải pháp thẩm mỹ đều được thể hiện trong không gian ảo, từ trồng cây xanh, đến tạo mặt nước, từ các trang thiết bị kĩ thuật sản xuất đến trang thiết bị môi trường, những giải pháp trang trí, màu sắc, vật liệu, tác phẩm nghệ thuật v.v… giúp cho các nhà đầu tư, khách hàng, hiểu biết tường tận về công trình trong tương lai và có thể tham gia ý kiến, giúp các nhà thiết kế nhanh chóng chọn được giải pháp tối ưu.
Sự quan tâm đến chất lượng KTCN thể hiện trong việc “tổ chức giải thưởng Constructec- Preis (4 năm một lần) ở Châu Âu từ 1982, khuyến khích việc tìm kiếm các giải pháp tổ hợp kiến trúc, sử dụng công nghệ mới trong xây dựng, giải pháp tiết kiệm năng lượng v.v.. . Nhằm nâng cao chất lượng thiết kế các công trình công nghiệp.” [35] (Hình: 1.2; 1.3)
- Xây dựng công nghiệp ở các nước phát triển có xu hướng thay đổi quan niệm thiết kế, từ chỗ coi việc thoả mãn những yêu cầu của công năng-kĩ thuật, là trên hết, đến coi trọng những nhu cầu của con người, hành động vì con người, đề cao tính nhân đạo trong các giải pháp thiết kế.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
Mở đầu
Mục tiêu nghiên cứu
Chương 1- Tổng quan tình hình tổ chức thẩm mỹ môi trường lao động (TCTM-MTLĐ) Xí nghiệp công nghiệp (XNCN) Nhẹ trênthế giới và trong nước
1.1 Tình hình và kinh nghiệm TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở nước ngoài
1.1.1 Tình hình TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ
1.1.2 Kinh nghiệm TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ 1-2 Tình hình xây dựng và TCTM-MTLĐ XNCN ở việt nam
1.2.1 Tình hình xây dựng và TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ
1.2.2 Tình hình TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở Tp. Hồ Chí Minhvà các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
1.2.3 Những tồn tại trong TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở Việt nam
1.3 Những nghiên cứu có liên quan đến TCTM-MTLĐ
1.3.1 Nghiên cứu của các nước về các vấn đề có liên quan đến TCTM-MTLĐ
1.3.2 Nghiên cứu ở Việt nam về các vấn đề có liên quan đến TCTM-MTLĐ
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Môi trường lao động (MTLĐ)
2.1.2 Tổ chức MTLĐ
2.1.3 Văn hóa lao động
2.1.4 Tổ chức thẩm mỹ môi trường lao động (TCTM-MTLĐ)
2.1.5 Các yếu tố thẩm mỹ của MTLĐ
2.1.6 Cơ cấu không gian TCTM-MTLĐ
2.2 Phạm vi nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp
2.3.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Chương 3 Kết quả nghiên cứu TCTM-MTLĐ
3.1 Cơ sở khoa học TCTM-MTLĐ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên khí hậu
3.1.1.1 Điều kiện khí hậu
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.3 Mối quan hệ giữa điều kiện Tự nhiên- Khí hậu với các yếu tố văn hóa trong MTLĐ
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.1 Phát triển kinh tế của Việt nam và triển vọng cho TCTM-MTLĐ
3.1.2.2 Mối quan hệ giữa điều kiện Kinh tế-Xã hội và TCTM-MTLĐ
3.1.2.3 Tiến bộ xã hội của Việt nam và nhu cầu phát triểnđời sống tinh thần của người lao động trong XNCN
3.1.3 Đặc điểm Văn hóa-Truyền thống
3.1.3.1 Truyền thống văn hóa Việt nam
3.1.3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và TCTM-MTLĐ
3.1.4 Phát triển Khoa học- Kĩ thuật (KHKT)
3.1.4.1 Ảnh hưởng của phát triển KHKT đến TCTM-MTLĐ
3.1.4.2 Quan hệ giữa tiến bộ KHKT và văn hóa lao động
3.1.5 Nhu cầu Văn hóa-Thẩm mỹ của người lao động
3.1.5.1 Quan niệm về văn hóa và thẩm mỹ trong MTLĐ
3.1.5.2 Nhu cầu thẩm mỹ và phát triển con người toàn diện
3.2 Đặc điểm MTLĐ-XNCN nhe
3.2.1 Đặc điểm chức năng, công nghệ
3.2.2 Đặc điểm lao động
3.2.3 Đặc điểm không gian
3.2.4 Đặc điểm thẩm mỹ
3.3 Đặc điểm của các yếu tố thẩm mỹ trong MTLĐ
3.3.1 Kiến trúc
3.3.2 Mỹ thuật công nghiệp
3.3.3 Nghệ thuật tạo hình
3.3.4 Các yếu tố tự nhiên
3.3.5 Ánh sáng, màu sắc
3.4 Nguyên tắc tạo hình và cảm thụ thẩm mỹ
3.4.1 Quan hệ giữa các yếu tố thẩm mỹ trong MTLĐ
3.4.2 Qui luật tạo hình thẩm mỹ trong TCTM-MTLĐ
3.4.3 Vấn đề cảm thụ, cảm xúc thẩm mỹ và hiệu quả thẩm my tổng hợp
Chương 4 Bàn luận về giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ ở Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
4.1 Nguyên tắc chung đối với giải pháp TCTM-MTLĐ
4.1.1 Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội
4.1.2 Phù hợp với đặc điểm sản xuất, đặc điểm lao động
4.1.3 Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu
4.1.4 Giáo dục và nâng cao trình độ văn hóa, óc thẩm mỹ cho ngườilao động
4.2 Trình tự nghiên cứu giải pháp TCTM-MTLĐ
4.3 Giải pháp TCTM-MTLĐ XNCN nhẹ
4.3.1 Khu công nghiệp (KCN), XNCN và mối quan hệ với môi trườngđô thị
4.3.2 Xí nghiệp công nghiệp
4.3.3 Nhà sản xuất
4.3.4 Phòng sản xuất
4.3.5 Vị trí làm việc
4.4 Quản lý và nâng cao chất lượng thẩm mỹ MTLĐ
4.5 Ví dụ minh họa nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
-----------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, kien truc, to chuc tham my, moi truong lao dong, xi nghiep cong nghiep, nhe o thanh pho, ho chi minh, va cac tinh, vung kinh te, trong diem phia nam, trinh duy anh
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC
Nhận xét
Đăng nhận xét