Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,khoa hoc,chinh tri,bao dam,tinh lien tuc,va phat trien,cua doi ngu can bo,dien ban thuong vu,tinh uy,quan ly,o dong bang,song hong,giai doan,hien nay,doi van tang

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 
       
 BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở  ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
 
 NCS: ĐỚI VĂN TẶNG - NHD:  PGS,TS ĐỖ NGỌC NINH  - CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC - Mã số: 6231 02 03 
 

 


MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài

 Trong suốt quá trình lãnh đạo giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) Quản lý. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ luôn đáp ứng yêu cầu cách mạng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được Đảng đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả quan trọng. Đội ngũ cán bộ đã có sự kế thừa, phát triển đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, nhất là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), góp phần rất quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới.

Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04 2007 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ, đội ngũ này bao gồm các chức danh: Tỉnh ủy viên; ủy viên ban thường vụ (BTV), trưởng ban, phó trưởng ban của tỉnh ủy và tương đương; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND), phó chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh; Bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV huyện ủy và tương đương; Bí thư, phó bí thư, ủy viên

BTV đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy; Giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; Chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND các huyện và tương đương; Chủ tịch, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), cấp trưởng và cấp phó ban chấp hành các đoàn thể nhân dân tỉnh. Những cán bộ này, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đội ngũ cán bộ và đối với thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng.

Đó là những người quyết định việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, xây dựng 6 đội ngũ cán bộ của tỉnh, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đây là vấn đề rất cần được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và làm sáng tỏ về lý luận trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh, thành phố trong cả nước là một bộ phận rất quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ của Đảng. Bởi vậy, không thể không quan tâm nghiên cứu, tìm giải pháp khả thi bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh, thành phố.

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) Hiện nay gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, một địa bàn rộng lớn của nước ta. So với các khu vực khác, đây là vùng có vai trò rất quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh (QPAN) Đối với cả nước. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhiệm vụ chính trị của từng tỉnh đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở các tỉnh. Thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên các tỉnh ĐBSH đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, đã tích cực đổi mới công tác cán bộ.

Nhờ đó, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý được xây dựng có chất lượng, bước đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới ở ĐBSH, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập; Tính liên tục và phát triển còn chưa thực sự được bảo đảm. Cụ thể là: Tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý đã xảy ra ở nhiều tỉnh, với mức độ khác nhau; Số lượng, cơ cấu chưa thực sự hợp lý, ổn định, thể hiện tính liên tục và phát triển về cơ cấu chưa thể hiện rõ; Đội ngũ cán bộ ở nhiều tỉnh chưa thể hiện rõ tính liên tục và phát triển về phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực tư duy, đề xuất những chủ trương, giải pháp mới và năng lực tổ chức thực tiễn; Tình trạng suy thoái về phẩm chất trong một bộ phận cán bộ còn xảy ra.. .

Việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, bất 7 cập: Nhiều cấp ủy tỉnh chưa thực coi việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ; Chưa thường xuyên chú ý bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ trong quá trình tiến hành các khâu của công tác cán bộ, nhất là khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ; ở nhiều nơi, việc phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT) Trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ còn chưa được coi trọng và còn lúng túng.. . Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, tìm giải pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương thật sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.

Để góp phần luận giải vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”.

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích luận án

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ởĐBSH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ này đến năm 2025.

2.2. Nhiệm vụ của luận án

- Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, chỉ rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay; Chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm.

- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu, khả thi tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU ủy quản lý ở các tỉnh của ĐBSH, gồm các chức danh nêu trên, không nghiên cứu những cán bộ được BTVTU phối hợp quản lý (hiệp quản), như: Chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính ủy, phó chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ đội biên phòng tỉnh; Giám đốc, phó giám đốc Công an tỉnh; Trưởng các đơn vị (tương đương cấp sở) Thuộc ngành dọc Trung ương quản lý hoạt động trên địa bàn tỉnh.. .

- Địa bàn khảo sátnghiên cứu: ở 9 tỉnh của ĐBSH là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, không nghiên cứu những vấn đề này ở thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng.

- Thời gian nghiên cứukhảo sát: Từ năm 2005 đến nay, phương hướng, giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến năm 2025.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về cán bộ, công tác cán bộ.

4.2. Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH và việc bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở vùng này trong những năm qua, các báo cáo về công tác cán bộ của các tỉnh ủy ĐBSH; Đồng thời luận án kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp phân tích kết hợp với phương pháp tổng hợp; Phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp lịch sử; Phương pháp diễn dịch kết hợp với phương pháp quy nạp; Điều tra xã hội học; Chuyên gia, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn.

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Khái niệm: Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là toàn bộ hoạt động của tỉnh ủy, BTVTU, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong HTCH từ tỉnh đến cơ sở và các lực lượng có liên quan thực hiện những công việc cần thiết, tạo nên sự biến đổi tiến lên, nối tiếp nhau, không giãn đoạn về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

- Hai kinh nghiệm về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay: Một là, BTVTU tập trung giải quyết có kết quả cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, nhất là cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ ngành nghề đào tạo đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. Hai là, coi trọng thu hút, trọng dụng nhân tài; Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của các thế hệ 10 cán bộ tiền nhiệm ở mỗi tỉnh sẽ tạo thuận lợi trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý.

- Hai giải pháp tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH: Thứ nhất, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Thứ hai, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đánh giákiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách cán bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH trong giai đoạn hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh ủy, các cấp ủy ở ĐBSH trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý.

- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh ở ĐBSH.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài
1.2. Các công trình khoa học ở Việt Nam
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THưỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Các tỉnh, ban thường vụ tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng và đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý
2.2. Tính liên tục, phát triển và bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức
CHƯƠNG 3: BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THưỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ ỞĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM
3.1. Thực trạng nội dung bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH
3.2. Thực trạng phương thức bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH
3.3. Nguyên nhân và kinh nghiệm về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ ỞĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025
4.1. Thuận lợi, khó khăn, thách thức và mục tiêu, phương hướng tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng
4.2. Những giải pháp tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở ĐBSH
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
--------------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Quyết định số 67-QĐ/TW, ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị, ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.
3. Ban Chấp hành Trung ương (2009), Kết luận số 37-KL/TW ngày 02-02-2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.
4. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quy định số 45-QĐ/TW ngày 11-11-2011 về thi hành Điều lệ Đảng.
5. ThS. Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Trương Quốc Bảo (2011), “Về chính sách đối với cán bộ luân chuyển”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5), tr.22-25.
7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 54-NQ/TW “Về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
8. Bộ Chính trị (2007), Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 4-7-2007 ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
9. Bộ Chính trị (2007), Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 4-7-2007 ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.
10. Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 8-2-2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức. 155
11. Bộ Chính trị (2011),“Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương số 54-NQ/TW về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
12. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30-5 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
13. PGS.TS. Nguyễn Văn Chỉnh (Chủ biên, 2000), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay, NXB Đà Nẵng.
14. C.Mác, Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, NXB Sự Thật, Hà Nội.
15. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Tuyển tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Tuyển tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Tuyển tập, tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
19. Đỗ Minh Cương (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Hạ Quốc Cường (2004), “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hoá, phòng biến chất và chống rủi ro”, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 27-29/7/2013, Xây dựng Đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Lý Quang Diệu (1994), Tuyển 40 năm chính luận, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2001), Toàn thư công tác Đảng vụ, NXB Nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh. 156
23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền-kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (Lưu hành nội bộ).
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Hà (2007), “Vài nét về quy hoạch cán bộ dài hạn của Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).
33. Vũ Văn Hiền (chủ biên), Trần Quang Nhiếp và Lê Đức Bình (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. PGS.TS.Trần Đình Hoan (2003), “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (33), tr.3-8. 157
35. PGS.TS.Trần Đình Hoan (2008), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Hoàng Nguyên Hòa (2007), Chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Đông Bắc bộ nước ta giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2004), Xây dựng Đảng cầm quyền-Kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Phương Hồng (2005), “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Cộng sản, (4), tr.56-59.
45. TS. Đoàn Minh Huấn (2005), Tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
46. ThS. Trần Thị Hương (2009), Vấn đề tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn-thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp bộ, Vụ Chính sách, Ban Tổ chức Trung ương, Hà Nội
47. Khăm Phăn Phôm Ma Thắt (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án 158 tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
48. Chu Phúc Khởi (2004), “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao”. Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 16-18/2/2004, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.257-270.
49. Triệu Gia Kỳ (2004), “Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo”, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 16-18/02/2004, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.196-209.
50. Nguyễn Thị Lan (2005), Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành phố Hồ Chí Minh-thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
51. Bùi Đức Lại (2012), “Vai trò của bí thư cấp uỷ trong công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (3), tr.48-50,64.
52. Nguyễn Ngọc Lâm (2006), Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
53. Nguyễn Lân (2003), Từ điển Hán-Việt, NXB Văn học, Hà Nội.
54. Mã Linh, Lý Minh (2004),"Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước" (sách tham khảo), NXB Lao động, Hà Nội, biên dịch từ tác phẩm “Hồ Cẩm Đào-từ đâu tới và sẽ đi về đâu?” của hai tác giả trên, NXB Minh Báo-Hồng Kông năm 2003. 159
55. Litthi Sisouvong (2011), “Đột phá về công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.
56. Đặng Đình Lựu (2009), "Xây dựng đội ngũ nhân tài ở Trung Quốc", Tạp chí Xây dựng Đảng, (4), tr.56-59.
57. Trần Thị Thanh Nhàn (2015), Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
58. Nich Khăm (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
59. Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, NXB Lao động, Hà Nội.
60. Lan Phương (2013), "Nét mới trong quy hoạch cán bộ ở một số tỉnh miền Bắc", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.
61. Tôn Hiểu Quần (2004), “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt”, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 16-18/02/2004, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.81-108.
62. Thân Minh Quế (2012), Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, số 11/2003/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ tư, ngày 26-11.
64. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật cán bộ 160 công chức, số 22/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 4, ngày 13-11.
65. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật viên chức, số 58/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 15-11.
66. Lê Công Quyền (2009), “Nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu công tác”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.
67. Sam Lane Phan Kha Vong (2015), Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
68. Sách tra cứu các mục từ về tổ chức (2004), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
70. Phúc Sơn (2009), “Quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (4), tr.17-18.
71. Phúc Sơn (2011), “Chú trọng ba khâu đánh giá, quy hoạch, luân chuyển”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (10), tr.53-54.
72. PGS.TS.Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Trịnh Thanh Tâm (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ trong hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
74. TS. Bùi Ngọc Thanh (2008), Một số vấn đề về xây dựng Đảng và công tác cán bộ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 161
75. Phạm Tất Thắng (2005), Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
76. Trần Minh Thấu (2000), Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
77. Thong Chăn Khổng Phum Khăn (2005), Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
78. Lê Minh Thông, Nguyễn Danh Châu (đồng chủ biên, 2009), Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. PGS.TS.Trương Thị Thông và TS.Lê Kim Việt (đồng chủ biên, 2009), Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay-thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 795-QĐ/TTg ngày 23/5/2013 phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020.
81. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25-01-2014 Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
82. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015).
83. Tỉnh ủy Hải Dương (2008), Báo cáo số 118-BC/TU tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đất hóa đất nước, ngày 29-8-2008. 162
84. Tỉnh ủy Hải Dương (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015).
85. Tỉnh ủy Hải Dương (2011), Báo cáo số 46-BC/TU tổng kết Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ chính trị về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đất hóa đất nước, ngày 28-10-2011.
86. Tỉnh ủy Hà Nam (2008), Quyết định số 459-QĐ/TU ngày 14-11-2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Đề án nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh.
87. Tỉnh ủy Hà Nam (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015).
88. Tỉnh ủy Hưng Yên (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đất hóa đất nước.
89. Tỉnh ủy Hưng Yên (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015).
90. Tỉnh ủy Nam Định (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015).
91. Tỉnh ủy Ninh Bình (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010-2015).
92. Tỉnh ủy Thái Bình (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đất hóa đất nước.
93. Tỉnh ủy Thái Bình (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015).
94. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo số 149-BC/TU kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 3(khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đất hóa đất nước và Nghị quyết 03-163 NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ, ngày 20-10-2008.
95. Tổng Cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê tóm tắt-2014, NXB Thống kê, Hà Nội.
96. PGS.TS.Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS.Trần Xuân Sầm (chủ biên, 2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Nguyễn Phú Trọng (2011), “Tiếp tục tham mưu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức và cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (12), tr.4-7.
98. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Đảng cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.83-88.
99. TS. Trần Minh Tuấn (Chủ nhiệm, 2011), Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
100. Từ điển Triết học (1986), NXB Tiến bộ Matxcơva và NXB Sự thật.
101. Unkẹo Sipasợt (2009), “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.
102. Hồng Văn (2013), “Bước đột phá trong công tác cán bộ ở Thái Bình”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (10), tr.18-19,46.
103. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, NXB Tiến bộ Mátcxcơva.
104. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 41, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
105. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 38, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
106. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 6, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
107. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 40, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
108. Nguyễn Văn Vinh, (2014), “Hải Phòng đổi mới công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (1, 2), tr.32-34. 164
109. Xỉnh Khăm Phom Ma Xay (2003), Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
110. Nguyễn Như Ý (Chủ biên, 1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 
------------------------------------------------
Keyword: download,luan an tien si,khoa hoc,chinh tri,bao dam,tinh lien tuc,va phat trien,cua doi ngu can bo,dien ban thuong vu,tinh uy,quan ly,o dong bang,song hong,giai doan,hien nay,doi van tang
 

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ 
       
 BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở  ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...