Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,nghien cuu, cac giai phap, phat trien ben vung ,nong nghiep, theo huong cong nghiep, hoa va hien dai hoa, o huyen cu chi,, tp. ho chi minh, tu nam 2001,2010

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH, TỪ NĂM 2001  - 2010


MỞ ĐẦU

  1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

 Huyện Củ Chi là địa bàn cửa ngõ ở phía tây bắc thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên 43.496,59 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 76,06% và tổng số dân là 302.662 người (năm 2005). Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), huyện Củ Chi đã tích cực xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông, đưa điện đến tận các xã vùng sâu, vùng xa và thực hiện nhiều chương trình phát triển văn hóa - xã hội ở nông thôn, đã làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực: Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp không ngừng gia tăng, nhiều khu công nghiệp - cụm công nghiệp - thương mại - dich vụ và khu dân cư mới được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch từ các hộ thuần nông sang các hộ kiêm nghiệp. Tuy nhiên, trong tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, huyện Củ Chi đang có những vấn đề bức thiết cần giải quyết, đó là:

-Sản xuất nông nghiệp vẫn đang ở trình độ thấp, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng nông sản kém khó tiêu thụ ở trong nước và khó cạnh tranh ở nước ngoài, dẫn đến hiệu quả sản xuất kém, thu nhập thấp và đời sống của cư dân nông thôn còn nhiều khó khăn.

-Đất canh tác ngày càng bị thoái hóa, bạc màu, tuy năng suất cây trồng có tăng lên chút ít.

-Môi trường tự nhiên nhất là môi trường nước có nơi, có lúc bị ô nhiễm và mức độ ô nhiễm có xu hướng gia tăng.

-Ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, nhưng lại đang đứng trước nguy cơ thiếu lực lượng lao động nông nghiệp trẻ kế thừa.

-Một số diện tích ruộng đất bị bỏ hoang vì canh tác không hiệu quả đang làm cho một bộ phận hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong đời sống.

-Huyện đang xây dựng mô hình phát triển nông thôn cấp xã từ xã có cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2001 - 2010” nhằm đề xuất những giải pháp chính góp phần giải quyết một số vấn đề nêu trên, cụ thể: Khai thác và bảo vệ đất trồng, hạn chế tình trạng bỏ đất hoang, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập của các nông hộ, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nội dung của các giải pháp đều nhằm góp phần đưa ngành nông nghiệp huyện Củ Chi phát triển bền vững trong những năm tới.

 2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ TÍNH KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

 2.1 Ý nghĩa thực tiễn:

 “Phát triển bền vững nông nghiệp và công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) Nông thôn”  là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Cho đến nay, tuy có nhiều công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) Vấn đề này, nhưng các công trình NCKH chưa tập trung vào hệ thống một cách đầy đủ các lý thuyết kinh tế liên quan đến phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH, nhất là trên địa bàn ngoại thành của một thành phố lớn. Do vậy, theo tác giả, nội dung nghiên cứu của luận án đáp ứng được yêu cầu cả về lý thuyết và thực tiễn cho tiến trình phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn, không riêng huyện Củ Chi mà cho cả các huyện ngoại thành TP. HCM.

2.2 Tính khoa học:

 Tính khoa học của luận án được thể hiện trên nhiều mặt: Về cấu trúc nội dung bao gồm: Lý thuyết, kinh nghiệm thế giới, hệ thống thước đo, đánh giá thực trạng, hệ thống giải pháp. Các giải pháp và kiến nghị cho từng vấn đề ở chương 3 đều được đề cập đến ở chương 1 hoặc chương 2. Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phân tích định tính, định lượng, quan sát, điều tra thực tế, phân tích thống kê, xây dựng 25 bản đồ, sơ đồ, biểu đồ và 41 ảnh minh họa, 40 bảng số liệu. Nhìn chung, luận án nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn huyện Củ Chi và đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu.

Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng (Khóa IX), tháng 3/2002, đã khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp chung

5.1.1 Thu thập tài liệu

Thu thập các tài liệu có liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn từ các Phòng, ban của huyện Củ Chi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, các đề tài NCKH, các sách, báo trong và ngoài nước.

5.1.2 Nghiên cứu thực địa

 Trong nghiên cứu thực địa, hai phương pháp chính được thực hiện: Phỏng vấn cá nhân và tập thể, và điều tra bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn cho đơn vị nông hộ. 5.1.3 Xử lý thông tin - viết luận án 5.2 Các phương pháp nghiên c? U ch? Y? U. 5.2.1 Điều tra Điều tra thực tế về thu nhập của một số hộ thuần nông và hộ kiêm nghiệp ở nhiều xã trên địa bàn huyện Củ Chi. Điều tra bằng phiếu câu hỏi về mức sống của 132 nông hộ (Bảng 22) Và điều tra về trình độ học vấn, trình độ CMKT của 140 lao động thường trú tại huyện Củ Chi.

5.2.2 Phỏng vấn

 Phương pháp phỏng vấn được thực hiện trên các đối tượng: Cán bộ thuộc Hội Nông dân huyện, các cán bộ phụ trách ở các phòng, ban: Nông 4 nghiệp & phát triển nông thôn, Tài nguyên & môi trường, Xóa đói giảm nghèo, Lao động - thương binh - xã hội… Trong khi đi thực địa, chúng tôi thực hiện nhiều cuộc quan sát về sinh thái nhân văn, môi trường, các điểm và vùng quy hoạch đã và đang được triển khai, các công trình thủy lợi và giao thông nông thôn…

 5.2.3 Trao đổi với cấp lãnh đạo Huyện Trao đổi, thảo luận, phân tích một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Từ đó đề xuất các giải pháp mang tính khả thi.

 5.2.4 Phân tích mẫu đất, mẫu nước Phân tích một số mẫu đất, mẫu nước ở một vài nơi vào các thời điểm khác nhau, để xác định tính chất của đất, mức độ ô nhiễm nguồn nước.

5.2.5 Phân tích vấn đề Dùng phương pháp phân tích LOGFRAMES, PSR để xác định mục tiêu, giải pháp bảo vệ môi trường huyện Củ Chi và TP. Hồ Chí Minh.

5.2.6 Ứng dụng viễn thám (giải đoán ảnh vệ tinh Landsat

TM) Và kỹ thuật thông tin địa lý (Gis) Xây dựng bản đồ: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2004.5.3 Xây dựng khung phân tích nội dung của luận án Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn huyện Củ Chi dựa trên các cơ sở sau: 5.3.1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp

-Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên.

-Tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn.

-Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường con người ở nông thôn.

5.3.2 Mô hình lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp

-Mô hình hai khu vực (Lewis, Oshima).

-Mô hình các giai đoạn tăng trưởng và phát triển nông nghiệp (Todaro, S. S Park)

-Mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

-Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Chenery) 5

5.3.3 Hệ thống thước đo đánh giá phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn

-Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn trong nông nghiệp.

-Chỉ tiêu đánh giá việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

-Chỉ tiêu đánh giá sự nghèo đói ở nông thôn.

-Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường nông thôn.

6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN:

 Là giảng viên đại học từ năm 1973-2005, tác giả đảm nhận giảng dạy các môn: Địa lý nông nghiệp, Địa lý Việt Nam, Địa lý Đông Nam Á, Địa lý Đông Bắc Á, Địa lý Úc châu; Đã xuất bản bốn quyển sách để làm giáo trình dạy học, và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa tác giả đã thực hiện đề tài thạc sĩ “Lược khảo địa phương, địa lý nông thôn tỉnh Hậu Nghĩa “năm 1972, và báo cáo chuyên đề năm thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa địa lý học “Phát triển nông nghiệp quận Củ Chi”  năm 1974. Trên cơ sở đó, tác giả đăng ký tên đề tài luận án tiến sĩ năm học 20042007. Qua tham khảo các sách và các bài báo đăng trong các tạp chí về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam và một số nước trên thế giới, tác giả nhận thấy các nước đều hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên cho đến năm 2008, tác giả chưa được đọc các công trình nghiên cứu khoa học về phát triển nông nghiệp bền vững một huyện ngoại thành của một thành phố lớn. Tác giả thực hiện đề tài luận án trên cơ sở kế thừa, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn của bản thân mình.

7. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN

 Ngoài phần mở đầu và kết luận - kiến nghị, luận án gồm 3 chương. Chương 1. Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp và kinh nghiệm công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp bền vững của một số nước và vùng lãnh thổ châu Á. Chương 2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn huyện Củ Chi giai đoạn 2001 - 2005. Chương 3. Hệ thống các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa huyện Củ Chi.
--------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I-SÁCH  A. Sách tiếng Việt
 1-Võ Ngọc An, Huỳnh Văn Giáp (1995), Củ Chi 20 năm xây dựng và phát triển, 30/04/1975-30/04/1995, Trẻ.
2-Lê Huy Bá (1999), Những vấn đề đất phèn Nam Bộ, TP.HCM.
3-Lê Huy Bá, Nguyễn Đức An (1999), Quản trị môi trường nông lâm ngư nghiệp (in lần 2), Nông nghiệp TP.HCM.
4-Lê Huy Bá (2000), Sinh thái môi trường đất, ĐHQG TP.HCM.
5-Lê Huy Bá (Chủ biên), Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Khoa học và kỹ thuật.
6-Lê Huy Bá (Chủ biên) (2003), Đại cương Quản trị môi trường, ĐHQG TP.HCM.
7-Đặng Đình Bạch (Chủ biên), Nguyễn Văn Hải (2006), Giáo trình hóa học môi trường, Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8-Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9-Nguyễn Kim Bảo (Chủ biên) (2006), Gia nhập WTO-Trung Quốc làm gì và được gì? Thế giới.
10-Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chính trị Quốc gia.
11-Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta, Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.
12-Phạm Đỗ Chí-Đặng Kim Sơn-Trần Nam Bình-Nguyễn Tiến Triển (Chủ biên) (2003), Làm gì cho nông thôn Việt Nam?, Trung tâm kinh tế Châu A-Thái Bình Dương (VAPEC), TP. Hồ Chí Minh.
13-Chính Phủ: Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) Ban hành theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/08/2004.
14-Nguyễn Kim Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986-2002, Thống kê, Hà Nội.  181
 15-Cục Thống kê TP.HCM, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2005.
16-Đỗ Minh Cương-Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam, Lao động-Xã hội.
17-Nguyễn Mạnh Dũng (2006), “Mỗi làng, Một sản phẩm”. Một chiến lược phát triển nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, Nông nghiệp, Hà Nội.
18-PGS.TS Vũ Năng Dũng (Chủ biên) (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nông nghiệp, Hà Nội.
19-Bùi Huy Giáp-Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Trung tâm kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (VAPEC), Chính trị Quốc gia Hà Nội.
20-Huỳnh Văn Giáp (2003), Địa lý Đông Nam Á, ĐHQG TP.HCM.
21-Huỳnh Văn Giáp (2004), Địa lý Đông Bắc Á, ĐHQG TP.HCM.
22-Nguyễn Sinh Hằng (Chủ biên) (2003), Một số vấn đề về hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc, Khoa học Xã hội. 23-Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, Giáo Dục, Hà Nội.
 24-TS. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: lý thuyết và thực tiễn, Thống kê.
25-TS. Đinh Phi Hổ (Chủ biên) (2006), Kinh tế phát triển, Thống kê.
26-Hội Khoa học kinh tế nông-lâm nghiệp (2000), Kinh tế và chính sách đất đai ở Việt Nam, Nông nghiệp.
27-Lê Hương (Chủ biên) (2006), Nhân tố con người trong quản lý nhà nước về môi trường, Khoa học xã hội, Hà Nội.
28-Lê Văn Khoa (Chủ biên), Nguyễn Đức Long, Nguyễn Thế Truyền (1999), Nông nghiệp và môi trường, Giáo Dục.
29-Nguyễn Thiện Luận (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001-2020, Nông nghiệp, Hà Nội.
30-Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn, Nông nghiệp, Hà Nội.   
31-Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa nông nghiệp, Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nông nghiệp, Hà Nội.
32-Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Chính trị Quốc gia.
 33-Tổng cục Thống kê (2003), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001, Thống kê.
34-Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê 2004, Thống kê, Hà Nội.
35-Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Thống kê, Hà Nội.
36-Đặng Trung Thuận (Chủ biên), Trương Quan Hải (đồng chủ biên) (1999), Mô hình kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững, Nông nghiệp, Hà Nội.
37-Đào Công Tiến (Chủ biên) (2000), Kinh tế nông nghiệp đại cương, ĐHQG TP.HCM.
38-PTS Nguyễn Hữu Tiến (1996), Tổ chức hợp tác xã ở một số nước Châu Á, Nông nghiệp, Hà Nội.
39-Tôn Thất Trình (1971), Nông học đại cương, Lửa Thiêng, Sài Gòn.
40-Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Thế giới.
41-Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1995), Tính bền vững của sự phát triển nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Một số trường hợp nghiên cứu, Nông nghiệp.
42-Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2006), Kinh tế Việt Nam 2005, Lý luận chính trị.

 B. Sách tiếng Anh
 1-Arthur conacher & Janette conacher (2000), Environmental planning and management in Australia, Oxford university press.
2-Coen Reijntjes, Bertus Haverkort and Ann Waters-Bayer (1996), Farming for the future-An introduction to Low-External and Sustainable Agriculture, Ileria, Po Box 64, NL-3830AB Leusden, Netherlands.
3-Edwards CA (1973), Environment pollution by pesticides, New York, London Plenum Press.   
4-FAO (1989), Sustainable agricultural production for international agricultural research, Technical Advisory Committee consultative Group On International Agricultural Research.
5-G.Dale Johson (2004), Agricultural Policy and US Tawain Trade, US Trade Department.
6-Hiroshi Usui (2000), Views of Farmers of the world Largest Net Importing Country.
7-Ho, Samuel P.S (1995), Taiwan in the Modern World, Pacific Affairs.
8-Japan International Cooperation Agency (JICA) (1988), Agricultural Cooperative Move ment in Japan, Central Union of Agricultural Cooperative, Tokyo.
9-JICA (1991), The Japanese Agricultural Cooperative System, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries, Tokyo.
10-Joel D.Aberbach, David Dollar and Kenneh L.Sokoloff (1995), The Role of the State in Taiwan’s Development.
 11-Mitsugi Kamiya (2002), 1990s. A decade for Agriculture Policy Reform in Japan. Food and Agriculture Policy Research Center, Tokyo.
12-Ross R.D (1972).Air pollution and industry. Van Nostrand Reinhold Company New York.
13-The Socialist Republic of Vietnam (2004), The strategic orientation for sustainable development in Vietnam (Vietnam Agenda 21), Hanoi.

II-TẠP CHÍ
1) Đinh Văn Cải (2006) , “Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và xóa nghèo ở nông thôn”, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 87, tr. 39-40.
2) Nguyễn Sinh Cúc (2007), “Nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra”, NN & PTNT, số 106, tr. 6-8.
3) Nguyễn Xuân Cường (2008), “Nông nghiệp Trung Quốc sau gia nhập WTO”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 2 (142), tr. 78-80.
4) Công Văn Di (2004), “Phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa: vấn đề và giải pháp”, Nghiên cứu kinh tế, số 309, tr. 12-15.  184  
5) Lê Doãn Diên (2007), “Vị trí, vai trò và các giải pháp để công nghệ sau thu hoạch phát triển tạo nên nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, NN & PTNT số 101, tr. 6-8.
6) Phạm Quang Diệu (2004), “Phát triển nông thôn: kinh nghiệm và bài học”, Những vấn đề kinh tế thế giới , số 5 (97), tr. 13-21.
7) Lê Thị Anh Đào (2004), “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quátrình công nghiệp-hiện đại hóa ở Thái Lan-Liên hệ với Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5(97), tr. 47-52.
8) Nguyễn Điền (1994), “Phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5, tr. 18-20.
9) Nguyễn Điền, Phạm Minh Thanh (2002), “Nông nghiệp Đài Loan thời kỳ công nghiệp hóa cao. Những vấn đề phát sinh và hướng giải quyết”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(41), tr. 22-25).
10) Huỳnh Văn Giáp (2006), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển bền vững của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010”, NN & PTNT, số 96, tr. 3-6.
11) Trần Thị Ái Hoa (2006), “Một số chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số 336, tr. 23-29.
12) Nguyễn Xuân Hải (2006), “Ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước vùng trồng hoa và rau xã Tây Tựu huyện Từ Liêm, Hà Nội”, NN & PTNT, tr. 26-29.
13) Huỳnh Thị Minh Hằng, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Văn Dũng (2006), “Quản lý thống nhất và tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai”, Phát Triển Khoa học và công nghệ, ĐHQG TP.HCM, tr. 17-19.
14) Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Kim Bảo (2006), “Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (70), tr. 6-15.
15) Đào Lệ Hằng (2006), “Hiện trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn”, NN & PTNT, số 89, tr. 37-39.
16) Trương Duy Hòa (2003), “Công nghiệp hóa nông nghiệp ở Thái Lan”, Nghiên cứu kinh tế, số 300, tr. 69-78.
17) Nguyễn Đình Liêm (2005), “Bài học kinh nghiệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Đài Loan”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 (64), tr. 72-82.  185  
18) Bùi Xuân Lưu, Vũ Đức Cường (2003), “Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Thái Lan trong quá trình hội nhập”, Kinh tế Châu Á-TBD, số 3 (44), tr. 36-44.
19) Hiền Ly (2004), “Hỗ trợ đối với nông nghiệp ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 4 (96), tr. 6-8.
20) Phạm Thị Xuân Mai (2005), “An ninh lương thực của Nhật Bản”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3 (57), tr. 11-18.
21) Đỗ Hoài Nam, Trần Đình Thiên (2004), “Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn tới”, Nghiên cứu kinh tế, số 300, tr. 15-18.
22) Đinh Thị Nga (2006), “Thực trạng hệ thống công cụ thực hiện chính sách xuất khẩu của Việt Nam”, Đông Nam Á, số 3, tr. 68-74.
23) Nguyễn Thị Ngọc (2007), “Quản lý nhà nước về môi trường ở Nhật Bản và những gợi ý cho Việt Nam”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2(72), tr. 35-40.
24) Nguyễn Đình Ninh, Lê Hồng Hải (2006), “Nâng cao hơn nữa hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”, NN & PTNT, số 97, tr. 6-10.
25) Hoàng Xuân Quế (2006), “Chính sách tài chính-tiền tệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp-nông thôn theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa”, Nghiên cứu kinh tế, số 4 (335), tr. 50-58.
26) Nguyễn Công Tạn (2006), “Khoa học-kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc đang vươn tới tầm cao của thế giới đương đại”, NN & PTNT, số 92, tr. 3-8.
27) Lê Văn Thanh (2007), “Hiệu quả của công trình thủy lợi Dầu Tiếng đến phát triển kinh tế-xã hội các vùng hưởng lợi”, NN & PTNT, số 99, tr. 43-47.
28) Mạc Văn Tiến (2006), “Phát triển lao động kỹ thuật Việt Nam”, Nghiên cứu Kinh tế, số 340, tr. 16-21.
29) Nguyễn Tiệp (2006), “Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật, tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực”, Nghiên cứu Kinh tế, số 333, tr. 17-28.
30) Đặng Kim Sơn, Phạm Quang Diệu (2004), “Phát triển công nghiệp nông thôn tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo, kinh tế phát  186  triển các nước”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 9 (101) và số 11 (103), tr. 17-28.
31) Đặng Kim Sơn, Vũ Trọng Bình (2007), “Một số lý luận về phát triển nông thôn”, NN & PTNT, số 106, tr. 3-4.
32) Phạm Văn Vang (2005), “Đổi mới và phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam giai đoạn mới”, Nghiên cứu kinh tế, số 329, tr. 62-72.
33) Nguyễn Công Vinh (2006), “Lớp học đồng ruộng-phương pháp tiếp cận tốt để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về quản lý đất cho sản xuất nông nghiệp bền vững tới nông dân”, NN & PTNT, số 87, tr. 71-74.
34) Phạm Quang Vinh (2001), “Bản chất, đặc thù và những nguyên tắc của mô hình kinh tế hợp tác”, Nghiên cứu kinh tế, số 280, tr. 48-54.
35) Bạch Hồng Việt (2006), “Phân hóa thu nhập dân cư và các giải pháp phát triển bền vững”, Nghiên cứu Kinh tế, số 142, tr. 30-38.
36) Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Thị Mỹ (2006), “Khảo sát hiệu quả chuyển đổi phương thức sản xuất từ thuần lúa sang hợp canh lúa-cá-chăn nuôi ở huyện Cam Lộc, tỉnh Hà Tỉnh”, NN & PTNT, số 88, tr. 8-11.
37) Trần Minh Yến (2007), “Việc làm-thực trạng và những vấn đề bất cập trong giai đoạn hiện nay”, Nghiên cứu Kinh tế, số 344, tr. 15-28. 
-----------------------
KEYWORD: download luan an tien si  nghien cuu cac giai phap phat trien ben vung nong nghiep theo huong cong nghiep hoa va hien dai hoa o huyen cu chi, tp. ho chi minh, tu nam 2001  - 2010


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể