Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc,chuyen nganh, chan thuong, chinh hinh,danh gia, ket qua, dieu tri, gay o coi, nguyen vinh thong


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY Ổ CỐI


Người hướng dẫn khoa học: Giáo sư - Tiến sĩ NGÔ BẢO KHANG



ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy khung chậu và ổ cối, loại gãy xương tương đối thường gặp. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, các năm gần đây, mỗi năm tiếp nhận trung bình 120 bệnh nhân gãy khung chậu và ổ cối trên tổng số 8.800 chấn thương cơ quan vận động nói chung. Cơ chế chấn thương đa phần do tai nạn lưu thông tốc độ cao, bên cạnh di lệch xương gãy ngày càng thấy phức tạp, các tổn thương phối hợp như chấn thương sọ não, chấn thương ngực bụng, dập nát mô mềm … gây ảnh hưởng xấu cho tiên lượng của bệnh nhân, thậm chí tử vong.

Các gãy ổ cối có di lệch, nếu không được xử lý đúng sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng tới cơ năng khớp háng. Do đó, gãy ổ cối có di lệch cần phải được nắn chỉnh và cố định sao cho tái lập lại tương thích với chỏm xương đùi, có như thế mới phục hồi chức năng sinh hoạt và lao động cho bệnh nhân. Nếu không tái lập được tương thích trên thì sẽ dẫn đến mất cơ năng đi lại hay ít nhất cũng nhanh chóng dẫn đến thoái hoá khớp. Việc nắn chỉnh và cố định gãy ổ cối có di lệch chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật.

Phẫu thuật khung chậu và ổ cối có những bước tiến bộ đáng kể ở châu Âu, rồi ở Bắc Mỹ từ khi có xuất hiện công trình xuất chúng của Judet và Letournel, năm 1964. Các đóng góp của hai nhà phẫu thuật Pháp về 3 tư thế chụp ổ cối, về các đường mổ Chậu bẹn và chậu đùi mở rộng, quan niệm về trụ trước và trụ sau, khái niệm về phục hồi hoàn chỉnh mặt khớp ổ cối, xuất sắc nhất là Phân loại gãy ổ cối mà nay vẫn còn thịnh hành. Tuy nhiên, phẫu thuật ổ cối ở phương Tây chỉ thực sự phát triển và phổ biến từ sau 1980, khi mà Letournel mở nhiều khoá đào tạo phẫu thuật khung chậu và ổ cối ở Pháp và cả ở Mỹ. Hơn 20 năm qua, nhiều tác giả trên thế giới đã đóng góp cho sự phát triển của ngành phẫu thuật này, đầu tiên phải kể đến Letournel, sau đó là Mears, M. Tile, Matta, và Olson.

Các tiến bộ bao gồm về hình ảnh học trong chẩn đoán, phát triển phương tiện kết hợp xương, phòng ngừa biến chứng do phẫu thuật.

Năm 2007, khuynh hướng chung của các nhà chỉnh hình đều xem các gãy ổ cối có di lệch, trước hết là có chỉ định phẫu thuật để nắn và kết hợp xương, trừ 2 khi nó có các tiêu chí phù hợp với chỉ định điều trị bảo tồn hoặc chống chỉ định phẫu thuật. Các gãy ổ cối có di lệch mà không được điều trị sẽ là nguồn gốc nguy cơ bệnh lý đáng kể về sau. Ở Việt Nam ta, cũng giống như các nước trên thế giới, điều trị gãy ổ cối trước đây chủ yếu chỉ dựa vào các phương pháp bảo tồn.

Trong khoảng hai thập niên qua, với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đã xuất hiện nhiều xe máy tham gia giao thông với những bất cập về đường xá cũng như luật giao thông đã gây nhiều tai nạn, trong đó không ít các gãy ổ cối có di lệch.

Trước thực tế một số lượng lớn nạn nhân gãy khung chậu và ổ cối, nếu điều trị không hiệu quả sẽ gây tàn phế hoặc mất khả năng lao động. Xuất phát từ yêu cầu trên, từ năm 1992, khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy, đứng đầu là Nguyễn Quang Long và Ngô Bảo Khang đã quyết định áp dụng phương pháp phẫu thuật để nắn chỉnh mở các gãy khung chậu và ổ cối.

Khởi đầu, năm 1992, Ngô Bảo Khang và Lương Đình Lâm thực hiện cố định ngoài khung chậu. Năm 1993, Ngô Bảo Khang và một số một cộng sự thực hiện phẫu thuật kết hợp xương bên trong các gãy ổ cối, công việc được tiến hành liên tục cùng với quá trình tìm đọc tư liệu và rút kinh nghiệm chuyên môn.

Cho đến nay, phẫu thuật khung chậu và ổ cối trở thành thường qui và đạt được kết quả lâm sàng nhất định [2], [3], [6].

Tiếp theo đó, xuất hiện các báo cáo về phẫu thuật khung chậu và ổ cối khác như: Huỳnh Phiến (1999) Báo cáo 3 trường hợp kết hợp xương bằng nẹp vít các gãy khung chậu và ổ cối [9]. Nguyễn Văn Thạch (2003), báo cáo 15 trường hợp gãy ổ cối được mổ cố định nẹp vít tại BV.Việt Đức [11]. Trần Phương (2005), báo cáo 34 ca phẫu thuật các gãy khung chậu tại BV. Chấn Thương Chỉnh Hình TP HCM, từ năm 2000-2004 [10].

Nói chung, các nghiên cứu và báo cáo về điều trị gãy khung chậu và ổ cối trong nước chưa nhiều. Bản thân chúng tôi may mắn được học tập và làm việc với GS Ngô Bảo Khang, hiện vẫn đang tiếp tục công việc mổ xẻ các khung chậu và ổ cối. Với mong muốn có nghiên cứu sâu, tổng kết một số vấn đề về phân loại, các phương pháp chẩn đoán, các đường mổ chuyên dùng, các phương pháp 3 nắn và cố định ổ cối và sau cùng là đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy ổ cối có di lệch. Đó chính là các lý do thúc giục chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Xác định đặc điểm lâm sàng và X-quang của gãy xương ổ cối.

2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật các loại gãy ổ cối. Từ các kết quả trên đề xuất sơ đồ hướng dẫn chỉ định điều trị các gãy ổ cối.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU Ổ CỐI

Nằm khuất vào trong với sự che chắn của khung chậu là ổ cối. Ổ cối cùng với chỏm xương đùi là thành phần chính của khớp háng, có chức năng truyền sức nặng và cho phép vận động giữa hai chân và trục bộ xương. Sức nặng truyền xuống ổ cối trên vùng tương đối nhỏ hình móng ngựa của sụn khớp [20].

Hình dáng của một nửa khung chậu bao gồm nhiều mặt được mô tả bằng không gian ba chiều. Có 8 điểm hoá cốt. Ba điểm hoá cốt nguyên phát là xương cánh chậu, xương ngồi và xương mu. Năm điểm hóa cốt thứ phát là mào chậu, gai chậu sau trên, gai ngồi, khớp mu và sụn khớp hình chữ Y của ổ cối.

Xương chậu có bề dày thay đổi ở các vị trí khác nhau và cùng với các điểm phì đại ở đầu xương góp phần tạo ra các kiểu gãy chuyên biệt như kiểu gãy ổ cối hình chữ T [28].

1.1.1 SỤN KHỚP:

Sụn khớp khi bị tổn thương thì không thể tái tạo lại được vì tế bào sụn khi mất đi là mất vĩnh viễn giống như tổn thương nguyên phát của tổ chức não. Mất sụn khớp do chấn thương sẽ dẫn đến sự chịu lực dưới tiêu chuẩn bình thường.

Gãy ổ cối sẽ làm mất đi ít nhiều tế bào sụn tùy thuộc mức độ trầm trọng của chấn thương. Mục đích của điều trị là làm giảm đi sự tổn thương thứ phát sụn khớp do cọ xát và sự chịu lực không bình thường. Cố gắng tạo ra môi trường lý tưởng cho xương, sụn và phần mềm có thể lành tốt. [35]

Sụn khớp ổ cối thì mỏng ở phía trước và tương đối dày ở phía sau. Tuy nhiên, qua nghiên cứu về áp lực trên bề mặt thì toàn bộ mặt khớp đều giữ vai trò chịu lực quan trọng. Ngay cả khi mất một mảnh nhỏ sụn khớp phía sau cũng làm thay đổi áp lực trên khớp. Khe khớp rộng khoảng 4-5 mm ở phim chụp trước sau, cho thấy chỗ dầy nhất của sụn khớp là trần ổ cối là nơi chịu lực nhiều nhất.

Như vậy cấu trúc quan trọng nhất của ổ cối là sụn khớp. Tuy nhiên, hình dạng của ổ cối với định hướng bất thường của nó so với cổ và chỏm xương đùi cũng có vai trò đặc biệt. Loạn sản xương làm thay đổi hướng ra trước hay ra sau quá mức của khớp sẽ dẫn đến ổ cối không tương thích và làm quá tải áp lực lên sụn khớp. Định hướng của ổ cối cũng dẫn đến những kiểu tổn thương chuyên biệt do chấn thương, ví dụ như nguy cơ trật khớp ra sau khi ổ cối hướng ra sau.

1.1.2 CẤU TRÚC GIẢI PHẪU CỦA Ổ CỐI

Nhìn bên ngoài, khi chỏm xương đùi được lấy ra khỏi ổ cối, thấy ổ cối được giữ bởi hai cánh tay đòn hình Y ngược.

1.1.2.1 Trụ sau:

Trụ sau dày chắc, hình tam giác và thích hợp cho cố định xương bên trong. Bắt đầu ở khuyết hông lớn, mô xương cứng chắc nhất khung chậu trải rộng xuống qua trung tâm ổ cối để đến gai ngồi và ụ ngồi. Mặt trong của nó là vách ổ cối và phần trước của nó là mặt sau của ổ cối.

1.1.2.2 Trụ trước:

Trụ trước trải từ mào chậu đến khớp mu và vách trước ổ cối. Khi xuống đến chậu hông, trụ trước xoay 90? Ngay trên mặt khớp để tiến đến khớp mu. Mặt 5 trước của trụ trước uốn lượn ở bên dưới bó mạch thần kinh. Lồi củ chậu lược là điểm móc để định hướng khi đặt vít dài để cố định trụ trước. Phần trong của trụ trước là viền của chậu hông thật. Ở phía trên, gãy xương trụ trước thường xảy ra ở vùng xương yếu, là nơi giữa những vùng xương dầy của xương cánh chậu, như gãy phía xa gai chậu trước dưới, gãy giữa gai chậu trước trên và trước dưới, giữa gai chậu trước trên và lồi củ chậu, và gãy đoạn gần đối với lồi củ chậu. Về phía xa, gãy trụ trước thường xảy ra ở phía sau bó mạch đùi (thường là gãy hai trụ). Hình 1.2: Hai trụ của ổ cối “Nguồn: Campbell’ Operative orthopedics, (2003)”  [56]

1.1.2.3 Diện vuông:

Xoay nửa khung chậu để xem mặt trong với cấu trúc ba chiều của ổ cối.

Hai trụ nằm hai bên ổ cối và gặp nhau ở giữa tạo nên vách trong ổ cối, đó là diện vuông. Có vấn đề bàn cãi là diện vuông thuộc trụ trước hay trụ sau. Diện vuông được xem như là cấu trúc phụ để ngăn di lệch vào trong của chỏm, đó là vách trong, còn được gọi là trụ mỏng thứ ba [28].

1.1.2.4 Vòm ổ cối hay còn gọi là trần ổ cối:

Nhìn phía bên ổ cối, thấy hình ảnh đặc biệt của mặt khớp, nhất là ở phía trên, nơi chịu lực đó là vòm ổ cối. Vòm ổ cối có ý nghĩa lâm sàng quan trọng, liên quan đến mô xương cứng trải từ nơi gai chậu sau trên đến gai chậu trước dưới và đến trụ sau. Vòm ổ cối, trên phim X-quang trước sau chỉ là một mảnh xương nhỏ có mặt khớp. Tuy nhiên, nó là thành phần quan trọng nhất của ổ cối liên quan đến chịu lực [93].

X-quang có đánh dấu bằng chì cho thấy toàn bộ nơi chịu lực của vòm ổ cối chỉ dầy 2mm. Phim X-quang chụp khớp háng nghiêng và cắt lớp điện toán cho phép ước lượng tốt hơn mảnh xương nhỏ này. Trên hình X-quang ba tư thế, thẳng, chéo chậu và chéo bịt, Matta đề xuất phương pháp đo phần vòm còn lại còn chức năng của ổ cối bị vỡ, từ đó đưa ra chỉ định phẫu thuật hay bảo tồn [76].

Nếu lấy chỏm ra khỏi ổ cối, ta thấy khuyết chỏm là nơi bám của dây chằng tròn. Ở phần xa, khuyết chỏm tiếp giáp với diện vuông ổ cối ở vị trí bờ trên lỗ bịt. Khi lực chấn thương tác động mạnh vào mấu chuyển lớn, chỏm sẽ thúc vào làm thủng diện vuông gây ra trật khớp háng trung tâm [87].

1.1.2.5 Các liên quan của khớp hông

Bao khớp được gắn vào quanh ổ cối bởi viền ổ cối, nơi đây mạch máu nuôi tương đối kém. Viền ổ cối làm ổ cối sâu hơn. Khối cơ mông dày che thành bên ổ cối. Bên dưới lớp cơ là mạch máu cung cấp cho ổ cối. Ở phía trước, tĩnh mạch và động mạch đùi nằm sát phần trước ổ cối. Cơ thắt lưng chậu cũng góp phần bảo vệ phía trước.

Mốc giải phẫu quan trọng là cân cơ chậu lược, cân này chỉ được thấy rõ khi phẫu thuật phía trước ổ cối. Cân cơ chậu lược phân cách bó mạch máu đùi với thần kinh đùi, ở đó thần kinh đùi nằm trong khối cơ thắt lưng chậu. Phía xa, cân này nằm ở mặt phẳng dọc giữa thần kinh và động mạch đùi, khi di chuyển vào trong thì nằm phía dưới của trụ trước để hòa vào màng xương. Để sờ diện vuông ổ cối bằng đường mổ phía trước cần cắt cân cơ chậu lược này, cân chạy ở giữa sau đó xoay dần, gần 90? Bám vào viền chậu và hòa vào màng xương một lần nữa [58].

Có thể bộc lộ toàn bộ cành chậu mu, từ khớp mu đến khuyết hông lớn sau khi bóc tách cân cơ chậu lược. Khi bóc màng xương dọc cành chậu mu có nguy cơ làm đứt nhánh phụ của mạch máu bịt. Những mạch phụ này thông với hệ thống mạch máu chậu trong và chậu ngoài, thông qua đường động và tĩnh mạch bịt. Các mạch máu phụ này thay đổi về kích thước và vị trí. Các mạch này cần được buộc cẩn thận trước khi cắt để phòng chúng co thắt vào trong lỗ bịt, khi ấy chảy máu khó kiểm soát được. 7 Ở phía sau, có mối liên quan giữa các cơ xoay ngắn với thần kinh tọa. Về giải phẫu, có nhiều thay đổi, ví dụ như sự phân nhánh ở cao của thần kinh tọa.

Thông thường, cơ lê rời khỏi chậu hông nơi khuyết hông lớn, cơ này nghiêng 45? Và tạo gân riêng biệt 1-2 cm trước khi bám vào hố lê. Khi cơ lê ra ngoài, có thể bóc tách bằng ngón tay từ khuyết hông lớn thì thần kinh tọa được nhìn thấy ngay bên dưới. Xa hơn, các chân của cơ bịt trong dẫn đường cho phẫu thuật viên đến trụ sau ổ cối. Cơ bịt trong bám vào xương đùi vuông góc, là gân cơ ngắn được bao quanh bởi gân cơ sinh đôi trên và dưới. Thần kinh tọa được che chở một phần bởi cơ bịt trong. Khi cơ bịt trong vào chậu hông nó xoay quanh xương, xuyên qua khuyết hông nhỏ bên dưới, cho phép cử động xoay quanh khuyết hông nhỏ trong túi hoạt dịch của cơ bịt trong. Thường cơ bịt trong ít bị tổn thương, ngay cả khi trụ sau bị di lệch nhiều do chấn thương.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm giải phẫu ổ cối
1.1.1 Sụn khớp
1.1.2 Cấu trúc giải phẫu
1.2 Sinh cơ học của gãy ổ cối
1.2.1 Các kết quả sinh cơ học của gãy ổ cối
1.2.2 Các đặc tính của tiếp xúc trong khớp
1.2.3 Sự mất vững của khớp háng
1.3 Đặc điểm tổn thương giải phẫu
1.3.1 Cơ chế chấn thương
1.3.2 Vị trí thương tổn
1.3.3 Tương thích thứ phát
1.4 Phân loại các gãy ổ cối
1.4.1 Phân loại theo Judet và Letournel
1.4.2 Phân loại theo AO
1.4.3 Quan điểm của Marvin Tile về phân loại gãy ổ cối
1.5 Lịch sử điều trị gãy ổ cối
1.5.1 Thời kỳ điều trị không mổ
1.5.2 Thời kỳ bắt đầu phẫu thuật ổ cối
1.5.3 Các đóng góp của Letournel
1.5.4 Thời đại ngày nay
1.5.5 Tình hình điều trị gãy khung chậu và ổ cối ở Việt Nam
1.5.6 Các phương pháp phẫu thuật
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Khám lâm sàng trước mổ
2.3.2 Chẩn đoán hình ảnh
2.3.3 Chỉ định điều trị bảo tồn
2.3.4 Chỉ định phẫu thuật
2.3.5 Chuẩn bị trước mổ
2.3.6 Thời điểm phẫu thuật
2.3.7 Lập kế hoạch phẫu thuật
2.3.8 Kéo liên tục
2.3.9 Chọn đường mổ thích hợp
2.3.10 Tập vận động sau mổ
2.3.11 Phân loại được sử dụng trong luận án
2.3.12 Đo biên độ vận động khớp háng
2.3.13 Đánh giá cơ năng khớp háng theo Merle D’Aubigné
2.3.13 Xử lý số liệu
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1 Phân bố theo giới
3.2 Phân bố theo tuổi
3.3 Nguyên nhân
3.4 Các dấu hiệu lâm sàng
3.5 Phân loại gãy theo AO
3.6 Di lệch
3.7 Thời điểm phẫu thuật
3.8 Tổn thương phối hợp
3.9 Đường mổ
3.10 Dụng cụ kết hợp xương
3.11 Kết quả X-quang sau mổ
3.12 Kết quả cơ năng
3.13 Thời gian theo dõi
3.14 Biến chứng sau mổ
3.15 Liên hệ giữa di lệch xương với kết quả nắn chỉnh
3.16 Liên hệ thời điểm mổ với kết quả nắn chỉnh
3.17 Liên hệ kiểu gãy với kết quả cơ năng lâm sàng
3.18 Thời điểm mổ và kết quả cơ năng lâm sàng
3.19 Độ di lệch xương với kết quả cơ năng lâm sàng
3.20 Tổn thương phối hợp và kết quả cơ năng
3.21 Liên hệ giữa kết quả nắn chỉnh và kết quả cơ năng
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 Vai trò phẫu thuật trong điều trị gãy ổ cối
4.2 Các vấn đề liên quan đến điều trị phẫu thuật
4.2.1 Chỉ định phẫu thuật
4.2.2 Các yếu tố khác góp phần trong chỉ định phẫu thuật
4.2.3 Chỉ định mổ khẩn cấp các gãy ổ cối
4.2.4 Chống chỉ định phẫu thuật
4.2.5 Chọn đường mổ
4.2.6 Các phương pháp phẫu thuật đã sử dụng
4.2.7 Đánh giá kết quả điều trị gãy ổ cối
4.2.8 Một số yếu tố có ảnh hưởng kết quả
4.2.9 Thời gian theo dõi dài
4.2.10 Các biến chứng có ảnh hưởng xấu đến kết quả
KẾT LUẬN
---------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:
1. Bộ môn giải phẫu-Trường ĐHYD TP. HCM (2001), Atlas Giải phẫu người, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Ngô Bảo Khang (1996), “Điều trị gãy ổ cối bằng phẫu thuật”, Tài liệu hội nghị CTCH tháng 5/1996, Y Học TP. Hồ Chí Minh, ĐHYD TP.HCM tháng 10/1996.
3. Ngô Bảo Khang, Nguyễn Vĩnh Thống (1998), “Phát đồ điều trị gãy khung chậu tại BV. Chợ Rẫy”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học kỹ niệm TP. 300 năm, tháng 10/1998.
4. Ngô Bảo Khang (1999), “Điều trị gãy ổ cối bằng mổ”, Tạp chí Y Học Việt Nam, Đại hội ngoại khoa lần thứ X, 29-30/10/1999, 2, tr. 68-71.
5. Ngô Bảo Khang (1999), “Năm tư thế chụp X-quang chẩn đoán gãy ổ cối”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Hội nghị Khoa học CTCH TP. HCM lần V (kỳ 2).
6. Lương Đình Lâm (1999), “ Nhân 72 trường hợp điều trị gãy khung chậu bằng khung cố định ngoài tự chế”, Tạp chí Y Học Việt nam, Đại Hội ngoại khoa lần X, 2, tr. 77-81.
7. Lương Đình Lâm (2005), “Phẫu thuật can thiệp tối thiểu trong gãy phức tạp ổ cối: nhân hai trường hợp”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 9, phụ bản số 2, tr. 185-188.
8. Lê Ngân (2007), Kết quả điều trị bước đầu trật khớp háng do gãy bờ trên, sau ổ cối hoặc chỏm xương đùi, Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học YD TP. Hồ chí Minh, tr. 59-60.
9. Huỳnh Phiến (1999), “ Nhận xét các trường hợp chấn thương khung chậu vỡ ổ cối được cố định ổ gãy bằng nẹp vít tại BV. Đà Nẳng”, Tạp chí Y Học Việt nam, Đại hội ngoại khoa lần X, 2, tr. 72-76.
10. Trần Phương và cộng sự (2005), “ Đánh giá ứng dụng việc kết hợp xương bên trong các gãy không vững khung chậu”, Chuyên đề Chấn Thương Chỉnh Hình, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản số 2, tr. 160-168.
11. Nguyễn Văn Thạch và cộng sự (2003), “ Nhận xét bước đầu điều trị phẫu thuật ổ cối tại BV. Việt Đức 2002-2003, Tạp chí Y Học Việt Nam, Hội nghị khoa học CTCH toàn quân lần thứ I, tháng 10/2003, tập 292, tr. 213-218.

TIẾNG PHÁP:
12. Benchakroun M., Mafoud M., Kharmaz M. (2003), “ Les fractures du cotyle ( A propos de 60 cas)”, Rev. Maroc. Chir. Orthop. Traumato., 18, pp 21-25.
13. Boutayeb F., Agoumi O. (2007), “ Fracture du col femoral assocíee à une fracture du cotyle homolateral traitée par arthroplastie totale de hanche cimentée”, Rev. Maroc. Chir. Orthop. Traumato., 30, pp 52-53.96
14. Gancel E., Durand M. J. (2008), “ Prothèse total de hanche après fracture du cotyle”, Journées Lyonnaises de chirurgie de la hanche, pp 17-20
15. Laude F. (1996), “ Réduction et osteosynthèse des fractures du cotyle par voie de Kocher Langenbeck. Trucs et astuces”, Maitraise orthopedique, Numero 74 – mai, pp 33-40
16. Matta J. (1998), “ Les voies d’abord chirurgicales des fractures du cotyle et du bassin”, Maitraise orthopedique, Numero 74 – mai, pp 58-64.
17. Judet T., Piriou P., Graff W. (1998), “ Fracture du cotyle et voie d’abord Ilio-inguinale”, Maitraise orthopedique, Numero 74 – mai, pp 83-90.
18. Judet R., Letournel E. (1974), “ Les fractures élementaire”, In: Les fractures du cotyle, Masson et Cie, Paris, 1974, pp 33-84.
19. Judet R., Letournel E. (1974), “ Les fractures complexes”, In: Les fractures du cotyle, Masson et Cie, Paris, 1974, pp 92-183.
20. Judet R., Letournel E. (1974), “ le cotyle chirurgical”, In: Les fractures du cotyle, Masson et Cie, Paris, 1974, pp 5-9.
21. Judet R., Letournel E., Bocquentin J., (1974), “ Radiologie du cotyle”, In: Les fractures du cotyle, Masson et Cie, Paris, 1974, pp 11-26. TIẾNG ANH:
22. Alonso JE (2003). “Pathoanathomy of the acetabulum”. In: Tile Marvin. Fractures of the pelvis and acetabulum, third edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia USA, pp 57-60.
23. Attias N., Lindsey R. W. (2005), “ The use of a virtual three dimentional model to evaluate the intra-osseous space available for percutaneous screw fixation of acetabular fractures”, JBJS-British 87-B(11), pp.1520-1523.
24. Bellabarba C., Berger R. A. (2001), “ Cementless acetabular reconstruction after acetabular fracture”, JBJS-American 83-A(6), pp. 868-876.
25. Berton R. Moed, Paul H. Yu And Konrad I. Gruson (2003)., ”Functional outcomes of acetabular fractures”, JBJS, Am.85: 1879 – 1883.
26. Berton R. Moed and al. (2002), “Results of operative treatment of fractures of the posterior wall of the acetabulum”, JBJS, 752-758.
27. Bhandari M., Matta J. (2006), “ Predictors of clinical and radiological outcome in patients with fractures of the acetabulum and concomitant posterior dislocation of the hip”, JBJS – British, 88-B(12), pp. 1618-1624.
28. Bircher Md, Tile Marvin (2003). “Anatomy of the acetabulum”. In: Fractures of the pelvis and acetabulum, third edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia USA, pp 22-31.
29. Bircher M., Lewis A. (2006), “ Delays in definitive reconstruction of complex pelvic and acetabular fractures”, JBJS-British volume 88-B(9), pp. 1137-1140.97
30. Board T. N., Karva A. (2007), “ The prophylaxis and treatment of heterotopic ossification following lower limb arthroplasty”, JBJS-British volume 89-B(4), pp. 434-440.
31. Borralli J. Jr., Ricci W. M. ( 2005), “ Postoperative radiographic assessment of acetabular fractures: a comparison of plain radiographs and CT scan”, J.Orthop. Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, volume 19(5), pp. 299-304.
32. Borrelli J. J., Ricci W. M. (2006), “ Muscle strengh recovery and its effects on outcome after open reduction and internal fixation of acetabular fractures”, J.Orthop.Trauma, Lippincott Willams & Wilkns, volume 20(6), pp. 388-395.
33. Borrelli J. Jr. (2006), “ Assessment of clinical outcome after acetabular fracture”, Current opinion in orthopaedics, Lippincott Williams & Wilkins, volume 17(1), pp. 6-9.
34. Brian R. Plaisier and al. (2000). “Improved outcome after early fixation of acetabular fractures”. Injury,Int. J. Care Injured 31, 81-84.
35. Brian J. Cole And Malek M. Mike (2005), “Articular cartilage lesion: a practical guide to assessment and treatment”. JBJS, 921-922.
36. Brown G. A., Willis M. C. (2000), “ Computed tomography image guided surgery in complex acetabular fractures”, Clin.orthop.and related research, , Lippincott Williams & Wilkins, volume 370, pp.291-226.
37. Bruce H. Z., Daniel R. S. (2007), “ Acetabular reconstruction: Fixation methods in simple fracture patterns”, ”, Fractures of the pelvis and acetabulum, Informa healthcare USA, pp. 185-224.
38. Bruce H. Z., Daniel R. S. (2007), “ Acetabular reconstruction: Fixation methods in associated fracture patterns”, ”, Fractures of the pelvis and acetabulum, Informa healthcare USA, pp. 225-262.
39. Chang Soo Kang and Byung Woo Min (2002). “Cable fixation in displaced fractures of the acetabulum – 21 patients followed for 2-8 years”. Acta Orthop Scand, 73 (6): 619-624.
40. Cheng S. L., Rosati C. (1995), “ Fatal hemorrhage cause by vascular injury associated with an acetabular fracture”, J.of Trauma-Injury Infection & Critical Care, Lippincott Williams & Wilkins, volume 38(2), pp.208-209.
41. Chip Routt (2005). “Hip socket fracture surgery”. Orthop.Washington.edu/uw/tabl D-3371, January 12,2005.
42. Chiu F. –Y. F. and al. (2000). “Surgical treatment of displaced acetabular fractures – 72 cases followed for 10 years”. Injury, Int. J. Care Injured , Vol. 31 (3), 181-5.
43. Chip Routt M. L. and al (1990). “Operative treatment of complex acetabular fractures”. JBJS, Vol. 72-A (6), 897-904.
44. Dakin G. J., Ebenhardt (1999), “ Acetabular fracture patterns: associations with motor vehicle crash information”, J. Trauma-Injury Infection & Critical Care, Lippincott Williams & Wilkins, volume 47(6), pp.1063.98
45. Daniel S. H., Thomas F. H. (2007), “ Acetabular reconstruction: Surgical approaches”, Fractures of the pelvis and acetabulum, Informa healthcare USA, pp. 169-184.
46. David L. Helfet and al. (1992), “Stabilisation of acetabular fractures in elderly patients”. JBJS, Vol. 74-A (5),
47. Deo S. D. and al. (2001). “Operative management of acetabular fractures in Oxford”. Inj. Int. J. Care Injured, Vol. 32 (7), 581-6.
48. Dirschl D. R. and al. (2004). “Articular fractures”. Journal of the American academy of orthopaedic surgeons, Vol. 12, No 6, 416-423.
49. Dolfi H. (2007), “ Acetabular reconstruction: The geriatric patient”, Fractures of the pelvis and acetabulum, Informa healthcare USA, pp.263-292.
50. Eude P., Trojani C. (2002), “ Percutaneous screw fixation of acetabular fractures under computer tomography guidance”, Seminars in interventional radiology, Musculoskeletal interventional radiology, vol. 19(3), pp. 257-264.
51. Fang-Yao Chiu, Chuan-Mu Chen, Wai-Hee Lo (2000). “Surgical treatment of displaced acetabular fractures – 72 cases followed 10 ( 6-10 ) years”. Injury, Int. J. Care Injured 31, 181-185.
52. Frédéric L(2007). “Reduction and internal fixation of acetabular fractures through the Kocher-Langenbeck approach. Tips and Tricks”.Maitrise orthop. 74_fractures_cotyle/index_us.shtml
53. Georgiadis G. M. (1999), “ The displaced open acetabular fracture: Treatment with immediate open reduction and internal fixation”, J. Trau.-Injury Infection & Critical Care, Lippincott Williams & Wilkins, Vol 47(2), pp.389-392.
54. Giannoudis P. V., Moed B. R. (2007), “ Two level reconstruction of comminuted posterior wall fractures of the acetabulum”, JBJS – British, vol. 89-B(4), pp. 503-509.
55. Giannoudis P. V., Dacosta A. A. (2005), “ Double crush syndrome after acetabular fractures: a sign of poor prognosis”, JBJS – British, vol. 87-B(3), pp. 401-407.
56. Griffin D. B., Beaule P. E. (2005), “ Safety and efficacy of the extended iliofemoral approach in the acetabulum”, JBJS-British vol. 87-B(10), pp. 1391-1396.
57. Gruson K. I., Moed B. R. (2003), “ Injury of the femoral nerve associated with acetabular fracture”, JBJS – American, vol. 85-A(3), pp. 428-4312.
58. Guyton Jl And Crockarell Jr. (2003), “Fractures of Acetabulum and Pelvis”. In: Canale S. Terry. Campbell’s operative orthopaedics, Mosby , Philadelphia USA,Vol. 3, tenth edition, pp 2939-2984
59. Haidukewych G. J., Scaduto J. (2002), “ Iatrogenic nerve injury in acetabular fracture surgery: a comparison of mornitored and unmonitored procedures”, J. Orthop. Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol. 16(5), pp. 297-301.99
60. Hak D. J., Hamel A. J. (1998), “ Consequences of transverse acetabular fracture malreduction on load transmission across the hip joint”, J. Orthop. Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol. 12(2), pp. 90-100.
61. Hardy S. (1997), “ Femoral nerve palsy associated with an posterior wall transverse acetabular fracture”, J. Orthop. Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol. 11(1), pp. 40-42.
62. Harris J. h., Coupe K. J. (2005), “ Acetabular fractures revisited: A new CT – based classification”, Seminars in musculoskeletal radiology, Controversies, vol. 9(2), pp. 150-160.
63. Heeg M., Klasen H. J., Visser J. D. (1990). “Opeative treatment for acetabular fractures”. JBJS, Vol. 72-B, No. 3, 383-6.
64. Im G., Shin Y. (2005), “ Fractures to the posterior wall of the acetabulum managed with screw alone”, J. Trauma-Injury Infection & Critical Care, Lippincott Williams & Wilkins, vol. 58(2), pp.300-303.
65. Issack P. S., Toro J. B., Helfet D. L. (2007), “ Sciatic nerve release following fracture or reconstruction surgery of the acetabulum”, JBJS-American vol. 87(7), pp. 1432-1437.
66. Joseph A. B., Henry J. M. (2005), “ Articular cartilage and osteoarthritis”, Intruction course lectures, American Academy of orthop. surgeon, 54:465-480.
67. Karunakar M. A., Sen A., Kellam J. F. (2006), “Indometacin as prophylaxis for heterotopic ossification after the operative treatment of fractures of the acetabulum.”, JBJS-British vol. 88-B(12), pp. 1613-1617.
68. Kinik H. A. (2005), “ Extensile triradiate approach in the surgical treatment of complex acetabular fractures”, JBJS-British vol. 88-B(Supplement
1), pp. 161.
69. Kyle J. J., Enes M. K. (2007), “ Management of perioperative complications”, Fractures of the pelvis and acetabulum, Informa healthcare USA, pp. 313-338.
70. Letournel E. (2006), “ The classic: Fractures of the acetabulum: A study of a series of 75 cases”, J. Orthop. Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol. 20(1), pp. S15-S19.
71. Levine R. G., Renard R., Tornetta P. (2002), “Biomechanical consequences of secondary congruence after both column acetabular fracture”, J. Orthpaedic Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol. 16(2), pp. 87-91.
72. Madhu R.and al. (2006). “Outcome of surgery for reconstruction of fractures of the acetabulum – The time dependent effect of delay”. JBJS, Vol. 88-B, 1137-1140.
73. Matityahu A., Bruck N. (2006), “ Heterotopic ossification and acetabular fractures”, Current opinion in orthpaedics, Lippincott Willams & Wilkns, vol. 17(1), pp. 34-37.
74. Matta J. M. (1996). “Fractures of the acetabulum: accuracy of reduction and clinical results in patients managed operatively within three weeks after the injury”. JBJS, Vol. 78-A, No. 11, 1632-45.100
75. Matta J. M. (2006), “ Operative treatment of acetabular fractures through the Ilioinguinal approach: A 10-year perspective”, J. Trauma-Injury Infection & Critical Care, Lippincott Williams & Wilkins, vol. 20(1), pp.S20-S29.
76. Matta J. M. (1996), “ The goal of acetabular fracture surgery”, J. Orthop.Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol. 10(8), pp. 586.
77. Mears D. C. (1986). “Assessment and Classification of Injuries”. In: Pelvic and Acetabular Fractures, Slack incorporated, New Jersey 08086, 774-161.
78. Mears (2005). “Surgical treatment of acetabular fractures in elderly patients with osteoporotic bone”. J. American academy of orthop. surgeons, Nov. 1, 2005; 87-B: 1520-1523.
79. Merenyl G., Gergely P. (2006), “ Acetabular fractures – Open reduction or percutaneous technique?”, JBJS – British, vol. 88-B(Supplement 1), pp. 160.
80. Moed B. R. (2007), “ Outcome of posterior wall fractures of the acetabulum”, JBJS – American, vol. 89(6), pp. 1170-1176.
81. Mouhsine E. and al. (2005). “Percutaneous retrograde screwing for stabilization of acetabular fractures”. Int. J. Care Injured, 36, 1330-1336.
82. Mohanty K., Taha W., Powell J. N. (2004). “Non-union of acetabular fractures”. Inj. Int. J. Care Injured, 35, 787-790.
83. Olson S. (2003). “Biomechanics of acetabular fractures”. In: Fractures of the pelvis and acetabulum, third edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia USA, pp 46-49.
84. Oransky M., Sagnuinetti C. (1993), “ Surgical treatment of displaced acetabular fractures: results of 50 consecutive cases”, J. Orthop.Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol. 7(1), pp. 28-32.
85. Patel V., Day A. (2007), “ The value of specific radiological features in the classification of acetabular fractures ”, JBJS-British vol. 89-B(1), pp.72-76.
86. Paul E. Beaulé, Frederick J. Dorey, Joel M. Matta (2003), “Letournel Classification For Acetabular Fractures”, The Journal of Bone and Joint Surgery, 1704-1709.
87. Peter G. Carnesale and al. (1975).”Acetabular disruption and central fracture-dislocation of the hip”. JBJS, Vol. 57-A, No. 8.
88. Plaisier B. R. and al. (2001). “Improved outcome after early fixation of acetabular fractures”. Inj. Int. J. Care Injured, 3, 81-84.
89. Reilly MC (2006). “Fractures of the acetabulum”. In: Bucholz RW, Heckman JD. Rockwood and Green’s Fractures in adults, Vol. 1, sixth edition, Lippincott William & Wilkins, Philadelphia USA, pp 1665-1714.
90. Rommens, Pol (2004). “The Kocher-Langenbeck approach for the treatment of acetabular fractures”. European Journal of Trauma, Vol. 30, No. 4, 265-273.101
91. Rommens P.M. & M. Tile, F. Laude & C. Matimbeau (2003). “A short history of pelvic trauma surgery”. Dialogue 2/2003.
92. Sanders M., Starr A. J. (2006), “ Percutaneous screw fixation of acetabular fractures in elderly patients”, Current opinion in orthpaedics, Lippincott Willams & Wilkns, vol.17(1), pp. 17-24.
93. Scott A. A., David J. H. (2007), “ Classification of acetabular fractures”, ”, Fractures of the pelvis and acetabulum, Informa healthcare USA, pp.141-158.
94. Spencer R. F. (1989). “Acetabular fractures in older patients”. JBJS, Vol. 71-B, No. 5, 774-776.
95. Steven A. O. (2007), “ Diagnosis and treatment of acetabular fractures: Historic review”, Fractures of the pelvis and acetabulum, Informa healthcare USA, pp. 127-140.
96. Stockle U., Hoffmann R. (2002), “ Treatment of complex acetabular fractures through a modified extended iliofemoral approach”, J. Orthop.Trauma, Lippincott Willams & Wilkins, vol.16(4), pp. 220-230.
97. Swanson M. A., Huo M. H. (2006), “ Conversion total hip replacement following previous acetabular fractures”, Current opinion in orthpaedics, Lippincott Willams & Wilkns, volume 17(1), pp. 31-33.
98. Tile M. (2003). “Cerclage wire”. In: Fractures of the pelvis and acetabulum, third edition, Lippincott William & Wilkins, Philadelphia USA, pp 658 –  662.
99. Tile Marvin (2003). “Anatomy of the pelvic ring”. In: Fractures of the pelvis and acetabulum, third edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia USA, pp 12-21.
100. Tile M. (2003).”Describing the injury: Classification of acetabular fractures”. In: Tile Marvin. Fractures of the pelvis and acetabulum, third edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia USA, pp 427-475. -
------------------------------
keyword: download luan an tien si, y hoc,chuyen nganh, chan thuong, chinh hinh,danh gia, ket qua, dieu tri, gay o coi, nguyen vinh thong


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY Ổ CỐI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể