Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, triet hoc, chuyen nganh, cn dvbc & cndvls, chu nghia, mac‐lenin, tu tuong, ho chi minh, ve ton giao, va viec thuc hien,chinh sach, ton giao, doi voi, dao tin lanh, o gia lai, hien nay, nguyen thai binh


CH NGHĨA MÁCLÊNIN, TƯ TƯỞNG  H CHÍ MINH V TÔN GIÁO VÀ VIC THC HI CHÍNH SÁCH TÔN GIÁĐI VĐO TIN LÀNH  GIA LAI HIN NAY

Người hướng dn khoa hc:1. PGS.TS. NGUYN TH NGHĨA, 2. TS. HÀ THIÊN SƠN 



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mấy thập kỷ gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lý giải trên cơ sở khoa học. Tôn giáo đang là những vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học và quản lý trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Có tình hình đó không chỉ do sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nước, mà còn vì trong thời đại ngày nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi và có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, tình hình đại thể, cũng như vây.

 Những “tình hung có vđ ở trần thế vừa khơi dậy nhu cầu khôi phục, gìn giữ và phổ cập các giá trị nhân bản đáng trân trọng của tôn giáo, vừa làm tấy phát những mặt tiêu cực, lỗi thời trong quan niệm, niềm tin tôn giáo làm xuất hiện nhiều “đim nóng v tôn giáo. Chính vì vậy, trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta có một trong những nội dung là đổi mới nhận thức về tôn giáo. Mục đích của sự đổi mới đó là tiếp cận đầy đủ hơn lý luận khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, lấy đó làm cơ sở để Đảng và Nhà nước bổ sung và thực hiện chính sách đối với tôn giáo - một chính sách tác động đến một bộ phận khá động đảo nhân dân ở phần rất sâu xa trong tâm thức của họ và luôn là vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống hàng ngày của họ; Một chính sách mà kẻ thù luôn tìm cách đối lập, xuyên tạc, lợi dụng để phá hoại sự phát triển của đất nước ta, nhất là trong âm mưu, thủ đoạn “din biến hoà bình  hòng lật đổ chế độ ta hiện nay.

Gia Lai là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và cũng là nơi tồn tại nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong các tôn giáo ngoại nhập hiện có ở Gia Lai, đạo Tin lành có lịch sử du nhập muộn nhất, nhưng sau khi du nhập đạo Tin lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong những năm gần đây, đạo Tin lành phát triển với tốc độ nhanh, trên diện rộng và đã gây ra nhiều tác động tiêu cực về tư tưởng chính trị và văn hóa - xã hội, như phá vỡ những tín ngưỡng tôn giáo truyền thống và làm mai một các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số; Làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc gây mất đoàn kết nội bộ trong từng gia đình, dòng họ, buôn làng, giữa những người theo đạo và những người không theo đạo,…điều đó đang tiềm tàng nguy cơ gây mất ổn định về chính trị-xã hội của tỉnh, tạo kẽ hở cho bọn xấu khai thác lợi dụng.

Thực tế thời gian qua, các thế lực thù địch và bọn phản động quốc tế đang tìm mọi cách lợi dụng việc truyền đạo và theo đạo ở những vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện các ý đồ chính trị chống phá nhà nước ta, điển hình như vụ gây bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vào đầu năm 2001 và 2004. Do đó, việc đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai gia nhập đạo Tin lành một cách ồ ạt, nhanh chóng đang là vấn đề tư tưởng, chính trị - xã hội rất phức tạp, liên quan đến chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo cả trước mắt lẫn lâu dài.

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu “Quan đim Mác- Lênin và tư tưởng H Chí Minh v tôn giáo, vic thc hin chính sách tôn giáđi vđo Tin lành Gia Lai hin nay  là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khác nhau. Do 4 cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên có nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo.

Lý luận mác-xít về tôn giáo là một bộ phận hợp thành của thế giới quan mác-xít đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong hàng loạt tác phẩm. Với thế giới quan duy vật biện chứng, các tác giả này đã phân tích bản chất, nguồn gốc và vai trò của tôn giáo nói chung trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đối với vấn đề nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, các nhà tôn giáo học mác-xít đã đạt được nhiều thành tựu với nhiều công trình khảo cứu có giá trị được xuất bản. C. Mác và Ph. Ăngghen về tôn giáo (Nguyễn Đức Sự chủ biên) Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Viện Nghiên cứu tôn giáo xuất bản cuốn: Hồ Chí Minh và vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nhà xuất bản khoa học xã hội, năm 1998. Viện nghiên cứu tôn giáo “V Tôn giáo  do Nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản 1994 và “Nhng vđ tôn giáo hin nay, Nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản 1994. Lưu Kiến Quân, “Quan nim v tín ngưỡng ca C. Mác-Ph. Ăngghen, Thông tin lý luận, số 3-1997. Ngô Hữu Thảo, Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng, Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 4-1999.

Đặng Nghiêm Vạn, Bản chất và biểu hiện của tôn giáo, Tạp chí Triết học, số 4-1993. Trong các năm 20002002, các cuốn sưu tập về chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo liên tiếp ra mắt bạn đọc như: C. Mác, Ph. Ăngghen và Lênin về tôn giáo, PGS. Nguyễn Đức Sự (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2000. C. Mác, Ph Ăngghen và Lênin về tôn giáo, Nhà xuất bản tôn giáo, Hà Nội, 2001. Đặc biệt, có một cuốn sách của Viện Mác-Lênin Trung Quốc giới thiệu: Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 do Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch …

Tập bài giảng tôn giáo học 5 của Nguyễn Hữu Vui - Trương Hải Cường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nhà nước và giáo hội, Nhà xuất Tôn giáo, Hà nội, 2003; Paul Poupard, Các tôn giáo (bản dịch của Nguyễn Mạnh Hoà), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 1999. Bùi Thị Kim Quỳ, Mối quan hệ thời đại dân tộc tôn giáo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002. Viên thông tin khoa học xã hội, tôn giáo và đời sống hiện đại, Hà Nội, tập1 và tập 2,1997; Tập 3 (1998); Tập 4 (2001). Ngoài ra còn có hàng loạt bài viết như Nguyễn Chính, Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 6-1998. Nguyễn Đức Lữ, Sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong thời đại ngày nay, Tạp chí Thông tin lí luận, số 11-1997. Nguyễn Hữu Vui, “Tôn giáo và đđc - Nhìn t mt triết hc, Tạp chí triết học, số 4-1993.

Đỗ Quang Hưng, “Tư tưởng H Chí Minh v vđ tôn giáo, tín ngưỡng, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1-1999. A. Xuhốp, Nguồn gốc nhận thức luận của tôn giáo, Văn Phủng dịch, Tạp chí Học tập, số 7-1960. Ôpơrescô, Chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, Tạp chí Học tập, số 12-1961 v.v.. . Các công trình đó đã làm rõ những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất cũng như cơ sở tồn tại của tôn giáo nói chung.

Chính sách tôn giáo là một vấn đề rất quan trọng trong việc chuyển hoá quan điểm, đường lối vào đời sống thực tiễn. Chính sách tôn giáo phù hợp có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tôn giáo.

Năm 1988, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuốn Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Đạo Thiên chúa giáo của Nguyễn Văn Đông. Ban Tôn giáo Chính phủ, Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội,2003. Đáng chú ý hơn, cuốn “Lý lun v tôn giáo và tình hình tôn giá VitNam  của GS Đặng Nghiêm Vạn do Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,  2007 có phần thứ sáu bàn về “Chính sách tôn giáo”  và “Chính sách t do tôn giá Vit Nam, nhưng khuôn khổ đề cập cũng khiêm tốn trong tổng thể một công trình chung, rộng như tên cuốn sách. Năm 1988, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn Tôn giáo thế giới và Việt Nam, của tác giả Mai Thanh Hải, cũng đã dành phần V để nói về tình hình và chính sách tôn giáo của một số nhà nước. Ngoài ra, phải kể đến cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam của Ban Tôn giáo Chính phủ (in nội bộ).

Đây là tài liệu khái quát lịch sử và hiện trạng sáu tôn giáo lớn ở nuớc ta, cùng những nét khá quan trọng trong chính sách, thái độ ứng xử của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Công trình “Lý lun v tôn giáo và chính sách tôn giá Vit Nam  do Nhà xuất bản tôn giáo xuất bản 2007 cũng đã dành phần phụ lục để in các Chỉ thị và Nghị định, Pháp lệnh tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.. Những tác phẩm trên đã chỉ ra quá trình Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng, phát triển và hoàn thiện đường lối, chính sách, chủ trương và giải pháp cho công tác tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử trên phương diện chung của một quốc gia.

Là một tôn giáo lớn ở Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng, đạo Tin lành đã thu hút sự quan tâm của không ít các nhà khoa học ở trong và ngoài nước; Khá nhiều vấn đề nghiên cứu vấn đề này, trong đó phải kể đến các công trình sau: Nguyễn Thanh Xuân, Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2002; Nông Văn Lưu, Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, đề tài khoa học cấp bộ, Mã số: 93 002, Hà Nội 1995.

Đây là đề tài nghiên cứu về đạo Tin lành gắn với một địa phương khá sớm ở nước ta, tuy phạm vi nghiên cứu giới hạn các tỉnh miền núi phía Bắc 7 nước ta, nhưng công trình có tính gợi mở cho hướng nghiên cứu mới. Như là sự tiếp nối công trình Đạo Tin lành với các dân tộc ít người vùng Nam Trường sơn - Tây Nguyên của tác giả Đỗ Hữu Nghiêm, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh xuất bản 1995, khi tác giả nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành ở vùng miền núi phía Nam Trường Sơn -Tây Nguyên, lý giải và tìm ra nguyên nhân đạo Tin lành phát triển mạnh ở vùng các dân tộc thiểu số sinh sống. Một số vấn đề về tôn giáo Tin lành ở Tây Nguyên - Ban dân vận Trung ương- Ban tôn giáo Chính phủ 1994.

Tiếp đến là đề tài cấp nhà nước là Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý do Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện năm 1998, đã chú trọng tìm hiểu, khai thác sâu mối quan hệ trực tiếp giữa đạo Tin lành với các lĩnh vực chính trị, đời sống xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách kinh tế văn hoá - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên - những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Tiến sĩ Hoàng Tăng Cường làm chủ nhiệm đề tài.

Tác giả của công trình đã chú trọng nghiên cứu tác động của đạo Tin lành đối với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố ảnh hương tiêu cực, phát huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực đế việc thực hiện chính sách kinh tế, văn hoá- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Đề tài khoa học cấp Bộ: Đạo Tin lành những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, thạc sĩ Lại Đức Hạnh chủ nhiệm đề tài. Công trình này đi sâu nghiên cứu bối cảnh ra đời của đạo Tin lành, đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức giáo hội của đạo Tin lành.. .

Từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo an ninh trật tự ở vùng có đạo Tin lành. Nguyễn Văn Lai với Luận văn thạc sỹ triết học của mình: Đạo Tin lành trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên 8 hiện nay, năm 2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai có báo cáo tổng hợp: Tìm hiểu thực trạng vấn đề tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc trong phát triển hiện nay ở Gia Lai. Đề tài khoa học cấp Bộ (mã số: BA 050-001) Đạo Tin lành ở Gia Lai những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, trật tự, Đại tá Đinh Ngọc Tùng, Giám đốc Công an tỉnh Đăk Nông, Nguyên Phó Giám đốc công an tỉnh Gia Lai chủ nhiệm đề tài.

Công trình này tập trung đánh giá thực trạng vấn đề phát triển đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai, những ảnh hưởng của nó đối với an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề ra giải pháp công tác an ninh, chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu hoạt động lợi dụng việc phát triển đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số Gia Lai vì mục đích chính trị phản động. Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo của Đoàn Triệu Long, Hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép ở Gia Lai- thực trạng và giải pháp, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề truyền đạo trái phép và đấu tranh chống truyền đạo trái phép trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Các tài liệu trên là hết sức giá trị, tạo nên cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hầu hết các đề tài đều hoặc nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô; Hoặc nghiên cứu ở những giác độ nhất định, một địa bàn cụ thể.

Tuy vậy, tình hình tôn giáo ở nước ta cũng diễn biến phức tạp trong một thế giới đang đầy biến động, lại phải chuyển mình một cách khôn ngoan và kịp thời từ một nước mà công nghiệp ở một điểm xuất phát thấp để hội nhập vào một thế giới hiện đại. Nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tôn giáo, đang diễn ra dưới dạng khác với nhận thức của chúng ta (A. Malraux). Đó là điều phản ánh đầy đủ tính lịch sử và tính biện chứng của chủ nghĩa Mác, khi C. Mác phát biểu: “Con người chính là thế gii nhng con người, là nhà nước, là xã hi. Nhà nướy, xã hy sn sinh ra tôn giáo  [92, tr. 226]. Nên khi nghiên cứu tôn giáo, không thể bỏ qua những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, đồng thời cũng phải từ thực tiễn để làm phong phú thêm lý luận. Từ thực tế đó, luận án được triển khai trên cơ sở kế thừa, học hỏi những lý luận chung và kinh nghiệm của các nhà khoa học đi trước, từ đó phát triển một hướng đi khá độc lập cho mình, đó là đi sâu nghiên cứu Quan điểm Mác -Lênin và Tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Luận án trình bày một cách có hệ thống các luận điểm về tôn giáo của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và các chính sách cơ bản của Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và tôn giáo Tin lành nói riêng. Tổng kết thực tiễn công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai, từ đó đề xuất việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay.
-----------------------------------------------

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6. Cái mới của luận án
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
8. Kết cấu của luận án
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo
1.2. Tính chất, chức năng, đặc điểm và vai trò của tôn giáo
1.3. Một số hình thức tôn giáo trong lịch sử
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
1.5. Thái độ của đảng mác – xít với tôn giáo
Kết luận chương
CHƯƠNG 2: ĐẠO TIN LÀNH VÀ SỰ DU NHẬP, PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI
2.1. Khái quát về đạo Tin lành
2.2. Sự du nhập và phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai
Kết luận chương
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở GIA LAI HIỆN NAY
3.1. Quan điểm và chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam
3.2. Việc thực hiện chính sách tôn giáo Tin lành ở Gia Lai
3.3. Những hạn chế trong quá trình giải quyết vấn đề phát triển trái phép đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai
3.4. Những giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành ở Gia Lai hiện nay
Kết luận chương
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban tôn giáo Chính phủ(1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội
2. Ban tôn giáo tỉnh Gia Lai (1998), Nghiên cứu thực chất phát triển đạoTin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai và đề xuất giải pháp, Buôn Mê Thuộc
3. Ban tư tưởng-Văn hoá trung ương (2003), Tài liệu học tập các nghị quyết hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX (Dùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Báo Cứu quốc, ngày 14-15 tháng 1 năm 1946.
5. Báo Cứu quốc, ngày 27 tháng 9 năm 1946 .
6. Báo Nhân dân, số ra ngày 25-3-1951.
7. Báo Nhân dân, số ra ngày 16-20/10/1953.
8. Báo Nhân dân, ngày 27-11-1955.
9 Báo nhân dân ngày 11-10-2004 Tuyên bố ASEM về đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh.
10. Trần Văn Bính (chủ biên) (2006), Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
11. Nguyễn Thành Cam chủ nhiệm đề tài (2006), Tìm hiểu thực trạng vấn đề tôn giáo và dân tộc trong phát triển hiện nay ở Gia Lai,
12. Cục thống kê Gia Lai (2008), Niên giám thống kê 2007.
13. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.   204
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương khoá 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
 20. Bế Viết Đẳng chủ biên (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Văn Đồng (1983), Tổ quốc ta nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sỹ, Nxb Văn học, Hà Nội.
22. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. Gia lai (2006), Tiềm năng và cơ hội đầu tư.
24. Hiến pháp Việt Nam (1995) (năm 1946, 1954, 1980 và 1992) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993. 
.....
---------------------------------
keyword: download luan an tien si, triet hoc, chuyen nganh, cn dvbc & cndvls, chu nghia, mac‐lenin, tu tuong,  ho chi minh, ve ton giao, va viec thuc hien,chinh sach, ton giao, doi voi, dao tin lanh, o gia lai, hien nay, nguyen thai binh 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể