Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, lich su,chuyen nganh, lich su viet nam,quan he thai lan, viet nam,1976, 2004,thananan boonwanna

Chuyên ngành   : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 5.03.15

QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM ( 1976-2004 ) 


DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Về vị trí địa lý, Thái Lan và Việt Nam không có chung biên giới đất liền, bị tách riêng biệt bởi Lào và Campuchia. Tuy nhiên, cả hai cùng nằm trong vùng Đông Nam Á, nơi gần nhất chỉ cách nhau vài kilômét đường biển, hơn nữa, giữa hai nước lại có những đường giao thông tự nhiên tương đối thuận lợi như song Mêkông và đường biển ven bờ. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để mối quan hệ giữa hai nước được hình thành từ khá sớm.

Ngay khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp từ cuối thế kỉ XIX, nhiều đoàn thể yêu nước của Việt Nam đã lựa chọn Thái Lan là nơi hoạt động chính trị, mua vũ khí hoặc tập hợp dân Việt Nam cư trú tại Thái Lan quay về chống lại Pháp, trong số đó có đoàn thể của Hồ Chí Minh. Khi Hồ Chí Minh tuyên bố Tuyên ngôn độc lập ngày 2 1945 sự kiện này, một mặt đưa đến bước ngoặt lớn, vĩ đại và vẻ vang cho sự nghiệp đấu tranh vì tự do, độc lập, của dân tộc ViệtNam, mặt khác, vì một số nguyên do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại bị cô lập về ngoại giao, chính lúc đó Việt Nam được chính phủ Thái Lan do ông Priđi Phanômyông lãnh đạo cho phép đặt cơ quan đại diện, hoạt động chính trị - ngoại giao tự do ở Băng Cốc vào năm 1946. Trong bối cảnh ấy có thể nói Thái Lan là cửa ngõ đầu tiên để Việt Nam đi ra thế giới.

Vào năm 1950, quan hệ tốt đẹp giữa hai nước bị chấm dứt ngay sau khi Thái Lan ngã hẳn sang lập trường thân Mỹ dưới thời chính phủ P. Phibun Sôngkham (1948-1957), tuyên bố công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại vào ngày 28 1950 do Pháp ủng hộ. Một số nhóm trong Hội đồng Bộ trưởng Thái Lan phản đối chính sách của chính phủ P. Phibun Sôngkham, trong số đó ông Pốt Sarasin, Bộ trưởng Bộ ngoại giao đã xin từ chức vì không đồng ý với việc làm - 2 - của Thủ tướng P. Phibun Sôngkham. Vì thế, trong hơn 26 năm sau đó (19501976), quan hệ giữa hai nước luôn căng thẳng, thậm chí có lúc thù địch mà một phần nguyên nhân còn do hoàn cảnh Chiến tranh lạnh gây ra.

Ngày 2 1976, đất nước Việt Nam thống nhất về mặt nhà nước. Một tháng sau (ngày 6 1976) Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó quan hệ toàn diện của hai nước trải qua nhiều giai đọan thăng trầm, có lúc tốt đẹp, nhưng cũng vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn, nhất là vào cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980, trong đó nổi lên vấn đề Campuchia. Cái gọi là “Vấn đề Campuchia” không phải vấn đề mâu thuẫn trực tiếp giữa Việt Nam và Thái Lan, mà là một vấn đề khá phức tạp bởi liên quan đến nhiều nước, nhiều thế lực trong và ngoài khu vực.

Đây là vấn đề khá hấp dẫn mà chúng tôi muốn tìm hiểu sâu sắc để làm sáng tỏ thêm, hoặc ít nhất cũng giải quyết những câu hỏi cơ bản như: Tầm quan trọng của “vấn đề Campuchia”  đối với hai bên; “Vấn đề Campuchia”  có ảnh hưởng như thế nào đối với quan hệ Thái Lan – ViệtNam…Cho đến nay, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc những vấn đề này - cả trong và ngoài nước Việt Nam.

Từ cuối những năm 1980 trở đi là thời kỳ hai bên cố gắng giải quyết những hậu quả do cái gọi là “vấn đề Campuchia”  để lại nhằm tiến tới bình thường hoá và phát triển quan hệ mọi mặt do lợi ích của hai nước. Nhìn chung quan hệ song phương giữa Thái Lan và Việt Nam thời kỳ này phát triển tốt, song, yêu cầu khoa học cũng đặt ra việc xem xét từng giai đoạn cụ thể của mối quan hệ, tương ứng với chính sách của từng nhiệm kỳ chính phủ của Thái Lan, kể từ chính phủ Chatchai Chunhavăn (1988-1991) Đến chính phủ Taksin Shinawatra (2001-2004). -

Quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1976 trở đi tuy đã được đề cập ít nhiều trong một số công trình nghiên cứu, nhưng nhìn chung chưa được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc, thậm chí chưa có công trình nghiên cứu nào khai thác tư liệu phía Thái Lan. Như đã biết, quan hệ quốc tế không bao giờ diễn ra một chiều nhưng trong bối cảnh cụ thể ở Việt Nam, chiều thứ hai hầu như chưa được công trình nghiên cứu nào đề cập đến đầy đủ, chính xác. Mặt khác, các công trình đã có cho thấy các nhà nghiên cứu đều đề cập đến quan hệ Thái Lan -Việt Nam hoặc Việt Nam -Thái Lan từ những năm 1990 trở đi, trong khi đó thiếu sự hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ này giai đoạn từ năm 1990 trở về trước.

Xuất phát từ những lý do và cách đặt vấn đề như trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1976 - 2004”  làm đề tài luận án tiến sĩ sử học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Như đã biết, Thái Lan và Việt Nam là hai nước nhỏ, nhưng luôn có vị trí nhất định trong chiến lược của các nước lớn, thường chịu tác động của mối quan hệ căng thẳng hay hoà hoãn giữa các nước lớn, nhất là các siêu cường như Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc v.v… Vì vậy, vấn đề quan hệ Thái Lan – Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các học giả cả trong nước Việt Nam lẫn Thái Lan.

Những công trình này là một nguồn tư liệu tham khảo, đối chứng, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề quan trọng khi chúng tôi thực hiện đề tài này. Ở Thái Lan đã xuất bản cuốn sách của Tiến sĩ Hoàng Khắc Nam với tên đề tài “Nguồn gốc của sự phát triển quan hệ Thái Lan - Việt Nam năm 1976 -2000”  (Nxb Viện Châu Á học ĐH Chulalôngkon và Đại sứ quán tại thủ đô Hà Nội, 2007, dịch từ cuốn sách “Quan hệ Việt Nam - Thái Lan năm 1976-2000, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH quốc gia Hà Nội, 2007). Ngoài ra có thể kể đến - 4 - dưới đây những công trình của Thanyathip Sriphana cho thấy sự quan tâm đặc biệt của tác giả này đến việc tìm hiểu mối quan hệ Thái Lan-Việt Nam.

1. “Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong vòng 50 năm” (Tài liệu Xêmina của Viện Châu Á học – Chulalôngkon, 1995), trình bày tổng quát quan hệ Việt Nam -Thái Lan từ năm 1945-1995.

2. “Quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau cải cách kinh tế Việt Nam”  (Viện Châu Á học - Chulalôngkon, 1998), nhấn mạnh quan hệ Thái Lan và Việt Nam về mặt chính trị và kinh tế ở tầm song phương sau năm 1986 trở đi (kết thúc cuối những năm 1990).

3. “Việt kiều ở Thái Lan với quan hệ Thái Lan - Việt Nam (Nxb Châu Á học, Chulalôngkon, 2005) ….

Bên cạnh đó còn có một số công trình kể cả luận văn có liên quan rải rác đến nội dung của đề tài như: ”Quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam thập kỷ hiện tại và phương hướng hợp tác trong tương lai” (bao gồm các tài liệu Xêmina chuyên môn nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan và CHXHCN Việt Nam ngày 6 1996 – do Đại học Thămmasat và Bộ ngoại giao Thái Lan tổ chức). ”Thái Lan với các nước láng giềng Đông Dương” của Khachătphay Burutpat (Nxb Prepittaya, Băng Cốc, 1988). ”Sự thay đổi về chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội đại biểu lần thứ VI (1986) “ của Chơtkiệt Atthakon (Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị ĐH Thămmasat – 1993). ”Chính trị nội bộ của Thái Lan với việc thi hành chính sách kinh tế của Thái Lan với Việt Nam năm 1988-1997” của Naparat Phiravatthanakoon (Luận văn thạc sĩ ĐH Chulalôngkon, 2001). ”Việc điều chỉnh chính sách ngoại giao của Thái Lan đối với Việt Nam” của Somporn Buasak (Luận văn thạc sĩ khoa ngoại giao ĐH Chulalôngkon, 1987) … Tất cả những nguồn - 5 - tài liệu trên rất cần thiết giúp chúng tôi có cái nhìn cơ bản và sâu sắc hơn đến vấn đề mà đề tài quan tâm.

Trong các tài liệu ở Việt Nam có thể thấy cuốn sách “Quan hệ Việt NamThái Lan năm 1976-2000”  (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH quốc gia Hà Nội-2007) Của Hoàng Khắc Nam là một công trình phản ánh khá sâu sắc những quan điểm của học giả Việt Nam về quan hệ Việt Nam-Thái Lan.

Tuy nhiên cuốn sách này chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ từ sau năm 1976 là thời điểm hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và dừng lại ở thời điểm năm 2000.

Ngoài ra có thể kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Tương Lai “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm 90”  (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội- 2001), khái quát về quan hệ chính trị, ngoại giao và nhấn mạnh quan hệ kinh tế, trong đó có thương mại và đầu tư. Mặc dù công trình cũng góp phần giúp chúng tôi hiểu biết về quan hệ Việt Nam – Thái Lan thời kỳ mới nhưng công trình này cũng chưa làm sáng tỏ thêm nhiều những yếu tố đối ngoại và đối nội của Việt Nam và Thái Lan đưa đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai bên. Bên cạnh đó cuốn sách “Việt Nam – ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương”  của Vũ Dương Ninh (chủ biên) (Nxb Chính trị quốc gia – 2004), khái quát quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN, trong đó có một phần viết về quan hệ Việt Nam – Thái Lan (của tác giả Hoàng Khắc Nam) Nhưng chưa tập trung đề cập đến vấn đề mà luận án quan tâm.

Cuốn sách của Lưu Văn Lợi Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995 (tập II) Ngoại giao Việt Nam 1975-1995” (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội -1998), trình bày khái quát chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1995, trong đó đề cập đến vấn đề Campuchia, việc điều chỉnh các quan hệ Việt -Trung, quan hệ Việt – Mỹ, việc Việt Nam hội nhập khu vực và chính sách cải cách kinh tế (đổi mới) …, cung cấp cho chúng tôi sự hiểu - 6 - biết về những yếu tố đưa đến việc Việt Nam điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Đặc biệt có giá trị là những tài liệu liên quan trực tiếp đến đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam, các “Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX)”  của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia – 2005).

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – ASEAN nói chung và quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1945 đến năm 2004, nói riêng ở Việt Nam cho thấy còn ít và khá hạn chế trong việc sử dụng những nguồn tư liệu gốc, nhất là những tư liệu thời kỳ chiến tranh (những năm 1940, 1950, 1960, 1970 và đầu những năm 1980). Vì vậy, chúng tôi chủ yếu khai thác dạng tài liệu này ở Thái Lan, đặc biệt là giai đoạn đầu những năm 1980 trở về trước để nhằm giải quyết những khoảng trống khoa học về quan hệ Thái Lan – Việt Nam mà đề tài giới hạn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Như tên đề tài của luận án đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2004 trên tất cả mọi phương diện. Để làm rõ những vấn đề về lịch sử quan hệ hai quốc gia này, tất nhiên không thể tách rời việc nghiên cứu bối cảnh lịch sử của thế giới nói chung và Châu Á nói riêng trong giai đoạn lịch sử mà luận án đặt ra và xem đó là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến mối quan hệ.

Đặc biệt, luận án của chúng tôi dành sự tập trung chú ý nhiều việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Thái Lan với Việt Nam và của Việt Nam với Thái Lan. Việc xác định này là xuất phát từ đặc thù của quan hệ Thái Lan – ViệtNam, cho thấy, trong toàn bộ lịch sử mối quan hệ, các quan hệ chính trị, ngoại giao luôn là mặt quan trọng, nổi trội, thậm chí là duy nhất của quan hệ Thái Lan Việt Nam trong một số những thời điểm đặc biệt. Do đó, trong khi xem xét quan hệ này trên tất cả mọi phương diện, luận án dành sự quan tâm chú ý nhiều nhất vào quan hệ chính trị, ngoại giao và một phần dành cho tổng quát quan hệ kinh tế và sự hợp tác về chuyên môn.

Về thời gian, tuy luận án xác định phạm vi nghiên cứu là từ năm 1976, là năm hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, kết thúc năm 2004 tức là thời kỳ lãnh đạo của chính phủ Thái Lan Taksin Shinawatra (năm 2001 – 2004), nhưng chúng tôi quan niệm rằng để hiểu được toàn bộ vấn đề mà luận án đặt ra không thể không đề cập đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn năm 1945 – 1976, chủ yếu thông qua tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ quốc gia Thái Lan.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, cụ thể là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp so sánh, thống kê và phương pháp liên ngành cũng được sử dụng để xử lý nguồn tài liệu và giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra.

5. Nguồn tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: Ở Việt Nam, như chúng ta đã biết những tài liệu nghiên cứu chi tiết về quan hệ Thái Lan – Việt Nam còn khá hạn chế, nhất là tài liệu đầu những năm 1980 trở về trước. Chúng tôi cố gắng khai thác trên các báo, tạp chí ở các thư viện như: Thư viện Khoa học tổng hợp, thư viện Khoa học xã hội và nhân văn tạiTP. Hồ Chí Minh nhưng lượng tư liệu này không nhiều, thậm chí chúng tôi cũng đã cố gắng tham khảo và khai thác tối đa tư liệu từ các bài viết trong một số cuốn sách nghiên cứu về quan hệ Việt Nam-Thái Lan và quan hệ Việt Nam – ASEAN. Các tài liệu liên quan đến quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ đầu những - 8 - năm 1980 trở đi chủ yếu được tham khảo từ các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), đây là những tư liệu rất quí giá trong việc tìm hiểu chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dựa vào các tài liệu trên mạng internet, trong đó chủ yếu là các trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam v.v…
-----------------------------------------------------
MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Nguồn tài liệu
6. Những đóng góp của luận án
7. Bố cục luận án
Chương 1: QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1976
1.1. Quan hệ giữa chính phủ Thái Lan thời kỳ ông Priđi Phanômyông với ViệtNam Dân Chủ Cộng hoà dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, Thái Lan trước năm 1946
1.1.2. Chính phủ Priđi Phanômyông năm 1946 và quan hệ Thái Lan – ViệtNam thời gian này
1.1.2.1. Thành lập cơ quan đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh tại Băng Cốc năm 1946
1.1.2.2. Chính phủ Priđi Phanômyông giúp đỡ các phong trào cứunước Việt Nam, Lào và Campuchia
1.1.2.3. Giúp đỡ dân tản cư Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứhai
1.2. Vấn đề Thái Lan tuyên bố công nhận chính phủ Bảo Đại năm 1950
1.2.1. Hoàn cảnh quốc tế và khu vực thời kỳ Chiến tranh lạnh
1.2.2. Sự phân hoá trong chính phủ Thái Lan xung quanh việc công nhậnchính phủ Bảo Đại
1.2.2.1. Hội nghị Hồi đồng bộ trưởng lần thứ nhất về vấn đề côngnhận chính phủ Bảo Đại
1.2.2.2. Hội nghị Hồi đồng bộ trưởng lần thứ hai về vấn đề công nhậnchính phủ Bảo Đại
1.2.2.3. Hội nghị Hồi đồng bộ trưởng lần thứ ba về vấn đề công nhậnchính phủ Bảo Đại và tuyên bố công nhận chính phủ Bảo Đại ngày 28 1950
1.3. Khái quát quan hệ giữa Thái Lan với Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộnghòa những năm 1950-1975
1.3.1. Chính phủ Thống chế P. Phibun Sôngkham đã chấm dứt vai trò cơquan đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1.3.2. Chính sách của chính phủ Thái Lan trong những năm 1950 đến năm1975 đối với người Việt Nam tản cư
1.3.3. Thái Lan với cuộc chiến tranh Việt Nam (1967-1973)
TIỂU KẾT
Chương 2:  QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1989
2.1. Thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Thái Lan – Việt Namngày 6 1976
2.1.1. Hoàn cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á sau thất bại của Mỹ ở Đông Dương năm 1975
2.1.2. Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Việt Nam và Thái Lan
2.1.2.1. Về phía Việt Nam
2.1.2.2. Về phía Thái Lan
2.1.3. Quá trình đàm phán đi đến thiết lập quan hệ ngoại giao
2.1.3.1. Cuộc đám phán đầu tiên thời kỳ ông Khứcrít Pramốt
2.1.3.2. Thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam tại thủ đô Hà Nội
2.1.3.3. Một số vấn đề trong cuộc đàm phán ngày 3-6 tháng 8 năm1976
2.2. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam năm 1976 đến năm 1978
2.2.1. Khái quát quan hệ Thái Lan – Việt Nam thời kỳ chính phủ ông Thanin Krayvichiên
2.2.2. Việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam thời kỳ chính phủ Đại tướng Kriêngsac Chamanan
2.3. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1979 đến năm 1989
2.3.1. Việt Nam đưa quân vào Campuchia
2.3.1.1. Yếu tố dẫn đến Việt Nam đưa quân vào Campuchia từ tháng 12-1978 đến tháng 9-1989
2.3.2. Chính sách của Thái Lan thời kỳ Đại tướng Prêm Tinsulanôn đối với Việt Nam sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia
2.3.3. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau khi đưa quân vào Campuchia
2.3.4. Ảnh hưởng của “Vấn đề Campuchia “đối với quan hệ Thái Lan – Việt Nam
2.3.4.1. Thái Lan thi hành chính sách làm bạn với các nước
2.3.4.2. Quan điểm của lãnh đạo và nhân dân Thái Lan đối với ViệtNam
TIỂU KẾT
Chương 3:  QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2004
3.1. Sự thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1986
3.1.1. Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Au và chính sách đối ngoại của Việt Nam
3.1.2. Những nhân tố tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1986
3.2. Quan hệ chính trị-ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1989-2004
3.2.1. Chính sách đối ngoại của Chính phủ Thái Lan đối với Việt Nam dưới thời chính phủ Đại tướng Chatchai Chunhavăn (từ tháng 8-1988 đếntháng 2-1991)
3.2.2. Chính phủ Anan Panyarasun (tháng 2-1991 đến tháng 9-1992)
3.2.3. Chính phủ ông Xuôn Licphay lần thứ 1 (tháng 9-1992 đến tháng 6-1995)
3.2.4. Chính phủ Banhan Silapaacha (tháng 7-1995 đến tháng 9-1996)
3.2.5. Chính phủ Đại tướng Chavalit Yôngchayyut (tháng 11-1996 đếntháng 11-1997)
3.2.6. Chính phủ ông Xuôn Licphay lần thứ 2 (tháng 11-1997 đến tháng 11-2000)
3.2.7. Chính phủ Taksin Shinawatra lần thứ 1 (tháng 2-2001 đến năm 2004)
3.3. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam về ngư nghiệp và tổ chức quy chế đường biển; Giải quyết vùng chồng lấn trên biển Thái Lan – Việt Nam; Vấn đề Việt kiều ở Thái Lan
3.3.1. Vấn đề ngư nghiệp và tổ chức quy chế đường biển
3.3.2. Vấn đề vùng chồng lấn trong vịnh Thái Lan
3.3.3. Vấn đề Việt kiều ở Thái Lan
3.4. Quan hệ kinh tế Thái Lan - Việt Nam
3.4.1. Quan hệ thương mại
3.4.2. Quan hệ đầu tư
3.5. Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong khuôn khổ giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn và du lịch
TIỂU KẾT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

keyword: download luan an tien si, lich su,chuyen nganh, lich su viet nam,quan he thai lan, viet nam,1976, 2004,thananan  boonwanna 

QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM ( 1976-2004 ) 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể