Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si y hoc, nghien cuu, dac diem, benh ly, nang ong, mat chu, va danh gia, ket qua cat nang, triet de, o tre em, truong nguyen uy linh

 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ NANG ỐNG MẬT CHỦ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT NANG TRIỆT ĐỂ Ở TRẺ EM



MỞ ĐẦU

Nang ống mật chủ (nang OMC) Là một bệnh ngoại khoa gan mật rất thường gặp ở trẻ em châu Á, được định nghĩa là tình trạng dãn dạng hình cầu hay hình thoi của OMC, có thể kèm theo dãn đường mật trong gan.

Về bệnh sinh học, có nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích cho sự hình thành nang. Được chấp nhận nhiều nhất là giả thiết kênh chung mật-tụy dài (KCMT dài): KCMT dài được hình thành do sự hợp lưu ở bên ngoài thành tá tràng của ống tụy chính (OTC) Và OMC với một chiều dài bất thường và với một góc hợp lưu rộng hơn bình thường, tạo điều kiện cho dịch tụy dễ dàng trào vào đường mật, làm phá hủy thành đường mật và làm hẹp đoạn cuối OMC, hình thành nang.

Trên thế giới đã có nhiều báo cáo nghiên cứu về KCMT dài với số liệu thay đổi tùy tác giả: Các tác giả Nhật Bản cho rằng KCMT dài có trong đại đa số các trường hợp nang OMC (90 – 100%), hiếm gặp nang OMC không có KCMT dài [31]. Trong khi đó, theo các tác giả Âu-Mỹ và châu Á khác thì tỉ lệ này thấp hơn nhiều: 65 – 85%.

Trước đây, khi chưa có siêu âm và một số các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, việc chẩn đoán nang OMC thường gặp rất nhiều khó khăn vì các biểu hiện đầu tiên của bệnh thường mơ hồ như: Đau bụng, nôn ói … Chẩn đoán xác định thường muộn, khi đã xảy ra biến chứng hay đôi khi chỉ được chẩn đoán lúc mổ. Vì vậy, việc điều trị thường gặp nhiều khó khan.

Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của siêu âm, chẩn đoán thường được thực hiện rất sớm, ngay khi mới có những biểu hiện lâm sàng đầu tiên, thậm chí bệnh còn có thể được phát hiện tình cờ hoặc trước sinh. Do đó, bệnh cảnh lâm sàng của nang OMC có thể hoàn toàn khác so với trước đây khi chưa có siêu âm. Đặc biệt, ở các lứa tuổi khác nhau thì biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau.

Phẫu thuật cắt nang được thống nhất là phương pháp điều trị lý tưởng nhất vì ít có biến chứng lâu dài sau mổ. Tuy nhiên, cắt nang và tái lập lưu thông mật-ruột như thế nào hiện là vấn đề đang được bàn cãi nhiều, vì vẫn còn một số biến chứng nhất định tuy là đã giảm đi rất nhiều so với các kỹ thuật nối nang-ruột trước đây (nối nang-tá tràng hay nối nang-hỗng tràng).

Qua những báo cáo của các tác giả Nhật Bản, tôi nhận thấy có hai yếu tố quan trọng giúp cải thiện rõ rệt tình hình biến chứng sau mổ cắt nang so với những báo cáo khác trên thế giới:

1. Thực hiện việc chẩn đoán sớm nhờ vào siêu âm và phẫu thuật sớm ở bất kỳ lứa tuổi nào, ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng, nhằm có được những thuận lợi:

- Phẫu thuật sẽ dễ dàng hơn, tránh được các biến chứng phẫu thuật do ít có hiện tượng viêm dính mạn tính lâu ngày của thành nang với các cơ quan lân cận như tĩnh mạch cửa (TMC), động mạch gan (ĐMG) …

- Giảm thiểu các biến chứng sau mổ do niêm mạc ống gan còn tốt, thành ống gan chỉ viêm nhẹ, chưa có hiện tượng xơ hóa, do đó hiếm có rò mật, miệng nối mật-ruột ít có nguy cơ hẹp, giảm thiểu khả năng ung thư hóa.

- Dãn đường mật trong gan ở bệnh nhi càng nhỏ phục hồi càng nhanh vì khi đó các thương tổn còn mới và nhẹ. - 3 -

- Tránh được các tổn thương của gan, thường rất sớm và âm thầm.

2. Phẫu thuật cắt nang đường mật ngoài gan phải được thực hiện một cách triệt để: Phía dưới đến cuối OMC sát với OTC, phía trên đến gần hợp lưu các ống gan. Miệng nối mật-ruột phải ở cao và có kích thước rộng nhằm tránh khả năng hẹp có thể gây ra các biến chứng sau mổ.

Do những e ngại về mặt kỹ thuật, phẫu thuật cắt nang thường không được thực hiện triệt để. Phía dưới, vì sợ gây tổn thương cho OTC và KCMT, nhiều tác giả đề nghị chừa lại phần cuối nang và đây chính là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho những biến chứng sau mổ xuất. Phía trên, khi tạo miệng nối mật-ruột, phẫu thuật viên thường có khuynh hướng nối thấp trên ống gan chung ngay trên hợp lưu với ống túi mật vì sợ tổn thương cho những cơ quan ở cửa gan như TMC và ĐMG khi phẫu tích và đặc biệt là dễ thực hiện miệng nối mật-ruột vì vị trí thao tác tương đối thấp. Xa hơn nữa, một số tác giả còn đề nghị chừa lại một phần nang vừa đủ với khẩu kính ruột để dễ dàng hơn trong việc thực hiện miệng nối mật-ruột.

Theo các tác giả Nhật Bản, ở những bệnh nhi trên 10 tuổi, phần thấp của ống gan chung thường có thương tổn nặng hơn ở lớp niêm mạc, kích thước tương đối hẹp và khó hơn trong việc tạo hình mở rộng miệng nối mậtruột so với vị trí cao gần hợp lưu các ống gan. Chính vì vậy, các biến chứng sau mổ như rò mật, hẹp miệng nối mật-ruột, nhiễm trùng đường mật và ác tính hóa thường xảy ra hơn so với vị trí hợp lưu các ống gan.

Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nang OMC ở trẻ em trước và sau khi có sự phát triển của siêu âm tại một số bệnh viện trong nước như: Việt-Đức, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Trung ương, Trung ương Huế,  Đà Nẵng …. Mặc dù đã đề cập nhiều đến biểu hiện lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật nang OMC ở trẻ em, vẫn chưa có một nghiên cứu nào khảo sát về cơ chế bệnh sinh của bệnh và các nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào biểu hiện của bệnh theo từng nhóm tuổi. Đặc biệt, cách cắt nang và vị trí của miệng nối mật-ruột chưa được thống nhất. Chính vì vậy, tôi nhận thấy cần khảo sát thêm về cơ chế bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phẫu thuật của nang OMC, trong hoàn cảnh Việt Nam, nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu như sau:

1. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến bệnh sinh của nang OMC.

2. Xác định các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nang OMC theo nhóm tuổi của trẻ em.

3. Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt nang triệt để, nối cao mật-ruột.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẠI CƯƠNG

1.1.1. Định nghĩa

Nang OMC được định nghĩa là tình trạng dãn bẩm sinh dạng cầu hay dạng thoi của đường mật trong và ngoài gan.

Như vậy, dãn OMC đến kích thước nào thì được xem là nang OMC?

Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho rằng: Trên siêu âm khi OMC ở trẻ em dãn? 7 mm thì người ta xem đó là nang OMC.

1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu

1.1.2.1. Thế giới:

Năm 1723, Vater và Elzer là nh? Ng nhà giải phẫu học đầu tiên ghi nhận một trường hợp nang OMC dạng thoi trong một nghiên cứu chuyên khảo về những dị dạng giải phẫu đường mật. Tuy nhiên, mãi đến năm 1852, Douglas mới công bố báo cáo lâm sàng đầu tiên về cấu trúc của một nang OMC dạng cầu. Đó là trường hợp của một thiếu nữ 17 tuổi có diễn tiến bệnh 3 năm với vàng da, đau bụng cơn và sốt. Khám lâm sàng tác giả phát hiện có một khối vùng dưới sườn phải. Những triệu chứng của bệnh thuyên giảm đi rõ rệt sau dẫn lưu nang qua da, tuy nhiên bệnh nhân vẫn tử vong 1 tháng sau do nhiễm trùng đường mật. Khi tử thiết, Douglas nhận thấy một nang OMC có kích thước to với túi mật có kích thước bình thường đổ vào nang và có hiện tượng xơ hóa thành nang trên vi thể. Tác giả đưa ra suy đoán rằng hẹp bẩm sinh đoạn cuối OMC là nguyên nhân tạo thành nang.

Năm 1959, với 2 bệnh án cá nhân và hồi cứu 94 bệnh án từ y văn, Alonso-Lej, Revor và Pessagno đã đưa ra bảng phân loại kinh điển và tổng quát nhất cho nang đường mật. Các tác giả đưa ra những phương pháp điều trị dành cho từng thể loại nang đường mật khác nhau. Tuy nhiên, do những hạn chế về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh lúc bấy giờ, bảng phân loại này chỉ đề cập đến đường mật ngoài gan. Từ thời điểm này, những hiểu biết về sinh lý bệnh của nang đường mật được nghiên cứu kỹ càng hơn và những phương thức phẫu thuật mới bắt đầu xuất hiện.

Những giả thiết về bệnh sinh được tìm tòi. Năm 1936, Yotsuyanagi đề ra giả thiết bất thường trong quá trình tái rỗng hóa đường mật trong thời kỳ bào thai như là một cơ chế tạo ra nang. Năm 1969, Babbitt đưa ra giả thiết KCMT dài là giả thiết bệnh sinh được chấp nhận nhiều nhất cho đến ngày nay. Giả thiết này - 7 - được củng cố bằng báo cáo của Todani vào năm 1984 về hình ảnh X quang đường mật của nang OMC, cho thấy trong đa số các trường hợp nang đều có KCMT dài.

Năm 1977, với sự phát triển của những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, Todani [138] đã đưa ra bảng phân loại được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay cho cả dãn đường mật trong và ngoài gan.

Phương pháp phẫu thuật đã có nhiều thay đổi qua các thời điểm khác nhau.

Năm 1924, Mac Whorter lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật cắt nang, nối ống gan chung-tá tràng. Tuy nhiên, do tỉ lệ tử vong quá cao trong thời điểm đó (trước năm 1960, có khoảng 30 – 40% trường hợp tử vong khi cắt nang), nên phẫu thuật cắt nang không được chấp nhận và bị quên lãng dần đi, nhường chỗ cho những phẫu thuật nối nang-ruột (nối nang-tá tràng hay nối nang-hỗng tràng) Với ưu điểm nhẹ nhàng và có tỉ lệ tử vong phẫu thuật thấp hơn rất nhiều.

Từ năm 1970, qua báo cáo của Kasai với 14/21 trường hợp cắt nang OMC thành công, không có tử vong đã bắt đầu thuyết phục mọi người chấp nhận cắt nang là phẫu thuật triệt để duy nhất cho bệnh, trong khi các phẫu thuật nối nangruột dần lộ ra quá nhiều biến chứng với thời gian theo dõi lâu dài sau mổ.

Năm 1975, một nghiên cứu lâu dài và có số liệu lớn nhất của Flanigan với 275 trường hợp nang OMC được phẫu thuật bằng các phương pháp khác nhau đã cho thấy nhiễm trùng đường mật sau mổ xuất hiện ở 58% trường hợp sau nối nang-tá tràng, ở 34% trường hợp sau nối nang-hỗng tràng theo Roux-en-Y và chỉ ở 8% trường hợp sau cắt nang. Báo cáo này một lần nữa thuyết phục mọi người chấp nhận cắt nang là phương pháp điều trị lý tưởng nhất dành cho nang OMC.

Năm 1995, qua hồi cứu 97 trường hợp cắt nang OMC ở trẻ em, Todani đã cho thấy với kiểu nối mật-ruột ở vị trí thấp trên ống gan chung, tỉ lệ - 8 - nhiễm trùng đường mật do hẹp miệng nối mật-ruột nhiều hơn gấp 30 lần so với kiểu nối cao và rộng tại hợp lưu các ống gan (40,91% so với 1,33% trường hợp).

Năm 1996, Miyano [88] báo cáo 180 trường hợp cắt nang và nối ống ganhỗng tràng theo Roux-en-Y cho thấy tỉ lệ nhiễm trùng đường mật do hẹp miệng nối ống gan-hỗng tràng ở 2,3% trường hợp. Tất cả các trường hợp này đều xảy ra ở những bệnh nhi > 5 tuổi. Tác giả khuyến cáo nối cao mật-ruột nên thực hiện ở bệnh nhi lớn, ở những trường hợp có hẹp ống gan hay có dãn đường mật trong gan kèm theo. Tác giả cho thấy vai trò của siêu âm như một phương tiện chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhất trong việc tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh.

Năm 1995, Farello [50] báo cáo trường hợp cắt nang, nối ống gan-hỗng tràng theo Roux-en-Y qua ngả nội soi ổ bụng thành công đầu tiên trên thế giới ở một bé gái 6 tuổi. Từ báo cáo này, những nghiên cứu và tìm tòi về phẫu thuật xâm nhập tối thiểu trong cắt nang bắt đầu được thực hiện ở trẻ em cũng như người lớn.

1.1.2.2. Việt Nam

Những nghiên cứu đầu tiên về nang OMC được công bố vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XX.

Tại miền Bắc, năm 1963, Nguyễn Xuân Thụ [24] là người đầu tiên trình bày 6 trường hợp nang OMC trong 3 năm tại Khoa Phẫu nhi - Bệnh viện Việt Đức. Tác giả đã mô tả những đặc điểm về lâm sàng, chẩn đoán, bệnh học của nang. Lúc bấy giờ, nối nang-tá tràng được xem là phương pháp điều trị đơn giản nhất với kết quả tốt cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi sau mổ, tác giả đã nhận thấy kết quả lâu dài của kỹ thuật này thường không tốt. Quan điểm điều trị này được thay đổi từ 1973 bằng nối nang-hỗng tràng theo Roux-en-Y và từ 1975 bằng cắt nang, nối ống gan chung-hỗng tràng theo Roux-en-Y [9], [137].

Trong cùng thời gian, năm 1963, tại Đại học Y khoa Sài Gòn, Nguyễn Thành Long [162] đã trình bày luận án Bác sĩ y khoa với 5 trường hợp nang  OMC được ghi nhận trong vòng 3 năm tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp phẫu thuật cũng là nối nang-tá tràng kiểu bên-bên.

Theo Nguyễn Lương Tuyền [164], phẫu thuật cắt bán phần nang và nối ống mật chủ-tá tràng được Trần Ngọc Ninh thực hiện lần đầu tiên tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 8/10/1968. Từ 1970, phẫu thuật cắt toàn bộ nang và túi mật, nối ống gan chung-tá tràng bắt đầu được thực hiện và thay thế hoàn toàn kỹ thuật cắt bán phần nang.

Tại Việt Nam, phẫu thuật cắt nang, nối ống gan-tá tràng bằng một quai hỗng tràng biệt lập lần đầu được báo cáo vào 1999 tại Việt Nam tập hợp số liệu của hai Bệnh viện Bạch Mai và Nhi trung ương [21]. Năm 2000, Nguyễn Thanh Liêm [14] báo cáo 61 trường hợp cắt nang, nối ống gan-tá tràng bằng quai hỗng tràng biệt lập ở trẻ em với kết quả bước đầu khả quan. Những nghiên cứu tiếp sau đó của Nguyễn Hữu Phùng và Phạm Anh Vũ về kỹ thuật này cho thấy những kết quả thành công nhất định trong thời gian theo dõi tương đối ngắn sau mổ.

Chẩn đoán và phẫu thuật nang OMC ở người lớn cũng được nhiều tác giả Việt nam nghiên cứu. Các nghiên cứu này cho thấy biểu hiện lâm sàng của bệnh ở người lớn thường nặng nề với nhiều biến chứng như nhiễm trùng đường mật, ung thư hóa…, việc điều trị gặp nhiều khó khăn: Khó thực hiện phẫu thuật triệt để mà nhiều lúc buộc phải dẫn lưu nội [10], thường gặp tai biến khi cắt nang (rách tĩnh mạch cửa, tổn thương ống tụy…), thời gian mổ kéo dài, biến chứng sau mổ sớm hay muộn cũng rất thường gặp. Từ đó, các tác giả khuyến cáo nên thực hiện chẩn đoán và phẫu thuật sớm nang OMC để có được kết quả tốt hơn.

Phẫu thuật cắt nang qua nội soi ổ bụng lần đầu tiên thực hiện tại ViệtNam do Trần Bình Giang vào tháng 11/2004. Tác giả báo cáo 13 trường hợp cắt nang, nối ống gan-hỗng tràng theo Roux-en-Y qua nội soi với kết quả rất khả quan.
--------------------------------------------------------
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Bảng đối chiếu từ chuyên môn Việt - Anh
Danh mục bảng, biểu đồ, hình
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương:
1.2. Phân loại
1.3. Giải phẫu bệnh
1.4. Bệnh sinh học
1.5. Lâm sàng
1.6. Chẩn đoán cận lâm sàng
1.7. Biến chứng
1.8. Điều trị phẫu thuật
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhi
3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.3. Cận lâm sàng
3.4. Khảo sát bệnh sinh học nang và giải phẫu đoạn cuối ống mật chủ
3.5. Phân loại nang - Giải phẫu bệnh
3.6. Phẫu thuật
3.7. Theo dõi sau mổ - Biến chứng
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm bệnh nhi
4.2. Bệnh sinh học nang ống mật chủ
4.3. Lâm sàng
4.4. Cận lâm sàng
4.5. Phân loại nang - Giải phẫu bệnh
4.6. Phẫu thuật
4.7. Sau mổ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
-------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lê Đình Chiến (2000), “Đánh giá kết quả điều trị u nang ống mật chủ ở trẻ em bằng phương pháp cắt nang và nối mật ruột kiểu Roux-en-Y”, Nhi khoa-Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2000, tr. 542-547.
2. Nguyễn Cao Cương (2004), “Ung thư nang đường mật ở người lớn”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 8 (1), tr. 26-29.
3. Nguyễn Cao Cương (2004), “Mổ lại cắt nang đường mật sau nối nang-ruột non”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 8 (1), tr. 378-381.
4. Nguyễn Cao Cương (2007), “Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả của phẫu thuật cắt nang đường mật ở người lớn”, Luận án Tiến Sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Văn Đức (1989), Phẫu thuật bụng ở sơ sinh và trẻ em, Nhà xuất bản Y học, tr. 304-310.
6. Trần Bình Giang (2006), “Điều trị cắt bỏ nang ống mật chủ qua soi ổ bụng tại Bệnh viện Việt Đức”, Y học thực hành số 5 (542), tr. 14-17.
7. Phan Thị Hiền, Nguyễn Gia Khánh, Nguyễn Thanh Liêm (2000), “Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và siêu âm để chẩn đoán dãn ống mật chủ ở trẻ em”, Y học thực hành số 391, tr. 218-221.
8. Nguyễn Đình Hối (2000), “Chụp đường mật và nội soi đường mật”, Ngoại khoa tập 43 (5), tr. 1-6. 9. Vương Hùng, Nguyễn Xuân Thụ (1978), “Góp phần vào giải quyết một số vấn đề về chẩn đoán và điều trị u nang ống mật chủ ở trẻ em”, Y học Việt nam tập 87 (2), tr. 34-44.
10. Vương Hùng, Nguyễn Ngọc Bích (1992), “Hình thái lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật nang đường mật ở người lớn”, Y học thực hành số 2, tr.11-14.
11. Dương Phước Hưng, Hồ Văn Hải (2001), “Phẫu thuật triệt để dãn nang đường mật ở người lớn”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 5 (4), tr. 51-59.
12. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
13. Nguyễn Thanh Liêm (2000), Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em, Nhà xuất bản Y học, tr. 320-337.
14. Nguyễn Thanh Liêm (2000), “Điều trị u nang ống mật chủ bằng kỹ thuật cắt nang và dùng một quai ruột non để thay thế ống mật chủ: Kinh nghiệm bản thân với 61 trường hợp”, Y học thực hành số 391, tr. 131-132.
15. Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Duy Hiền, Nguyễn Đức Thọ (2005), “Kết quả điều trị 154 trường hợp u nang ống mật chủ bằng kỹ thuật cắt nang và nối mật-ruột kiểu Roux-en-Y”, Y học thực hành số 506, tr. 42-45.
16. Nguyễn Thanh Liêm, Lê Anh Dũng (2006), “Điều trị nang ống mật chủ bằng phẫu thuật nội soi: Kinh nghiệm với 3 trường hợp đầu tiên”, Thông tin Y Dược, số đặc biệt chào mừng đại hội thành lập Hội Phẫu thuật nhi Việt nam, tr. 1-2. 17. Nguyễn Thanh Liêm, Lê Anh Dũng, Trần Ngọc Sơn (2007), “Điều trị u nang ống mật chủ bằng phẫu thuật nội soi cắt nang và nối ống gan chung-tá tràng”, Hội nghị khoa học nhi khoa Việt-Úc lần V, tr. 461-466.
18. Trương Nguyễn Uy Linh, Trần Thành Trai, Huỳnh Công Tiến, Đào Trung Hiếu (2000), “Điều trị phẫu thuật nang ống mật chủ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 4 (1), tr. 106-111.
19. Trương Nguyễn Uy Linh (2001), “Kết quả bước đầu của phẫu thuật sớm và nối cao mật-ruột trong phẫu thuật cắt nang đường mật ở trẻ em”, Ngoại khoa tập 47 (3), tr. 30-34.
20. Trương Nguyễn Uy Linh, Ngô Kim Thơi (2002), “Đánh giá kênh chung mật-tụy trong bệnh lý nang ống mật chủ ở trẻ em”, Y học thực hành số 410, tr. 18-22.
21. Trần Ngọc Lương, Vương Hùng, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thụ (1999), “Kỹ thuật nối đường mật-tá tràng bằng quai ruột biệt lập trong điều trị dãn đường mật bẩm sinh”, Thông tin Y dược số 9, tr. 28-32.
22. Nguyễn Hữu Phùng, Nguyễn Quang Tập, Bùi Chín (2000), “Phẫu thuật cắt bỏ u nang ống mật chủ và nối ống gan-tá tràng bằng một quai ruột biệt lập”, Ngoại khoa tập 44 (6), tr. 45-49.
23. Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu (1997) : Atlas giải phẫu người, dịch theo Atlas of human anatomy, 2nd ed., Ciba Geigy Corporation, tác giả Frank H. Netter (1997).
24. Nguyễn Xuân Thụ, Thái Lan Thư (1963), “U nang ống mật chủ ở trẻ em qua 6 bệnh án”, Y học Việt nam số 3, tr. 28-36. 25. Nguyễn Xuân Thụ, Lê Sỹ Trung, Nguyễn Thành Công (1995), “Kỹ thuật cắt bỏ nang trong phẫu thuật điều trị u nang ống mật chủ”, Nhi khoa số 1, tr. 32-37.
26. Trịnh Văn Việt, Lê Nam Thắng, Nguyễn Thanh Liêm (2002), “Điều trị u nang ống mật chủ bằng kỹ thuật cắt nang và nối mật-ruột”, Y học thực hành số 410, tr. 15-17.
27. Phạm Anh Vũ, Phạm Văn Lình (2002), “Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật dãn đường mật bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện Trung ương Huế”, Ngoại khoa tập 48 (2), tr. 24-29.
28. Phạm Anh Vũ, Lê Lộc (2004), “Tái lập lưu thông mật-ruột sau cắt nang ống mật chủ: Roux-en-Y hay quai hỗng tràng biệt lập?”, Ngoại khoa tập 50 (4), tr. 23-28
29. Phạm Anh Vũ (2007), “Nghiên cứu ứng dụng quai hỗng tràng biệt lập trong phẫu thuật nối mật-ruột”, Luận án Tiến Sĩ Y học, trường Đại học Y Dược Huế.

TIẾNG ANH
30. Ando H., Ito T., Kaneko K., Nagaya M., Seo T. (1995), “Congenital stenosis of the intrahepatic of bile duct associated with choledochal cysts”, J Am Coll Surg 181 (5), pp. 426-430.
31. Ando H., Ito T., Nagaya M., Watanabe Y., Seo T. (1995), “Pancreaticobiliary maljunction without choledochal cysts in infants and children: clinical features and surgical therapy”, J Pediatr Surg 30 (12), pp. 1658-1662. 32. Ando H., Ito T., Kaneko K., Seo T., Ito F. (1996), “Intrahepatic bile duct stenosis causing intrahepatic calculi formation following excision of choledochal cyst”, J Am Coll Surg 183 (1), pp. 56-60.
33. Ando K., Miyano T., Kohno S., Takamizawa S., Lane G. (1998), “Spontaneous perforation of choledochal cyst: a study of 13 cases”, Eur J Pediatr Surg 8 (1), pp. 23-25.
34. Benhidjeb T., Said S., Rudolph B., Siegmund E. (1996), “Anomalous pancreatico-biliary junction-Report of a new experimental model and review of the litterature”, J Pediatr Surg 31 (12), pp. 1670-1674.
35. Benjamin I.S. (2003), “Biliary cystic disease: the risk of cancer”, J Hepatobiliary Pancreat Surg 10 (5), pp. 335-339.
36. Braga L.H.P., Tatsuo E.S., Guimaraes J.T., Miranda M.E., Paisao R.M. (2000), “Biliary ascariasis after Roux-en-Y hepaticojejunostomy”, J Pediatr Surg 35 (9), pp. 1394-1395.
37. Burnweit A.A., Birken G.A., Heiss K. (1996), “The management of choledochal cysts in the newborn”, Pediatr Surg Int 11 (2), pp. 130-133.
38. Buyukiavuz I., Ekinci S., Ciftci A.O., Karnak I., Emin M. et al (2003), “A retrospective study of choledochal cyst: clinical presentation, diagnosis and treatment”, Turk J Pediatr 45 (4), pp. 321-325.
39. Chaudhary A., Dhar P., Sachdev A. (1996), “Choledochal cysts-Differences in children and adults”, Br J Surg 83 (2), pp. 186-188. 40. Chen C.J. (2003), “Clinical and operative findings of choledochal cysts in neonates and infants differ from those in older children”, Asian J Surg 26 (4), pp. 213-217.
41. Cheng M.T., Chang M.H., Hsu H.Y., Ni I.H., Lai H.S. et al (2000), “Choledochal cyst in infancy: a follow-up study”, Acta Paediatr Tw 41 (1), pp. 13-17.
42. Chijiiwa K., Koga A. (1993), “Surgical management and long-term follow-up of patients with choledochal cysts”, Am J Surg 165 (2), pp. 238-242.
43. Chijiiwa K., Komura M., Kameoda N. (1994), “Postoperative follow-up of patients with type IVa choledochal cysts after excision of extrahepatic cyst”, J Ann Coll Surg 179 (6), pp. 641-645.
44. Chowbey P.K., Soni V., Sharma A., Khullar R. (2005), “Laparoscopic hepaticojejunostomy for biliary strictures. The experience of 10 patients”, Surg Endosc 19, pp. 273-279.
45. Davenport M., Stringer M.D., Howard E.R. (1995), “Biliary amylase and congenital choledochal dilatation”, J Pediatr Surg 30 (3), pp. 474-477.
46. Davenport M., Hadzic N. (2003), “Prenatal diagnosis of liver and biliary tract disease”, Semin Neonatol 8 (5), pp. 347-345.
47. Davenport M., Basu R. (2005), “Under pressure: Choledochal malformation manometry”, J Pediatr Surg 40 (2), pp. 331-335.
48. Delarue A., Chappuis J.P., Esposito C. (2000), “Is the appendix graft suitable for routine biliary surgery in children?”, J Pediatr Surg 35 (9), pp. 1312-1316. 49. De Vries J.S., de Vriex S., Aronson D.C. (2002), “Choledochal cysts: age of presentation, symptoms, and late complications related to Todani’s classification”, J Pediatr Surg 37 (11), pp. 1568-1573.
50. Farello G.A., Cerofolini A., Rebonato M., Bergamaschi G. et al (1995), “Congenital choledochal cyst: video-guided laparoscopic treatment”, Surg Laparosc Endosc 5 (5), pp. 354-358.
51. Flake A.W. (1997), Surgery of infant and children-Scientific principles and practice, Lippincott-Raven, pp. 1415-1424.
52. Franga D.L., Howell C.G., Mellinler G.D., Hatley R.M. (2005), “Single-stage reconstruction of perforated choledochal cyst: case report and review of the litterature”, Am Surg 71 (5), pp. 398-401.
53. Fu M., Wang Y.X., Zhang J.Z. (2000), “Evolution in the treatment of choledochus cyst”, J Pediatr Surg 35 (9), pp. 1344-1347.
54. Gardikis S., Antipas S., Kambouri K. (2005), “The Roux-en-Y procedure in congenital hepatobiliary disorders”, Rom J Gastroenterol 14 (2), pp. 135-140.
55. Guelrud M., Morera C., Rodriguez M. (1999), “Normal and anomalous pancreaticobiliary union in children and adolescents”, Gastrointest Endosc 50 (2), pp. 189-193.
56. Hamada Y., Tanano A., Sato M., Kato Y., Hioki K. (1998), “Rapid enlargement of choledochal cyst: antenatal diagnosis and delayed primary excision”, Pediatr Surg Int 13 (5), pp. 419-421.
57. Handa R., Kale R. (2003), “Spontaneous perforation of choledochal cyst”, J Indian Assoc Pediatr Surg 2 (8), pp. 116-117. 58. Hara H., Morita S., Ishibashi T., Sako S., Otani M. (2001), “Surgical treatment for congenital biliary dilatation, with or without intrahepatic bile duct dilatation”, Hepato-Gastroenterol 48 (39), pp. 638-641.
59. Hata Y., Sasaki F., Takahashi M. (1993), “Surgical treatment of congenital biliary dilatation associated with pancreaticobiliary maljunction”, Surg Gynecol Obstet 176 (6), pp. 581-587.
60. Howard E.R. (1988), Maingot’s Abdominal Operation, 8th edition, Appleton-Century-Crofts, pp. 1789-1808.
61. Iinuma Y., Narisawa R., Iwafuchi M. (2000), “The role of endoscopic retrograde cholangiopancreatography in infants with cholestasis”, J Pediatr Surg 35 (4), pp. 545-549.
62. Imazu M., Iwai N., Tohiwa N. (2001), “Factors of biliary carcino-genesis in choledochal cysts”, Eur J Pediatr Surg 11 (1), pp. 24-27.
63. Iwafuchi M., Ohsawa Y., Naito S., Naito M., Maruta Y. (1990), “Familial occurrence of congenital bile duct dilatation”, J Pediatr Surg 25 (3) , pp.353-355.
64. Iwai N., Tokiwa K., Tsuto T. (1986), “Biliary manometry in choledochal cyst with abnormal choledochopancreatico ductal junction”, J Pediatr Surg 21 (10), pp. 873-876. 
.......
keyword: download  luan an tien si y hoc, nghien cuu, dac diem, benh ly, nang ong, mat chu, va danh gia, ket qua cat nang, triet de, o tre em, truong nguyen uy linh 

 linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ NANG ỐNG MẬT CHỦ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT NANG TRIỆT ĐỂ Ở TRẺ EM 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể