Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, gay me hoi suc, mo phinh, dong mach, chu bung, duoi dong mach, than,phan tich, ket qua, va cac yeu to, nguy co, nguyen thi thanh

GÂY MÊ HỒI SỨC MỔ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI ĐỘNG MẠCH THẬN :PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ


Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN CHỪNG, 2. GS. VĂN TẦN



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về phình động mạch chủ bụng.

Phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) Là khi đường kính của động mạch chủ (ĐMC) Lớn hơn 1,5 lần đường kính ĐMC bụng bình thường. Ở người lớn tuổi, đường kính của ĐMC dưới ĐM thận trong khoảng 1,5 -2,4 cm. PĐMCB dưới ĐM thận khi đường kính ĐMC từ 3 cm trở lên [18], [164]. Đa số các túi phình ÐMC có hình thoi khi toàn bộ chu vi của ĐM bị ảnh hưởng. Túi phình có dạng túi khi chỉ có một phần chu vi ĐM bị ảnh hưởng. Túi phình viêm có đặc điểm là xơ hóa rộng quanh túi phình và sau phúc mạc, và dính nhiều vào các cơ quan lân cận trong bụng.

1.1.1 Tần suất và diễn tiến tự nhiên của phình động mạch chủ bụng.

Tần suất bệnh PĐMCB gia tăng rõ trong vòng 20 năm qua, do sự già đi của dân số, sự gia tăng số người hút thuốc lá, việc đưa vào các chương trình tầm soát và sự cải tiến các phương tiện chẩn đoán. Tần suất ở các nước phương Tây là 2-9%, ở Việt Nam khoảng 1% [11]. Bệnh PĐMCB gặp ở nam nhiều hơn nữ, với tần suất ở nam là 1,3-8,9% và từ 1- 2,2% ở nữ. Tuy nhiên, thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của PĐMCB và số phụ nữ hút thuốc lá gia tăng, tỉ lệ mắc bệnh theo giới tính có thể thay đổi trong tương lai [175].

Phần lớn các túi PĐMCB chưa vỡ thường không có triệu chứng, có kích thước nhỏ, được phát hiện nhờ tầm soát và không cần phải điều trị ngoại khoa ngay. Các túi phình chưa vỡ có thể được chẩn đoán khi có biến chứng như thuyên tắc xa, nghẹt cấp. Đau bụng dữ dội đột ngột là dấu báo hiệu túi phình sắp vỡ. Túi phình viêm có triệu chứng chèn ép các tạng (tá tràng, niệu quản, tĩnh mạch chủ) Do mô xơ viêm quanh túi phình.

Triệu chứng của vỡ túi phình là đau đột ngột ở bụng hay hông (có thể lan xuống bìu), choáng và có khối u bụng đập theo mạch. Mức độ choáng tùy thuộc vào vị trí và kích thước chỗ vỡ. Vỡ túi phình từ thành trước bên vào ổ b? Ng là đáng sợ nhất, hầu hết BN chết trước khi đến bệnh viện (BV) Hay ở phòng cấp cứu. Phần lớn BN còn sống khi đến BV có túi phình vỡ ở vách sau bên vào khoang sau phúc mạc; Chỗ rách nhỏ được tạm cầm lại và lượng máu mất ban đầu ít, vài giờ sau túi phình sẽ vỡ rộng. Khoảng thời gian này cho phép chuyển BN đến BV để mổ khẩn. Một số vị trí vỡ túi phình hiếm gặp: Vào tá tràng, vào tĩnh mạch chủ dưới (Hình 1.1).

1.1.2. Bệnh nguyên và yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ bụng.

Có nhiều nguyên nhân gây giãn túi phình ĐM. Có một số ít PĐMCB là hậu quả trực tiếp của các nguyên nhân chuyên biệt như chấn thương, nhiễm trùng cấp (brucellosis, samonellosis), nhiễm trùng gián tiếp (lao), bệnh lý viêm (Behçet và Takayasu) Và bệnh mô liên kết (hội chứng Marfan, Ehlers- Danlos type IV).

Phần lớn các PĐMCB không có nguyên nhân chuyên biệt. Bệnh PĐMCB luôn luôn kết hợp với tổn thương xơ vữa nặng của thành ĐMC, nên PÐMCB thường kèm theo tổn thương ở các ĐM khác (ĐM vành, ĐM cảnh, ĐM chi dưới) (Hình 1.2). Tuy nhiên, không phải tất cả BN bị XVĐM đều có bệnh PĐMCB nên có thể còn các yếu tố khác tham gia vào việc phát triển PĐMCB.

Hình 1.2. Túi phình ĐMC bụng ở dưới ĐM thận và túi phình ở ĐM chậu chung phải. Xơ vữa động mạch chủ kết hợp với bệnh ĐM vành. Nguồn: Hurst JW (1988), [99].

Yếu tố nguy cơ của bệnh PĐMCB là tu? I cao, nam giới, hút thuốc lá, cao HA, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn (COPD), tăng lipid máu và tiền căn gia đình bị PĐMCB. Tần suất PĐMCB ở người hút thuốc lá cao gấp 4 lần người không hút thuốc lá. Người hút thuốc lá lâu năm có nguy cơ bị PĐMCB cao gấp 3 lần nguy cơ bị bệnh mạch vành (MV) Và gần gấp 5 lần nguy cơ bị tai biến mạch máu não (TBMMN) [123]. Hút thuốc lá có thể là yếu tố nguy cơ môi trường quan trọng nhất của việc phát triển và tiến tri? N của túi phình.

PĐMCB là một trong các bệnh lý gia đình thường gặp nhất. Tỉ lệ bị bệnh ở người có quan hệ huyết thống thế hệ thứ 1 là 15-19% so với 1-3% ở những người không có quan hệ gia đình. PĐMCB gia đình thường gặp nhiều hơn ở phái nữ và vỡ túi phình xảy ra thường hơn và ở độ tuổi trẻ hơn so với các túi phình đơn lẻ.

Một nghiên cứu về gen của 36 gia đình có PĐMCB ghi nhận có khả năng gen của bệnh này trên nhiễm sắc thể 19q13 và 4q31 [174].

1.1.3. Chỉ định điều trị phình động mạch chủ bụng.

Chỉ định điều trị PĐMCB tùy theo 2 yếu tố: Nguy cơ vỡ túi phình và nguy cơ phẫu thuật.

1.1.3.1. Nguy cơ vỡ túi phình:

Vận tốc giãn bình thường của túi phình trung bình khoảng 0,5 cm/năm.

Túi phình đường kính 5 – 6 cm nguy cơ vỡ hằng năm là 5 % và tăng vọt khi túi phình có đường kính lớn hơn. Nguy cơ vỡ túi phình tăng trên BN cao huyết áp (HA), có bệnh phổi mãn tính, có tính cách gia đình, phái nữ, hút thuốc lá và túi phình dạng túi [164].

1.1.3.2. Nguy cơ của phẫu thuật

Các BV có phẫu thuật viên đào tạo về phẫu thuật mạch máu có kết quả mổ tốt, với tỉ lệ tử vong dưới 5%. Các yếu tố nguy cơ phẫu thuật liên quan với cơ địa BN (tuổi cao và phái nữ), với các bệnh kết hợp (bệnh mạch vành, suy thận,9 bệnh COPD). Nếu BN không có các bệnh lý này, tỉ lệ tử vong trong 30 ngày sau mổ của phẫu thuật chương trình ở phần lớn các BV là dưới 2% [36], [91], [98], [139]. Các yếu tố khác liên quan đến giải phẫu học của túi phình (ở gần ĐM thận, túi phình viêm, bất thường tĩnh mạch).

Các nghiên cứu đề nghị: (1) Điều trị nội khoa và theo dõi sát các PĐMCB dưới thận nhỏ hơn 5,5 cm; (2) Khi đường kính túi phình từ 5-5,5 cm phải mổ mở hay phẫu thuật nội mạch nếu BN là phái nữ, có tiền căn gia đình, có bằng chứng là túi phình lớn nhanh, PET-scan dương tính hay chất đánh dấu sinh học cao (nhưMMP-9); (3) Mổ mở hay phẫu thuật nội mạch khi đường kính túi phình lớn hơn 5,5 cm; (4) Bệnh nhân với túi phình có triệu chứng đau phải được điều trị ngoại khoa bất kể kích thước của túi phình [186], [189], [206].

1.1.4. Điều trị nội khoa phòng ngừa sự phát triển và vỡ túi phình.

Việc điều trị nội khoa cho các túi phình nhỏ là cần thiết. Các BN này có nguy cơ cao tử vong do bệnh lý tim mạch nên điều trị nội khoa để giảm các biến cố tim mạch này. Việc điều trị nội khoa thường cùng mục đích với điều trị bệnh MV bao gồm ngừng hút thuốc lá, statin và thuốc ức chế kết dính tiểu cầu. Một số phương pháp điều trị sẽ làm chậm tốc độ phát triển túi phình. Vai trò chủ yếu của MMP (matrix metalloproteinase) Trong việc phát triển và vỡ túi phình đã đưa đến các nghiên cứu về lợi ích của chất ức chế protease này.

 Kháng sinh nhóm tetracycline và macrolide đã được chứng minh làm giảm hoạt tính của chất MMP trong cấy mô và tế bào. Các macrolide được dùng để điều trị nhiễm trùng doChlamydia Pneumoniae, là một nhiễm trùng thường kết hợp với bệnh lý XVĐM và PĐMCB, có hiệu quả điều trị tiềm năng. Doxycycline (là tetracycline tổng hợp) Và roxithromycin (là macrolide) Có hiệu quả ngừa sự phát triển lớn của túi phình qua trung gian chất MMP ở súc vật thí nghiệm và trên người [35], [192].

Chất ức chế MMP tổng hợp, như batimastat (BB-94), đã cho thấy có hiệu quả làm10 giảm sự giãn lớn của túi phình. Một hướng điều trị khác là tác động trên các đáp ứng viêm và sự tương tác với con đường MMP. Các thuốc kháng viêm không steroids (NSAID), như indometacin, có tác dụng ngừa sự phát triển của PĐMCB ở thú vật thực nghiệm. Thuốc chẹn beta (như propranolol) Dường như làm giảm tốc độ phát tri? N các túi phình lớn (> 5 cm) Và làm nhỏ lại kích thước túi phình trong thực nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu ngẫu nhiên ghi nhận propranolol không có hiệu quả làm giảm tốc độ phát triển của các túi phình nhỏ [156].

Statin (chất ức chế hydroxymethylglutaryl coenzyme A reductase) Bên cạnh tác dụng làm giảm cholesterol máu, còn làm giảm hoạt động của một số phân tử chất gây viêm, bao gồm MMP, có thể do ngừa tiêu hủy elastine [72]. Một số nghiên cứu gần đây ghi nhận statin làm chậm sự phát triển của túi phình [167], [182]. Angiotensin II có nhiều tác dụng khác nhau liên quan đến sự diễn tiến của bệnh XVĐM và phát triển túi phình kèm với tăng HA. Nghiên cứu mới đây của Canada ghi nhận thuốc ức chế men chuyển có tác dụng bảo vệ ngừa vỡ túi phình [88].
----------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương phình động mạch chủ bụng
1.2. Sinh lý bệnh của kẹp động mạch chủ và tái tưới máu
1.3. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
1.4. Các phương tiện theo dõi trong và sau mổ
1.5. Phương pháp vô cảm
1.6. Hồi sức sau mổ
1.7. Tình hình gây mê mổ PĐMCBDĐMT trên thế giới và Việt Nam
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
3.2. Gây mê hồi sức mổ mở PĐMCBDĐMT ở BN 80 tuổi
3.3. Thay đổi mạch, huyết áp qua các giai đoạn phẫu thuật và hồi sức
3.4. Liên quan giữa yếu tố nguy cơ lâm sàng và NMCT sau mổ
3.5. Biến chứng sau mổ
3.6. Tử vong sau mổ
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Gây mê hồi sức BN? 80 tuổi mổ mở PĐMCBDĐMT
4.2. Thay đổi mạch, huyết áp qua các giai đoạn phẫu thuật và hồi sức
4.3. Nhồi máu cơ tim cấp sau mổ
4.4. Yếu tố nguy cơ tử vong sau mổ PĐMCBDĐMT
4.5. Biến chứng sau mổ PĐMCBDĐMT
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phạm Thọ Tuấn Anh (1998), "Tổng kết mổ phình động mạch chủ trong 5 năm tại khoa ngoại tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM", Pathologie vasculaire du sujet age et infection en chirurgie vasculaire, VIIèmes Journées d’Echanges vasculaire, ADVASE.TP Hồ Chí Minh, tr.1-5.
2. Đặng Hữu Danh (1999), “ Vai trò của chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán phình động mạch chủ bụng tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Luận văn Thạc sĩ Y Học, trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Khánh Dư (1997), “Nhân một trường hợp phình động mạch chủ bụng kép hiếm gặp”, Thời sự Tim Mạch Học, số 1, tháng 11, tr 5-7.
4. Nguyễn Khánh Dư (1999), “Nhân một số trường hợp bệnh lý khá hiếm gặp ở động mạch chủ cần can thiệp phẫu thuật”, Thời sự Tim Mạch Học, số 17, tháng 6, tr 19-22.
5. Lê Nữ Hòa Hiệp, Văn Tần (1998) , “Biến chứng mổ phình động mạch chủ ngực bụng”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 2 , số 1, tr 44-7.
6. Đoàn Quốc Hưng (2000), "Tình hình phẫu thuật phồng động mạch chủ bụng tại Miền Bắc Việt Nam (NC đa trung tâm)", Hội thảo quốc tế Việt Pháp lần thứ I về bệnh lý tim mạch Nội Ngoại khoa, Hà Nội, S5, tr 81-82.
7. Văn Tần và cs (1998), “Những đặc điểm của nhóm phình động mạch chủ mổ tại BV Bình Dân”, Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học Y Dược, tr 288-90.
8. Văn Tần, Lê Nữ Hòa Hiệp, Hồ Nam (2000), “Đặc điểm của phình động mạch chủ ở người Việt nam” , Tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại Bệnh viện Bình dân 1990 – 1999 , tr 97 – 104.9. Văn Tần và cs (2000), “Kết quả điều trị bệnh động mạch ở người trên 80 tuổi”, Tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại Bệnh viện Bình dân 1990 – 1999 , tr 88.
10. Văn Tần, Hồ Nam, Lê nữ hòa Hiệp và cs (2004), “999 bệnh nhân phình động mạch chủ bụng ở người Việt nam : chỉ định điều trị, phẫu thuật và kết quả”, Y Học TP Hồ Chí Minh, ĐHYD TP Hồ Chí Minh, Tập 8, số 1, tr 514-27.
11. Văn Tần, Phan Thanh Hải, Lê Hoàng Ninh và cs (2008), “ Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận tại thành phồ Hồ Chí Minh: tần suất và các yếu tố nguy cơ mẫu điều tra 4807 người trên 50 tuổi ”, Y Học TP. Hồ Chí Minh , Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chuyên đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh viện Bình Dân, tập 12, phụ bản số 1, tr 108-15.
12. Lê Ngọc Thành, Đỗ Hoàng Tuấn (1999), “Phồng động mạch chủ bụng vỡ. Nhân 10 trường hợp được mổ tại BV Việt Đức”, Ngoại khoa, 36(3), tr 19-23.
13. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Văn Chừng (2001), “Yếu tố nguy cơ tử vong sau mổ phình động mạch chủ bụng dưới thận” , Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 5, phụ bản số 4, tr 23-27.
14. Nguyễn Thị Thanh (2002), “Biến chứng tim trong phẫu thuật mạch máu ở người trên 60 tuổi”, Tập San Thông Tin Y Học, Trung tâm Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế TP Hồ Chí Minh, số 4, tr 23-28.
15. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Văn Chừng (2007), “Nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật phình động mạch chủ bụng”, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 11, phụ bản số 1, tr 30-36.
16. Cao Văn Thịnh, Văn Tần, Nguyễn Sào Trung (2000), “Bệnh lý kết hợp giữa phồng động mạch chủ bụng dưới thận và ung thư”, Tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại Bệnh viện Bình Dân 1990 – 1999 , tr 29.17. Cao Văn Thịnh, Văn Tần (2000), “Chỉ định và yếu tố nguy cơ trong phẫu thuật phồng động mạch chủ bụng dưới thận”, Tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại Bệnh viện Bình dân 1990 – 1999, tr 33 .
18. Cao Văn Thịnh, Lê Văn Cường, Văn Tần (2000), “Khảo sát đường kính ngang động mạch chủ bụng dưới động mạch thận ở người Việt Nam (TP Hồ Chí Minh)”, Hình Thái Học Việt Nam, 10, tr 105-112.
19. Hồ Huỳnh Quang Trí, Nguyễn Thị Thanh, Hà Ngọc Bản, Phạm Nguyễn Vinh (1997), “Điều trị cao huyết áp hậu phẫu cắt ống động mạch bằng nicardipin tiêm tĩnh mạch”, Thời sự y dược học, bộ II, số 1, tr 14-15.
20. Nguyễn Tuấn Vũ (2005), “Vai trò của chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc trong chẩn đoán phình động mạch chủ bụng, chủ ngực và bóc tách động mạch chủ”, Luận án tiến sĩ, Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH
21. Adam JE III, Sicard GA, Allen BT, et al (1994), “Diagnosis of perioperative myocardial infarction with measurement of cardiac troponin I ”, N Engl J Med, 330, pp 670-4.
22. Adam DJ, Haggart PC, Ludlam CA, et al (2004), “Coagulopathy and hyperfibrinolysis in ruptured abdominal aortic aneurysm”, Ann Vasc Surg, 18(5), pp 572-577.
23. Adam DJ, Haggart PC, Ludlam CA, et al (2002), “Hemostatic markers before operation in patients with acutely symptomatic nonruptured and ruptured infrarenal abdominal aortic aneurysm”, J Vasc Surg, 35, pp 661-5.
24. Adam DJ, Ludlam CA, Ruckley CV, et al (1999), “Coagulation and fibrinolysis in patients undergoing operation for ruptured and nonruptured infrarenal abdominal aortic aneurysms”, J Vasc Surg, 30 (4), pp 641-50.25. Allen B, Anderson CB, Rubin B, et al (1993), “Preservation of renal function in juxtarenal and suprarenal abdominal aortic aneurysm repair”, J Vasc Surg, 17, pp 948-59.
26. Alric P, Ryckwaert F, Picot MC, et al (2003), “Ruptured aneurysm of the infrarenal abdominal aorta: Impact of age and postoperative complications on mortality”, Ann Vasc Surg, 17, pp 277-83.
27. Amar D, Melendez JA, Zhang H, et al (2001), “Correlation of peripheral venous pressure and central venous pressure in surgical patients”, J Cardiothorac Vasc Anesth, 15, pp 40-3.
28. Anderson JL, Adam CD, Antman EM, et al (2007), “ACC/AHA 2007 Guilines for the management of patients with unstable angina/Non-ST-elevation myocardial infarction: executive summary: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on practice guidelines (Writing committee to Revise the 2002 Guidelines for the management of patients with unstable angina/Non-ST-elevation myocardial infarction”, Circulation, 116, pp 803-77.
29. Axelrod DA, Henke PK, Wakefield W, et al (2001), “Impact of chronic obstructive pulmonary disease on elective and emergency abdominal aortic aneurysm repair”, J Vasc Surg, 33, pp 72-6.
30. Attia RR, Muphy JD, Snider M, (1976), “Myocardial ischemia due to infrarenal aortic cross-clamping during aortic surgery in patients with severe coronary disease ”, Circulation, 53, pp 961-5.
31. Aune S, Amundsen SR, Evjensvold J, et al (1995), “ The influence of age on operative mortality and long-term relative survival following emergency abdominal aortic aneurysm operations” , Eur J Vasc Endovasc Surg, 10, pp 338-341.32. Baron JF, Mundler O, Bertrand M, et al (1994), “Dipyridamole-thallium scintigraphy and gated radionuclide angiography to assess cardiac risk before abdominal aortic surgery “, N Engl J Med, 330, pp 663-9.
33. Baril DT, Kahn RA, Ellozy SH, et al (2007), “Endovascular abdominal aortic aneurysm repair: Emerging developments and anesthetic considerations”, J Cardiothorac Vasc Anesth, 21 (5), pp 730-742.
34. Barratt J, Parajasingam R, Sayer RD, et al (2000), “ Outcome of acute renal failure following surgical repair of ruptured abdominal aortic aneurysms”, Eur J Vasc Endovasc Surg, 20, pp 163-8.
35. Baxter BT, Pearce WH, Waltke EA, et al (2002), “Prolonged administration of doxycycline in patients with small asymptomatic abdominal aortic aneurysms: report of a prospective (Phase II) multicenter study”, J Vasc Surg, 36, pp 1-12.
36. Bayly PJ, Mathews JN, Dobson PM, et al (2001), “In hospital mortality from abdominal aortic surgery in Great Britain and Ireland: Vascular Anaesthesia Society audit”, Br J Surg , 88(5), pp 687-92.
37. Ben-Shlomo I, Abdel Khalim H, Ezry J, et al (1990), “Midazolam acts synergistically with fentanyl for induction of anaesthesia“, Br J Anaesth, 64, pp 45-7.
38. Ben-Shlomo I, Finger J, Bar-Av E, et al (1993), “Propofol and fentanyl act additively for induction of anesthesia “, Anaesthesia, 48, pp 111-3.
39. Bertrand M, Godet G, Meersschaert K, et al (2001), “Should the angiotensin II antagonists be discontinued before surgery?”, Anesth Analg, 92, pp 26-30.
40. Boersma E, Poldermans D, Bax JJ, et al (2001), “ Predictors of cardiac events after major vascular surgery : role of clinical characteristics,dobutamine echocardiography, and beta-blocker therapy”, JAMA, 285, pp 1865-73.
41. Bottiger BW, Motsch J, Teschendorf P, (2004), “Postoperative 12-lead ECG predicts perioperative myocardial ischaemia associated with myocardial cell damage”, Anaesthesia, 59, pp 1083-90.
42. Bown MJ, Nicholson ML, Bell PRF, et al (2003), “The systemic inflammatory response syndrome, organ failure, and mortality after abdominal aortic aneurysm repair”, J Vasc Surg, 37, pp 600-6.
43. Boyle JR, Gibbs PJ, Shearman CP, et al (2003), “ Predicting outcome in ruptured abdominal aortic aneurysm: A prospective study of 100 consecutive cases” , Eur J Vasc Endovasc Surg, 26, pp 607-11.
44. Braams R, Vossen V, Lisman BA, (1999), “Outcome in patient requiring renal replacement therapy after surgery for ruptured and non ruptured aneurysm of the abdominal aorta” , Eur J Vasc Endovasc Surg, 18(4), pp 323 –7 .
45. Bush HL, Huse JB, Johnson WC, (1981), “Prevention of renal insufficiency after abdominal aortic aneurysm resection by optimal volume loading”, Arch Surg, 116, pp 1517-1524.
46. Bush HL Jr, Hydo LJ, Fischer E, et al (1995), “Hypothermia during elective abdominal aortic aneurysm repair: the high price of avoidable morbidity”, J Vasc Surg, 21, pp 392,40, discussion 400-402.
47. Calligaro KD, Azurin DJ, Dougherty MJ, et al (1993), “Pulmonary risk factors of elective abdominal aortic surgery ”, J Vasc Surg, 18, pp 914-21.
48. Cambria RA, Gloviczki P, Stanton AW, et al (1994), “Symptomatic, nonruptured abdominal aortic aneurysm : Are emergent operations necessary ?”, Ann Vasc Surg, 8, pp 121-6.49. Carson JL, Duff A, Poses RM, et al (1996), “Effect of anemia and cardiovascular disease on surgical mortality and morbidity”, Lancet, 348, pp 1055-60.
50. Charalambous C, Barker TA, Zipitis CS, et al (2003), “Comparison of peripheral and central venous pressures in critically ill patients”, Anaesth Intensive Care, 31 (1), pp 34-9.
51. Chen TL, Sun WZ, Cheng YJ, et al (1995), “Comparison of antihypertensive effects of nicardipine with nitroglycerin for perioperative hypertension”, Acta Anaesthesiol Sin, 33(4), pp 199-204.
52. Choi SJ, Gwak MS, Ko JS, et al (2007), “Can peripheral venous pressure be an alternative to central venous pressure during right hepatectomy in living donors?”, Liver Transpl, 13, pp 1414-21.
53. CittanovaML, Zubicki A, Savu C, et al (2001), “The chronic inhibition of angiotensin-coverting enzyme impairs postoperative renal function”, Anesth Analg, 93, pp 1111-15.
54. Collet JP, Montalescot G, Blanchet B, et al (2004), “Impact of prior use or recent withdrawal of oral antiplatelet agent on acute coronary syndrome”, Circulation, 110, pp 2361-7.
55. Compton CN, Dillavou ED, Sheehan MK, et al (2005), “Is abdominal aortic aneurysm repair appropriate in oxygen-dependent chronic obstructive pulmonary disease patients?”, J Vasc Surg, 42, pp 650-3. 
-------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, y hoc, gay me hoi suc, mo phinh, dong mach, chu bung, duoi dong mach, than,phan tich, ket qua, va cac yeu to, nguy co, nguyen thi thanh


GÂY MÊ HỒI SỨC MỔ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI ĐỘNG MẠCH THẬN :PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể