Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, ngu van,chuyen nganh, van hoc, viet nam,truong ca, ve thoi chong my, trong van hoc, hien dai, viet nam, nguyen thi lien tam

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN  

Chuyên ngành  : Văn học Việt Nam
Mã số  : 62 22 34  01

TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM 



DẪN NHẬP

  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Cuộc chiến tranh thời chống Mỹ đã qua đi trên một phần tư thế kỷ nhưng âm vang hào hùng của nó vẫn vọng đến tận bây giờ và mãi mãi về sau. Văn học đã ghi lại một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Những chiến công hiển hách; Những tấm gương anh dũng; Những mối tình thuỷ chung son sắt; Tình yêu quê hương, đất nước… cả những đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi cũng được tái hiện trong văn học. Đó chính là hơi thở của cuộc sống chân thực đã từng diễn ra trên đất nước ta. Hậu quả chiến tranh để lại thật tàn khốc bởi nó là những dư âm đọng lại trong những tháng năm hòa bình. Chiến tranh không phải là định mệnh nhưng nó đã khiến cho bao người phải chịu những số phận nghiệt ngã.

Dư ba của chiến tranh như những con sóng nối tiếp nhau cứ lan mãi đến ngày sau… Tất cả những điều ấy được các nhà thơ thời chống Mỹ, những cây bút thời hậu chiến.. . Tập trung sức viết để ngưỡng vọng, đồng cảm, sẻ chia về một thời quá khứ đã in đậm dấu ấn vào cuộc sống của dân tộc. Văn học góp phần thể hiện cuộc sống thăng trầm của lịch sử. Sức khái quát hiện thực của thơ ca - đặc biệt là trường ca - thật mạnh mẽ, sâu rộng, đã phản ánh lịch sử một thời mà thấm suốt không gian, thời gian của bao thời đại sau này.

Trường ca sử thi hiện đại là một thể loại thơ ca trữ tình mang dung lượng khá đồ sộ; Thể hiện cảm xúc mãnh liệt và thường có nội dung lớn; Có khả năng phản ánh, tổng kết một giai đoạn lịch sử, những vấn đề lớn lao của dân tộc. Nền văn học Việt Nam không thể thiếu vắng mảng trường ca về thời chống Mỹ, bởi:

- Từ khi mới xuất hiện, trường ca có giá trị xuất hiện trong thời chống Mỹ đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tác động sâu rộng đến tâm hồn con người ViệtNam. Thời hoàng kim của trường ca thời chống Mỹ là vào thập niên 70. Ngày nay, trường ca vẫn chảy miệt mài trong lòng dân tộc, vì vậy, nghiên cứu trường ca về thời chống Mỹ là một công việc có hấp lực mạnh mẽ đối với người nghiên cứu.

 - Nhiều trường ca nổi tiếng từ thời chống Mỹ đã được chọn để giảng dạy trong các trường Phổ thông, Cao đẳng, Đại học. Các trích đoạn trong: Bài ca chim Chơ rao, Theo chân Bác, Mặt đường khát vọng, Đường tới thành phố, Những người đi tới biển.. . Mang chất trữ tình sâu sắc và âm hưởng sử thi hào hùng, góp phần phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ngày nay, các trích đoạn đặc sắc ấy vẫn được tiếp tục có mặt trong các chương trình văn học đã nêu trên. Vì vậy, nghiên cứu giá trị lịch sử và giá trị văn học của trường ca cũng góp phần nhất định vào việc giảng dạy, tiếp cận trường ca hiện đại.

- Tên gọi thống nhất; Hệ thống hình tượng nhân vật; Hệ thống đề tài, không gian sử thi; Giọng điệu sử thi… trong trường ca đã được chú ý nghiên cứu nhưng vẫn còn mang tính riêng lẻ. Nhiều vấn đề khác trong trường ca vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Giá trị lịch sử và giá trị văn học của trường ca trong tiến trình lịch sử văn học hầu như chưa được đánh giá đúng mức. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào việc xác định tên gọi hoặc giới thiệu tác giả tiêu biểu đã sáng tác trường ca. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam” để nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những công trình, bài viết quý báu của các nhà nghiên cứu đi trước, từ đó góp cái nhìn bao quát hơn về trường ca sử thi hiện đại.

2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

 2.1. Đối tượng nghiên cứu:

 Với mục đích khoa học đề ra, luận án tập trung nghiên cứu “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam”. - Về lịch sử, thời chống Mỹ bắt đầu từ năm 1955 đến 1975. Về mặt văn học giai đoạn này, các nhà thơ đã sáng tác trường ca (chủ yếu xuất hiện từ 1960) Với mạch cảm xúc ngợi ca và tâm thế của người trong cuộc. Nhưng từ sau  4/1975 đến khoảng 1980, họ vẫn chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh về cuộc chiến mới đi qua, vẫn sáng tác với tâm thế người trong cuộc, mạch cảm xúc chủ đạo vẫn là phản ánh hiện thực cuộc chiến thời chống Mỹ. Vì thế, chúng tôi xếp trường ca xuất hiện từ 1975 - 1980 vào nhóm trường ca 1960 - 1980 và tạm chia đối tượng khảo sát vào hai mốc thời gian để thuận tiện cho nghiên cứu:

 - Trường ca về thời chống Mỹ có giá trị ra đời từ 1960 đến 1980.

 - Trường ca về thời chống Mỹ có giá trị ra đời từ 1980 đến nay (chủ yếu thiên về cảm xúc hồi tưởng của người nhìn lại quá khứ chiến tranh).

2.2. Phạm vi vấn đề:

 Với khả năng có hạn, chúng tôi cố gắng tìm hiểu những công trình nghiên cứu, phê bình để khẳng định giá trị của trường ca về thời chống Mỹ, tiếp cận các bài nghiên cứu về tác giả để xác định những đóng góp của họ trong sự nghiệp sáng tác trường ca. Qua đó, chúng tôi tiếp thu có chọn lọc thành tựu của những công trình đi trước, vận dụng sự hiểu biết của bản thân để nghiên cứu Trường ca về thời chống Mỹ. Người viết quan niệm: Trường ca về thời chống Mỹ là trường ca sử thi hiện đại và phạm vi vấn đề cần nghiên cứu là:

- Những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca.

- Các nội dung chủ yếu như: Hệ thống đề tài, sức khái quát hiện thực, đặc điểm sử thi.

- Các đặc điểm nghệ thuật như: Sự phối hợp các thể thơ, không gian sử thi, giọng điệu sử thi, sự liên tưởng, chất liệu văn học dân gian… của trường ca. Tuy nhiên, về kết cấu luận án, sự phân chia chương II và chương III chỉ mang tính tương đối vì khó tách bạch riêng lẻ yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung và trường ca nói riêng.

  1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

 Nghiên cứu trường ca về thời chống Mỹ nhằm mục đích tìm hiểu: Những nhân tố tạo nên sự xuất hiện của trường ca, nội dung chủ yếu, đặc điểm  nghệ thuật; Từ đó rút ra những kết luận về sự đóng góp của tác giả và giá trị của trường ca về thời chống Mỹ trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

 - Luận án xác định những nội dung cơ bản, những đặc điểm quan trọng và riêng biệt làm nên giá trị của trường ca về thời chống Mỹ; Cung cấp thêm nhận thức về lý thuyết thể loại (tên gọi trường ca sử thi hiện đại) Và bước đầu giải quyết các vấn đề đã đặt ra trên cơ sở kế thừa các công trình của những nhà nghiên cứu đi trước.

- Dựa vào kết quả nghiên cứu, người viết hy vọng góp thêm một tiếng nói, một cái nhìn tổng hợp về giá trị của trường ca về thời chống Mỹ; Cung cấp thêm tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập về trường ca hiện đại.

5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Nhận xét mở đầu

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có một công trình chuyên sâu, tổng hợp giá trị trường ca về thời chống Mỹ. Trong luận văn Cao học “Đặc điểm trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ”, chúng tôi đã tiến hành phân loại lịch sử vấn đề theo hai nhóm: - Những nhận xét, luận bàn về tên gọi và sự phát triển của trường ca. - Những ý kiến nhận định về các tác giả và các trường ca có giá trị.

Tuy nhiên, trải qua mỗi chặng đường nghiên cứu, chúng tôi lại phát hiện thêm những điều mới. Để thấy được kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi xin lược thuật lại những điểm chính, bổ sung một số ý kiến, nhận định và cập nhật các công trình nghiên cứu gần đây.

5.1. Những nhận xét, luận bàn về tên gọi và sự phát triển của thể loại:

 Đã có một số công trình nghiên cứu về thể loại trường ca; Bàn luận và phân định đâu là thơ dài, đâu là truyện thơ, xác định rõ những điều kiện cần và đủ để được gọi là trường ca (phải mang nội dung lớn, dung lượng đồ sộ, khái 5 quát những vấn đề của lịch sử…), đồng thời nghiên cứu về sự phát triển của thể loại đặc biệt này. Có thể kể đến một số bài viết đăng trên các tạp chí, các sách:

- Tạp chí Văn nghệ quân đội số 4/1975 có bài viết bàn về thể loại trường ca của Lại Nguyên Ân, số 1,2.3/1981 có bài viết của Hữu Thỉnh, Từ Sơn, Hoài Thanh, Trần Ngọc Vương, Phạm Tiến Duật…

- Trên TC VH số 6/1982 có bài viết của Đỗ Văn Khang, Vũ Đức Phúc… số 3/1984 có bài của Hoàng Ngọc Hiến, số 3,4/1988 của Mã Giang Lân.. .

- Trên GDTĐ- 2002 có bài của Đào Thị Bình; Trên Tạp chí Văn nghệ QĐ, báo Nhân Dân, Văn nghệ Trẻ năm 2007 - 2008 có bài viết của Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Quý.. . Gần đây, có bài viết của Trần Đình Sử (báo mạng- 4/2010).

Về sách đã in:

- Lại Nguyên Ân có tác phẩm Văn học và phê bình (Nxb Tác phẩm mới -1984) Trong đó có nhiều trang bàn luận về trường ca.

- Vũ Văn Sỹ có tập Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945 - 1995 (Nxb KHXH - 1999) Đi sâu vào việc tìm hiểu thi pháp trường ca; Trong tập tiểu luận Mạch thơ trong nguồn thế kỷ (Nxb KHXH - 2005), ông cũng có bài viết “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại”  [85, tr. 137].

- Phạm Quốc Ca với chuyên luận Mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại 1975 - 2000 (Nxb Hội Nhà Văn - 2003), qua bài viết: “Sự biến đổi của trường ca”  đã góp thêm tiếng nói về thể thơ ca này [11, tr. 177-183].

Sau đây, chúng tôi xin được tóm lược lại những vấn đề có liên quan đến thuật ngữ “trường ca”, sự phát triển thể loại mà các nhà nghiên cứu đã đề cập trên cơ sở có bổ sung cẩn trọng:

Trong bài “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca”  (TCVH số 4/1975) Sau này in lại trong Văn học và phê bình (5), Lại Nguyên Ân đã đề nghị gọi chung những tác phẩm thơ dài là trường ca. Quan niệm này, có người đồng ý nhưng cũng có người không chấp nhận. Sau này, trong bài “Bàn góp về trường ca”   (4), ông cho rằng “hình như ai cũng đúng cả”. Thực sự, đề nghị của ông về cách gọi tên chung như thế không phù hợp với đặc trưng riêng của thể loại trường ca vì thơ dài khác với trường ca, thơ dài không cần thiết chứa đựng nội dung lịch sử, cảm hứng sử thi, không gian sử thi.. . Những nghiên cứu của Lại Nguyên Ân là một đóng góp thiết thực cho việc nhận định về con đường phát triển của trường ca.

Từ Sơn, trong bài “Về khái niệm trường ca”  (TCVNQĐ số 1/1981) Cho rằng trường ca “là thơ chứ không phải là ca”  [80, tr. 120]. Theo ông, nên dùng thuật ngữ trường ca cho những bài thơ dài có cốt truyện tự sự trên 500 câu và nên gọi chung là truyện thơ. Cách lý giải của Từ Sơn nghiêng về việc lấy nghĩa gốc của thuật ngữ “trường ca”  để đặt tên cho thể loại.

Cũng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 5/1981, Hoài Thanh có bài “Thơ và chuyện trong thơ”. Ông cho rằng: Ba mươi năm đời ta có Đảng, Nước non ngàn dặm, Theo chân Bác của Tố Hữu và cả Trường ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân đều là truyện thơ. Như vậy, theo Hoài Thanh, “truyện thơ”  và “trường ca”  cũng chưa được phân định cụ thể như quan niệm hiện nay.

Trần Ngọc Vượng, trong bài “Về thể loại trường ca và tính chất của nó”  (Tạp chí VNQĐ số 5/1981), đã đưa ra những nhận định tinh tế, phân biệt sự khác nhau giữa trường ca và truyện thơ, thơ dài. Theo ông “trường ca của ta bây giờ không phải cùng khuôn với các thể loại đã từng có mặt trong lịch sử văn học”  [11, tr. 129]. Những lập luận để phân biệt trường ca với khúc ngâm, truyện thơ, thơ dài mà ông đưa ra khá hợp lý: Trường ca phân biệt với thơ dài trước hết ở dung lượng cảm hứng, “cảm hứng đó là linh hồn của trường ca”, và chỉ có thể xuất hiện ở một thời đại cách mạng [114, tr. 129]. Đây là một nhận định khá sâu, góp phần xác định đặc điểm thể loại và lý giải vì sao giai đoạn này trường ca nở rộ.

Năm 1982, Mã Giang Lân đã góp tiếng nói bàn về thể loại trường ca trong bài ”Trường ca, vấn đề thể loại” đăng trên TCVH số 6. Ông nhận xét rằng: 7 ”Lâu nay các nhà nghiên cứu phê bình văn học thường dùng thuật ngữ “trường ca”  để chỉ về một thể loại văn học thời kỳ thượng cổ như trường ca Đăm San, trường ca Xing Nhã.. . Của đồng bào Tây Nguyên; Trường ca Đẻ đất đẻ nước của người Mường… hoặc tuỳ tiện cho tất cả những sáng tác thơ dài đều là trường ca cả” [45, tr. 104]. Sau khi dẫn ra một số tác phẩm thơ dài và trường ca để phân tích, lý giải về mặt thể loại, Mã Giang Lân đi đến khẳng định: “Thơ dài và trường ca có những nét tương đồng như sử dụng tổng hợp nhiều thể thơ, thay đổi không khí cảm xúc, hạn chế sự bằng phẳng đơn điệu, thường khai thác và biểu hiện cái đẹp cái cao cả, cái anh hùng. Nhưng ở trường ca bộc lộ rõ nội dung ca ngợi, hào hùng, nên cảm hứng anh hùng phải là mạch cảm xúc chủ đạo” [45, tr. 108-109].

Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận có tính khái quát: “Đường đi của sử thi… là đến tiểu thuyết. Còn thơ trữ tình là cái nôi của trường ca và thơ dài.

Trường ca đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và sử thi nghĩa là kết hợp cả hai phương thức biểu hiện: Trữ tình và tự sự [45, tr. 152]. Nghiên cứu của Mã Giang Lân đã giúp cho chúng tôi có một sự phân định về trường ca và thơ dài khá rõ ràng.

Vũ Đức Phúc cũng rất quan tâm đến thể loại trường ca nên trên Tạp chí Văn học số 6/1982, ông có bài viết “Chung quanh vấn đề trường ca”. Cũng như Từ Sơn, ông nhận xét về nghĩa và cách dùng thuật ngữ ”trường ca”. Theo ông: ”trường ca là một thuật ngữ văn học mới, chưa chính xác, chưa ổn định, để chỉ các sáng tác thơ dài” [73, tr. 93] ”khoảng từ bốn, năm trăm câu trở lên [72, tr. 94] và phải có sức “lay động được con tim người đọc”  một cách mạnh mẽ, thời đại ta đòi hỏi phải có trường ca anh hùng” [72, tr. 99]. Ông cho rằng: Khi viết trường ca, nếu viết bằng một thể thơ thì “trường ca dễ đơn điệu”  [72, tr. 101-102].

Chúng tôi hoàn toàn thống nhất với nhận xét trên. Theo ông: ”Theo chân Bác là một thiên trường ca” [72, tr. 100], và Tố Hữu đã phối hợp giữa anh hùng ca với trữ tình trên cái nền gợi lại sự kiện lịch sử. Nhìn chung bài viết của  Vũ Đức Phúc đã khẳng định lại những vấn đề mà một số nhà nghiên cứu trước đó nêu ra: Trường ca phải được xây dựng trên nền sự kiện lịch sử, độ dài cần vừa phải, cần có sự pha trộn, thể loại và yếu tố trữ tình rất quan trọng. Đặc biệt, ông cho rằng yếu tố tự sự chỉ là phần độn thêm, điều này đối lập với ý kiến của Đỗ Văn Khang khi cho rằng các trường ca đều cố gắng lấy tự sự làm chính.

Trên Tạp chí Văn học số 6/1982, trong bài “Từ ý kiến về trường ca sử thi của Hêghen đến trường ca hiện đại ở ta”, Đỗ Văn Khang đã dẫn ra ý kiến của Hêghen viết về trường ca sử thi (Mỹ học Hêghen - 1836) Để làm nền tảng cho những lập luận của mình về “trường ca hiện đại Việt Nam”; Cụ thể là về: Nguồn gốc sử thi, sức khái quát của trường ca sử thi, xung đột sử thi, tính cách sử thi, chi tiết trong trường ca sử thi. Căn cứ vào công trình nghiên cứu sử thi của Hêghen, ông xem xét trường ca ở các điểm sau đây:

+ ”Chất khái quát tổng thể lịch sử, phong cách đồ sộ” [38, tr. 87], trong đó chú ý đến tính chất xung đột mang tính lịch sử.

+ ”Các cá tính của trạng thái thế giới dân tộc rất mãnh liệt được biểu hiện qua cái tôi nhà thơ” [38. Tr. 87].

+ ”Vai trò của chi tiết trong trường ca… Cách tổ chức liên chương, liên đoạn” [38, tr. 90].

“Trường ca hướng về các biến cố trung tâm”  [38, tr. 91 cố gắng lấy tự sự làm chính, ”hình thức kể” là nhân tố quan trọng góp phần làm nên trường ca.

Đây là những ý kiến, những lập luận cơ bản dựa vào Mỹ học Hêghen.

Ông cũng không loại trừ hoàn toàn sự biến dạng của thể loại trường ca trong quá trình vận động của lịch sử xã hội và thực tiễn đời sống văn học nước ta. Từ những lập luận nêu trên, Đỗ Văn Khang đề nghị nên gọi những bài thơ đúng bản chất, có ý nghĩa mỹ học đầy đủ là ”trường ca sử thi hiện đại”. Bản thân người viết cũng đồng quan điểm về tên gọi trường ca sử thi hiện đại và rất quan tâm đến “trạng thái dân tộc rất mãnh liệt biểu hiện qua cái tôi nhà thơ, cái tôi chứng nhân lịch sử”  mà Đỗ Văn Khang đã nghiên cứu.

Cũng trong năm 1982, Lại Nguyên Ân có bài ”Thể trường ca trong thơ gần đây” in ra trong Văn học và phê bình (5). Theo ông, trong phạm vi thơ hiện đại ở ta, vẫn còn đủ thận trọng để “coi trường ca như là một thể loại đang hình thành và phát triển với yếu tố trữ tình là yếu tố chủ đạo”  [5, tr. 8]. Ông nhận định: ”Thể tài trường ca là biểu hiện cụ thể của xu hướng sử thi hóa” [5, tr. 22].

Ý kiến này giúp người viết tìm hiểu sâu về vấn đề thể loại và tính chất sử thi, trữ tình trong trường ca về thời chống Mỹ.

Phạm Huy Thông, nhà thơ nổi danh với Tiếng địch sông Ô - phỏng tích Trương Lương dùng tiếng địch làm tan nát hàng ngũ quân sỹ Hạng Võ; Đã có báo cáo tại hội nghị khoa học về Trường ca do Khoa Văn Đại học Tổng hợp tổ chức (1983). Trong phần II mang tựa ”Trường ca”, Phạm Huy Thông đã khẳng định “độ dài của trường ca là một yếu tố thuận. Độ dài góp phần cấp trọng lượng cho chất tráng của thi ca”  [98, tr. 12]. Phương châm của Huy Thông là “linh hoạt để sát hợp”  [98, tr. 17]. Bản thân người viết đồng tình với quan điểm: Độ dài cần linh hoạt, độ dài là yếu tố thuận, mà điều này thơ ngắn khó đạt được khi cần khái quát vấn đề lớn lao của lịch sử, phản ánh cảm xúc mãnh liệt của cái tôi chứng nhân lịch sử.

Hoàng Ngọc Hiến có những ý kiến được trình bày khá rõ trong bài “Về đặc trưng của trường ca”  (TCVH số 3/1984), đặc biệt là những nhận định quan trọng về đặc trưng thể loại trường ca của Biêlinxki, của giáo sư A. N. Sôkô-lôv chuyên nghiên cứu về trường ca [28, tr. 116]. Đồng thời, ông cũng giới thiệu một số thành tựu về trường ca của nền văn học Xô viết và cuộc thảo luận về trường ca kéo dài trên ba tháng đăng ở báo Văn học Liên Xô [28, tr. 110].

Ông hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Biêlinxki: Trường ca chỉ là một thể loại tác phẩm thơ đặc biệt.. . Có nội dung lớn và dung lượng lớn”, “tương quan giữa nguyên tắc trữ tình và nguyên tắc tự sự là một vấn đề trung tâm của thi pháp trường ca; Trong trường ca hiện đại, xu thế trữ tình lấn át tự sự”  [28, tr. 111110]. Cách lập luận và giải quyết vấn đề của ông dễ hiểu, phù hợp với cách 10 hiểu hiện nay về thể loại trường ca, nhất là nhận định: Xu thế trữ tình trong trường ca hiện nay lấn át tự sự. Tuy vậy, ta cũng không loại trừ có trường ca viết ở thời gian sau này như Những cánh đồng dưới lửa của Văn Lê, Đi trong sen ngát bóng xanh của Phạm Thái Quỳnh lại thiên về xu hướng tự sự.

Vấn đề phân định thể loại trường ca và thơ dài đã khiến Mã Giang Lân trăn trở và viết tiếp bài “Thử phân định giữa ranh giới trường ca và thơ dài”  (Tạp chí Văn học số 5,6/1988). Trong cuốn “Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam”, ở phần “Xu hướng mở rộng dung lượng phản ánh”  [47, tr. 356], ông cũng tập trung đi sâu vào việc tìm sự giống nhau và khác nhau của hai loại này. Theo ông, “trường ca có kết cấu rõ và hoàn chỉnh hơn; Thể thơ đa dạng; Nhân vật có đường nét, tâm trạng hơn; Nhịp điệu, nhạc điệu trong trường ca sôi nổi, hào hùng hơn; Yếu tố tự sự và trữ tình bổ sung cho nhau; Đề tài: Thuộc về hiện tại mà tác giả từng sống, chứng kiến”. Đây là một sự nghiên cứu khá công phu, giúp ta thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa trường ca và thơ dài.

Sự ra đời mạnh mẽ của trường ca đã trở thành một hiện tượng văn học nổi bật trong đời sống thơ ca. Tháng 3/2002, trên Tạp chí Giáo dục số 26, Đào Thị Bình có bài “Góp phần tìm hiểu trường ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Đây là một bài viết có giá trị, tổng kết lại một số ưu điểm nổi trội của trường ca; Giúp ta có một cái nhìn bao quát về thể loại; Mở ra hướng mới khi nghiên cứu, nhất là “chất suy nghĩ và triết lý”, “chất trí tuệ chính luận” [10, tr. 30-31] trong trường ca.

Phạm Quốc Ca, trong chuyên luận Mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại 1975 - 2000 (Nxb Hội Nhà Văn - 2003) Đã dành nhiều trang để viết về thể loại trường ca. Ông nhận định “về tên gọi thể loại trường ca đã có sự không rạch ròi… Do sự thâm nhập, hòa trộn giữa các thể loại.. . Người ta đã gọi các tác phẩm khá khác nhau bằng một cái tên chung là trường ca” [11, tr. 178]. Theo ông: Có sự khác nhau khá rõ, chủ yếu là ở phương thức sáng tác; Truyện thơ gắn với nhân vật và kết cấu, cốt truyện; Thơ dài gắn với cảm xúc trữ tình; Trường ca 11 phân biệt ở chỗ dù có cốt truyện hay không, nó phải mang cảm hứng lớn về nhân dân, về tổ quốc, về thời đại [11, tr. 179]. Đây là những nhận xét khá thống nhất với nhận định của các nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Vũ Đức Phúc, Mã Giang Lân, Trần Ngọc Vượng… về cảm hứng sử thi, kết cấu, cái tôi trữ tình… trong trường ca.

Tuy nhiên, cuối cùng, trong cách lập luận của tác giả vẫn có một vài điểm chưa thống nhất khi nói rằng: “cho đến nay, vẫn rất khó phân biệt giữa trường ca, truyện thơ, và thơ dài”  [11, tr. 178]. Về vấn đề này, người viết đã trình bày trong phần mở đầu luận văn Cao học “Đặc điểm trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ”: Trường ca hiện đại có thể có cốt truyện hoặc không cần cốt truyện như truyện thơ nhưng phải mang cảm hứng lớn về nhân dân, tổ quốc, thời đại (cảm xúc trữ tình dễ lẫn với thơ dài). Đặc trưng nổi bật của trường ca giai đoạn 1960 - 1980 biểu hiện xu hướng sử thi hóa, âm điệu hào hùng, giọng điệu ngợi ca. Trường ca ra đời sau 1980 thường đậm chất hồi tưởng, trăn trở, bi tráng.

Vũ Văn Sỹ, trong phần thứ nhất của tập Mạch thơ trong nguồn thế kỷ [85] đã cho in lại một số tiểu luận có liên quan đến trường ca như: “Hiện tượng đối thoại với quan niệm nghệ thuật sử thi trong thơ” (TCVH số 4/1990, tr 98); “Thành tựu và giới hạn lịch sử”  (TCVH số 6/1990, tr 85): “Trường ca trong hệ thống thể loại thơ Việt Nam hiện đại”  (TCVH số 137/2000).. . Trong đó, ông đã có những nhận định, đánh giá rất khách quan và sâu sắc về thể loại trường ca, thiên về ý kiến cho rằng trường ca là một hiện tượng thâm nhập của thể loại.

Nhưng ông cũng không tránh khỏi băn khoăn khi đặt ra câu hỏi“Liệu có những nguyên tắc cho sự mềm dẻo của kết cấu trường ca? Và phải chăng trường ca đã thay thế cho truyện thơ”  [85, tr. 138-139]. Sau đó, chính ông cũng đã lý giải: “Trường ca kế thừa truyện thơ nói riêng và những kinh nghiệm tự sự của thơ ca nói chung.. . Chính vì thế, về bản chất, trường ca khác với truyện thơ truyền thống, khác với truờng ca cổ điển nhưng lại gần gũi với thơ trữ tình”.

Theo ông, trường ca lấy sự trưởng thành của ý thức làm thước đo các biến cố và sự kiện, là căn cứ để phân biệt bản chất giữa trường ca và truyện thơ truyền thống. Đây là vấn đề mà luận án chúng tôi tập trung nghiên cứu.

Lê Thành Nghị, tác giả của tập Tiểu luận Trước đèn.. . Thơ có những lập luận tương đồng ý kiến Vũ Văn Sỹ khi cho rằng: “sự khác nhau giữa thơ dài và trường ca, có thể dễ nhận thấy qua kết cấu của tác phẩm. Trường ca đòi hỏi một kết cấu chặt chẽ, hợp lý, các chương đoạn có thể không theo qui luật thời gian, không gian, có thể kết cấu theo tuyến sự kiện hoặc tuyến nhân vật.. . Trường ca khác hẳn một bài thơ dài ở tính chặt chẽ của kết cấu” [58, tr. 178].

Vũ Tuấn Anh, trong bài “Thơ chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình thơ hiện đại”  [1], cũng đã trình bày những luận điểm sau:

+ Thơ ca chống Mỹ có cốt cách và tầm vóc của một nền thơ lớn, trước hết là do tính quần chúng sâu rộng… Một nền thơ trữ tình - sử thi, giàu tính chính luận và chất trí tuệ.

+ Thời đại lịch sử đã khai sinh một mô hình thơ ca mới, một kiểu nhà thơ mới, một cái Tôi trữ tình công dân, một cái Ta dân tộc.

+ Nền thơ chống Mỹ làm phong phú rất nhiều khả năng biểu hiện của thơ ca: Từ việc sử dụng linh hoạt các thể thơ cho đến cấu trúc thơ, ngôn ngữ thơ.

Những vấn đề được tác giả nêu ra mặc dầu còn mang tính khái quát về thơ chống Mỹ nói chung; Nhưng lại là những vấn đề rất đáng quan tâm, sát hợp với nội dung nghiên cứu để giúp người viết phân tích, tổng hợp các vấn đề từ thể loại trường ca hiện đại viết về thời chống Mỹ nói riêng.

Chúng tôi cũng sử dụng các luận vănluận án sau đây trong quá trình nghiên cứu: + Luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm trường ca viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ”  (2002) Của Nguyễn Thị Liên Tâm. + Luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm trường ca Thu Bồn”  (2005) Của Nguyễn Xuân Cổn. Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo thêm Luận án Tiến sĩ của Mai Bá Ấn (10/2008) Viết về Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn và Thanh Thảo.Nhìn một cách tổng quát; Các nhận định, công trình nghiên cứu nêu trên đã giúp chúng tôi có một cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm.. . Sâu sát về trường ca. Ở giai đoạn đầu, khi trường ca mới xuất hiện, tính chất tự sự đóng vai trò chủ yếu (khiến dễ lẫn với truyện thơ). Càng về sau 1975, yếu tố tự sự càng kết hợp chặt chẽ với trữ tình, nhưng vai trò của yếu tố trữ tình bộc lộ mạnh mẽ, rõ nét hơn (khiến dễ lẫn với thơ dài, thơ trữ tình).

Để kết thúc phần nhận định về thể loại trường ca, trên cơ sở đã trình bày ở trên kết hợp với ý kiến mang tính tổng hợp của Đào Thị Bình, người viết cũng cho rằng: ”Trường ca hiện đại là một thể loại văn học thuộc hệ thống thơ ca hiện đại Việt Nam, ra đời và phát triển trong hoàn cảnh xã hội có những biến cố lịch sử lớn lao, có dung lượng khá đồ sộ, cảm hứng mãnh liệt, nội dung hoành tráng chứa đựng những sự kiện lịch sử phong phú, âm điệu hào hùng, hình thức thể loại hiện đại, phốí hợp đa dạng các thể thơ, đậm tính trữ tình, giàu chất suy nghĩ, triết lý” (TCGD số 26/2002). Đồng thời, người viết cũng bổ sung ý kiến của ĐàoThị Bình: “trường ca hiện đại không chỉ ra đời và phát triển trong hoàn cảnh xã hội có những biến cố lịch sử trọng đại, lớn lao mà còn ra đời cả trong thời bình”. Vì thực tế, sau 1975, trong thời bình không có biến cố lịch sử lớn lao nhưng vẫn có hàng loạt trường ca ra đời hưởng ứng các cuộc vận động sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ và đa phần được viết bằng thủ pháp “hồi tưởng”.
----------------------------------------------------
 MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Giới hạn của đề tài: Đối tượng nghiên cứu - phạm vi vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5. Lịch sử vấn đề
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận án
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ
1.1. Những nhân tố khách quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca
1.1.1 Sự kết nối từ truyền thống đến hiện đại
1.1.2. Thời đại
1.1.3 Sự gắn kết giữa yếu tố thời đại và dân tộc
1.2 Những nhân tố chủ quan tạo nên sự xuất hiện của trường ca
1.2.1. Nhà thơ - người trong cuộc
1.2.2 Nhà thơ thời hậu chiến. So sánh với nhà thơ - người trong cuộc
1.2.3. Sự gắn kết giữa yếu tố cá nhân và yếu tố cộng đồng
Chương 2:  NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ
2.1. Hệ thống đề tài
2.1.1. Đề tài đất nước
2.1.2 Đề tài chiến tranh và người lính
2.1.3. Đề tài lãnh tụ
2.1.4. Đề tài tình yêu đôi lứa
2.2. Sức khái quát hiện thực về địa danh và con người
2.2.2. Sức khái quát về người thực, việc thực
2.2.3. Sức khái quát về sự đồng hành của nhân dân
2.2.4. Sức khái quát về sự hy sinh của nhân dân
2.3. Đặc trưng sử thi. Sự gắn kết giữa tính chất sử thi và trữ tình
2.3.1. Đặc trưng sử thi
2.3.2 Sự gắn kết giữa tính chất sử thi và trữ tình
Chương 3:  ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ
3.1. Sự phức hợp và đa dạng về thể thơ
3.2. Tính chất đa giọng điệu. Giọng điệu sử thi
3.3. Không gian nghệ thuật. Không gian sử thi
3.4 Sự liên tưởng
3.5 Chất liệu văn học dân gian
KẾT LUẬN
THƯ MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
-------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (2005), “Thơ chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình thơ hiện đại”, Báo Nhân dân (14), HN.
2. Arixtot (1999), Nghệ thuật thơ ca (nhiều người dịch), Nxb Văn học. HN.
3. Lại Nguyên Ân (1975), “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca”, Tạp chí Văn học (4) in lại trong Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, HN.
4. Lại Nguyên Ân (1981), “Bàn góp về trường ca”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1), HN.
5. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, HN.
6. Lại Nguyên Ân (1986), “Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám một nền sử thi hiện đại”, Tạp chí Văn nghệ (5), HN.
7. Báo cáo thành tích Đoàn vận tải quân sự H52, khu 6 cũ (4/1967-4/1975), Tỉnh ủy Bình Thuận.
8. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945-1975), Nxb Văn hóa dân tộc, HN.
9. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostoievski (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, HN.
10. Đào Thị Bình (2002), “Góp phần tìm hiểu trường ca viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, Tạp chí Giáo dục (26), HN.
11. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ hiện đại Việt Nam 1975-2000, Nxb Hội Nhà Văn, HN.
12. Hồng Diệu (1981), “Thêm vài suy nghĩ”, Tạp chí Văn nghệ (5), HN.
13. Trần Phỏng Diệu (2006), “Yếu tố giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam”, Tạp chí VNQÐ (642 tr.94), HN.
14. Phạm Tiến Duật (1980), “Về bút pháp hiện thực trong thơ Việt Nam hiện đại (1945-1980)”, Tạp chí Văn học (5), HN.
15. Nguyễn Hồng Dũng (2005), Chiến tranh Việt Nam trong văn học Mỹ-từ sự thật đến tác phẩm, Tạp chí VNQĐ (619), HN.
16. Nguyễn Duy (1981), Phóng sự 30 tháng 4 năm 1975, Nxb Văn Nghệ, HN. 191  
17. Hà Trọng Đạm (2005), Điạ chỉ đời người, Nxb Hội Nhà Văn, HN.
18. Nguyễn Sĩ Đại (2004), “Hữu Thỉnh, nhà thơ của làng ngày đánh giặc”, Báo Nhân Dân (38), HN.
19. Nguyễn Khoa Điềm (2004), “Bản hùng ca đất nước”, Báo Văn nghệ công an (7), HN.
20. Nguyễn Khoa Điềm (2004), “Tác giả nói về tác phẩm Đất nước”, báo Giáo dục và thời đại (110), HN.
21. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, HN.
22. Hà Minh Đức chủ biên (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.HN.
23. Hà Minh Đức (1980), “Văn học Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước”, Tạp chí Văn học (9), HN.
24. Hà Minh Đức (1981), “Về Trường ca”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1, 2, 3), HN.
25. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận Văn chương, Nxb Khoa học xã hội HN.
26. Hêghen, Mỹ học (Nhữ Thành dịch), Tư liệu ĐHSPHN 1, HN.
27. Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long (Phan Ngọc dịch), Nxb Văn học, HN.
28. Hoàng Ngọc Hiến (1984), “Về đặc trưng của trường ca”, Tạp chí Văn nghệ (3), HN.
29. Bùi Công Hùng (1980), “Mấy quan sát về thơ Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn học (5), HN.
30. Bùi Công Hùng (1985), “Nhạc điệu của thơ Việt Nam hiện đại trong 40 năm qua”, Tạp chí Văn học (5, 6), HN.
31. Bùi Công Hùng (1985), “Những đặc trưng cơ bản của thơ Việt Nam hiện đại” (1945-1985), Tạp chí Văn học (1), HN.
32. Bùi Công Hùng (1986), “Hình tượng thơ”, Tạp chí Văn học (4), HN.
33. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa TT, HN.
34. Bùi Công Hùng (2001), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin. HN. 192  
35. Mai Hương (1980), “Đọc Đường tới Thành phố” (Trường ca của Hữu Thỉnh, Nxb Quân đội), Tạp chí Văn học (3), HN.
36. Đỗ Văn Hỷ (1991), “Trong thơ có họa”, Tạp chí Văn nghệ (1), HN.
37. Roman Jakobson (1945-1975), Ngôn ngữ và thi ca, (Cao Xuân Hạo dịch).
38. Đỗ Văn Khang (1982), “Từ ý kiến về trường ca sử thi của Hêghen đến trường ca hiện đại ở ta”, Tạp chí Văn học (6), HN.
39. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo Dục, HN.
40. Nguyễn Khải (1984), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, HN.
41. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN.
42. Lê Đình Kỵ (1999), Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, HN.
43. Phong Lan (chủ biên) (1999), Tố Hữu-về tác giả và tác phẩm, Nxb GD. HN.
44. Tôn Phương Lan (1976), “Nguyễn Khoa Điềm-Một nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng”, Tạp chí Văn học (5), HN.
45. Mã Giang Lân (1982), “Trường ca, vấn đề thể loại”, Tạp chí Văn học (6), HN.
46. Mã Giang Lân (1988), “Thử phân định ranh giới giữa trường ca và thơ dài”, Tạp chí Văn học (5, 6), HN.
47. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.
48. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại-Những chân dung tiêu biểu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
49. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo Dục, HN.
50. Phong Lê, Chuyên đề Văn học Việt Nam hiện đại-Tiến trình và thành tựu, Tài liệu giảng dạy Cao học Văn học Việt Nam ĐHSP TP.HCM.
51. Mai Quốc Liên (1999), Tạp luận, Nxb Văn học, HN. 193  
52. Thiếu Mai (1980), “Thanh Thảo-Thơ và trường ca”, Tạp chí Văn học (2), HN.
53. E.M Meletinki (1974),“Về nguồn gốc sử thi anh hùng”, Tạp chí Văn nghệ (1), HN.
54. Nam Mộc (1976), “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức”, Tạp chí Văn học (3), HN.
55. Nguyễn Đức Nam (1969), “Cuộc chiến tranh Việt Nam và lương tâm người Mỹ”, Tạp chí Văn học (5, 6), HN.
56. Giang Nam (2004), Sống và viết ở chiến trường, Nxb Hội Nhà Văn, HN.
57. Phan Ngọc (1991), “Thơ là gì?”, Tạp chí Văn nghệ (1), HN.
58. Lê Thành Nghị (2005), Trước đèn... thơ, Nxb Quân Đội Nhân dân, HN.
59. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn hóa và văn học từ một góc nhìn, Nxb VH và TT NCQH
60. Huỳnh Thống Nhất (2002), Luận án Thi pháp sử thi anh hùng của dân tộc Ê Đê, Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh.
61. Nhiều tác giả (1978), Nghiên cứu bình luận chọn lọc thơ văn Hồ Chủ tịch, Nxb Giáo Dục, HN.
62. Nhiều tác giả (1979), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, HN.
63. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội Hội Văn học, HN.
64. Nhiều tác giả (1978), Xing Nhã, Đăm Di, Hai bản trường ca Ê Đê và Gia Rai, Nxb Văn học Dân tộc, HN.
65. Nhiều tác giả (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, Nxb Giáo Dục, HN.
66. Nhiều tác giả (2001), Thơ ca cách mạng Việt Nam (1945-1975), Nxb Đồng Nai.
67. Nhiều tác giả (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục, HN.
68. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam, Nxb Đại học QG HN. 194  
69. Bảo Ninh (2005), “Ðất nước làm rạng danh các nhà văn”, Báo Văn Nghệ Trẻ số 30 (400), HN.
70. Ngô Văn Phú (2004), “Chất lính và hồn quê trong thơ Hữu Thỉnh”, Báo Văn nghệ trẻ (9), HN.
71. Ngô Văn Phú (2005), “Mùa trong văn học”, Tạp chí Giáo dục và thời đại (13), HN.
72. Vũ Đức Phúc (1982), “Chung quanh vấn đề trường ca”, Tạp chí Văn học (6), HN.
73. Phan Thị Diễm Phương (1988), “Thơ lục bát ở một thế hệ nhà thơ hiện đại”, Tạp chí Văn học (2), HN.
74. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, Nxb Hội Nhà Văn, HN.
75. Hoài Quang Phương (2005), Ngôi nhà của mẹ, Nxb Hội NhàVăn, HN.
76. Nguyễn Hữu Quý (2005), “Nhà văn quân đội-Lực lượng và sáng tác sau 1975”, Tạp chí VNQĐ (636), HN.
77. Phạm Thu Quỳnh (2006), Ký ức chiến tranh của một người lính, NXB Thanh niên, HN.
78. Vũ Tiến Quỳnh (Tuyển chọn và giới thiệu) (1998), Phê bình, bình luận văn học về Lê Anh Xuân, Thu Bồn, Thanh Hải, Giang Nam, Viễn Phương, Nxb Văn Nghệ Tp. HCM.
79. Vũ Tiến Quỳnh (1996), Phê bình bình luận văn học-Truyện cổ tích thần thoại và sử thi, Nxb Văn nghệ TP. HCM.
80. Từ Sơn (1981), “Về khái niệm trường ca”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1), HN.
81. Trần Đình Sử (1986), “Nhà thơ Việt Nam hiện đại và mấy vấn đề nghiên cứu cá tính sáng tạo trong thơ”, Tạp chí Văn học (1), HN.
82. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, HN.
83. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật của thơ, Nxb Giáo dục, HN. 195  
84. Vũ Văn Sỹ (1999), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam (1945-1995), Nxb Khoa học Xã hội, HN.
85. Vũ Văn Sỹ (2005), Mạch thơ trong nguồn thế kỷ, Nxb Khoa học XH, HN.
86. Nguyễn Trọng Tạo (1980), “Trường ca, cảm hứng, bản lĩnh và sức vóc của người viết”, Tạp chí Văn Nghệ số 11, HN.
87. Nguyễn Thị Liên Tâm (2002) Luận văn tốt nghiệp Cao học “Đặc điểm  trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ”, ĐHSP TP. HCM.
88. Trần Nhật Tân (2004), Đi tìm thông điệp của nàng thơ, Nxb Thanh Niên, HN.
89. Hoài Chân và Hoài Thanh (2003), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, HN.
90. Hoài Thanh (1981), “Thơ và chuyện trong truyện thơ”, Mục “Trao đổi về thể loại trường ca”, Tạp chí Văn nghệ (5), HN.
91. Thanh Thảo (2006), “Từ đêm mười chín nghĩ về anh hùng ca và trường ca”, Tạp chí Thơ-Hội Nhà Văn Việt Nam (6), HN.
92. Hữu Thỉnh (1981), “Sự chuẩn bị của người viết trẻ”, Báo Văn Nghệ (50), HN.
93. Ngô Đức Thịnh (2005), “Xuất bản sử thi Tây Nguyên”, Báo ND cuối tuần (22), HN.
94. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa, Nxb Giáo dục, HN.
95. Lưu Khánh Thơ (1988), “Thơ Hữu Thỉnh-Một phong cách thơ sáng tạo”, Tạp chí Văn học (2), HN.
96. Thơ văn Lý Trần (1977), Nxb Khoa học Xã hội, HN.
97. Hoàng Trung Thông (1984), “Thử bàn về thơ”, Tạp chí Văn nghệ (1), HN.
98. Phạm Huy Thông (1983), “Trường ca”, Tạp chí Văn học (1), HN.
99. Bích Thu (1983), “Thanh Thảo, một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975”, Tạp chí Văn học (5, 6), HN.
100. Nguyễn Vũ Tiềm (2006), Đi tìm mật mã của thơ, Nxb Hội Nhà Văn, HN.
101. Dục Tú (1985), “Mặt trời trong lòng đất, nghĩ về gương mặt thơ Trần Mạnh Hảo”, Tạp chí Văn học (2), HN. 196  
102. Nguyễn Thanh Tú (2005), Đi cùng văn học, Nxb VNQĐ, HN.
103. Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình quyển 6, Nxb Chính trị, HN.
104. Lê Văn Tùng (2005), Thử bàn các tiêu chí để hiểu nội dung khái niệm “Văn học hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9, HN.
105. Tổ lý luận Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1981), “Để có những thành tựu mới trong văn học về đề tài chiến tranh, quân đội”, TC Văn nghệ Quân đội (2).
106. Từ điển thuật ngữ Văn học (1992), Nxb Giáo Dục, HN.
107. Lê Ngọc Trà (1998), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
108. Hoàng Trinh (1997), Từ ký hiệu học đến thi pháp học, Nxb Đà Nẵng.
109. Phạm Quang Trung, (1994), “Chung quanh việc sử dụng thuật ngữ trong phân loại tác phẩm văn chương”, Tạp chí Văn học (2), HN.
110. Văn học và thời gian, (2001), Nxb Văn học, HN.
111. Lê Trí Viễn (1987), Đặc điểm lịch sử Văn học Việt Nam, Nxb Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, HN.
112. Bằng Việt (1980), “Nhân vật trữ tình trong thơ của chúng ta”, Tạp chí Văn học (5), HN.
113. Thái Quang Vinh (1999), 95 bài văn chọn lọc, Nxb Đà Nẵng.
114. Trần Ngọc Vương (1981), “Về thể loại trường ca và tính chất của nó”, Tạp chí Văn nghệ (5), HN.
115. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (1999), Cơ sở văn hóa, Nxb Giáo Dục, HN. -
----------------------------------------
keyword: download luan an tien si, ngu van,chuyen nganh, van hoc, viet nam,truong ca, ve thoi chong my, trong van hoc, hien dai, viet nam, nguyen thi lien tam

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN 

TRƯỜNG CA VỀ THỜI CHỐNG MỸ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể