Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, chuyen nganh, chan thuong, chinh hinh,dieu tri, phau thuat, gay lun, nhieu manh, cot song lung,that lung, bang phuong phap, giai ep, toi thieu , nguyen trong tin

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Chuyên ngành: Chấn Thương Chỉnh Hình
Mã số : 62.72.07.25

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY LÚN  NHIỀU MẢNH CỘT SỐNG LƯNG - THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI ÉP TỐI THIỂU 

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGÔ BẢO KHANG 



ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấn thương cột sống chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng số chấn thương nói chung [58], nhưng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Tần suất chấn thương cột sống lưng- thắt lưng thường cao hơn các vùng khác. Theo một nghiên cứu của Robertson, tỉ lệ chấn thương cột sống lưng là 54,8% và cột sống thắt lưng là 29,4% [68]. Theo Phùng Văn Đức và cộng sự, tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 19891993 có 1407 trường hợp, trong đó 244 trường hợp chấn thương cột sống lưng và 414 trường hợp chấn thương cột sống thắt lưng [7]. Võ Văn Thành tổng kết từ 1986 đến 1989 có 504 trường hợp chấn thương cột sống lưng-thắt lưng được điều trị tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình [10]. Trong chấn thương nặng cột sống lưng-thắt lưng, Denis chia ra bốn loại là gãy lún (loại I); Gãy lún nhiều mảnh (loại II); Gãy cúi-căng (loại III) Và gãy-trật (loại IV) [30]. Theo Denis, gãy lún nhiều mảnh chỉ chiếm 14,3%, nhưng các thống kê gần đây ở nước ta, tần suất của loại gãy này rất cao. Võ Văn Thành và cộng sự (1995) Báo cáo tỉ lệ gãy lún nhiều mảnh là 72,82% [10].

Nguyễn Trọng Tín báo cáo tại Hội Nghị Thường Niên Chấn Thương Chỉnh Hình (2008), tỉ lệ này là 80,4% [15]. Nguyễn Văn Thạch: 78,1% [9]. Gãy lún nhiều mảnh là một loại gãy phức tạp. Loại gãy này có thể gây mất vững cột sống cũng như gây tổn thương thần kinh (TTTK). Theo Willen và cộng sự, tỉ lệ TTTK trong gãy lún nhiều mảnh là 47% [38]. Điều này cho thấy đây là một trong những loại gãy nặng, có thể để lại di chứng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nạn nhân. Nguyên nhân trực tiếp gây TTTK có thể do lực chấn thương, cũng có thể do các mảnh xương vỡ chèn vào ống sống. Các mảnh xương vỡ có thể xuất phát từ thân đốt sống hoặc từ cuống đốt sống, mảnh cung đốt sống…

 Biết được vị trí các mảnh xương gây chèn ép sẽ giúp phẫu thuật giải ép thực hiện được chính xác và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chưa thấy có tài liệu nào 2 nghiên cứu điều này, nhất là đối với loại gãy lún nhiều mảnh cột sống lưng-thắt lưng. Do đó việc nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, X-quang và X-quang cắt lớp điện toán (CLĐT) Của loại gãy này nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp có một ý nghĩa rất lớn. Điều trị gãy lún nhiều mảnh có thể là bảo tồn hoặc phẫu thuật, tuỳ vào đặc điểm tổn thương. Phẫu thuật tuy chỉ chiếm 20 đến 30% trong chấn thương cột sống lưng-thắt lưng [54], nhưng có một vai trò quan trọng. Phẫu thuật nhằm mục tiêu giải ép, nắn chỉnh biến dạng và cố định cột sống. Phẫu thuật giúp phục hồi thần kinh (PHTK) Và cho phép tập phục hồi chức năng sớm, tránh các biến chứng do nằm lâu như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, loét chèn ép…

Giải ép có thể thực hiện bằng phẫu thuật lối trước hoặc lối sau. Phẫu thuật lối sau tuy có ưu điểm là an toàn hơn, nhưng khó thực hiện giải ép triệt để, vì trong gãy lún nhiều mảnh, các mảnh xương thường xuất phát từ thành sau thân đốt, nên khó giải ép từ phía sau. Phẫu thuật lối trước (thực ra là trước-bên) Tuy phức tạp hơn, nhưng có ưu điểm là giải trực tiếp, tạo thuận lợi cho PHTK [17], [70], [74]. Trong phẫu thuật lối trước, phương pháp giải ép kinh điển là cắt bỏ gần toàn bộ thân đốt gãy và hai đĩa gian đốt kế cận, sau đó ghép xương và kết hợp xương (KHX) Để làm vững cột sống [70]. Năm 1997, Kaneda báo cáo 150 trường hợp phẫu thuật lối trước, với tỉ lệ liền xương là 93% và tỉ lệ phục hồi thần kinh là 95% [41]. Ưu điểm của phương pháp này là giải ép trực tiếp, triệt để, nắn chỉnh và cố định rất vững chắc.

Tuy nhiên, đây là phẫu thuật lớn, phức tạp, gây mất nhiều máu và mất nhiều thời gian [52]. Tại Việt Nam, Hoàng Tiến Bảo và cộng sự đã áp dụng phẫu thuật lối trước để điều trị cho lao và gãy cột sống từ thập niên 70. Sau đó, Võ văn Thành, Vũ Tam Tỉnh và các tác giả khác tiếp tục nghiên cứu và phát triển. 3 Các tác giả Vũ Viết Chính, Châu Văn Đính lần lượt có những công trình nghiên cứu về phẫu thuật lối trước trong điều trị gãy lún nhiều mảnh các đốt sống lưng-thắt lưng.

Tuy nhiên, các tác giả này chỉ tập trung nghiên cứu về các phương tiện kết hợp xương, còn kỹ thuật giải ép vẫn thực hiện theo kinh điển. Như vậy phẫu thuật lối trước trong điều trị gãy lún nhiều mảnh các đốt sống lưng-thắt lưng đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, với việc giải ép bằng cách cắt bỏ gần toàn bộ thân đốt gãy và hai đĩa gian đốt kế cận vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Việc cắt bỏ rộng rãi mô xương và mô đĩa gian đốt sẽ làm gia tăng chảy máu trong lúc mổ và kéo dài thời gian phẫu thuật.

 Mặt khác, về mặt sinh cơ học, cắt càng nhiều mô xương lúc giải ép, càng gia tăng tình trạng mất vững [24]. Hơn nữa, do mất nhiều mô, nên phải cần một lượng lớn xương ghép và thời gian liền xương vì thế có thể kéo dài hơn. Thực tế, trong gãy lún nhiều mảnh các đốt sống lưng-thắt lưng, các mảnh xương chèn vào ống sống thường khu trú ở một vị trí nhất định. Do đó, có thể chỉ cần cắt một phần tối thiểu thân đốt gãy là có thể lấy được các mảnh xương trong ống sống để giải ép. Việc bảo tồn phần lớn mô xương sẽ giúp giảm thiểu mất máu lúc mổ, rút ngắn thời gian phẫu thuật, không cần nhiều xương ghép và tạo thuận lợi cho liền xương sau này. Để nghiên cứu vấn đề trên, luận án này đưa ra hai mục tiêu sau:

MỤC TIÊU

1. Khảo sát một số đặc điểm về lâm sàng, X-quang thường quy và X-quang CLĐT của gãy lún nhiều mảnh cột sống lưng-thắt lưng.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy mảnh xương chèn trong ống sống bằng phương pháp giải ép tối thiểu lối trước-bên. Trong đó, mục tiêu thứ nhất làm cơ sở để đề xuất và thực hiện mục tiêu số thứ hai.
---------------------------------------------

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Từ đối chiếu Việt – Anh
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu-sinh lý cột sống
1.1.1 Đốt sống
1.1.2. Đĩa gian đốt
1.1.3. Các dây chằng
1.1.4. Hệ thống mạch máu
1.1.5. Hệ thống thần kinh
1.2. Sinh cơ học chấn thương cột sống ngực-thắt lưng
1.2.1 Hệ thống tọa độ chuẩn ba chiều
1.2.2. Đặc điểm riêng của đoạn cột sống lưng-thắt lưng.
1.3. Phân loại chấn thương cột sống lưng- thắt lưng
1.3.1 Một số phân loại và quan điểm trước Denis
1.3.2. Một số phân loại sau Denis
1.3.3. Phân loại của Denis (1983)
1.4. Chẩn đoán gãy nhiều mảnh cột sống lưng-thắt lưng
1.4.1. Lâm sàng
1.4.2. X-quang
1.4.3. X-quang cắt lớp điện toán
1.5. Sơ lược lịch sử điều trị chấn thương cột sống
1.6. Một số phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực-thắt lưng
1.6.1. Chỉ định
1.6.2. Nội dung phẫu thuật.
1.6.3. Phẫu thuật lối sau
1.6.4. Phẫu thuật lối trước
1.6.5. Một số phẫu thuật khác
1.6.6. Tình hình điều trị trong nước
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khảo sát các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Đánh giá mức độ tổn thương trên phim X-quang thường quy
2.2.3. Đánh giá mức độ tổn thương trên phim X-quang cắt lớp điện toán.
2.2.4. Tổn thương thần kinh theo phân loại Frankel cải tiến
2.2.5. Đánh giá trước mổ
2.2.6. Phương pháp phẫu thuật giải ép tối thiểu
2.2.7. Đánh giá kết quả điều trị
Chương 3. KẾT QUẢ
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA GÃY LÚN NHIỀU MẢNH
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
3.1.2. Kết quả về các đặc điểm bệnh lý của gãy lún nhiều mảnh
3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
3.2.1. Các số liệu tổng quát của mẫu nghiên cứu
3.2.2. Đánh giá trước mổ
3.2.3. Tư liệu trong lúc mổ
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
3.3.1. Thời gian mổ
3.3.2. Lượng máu mất trong lúc mổ
3.3.3. Lượng máu truyền
3.3.4. Phục hồi thần kinh và các biến chứng sau mổ
3.3.5. Phục hồi thần kinh sau mổ 6 đến 12 tháng.
3.3.6. Đánh giá mức độ đau lưng
3.3.7. Kết quả đánh giá khả năng lao động
3.3.8. Kết quả theo dõi góc gù
3.3.9. Kết quả liền xương
3.3.10. Các biến chứng xa
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm gãy lún nhiều mảnh cột sống lưng-thắt lưng
4.1.1. Tần suất của các phân nhóm gãy.
4.1.2. Vị trí các mảnh xương chèn vào ống sống.
4.1.3. Sự tương quan giữa phân nhóm gãy và vị trí mảnh xương chèn.
4.1.4. Mức độ gây hẹp ống sống
4.1.5. Tương quan giữa các phân nhóm gãy và mức độ hẹp ống sống
4.1.6. Tương quan giữa phân nhóm gãy và tổn thương thần kinh
4.1.7. Tương quan giữa mức độ hẹp ống sống và tổn thương thần kinh.
4.2. Kết quả điều trị phẫu thuật giải ép tối thiểu.
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật
4.2.2. Thời gian mổ
4.2.3. Lượng máu mất trong lúc mổ
4.2.4. Phục hồi thần kinh.
4.2.5. Đánh giá mức độ đau lưng
4.2.6. Kết quả đánh giá khả năng lao động
4.2.7. Theo dõi góc gù
4.2.8. Kết quả liền xương
4.2.9. Biến chứng
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
----------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 TIẾNG VIỆT
1. Bộ Môn Giải Phẩu, Trường Đại Học Y-Dược tp. Hồ Chí Minh (1999), Giải Phẫu Người, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
2. Hoàng Tiến Bảo, Võ Văn Thành, Vũ Tam Tỉnh (1980),” Nhận xét 100 trường hợp mổ lao xương sống ở người lớn dùng lối vào trước” . Tập San Y Học Việt Nam, tr. 1-15.
3. Dương Đức Bính và cộng sự (1995), “ Mổ cố định cột sống bằng hệ thống Hartshill cho gãy cột sống thắt lưng có liệt tuỷ”. Hội Nghị Khoa Học Chỉnh Hình Việt-Úc Lần thứ nhất tại Hà Nội.
4. Vũ Viết Chính (2000), Giải ép-ghép xương liên thân đốt và nẹp ốc trong điều trị gãy lún nhiều mảnh lưng-thắt lưng. Luận án chuyên khoa II, Đại Học Y-Dược tp. Hồ Chí Minh.
5. Phạm Ngọc Công, Võ Văn Thành (2006), “ phẫu thuật lối trước thắt lưng với đường mổ nhỏ để giải ép-ghép xương-cố định dụng cụ Kaneda cho gãy lún nhiều mảnh cột sống thắt lưng”, Kỷ yếu Hội Nghị Thường Niên lần thứ XIII, Hội Chấn Thương Chỉnh Hình Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.131-132
6. Châu Văn Đính (2003), Điều trị gãy nhiều mảnh cột sống lưng-thắt lưng bằng phẫu thuật lối trước bên với nẹp tự chế bằng thép sản xuất trong nước. Luận án chuyên khoa II. Đại Học Y-Dược tp. Hồ Chí Minh.
7. Phùng Văn Đức và cộng sự (1994), “Nghiên cứu dịch tể các chấn thương cột sống tuỷ sống”, Hội thảo Y Dược Việt Pháp lần thứ ba, TP. Hồ Chí Minh. Tr.153-158.
8. Lê Điền Nhi và cộng sự, (1994), “ Nhân 60 trường hợp chấn thương cột sống ngực bụng phẫu thuật bằng đường mổ phía sau”. Báo cáo tại Hội Thảo Y-Dược Việt-Pháp lần thứ ba. TP. Hồ Chí Minh. Tr. 161-162.
9. Nguyễn Văn Thạch (2007), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực-thắt lưng không vững, không liệt tuỷ và liệt tuỷ không hoàn toàn bằng dụng cụ MOSS MIAMI. Luận án Tiến sĩ, Học viện Quân Y.
10. Võ Văn Thành (1994), “Dịch tể học chấn thương cột sống và tổn thương tuỷ sống lưng-thắt lưng”, Hội Thảo Y Dược học Việt-Pháp lần thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 123-152.
11. Võ Văn Thành (1994). Điều trị phẫu thuật gãy trật cột sống lưng thắt lưng kèm liệt bằng hai đường mổ phối hợp trước và sau để dễ nắn, kết hợp xương lối trước. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y-Dược TP. Hồ Chí Minh.
12. Võ Văn Thành (1995), Điều trị phẫu thuật lao cột sống dùng lối vào trước. Luận Án Phó Tiến Sĩ Khoa Học Y Dược. Đại Học Y-Dược tp. Hồ Chí Minh. 13. Võ Văn Thành (2006), “ Lịch sử hình thành và phát triển ngàng cột sống Việt nam trong hơn ba mươi năm qua tại TP. Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội Nghị Chấn Thương Chỉnh Hình lần XIII-2006, tr.94-105.
14. Nguyễn Trọng Tín(2003).”Một số kích thước thân đốt sống ngực và thắt lưng đo trên xương khô người Việt Nam”,Hình Thái Học,tập13,tr.37-40.
15. Nguyễn Trọng Tín (2008), “Tình hình chấn thương cột sống ngực-thắt lưng tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình”, Hội Nghị Thường Niên Kết Hợp : lần thứ XV Hội Chấn Thương Chỉnh Hình và lần thứ XIV Hội Chỉnh Hình Nhi, tr.269-275
16. Vũ Tam Tỉnh (1997), Điều trị gãy trật cột sống lưng thắt lưng với dụng cụ kết hợp xương gắn bám vào cuống cung và bảng sống, Luận Án Phó Tiến Sĩ Y học, Trường Đại Học Y-Dược tp. Hồ Chí Minh.
17. Vũ Tam Tỉnh (2003), “Chấn thương cột sống-tuỷ sống lưng thắt lưng”, Bệnh học phẫu thuật thần kinh. Nhà xuất bản Y học. Tr. 270-283.
18. Tổng Hội Y Dược Học Việt Nam (1991), “Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị chấn thương tuỷ sống”. Phục hồi chức năng, tr.483-511.

 TIẾNG ANH
19. Aciduman A. (2006) “ Management of spinal disorders and trauma in Avicenna’s Canon of Medicin”, Neurosurgery, vol. 59 (2), pp. 397-403.
20. Acosta F. and al. (2008), “Biomechenical comparision of three fixation techniques for unstable thoracolumbar burst fractures”. Laboratory investigation, J Neurosurg Spine, 8(4), pp.341-346
21. Argenson C. (1993), “ Classification of thoracolumbar spine fractures” , Thoracolumbar spine fractures, Raven Press. pp. 131-156.
22. Baron EM.and al. (2006),”Surgical management of thoracolumbar fractures”, Contemporary Spine Surgery, vol. 7(1),pp.1-8
23. Bayley JC and al. (1993), “ Anterior techniques of decompression and fixation” Thoracolumbar Spine Fractures, Raven Press, Ltd., New York, pp. 251-266.
24. Benzen EC (1995), “Destabilizing effects of spine surgery”, Biomechanics of Spine Stabilization, pp. 97-102.
25. Benzen EC (1995), “Physical principles and kinematics”, Biomechanics of Spine Stabilization, pp. 17-23.
26. Boerger T.O. and al. (2000), “ Does ‘canal clearance’ affect neurological outcome after thoracolumbar burst fractures?”, J Bone Joint Surg [Br]; 82-B, pp : 629-635.
27. Bradford D S, McBride G G (1987 ) “ Surgical management of thoracolumbar spine fractures with incomplete neurologic deficits” , Clinical Orthopaedics , 218 , pp. 201-216.
28. Bridwell and al. (1995), “Anterior fresh frozen structural allografts in the thoracic and lumbar spine”, Spine, No. 20 (12), pp. 1410-1418. 29. Cho DY and al. (2003) “ Treatment of thoracolumbar burst fractures with polymethyl methacrylate vertebralplasty and short-segment pedicle screw fixation”, Neurosurgery, vol.53(6), pp. 1354-1360.
30. Denis F. (1983) “ Spinal instability as defined by the three-column spine concept in acute spinal trauma”, Clinical Orthopaedics.(189), pp. 65-76.
31. Denis F. (1984), “Acute thoracolumbar burst fractures in the absence of neurologic deficit”, Clinical Orthopaedics. (189), pp.142-149.
32. Dvorak MF and al. (2003), “Effectiveness of titanium mesh cylindrical cage in anterior column reconstruction after thoracic and lumbar body resection”, Spine, vol.28(9), pp. 902-908.
33. Eichholz KM and al. (2004) “ Biomechanical testing of anterior and posterior thoracolumbar instrumentation in the cadaveric spine” J Neurosurg. Spine ,vol.1, pp. 116-121.
34. Fasset DR and al. (2007), “Classification systems for acute thoracolumbar trauma” , Current Opinion in Orthopaedics, No. 18, pp. 253-258.
35. Fehling M.G. and al.(1999), “ An evidence-based review of decompressive surgery in acute spinal cord injeries : rationale, indications, and timing based on experimental and clinical studies”, J Neurosurg Spine, 91, pp. 1-11
36. Ferguson R. L. (1984) “ A mechanistic classification of thoracolumbar spine fractures” , Clin.Orthop. (189), pp. 77-88.
37. Garfin SR.(1998), “Thoracic and upper lumbar spine injuries”, Skeletal Trauma, Vol.1, pp. 947-1034.
38. Goss CM (1968),Gray’s Anatomy, Lea and Febiger,28th Edition,pp.235-243.
39. Hitchon PW and al.(2006), “ Comparison of anterolateral and posterior approaches in the management of thoracolumbar burst fractures”, Journal Neurosurg. Spine . Vol.5, pp. 117-125.
40. Holdsworth F.W. (1963), “ Fractures, dislocations, and fracture-dislocations of the spine”, The Journal of Bone and Joint Surgery. Vol.45 B,(1), pp. 6-20.
41. Kaneda K and al. (1997),”Anterior decompression and stabilization with the Kaneda device for thoracolumbar burst fractures associated with neurological deficits”, The Journal of Bone and Joint Surgery. Vol. 79-A(1), pp. 69-83
42. Kern Singh (2006), “Thoracic and lumbar spinal injuries” The Spine, vol.2, pp.1132-1156.
43. Keynan O. and al.(2006), “Radiographic measurement parameters in thoracolumbar fractures: A systematic review and consensus statement of the Spine Trauma Study Group” , Spine, vol.31(5), pp. E156-E165
44. Kirkpatrick JS (2003) “ Thoracolumbar fracture management : Anterior approach”, Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons. Vol.11(5), pp. 355-363. 45. Leventhal MR. (2003), “ Fractures, dislocations and fracture-dislocations of spine”, Campbell ‘ s Operative Orthopaedics, vol.3, pp. 1597-1690
46. Magerl F. (1994), “A comprehensive classification of thoracic and lumbar injuries “, European Spine Journal, vol.3 (4), pp. 184-201.
47. Marketos and al (1999), “ Hippocrates: The Father of spine surgery”, Spine, vol.24 (13), pp. 1159-1163.
48. Marvin RL (2003), “ Fractures, dislocations and fracture-dislocations of spine”, Campbell ‘ s Operative Orthopaedics, vol.3, pp. 1597-1690
49. McAfee P.C. (1983) “ The value of computed tomography in thoracolumbar fractures. An analysis of one hundred consecutive cases and a new classification”, The Journal of Bone and Joint Surgery. Vol. 65-A, (4), pp. 461-473
50. McAfee PC and al. (1985), “Anterior decompression of traumatic thoracolumbar fractures with incomplete neurological deficit using a retroperitoneal approach” The Journal of Bone and Joint Surgery. Vol.67-A(1), pp.89-104.
51. McCormack T. (1994) “ The load sharing classification of spine fractures” , Spine, Vol.19 (15), pp. 1741-1744.
52. McDonough PW and al.(2004) ” The management of acute thoracolumbar burst fractures with anterior corpectomy and Z-plate fixation”, Spine, Vol.29(17),pp. 1901-1909.
53. McLain and al. (2001) “Operative treatment of thoracic and thoracolumbar fractures” Chapman ‘s Orthopaedic Surgery , Vol.4, pp.3725-3746.
54. McLain and al. (2001) “Thoracolumbar fractures” Chapman ‘s Orthopaedic Surgery , Vol.4, pp. 3713-3724.
55. Meves R. and al.(2006), “ Correlation among canal compromise, neurologic deficit, and injury severity in thoracolumbar burst fractures”, Spine, Vol. 31 (18), pp. 2137-2141.
56. Michael JB and al.(2002) “Fractures and dislocations of the thoracolumbar spine” Fractures In Adults, vol.2, pp. 1405-1465.
57. Mirza S.K. (2002), “ Classification of thoracic and lumbar fractures : Rationale and supporting data”, Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons. Vol.10 (5), pp.364-377.
58. Mirza SK and al.(2002) “ Principles of management of spine injuries” Fractures in Adult, vol.2. pp. 1295-1324.
59. Miyakoshi N. and al. (1999),“Anterior decompression with single segmental spinal interbody fusion for lumbar burst fracture”, Spine,vol.24 (1),pp. 67-73.
60. Mohanty SP. And al. (2002),“Does neurological recovery in thoracolumbar and lumbar burst fractures depend on extent of canal compromise ? “, Spinal Cord , (40) , pp. 295-299. 61. Naderi S.(2003), “Functional anatomy of the spine by Avicenna in his Eleventh Century Treatise Al-Qanun fi al-Tibb”, Neurosurgery, vol.52(6),pp. 1449-1454.
62. Nicoll E.A. (1949), “ Fractures of the dorso-lumbar spine”, The Journal of Bone and Joint Surgery. Vol 31-B, (3), pp. 376-394.
63. Okuyama K and al (1996), “Outcome of anterior decompression and stabilization for thoracolumbar unstable burst fractures in the absence of neurologic deficits”, Spine, Vol.21(5), pp. 620-625
64. Oner FC. And al. (2006) “ Cement augmentation techniques in traumatic thoracolumbar spine fractures” , Spine , vol. 31(11), pp. S89-S95.
65. Peretti F. and al. (1993), “ Anatomy of the thoracolumbar and sacral spine with special consideration for implant insertion”, Thoracolumbar Spine Fractures, Raven Press.pp. 11-34.
66. Rampersaud YR and al (2006) “Use of minimally invasive surgical techniques in the management of thoracolumbar trauma” Spine , vol. 31 (11), pp. S96-S102.
67. Riska EB. And al. (1987), “ Anterolateral decompression for neural involvement in thoracolumbar fractures”, The Journal of Bone and Joint Surgery, vol.69-B(5),pp. 704-708.
68. Robertson A. and al.(2002), “Spinal injuries in motocycle crashes: Patterns and outcomes”, Journal of Trauma, vol.53(1),pp. 5-8.
69. Sasso RC and al.(2005), “Anterior – only stabilization of three-column thoracolumbar injuries”,J Spinal Disord Tech, Vol.18, pp. S7-S14.
70. Spivak JM.and al. (1995), “ Thoracolumbar Spine Trauma : Principles of Management”, Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons, vol.3 (6), pp. 353-360
71. Stauffer ES(1984)“Internal fixation of fractures of the thoracolumbar spine”The Journal of Bone and Joint Surgery.Vol.66-A(7),pp.1136-1138.
72. Tanguy A.(1993), “Biomechanics of the normal thoracolumbar spine and their application to fractures”, Thoracolumbar Spine Fractures, Raven Press, Ltd, New York, pp. 45-57
73. Thomas KC (2006), “ Comparison of operative and nonoperative treament for thoracolumbar burst fractures in patients without neurologic deficits : A systematic review”, J, Neurosurg. Spine, No.4 , pp : 351-358
74. Thompson JH and al.(2003), “ Trauma: The role of anterior surgery in acute thoracolumbar trauma”, Current Opinion in Orthopaedics, vol.14, pp. 159-164.
75. Vaccaro AR and al. (2005), “ The thoracolumbar injury severity score” , J. Spinal Disord. Tech, Vol.18 (3), pp.209-215.
76. Vaccaro AR and al. (2005), “ A new classification of thoracolumbar injuries : The importance of injury morphology, the integrity of the posterior ligamentous complex, and neurologic status”, Spine,Vol.30 , pp.2325-2333.
77. Watson-Jones R.(1938) “ The results of postural reduction of fractures of the spine” , The Journal of Bone and Joint Surgery ( Am.)(20), pp. 567-586.
78. Whang P.G. and al. (2008), “ Thoracolumbar fracture : Anterior decompression and interbody fusion”, J Am Acad Orthop Surg, 16, pp.424-431
79. Wilcox RK. And al. (2003), “A dynamic study of thoracolumbar burst fractures”, The Journal of Bone and Joint Surgery, Vol.85-A (11), pp.2184-2189.
80. Wilke HJ. And al. (2001), “Combined anteroposterior spinal fixation provides superior stabilisation to a single anterior or posterior procedure”, The Journal of Bone and Joint Surgery, vol.83-B (4), pp.609-617.
81. Wolfla and al. (2003), “Lateral extracavitary approach”, Techniques in Neurosurgery “ vol.8 (2), pp. 93-100.
82. Wood KB and al. (2005), “Anterior versus posterior treatment of stable thoracolumbar burst fractures without neurologic deficit”. J. Spinal Disord. Tech. Vol. 18 (suppl.1), pp. S15-S23.
83. Xarchas KC and al. (2003) “Injuries and diseases of the spine in the Ancient Times”, Spine, vol.28 (13), pp. 1481-1484.  TIẾNG PHÁP
84. Argenson C. (1993), “ Cal vicieux et pseudarthrose du rachis thoraco-lombaire”. Chirurgie du Rachis de l’Adulte. Sofcot, 169-198.
85. Cabana F., Pointillart V. (2000), “Hématerrachis ou hématome extradural rachidien posoperatoire compressif”. Revue de Chirurgie Orthopedique. Vol.86 (4), 335-345.
86. Dimeglio A. et Bonnel F.(1990), “La croissance foetale”, Le Rachis en Croissance, Spriner-Verlag Paris. 47-58.
87. Dimeglio A. et Bonnel F.(1990), “Croissance segmentaire ”, Le Rachis en Croissance, Spriner-Verlag Paris. 135-202.
88. Freslon M. (2007), “ Évaluation biomécanique d’une instrumentation rachidienne posterieure dans une fracture lombaire de type ‘Burst’ “. Revue de Chirurgie Orthopedique. Vol.93 (3), 213-221.
89. Grange G., Laulan L. (1995), “ A propos de notre classification des fractures du rachis thoraco-lombaire : révesion de 208 dosiers”, Revue de Chirurgie Orthopedique. Vol.81 (supplément II), 198.
90. Guigui P, Levassor N, (2003),” Valeur physiologique des parametres pelviens et rachidiens de l’equilibre sagital du rachis”.Revue de Chirurgie Orthopedique. Vol.89 : 496-506. 91. Guigui P, Blamoutier A. “ Les complications du traitement chirurgical des deviations rachidiennes”.Revue de Chirurgie Orthopedique. Vol.91 : 314-327.
92. Lassale B.,Guigui P.(1995).“Voie d’abord du Rachis”, Encycl. Med. Chir. (Elsevier,Paris),TechniquesChirurgicales-Orthopedie-Traumatologie,44-150.
93. Louis C., Brehier P. (1997), “Fractures du rachis dorso-lombaire avec et sans signes neurologiques traitées par voie anterieure de premiere intention”, Revue de Chirurgie Orthopedique. Vol.83 (supplément II), 40-41.
94. Madi K, Dehoux E (2005), “ Traitement des fractures de la charniere thoraco-lombaire par thoracotomie mini-invasive vidéo assistee”. Revue de Chirurgie Orthopedique, vol.91 : 702-708.
95. Mestdagh H, (1995) “ Évolution clinique et radiologique des fractures du rachis dorso-lombaire fixées par plaque posterieure de Roy-Camille.À propos de 28 cas”, Revue de Chirurgie Orthopedique. Vol.81 (supplément II), 163.
96. Onimous M. (1993), “ La reconstruction antérieure de la colonne vertébrale”, Chirurgie du Rachis de l’Adulte. Sofcot, 157-168
97. Platzer W.(2001), Appareil Locomoteur, Atlas De Poche D’ Anatomie, Médecine-Sciences Flammarion
98. VitalJ.M.(2006), “ Fractures thoraciques et lombaires sans trouble neurologique”, Revue de Chirurgie Orthopedique. Vol.93 (3), 213-221. 
--------------------------
KEYWORD: download luan an tien si, y hoc,  chuyen nganh, chan thuong, chinh hinh,dieu tri, phau thuat, gay lun,  nhieu manh, cot song lung,that lung, bang phuong phap, giai ep, toi thieu , nguyen trong tin


linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY LÚN  NHIỀU MẢNH CỘT SỐNG LƯNG - THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI ÉP TỐI THIỂU 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể