Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si vat ly, ap dung, phuong phap, mo phong monte carlo, de nang cao, chat luong, he pho ke, gamma, su dung dau do, ban dan hpge, truong thi hong loan

 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ

Chuyên ngành: Vật lý Hạt nhân
Mã số: 1.02.03

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG MONTE CARLO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ PHỔ KẾ GAMMA SỬ DỤNG ĐẦU DÒ BÁN DẪN HPGe 



 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI VĂN NHƠN 




MỞ ĐẦU

Các kỹ thuật đo bức xạ đã được phát triển không ngừng kể từ khi người ta khám phá ra hiện tượng phóng xạ. Đặc biệt, cùng với sự ra đời của đầu dò germanium siêu tinh khiết (HPGe) Và Silicon (Si) Trong suốt thập kỉ 1960, lĩnh vực đo phổ gamma đã được cách mạng hóa, đo phổ gamma trở thành công nghệ tiên tiến. Trong nhiều lĩnh vực của khoa học hạt nhân ứng dụng, những tính chất của bức xạ được sử dụng để đo nồng độ phóng xạ, chẳng hạn như xác định hàm lượng của các hạt nhân phóng xạ phát gamma trong các mẫu môi trường. Những đầu dò như vậy đã được đặt ở những vị trí chính yếu trong các phòng thí nghiệm phân tích phóng xạ. Việc sử dụng các đầu dò bán dẫn đã giúp tạo nên các kết quả chính xác hơn cho việc ghi nhận các bức xạ gamma của đầu dò với các năng lượng khác nhau. Ở Việt Nam từ lâu nhiều cơ sở của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam như:

Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Trung tâm Hạt nhân Tp. HCM với sự trợ giúp của IAEA đã trang bị các hệ phổ kế gamma loại này trong nghiên cứu và ứng dụng phân tích mẫu môi trường hoạt độ thấp.

Năm 2002 Bộ môn Vật lý Hạt nhân Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM kết hợp với Vinagamma xây dựng dự án trang bị cho Phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân chuyên đề một hệ đo gamma phông thấp đầu dò HPGe.

Luận án này được thực hiện trong khuôn khổ dự án trên với mục đích nghiên cứu ứng dụng hiệu quả hệ phổ kế này, đặc biệt với sự hỗ trợ của phương pháp Monte Carlo. Các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến việc sử dụng hệ phổ kế thường tập trung vào các vấn đề về hiệu suất, các yếu tố ảnh hưởng đến nó như hiệu ứng trùng phùng, hiệu ứng tự hấp thụ, sự thay đổi của hiệu suất theo năng lượng, theo khoảng cách, theo hình học của mẫu, theo bề dày lớp chết. Từ đó hiệu chuẩn hiệu suất cho cấu hình đo cần quan tâm; Nghiên cứu về đáp ứng của đầu dò, đánh giá các đặc trưng của phổ gamma đo được như độ phân giải, giới hạn phát hiện, phông nền tự nhiên, miền liên tục của phổ, tỷ số P/C, tỷ số P/T; Nghiên cứu các phương pháp xử lý phổ tinh tế để đạt được độ chính xác ngày càng cao, đặc biệt trong phân tích hoạt độ thấp…

Có nhiều phương pháp để tiếp cận và giải quyết các vấn đề này như: Thực nghiệm, giải tích, bán thực nghiệm và mô phỏng. Các thuật toán được sử dụng để xử lý phổ như phương pháp truyền thống làm khớp bình phương tối thiểu phi tuyến (phương pháp gradient, phương pháp Grid search, phương pháp Marquardt), hay hiện nay với việc phát triển ngành công nghệ thông tin, nhiều thuật toán khác ra đời với các kỹ thuật dò tìm và tối ưu thông minh như thuật toán di truyền, wavelet, heuristic… Ngoài ra người ta còn tìm cách để cải tiến phổ, hạ thấp giới hạn phát hiện hay nâng cao tỷ số P/T của đầu dò như sử dụng thiết bị triệt Compton, sử dụng kỹ thuật giải cuộn phổ đo.. .

Mục tiêu của luận án này là nghiên cứu ứng dụng hiệu quả hệ phổ kế gamma trong phân tích hoạt độ thấp của mẫu môi trường. Để hỗ trợ việc nghiên cứu một cách nhanh chóng tiện lợi, các thử nghiệm mô phỏng Monte Carlo với chương trình MCNP được áp dụng. Nó bao gồm các phần chính như sau:

Thứ nhất, để sử dụng hệ phổ kế gamma trong phân tích hoạt độ thấp cần hiệu chuẩn hiệu suất của đầu dò theo hình học mẫu cần đo. Khi đó cần đánh giá hiệu suất của đầu dò HPGe, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất như hiệu ứng trùng phùng tổng, hiệu ứng tự hấp thụ, sự thay đổi của hiệu suất theo năng lượng, theo khoảng cách và theo hình học mẫu.

Thứ hai, để hỗ trợ cho việc đánh giá hiệu suất đạt được độ chính xác cao, đặc biệt trong phép đo mẫu môi trường hoạt độ thấp, cần nghiên cứu về đáp ứng của đầu dò, các ảnh hưởng của hình học đo lên miền liên tục của phổ đặc biệt là vùng năng lượng thấp.

Thứ ba, khi đi qua môi trường của đầu dò với cấu hình cụ thể, tia gamma tới tương tác với đầu dò sẽ được ghi nhận thông qua các hiệu ứng trực tiếp (hiệu ứng quang điện) Hoặc gián tiếp như tán xạ Compton, tạo cặp hoặc thoát khỏi đầu dò.

Tùy theo hình học và cấu trúc cụ thể của đầu dò cũng như bố trí vật liệu xung quanh đầu dò mà ảnh hưởng tán xạ sơ cấp và thứ cấp lên phổ sẽ thay đổi khác nhau. Một cách tổng quát phổ đo được là kết quả của sự tương tác của hệ đầu dò lên phổ tới, làm phân bố lại dạng của phổ tới, bao gồm đỉnh toàn phần do hiệu ứng quang điện và nền liên tục từ hiệu ứng tán xạ Compton nhiều lần trong môi trường đầu dò và các vật liệu xung quanh. Do đó tốc độ đếm trên đỉnh toàn phần không thể hiện đầy đủ cường độ nguồn đi vào đầu dò. Vì vậy để đánh giá phẩm chất của đầu dò, một trong nhiều đặc trưng cơ bản của nó là tỷ số P/T (Peak to Total) Hay tỷ số P/C (Peak to Compton). Các tỷ số này càng cao thì khả năng phát hiện hoạt độ thấp của hệ phổ kế càng tốt.

Có nhiều cách để cải tiến các đặc trưng này như tăng thể tích hoạt động của đầu dò, xây dựng các hệ thống triệt Compton. Việc giải cuộn phổ đo (spectra deconvolution) Để có được phổ gốc ban đầu bằng phương pháp toán học là một cách để cải tiến tỷ số này. Về lý tưởng có thể sử dụng việc giải cuộn như một phương pháp để xác định hoạt độ một cách tuyệt đối thông qua một phép biến đổi ngược dựa vào ma trận đáp ứng của đầu dò. Nó cho ta phổ gốc ban đầu của tia tới mà sẽ không bị ảnh hưởng bởi cấu hình, vật liệu của hệ phát hiện khi nó đi qua. Trên thực tế khó có thể thực hiện việc giải cuộn hoàn toàn do sự khó khăn trong việc xây dựng ma trận đáp ứng một cách chính xác, cũng như việc chọn lựa các phương pháp lặp để giải tìm hàm ngược.

Tuy nhiên với việc sử dụng các mẫu chuẩn trong việc xác định hoạt độ, phương pháp giải cuộn trong luận án này được dùng bước đầu như một cách để cải tiến tỷ số P/T từ việc khử miền liên tục. Bằng cách đó ta có được các phổ tương ứng sau khi giải cuộn với các đặc trưng tốt giúp nâng cao khả năng phân giải, giới hạn phát hiện và độ chính xác của phép phân tích hoạt độ bằng hệ phổ kế gamma đang dùng.

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là đầu dò HPGe ký hiệu GC2018 của hãng Canberra Industries, Inc. Đặt tại Phòng thí nghiệm chuyên đề Vật lý Hạt nhân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tp. HCM. Nguồn và mẫu có dạng điểm, trụ và

Marinelli. Đầu dò được đặt trong buồng chì được thiết kế bởi hãng Canberra cho hệ đo tương ứng.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án là sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo với chương trình MCNP để nghiên cứu thử nghiệm các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng hiệu quả hệ phổ kế gamma HPGe. Hiệu lực của mô hình được kiểm tra liên tục bởi thực nghiệm tương ứng. Từ đó khai thác khả năng mô hình hóa chính xác cao trong bài toán vận chuyển bức xạ của MCNP để nghiên cứu sâu hơn trong vấn đề đánh giá và xử lý phổ gamma.

Nội dung của Luận án bao gồm bốn chương:

Chương 1 là phần tổng quan, trình bày tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến áp dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo trong nghiên cứu đặc trưng của hệ phổ kế gamma môi trường có hoạt độ thấp sử dụng đầu dò HPGe; Giới thiệu về hệ phổ kế gamma và các đặc trưng của nó về đáp ứng và hiệu suất – các đối tượng cần nghiên cứu trong luận án; Giới thiệu về chương trình mô phỏng vận chuyển bức xạ đa năng dựa trên phương pháp Monte Carlo (MCNP) Đã được xây dựng ở phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Mỹ.

Chương 2 sử dụng chương trình MCNP để mô phỏng hệ phổ kế gamma HPGe có tại Phòng thí nghiệm của Bộ môn Vật lý Hạt nhân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM. Kiểm tra tính hiệu lực của mô hình đã xây dựng bằng cách so sánh kết quả mô phỏng hiệu suất đỉnh với thực nghiệm tương ứng. Từ mô hình xây dựng được đánh giá đáp ứng phổ của hệ đầu dò HPGe, nghiên cứu ảnh hưởng của sự tán xạ nhiều lần lên dạng phổ từ các vật liệu của môi trường xung quanh, nghiên cứu vùng năng lượng thấp của phổ với sự bổ sung hiệu ứng nở Doppler trong phiên bản MCNP5 sử dụng kỹ thuật SSW-SSR.

Chương 3 áp dụng mô hình MCNP hệ phổ kế đã xây dựng để hiệu chuẩn hiệu suất ghi của đầu dò. Nó bao gồm việc xây dựng chương trình kết hợp phổ mô phỏng đỉnh đơn thành phổ mô phỏng có trùng phùng, từ đó xác định hệ số hiệu chỉnh trùng phùng tổng cho nguồn Co dạng điểm, khảo sát hiệu suất của hệ phổ kế với hình học mẫu thể tích Marinelli, đánh giá ảnh hưởng của matrix và mật độ lên hiệu suất ghi nhận của đầu dò. Với kết quả có được từ mô phỏng khảo sát sự thay đổi của hiệu suất theo năng lượng và theo mật độ, mối quan hệ giữa hệ số hiệu chỉnh sự tự hấp thụ theo mật độ được thiết lập. Từ đó xây dựng quy trình đơn giản để cho người phân tích có thể chuẩn hiệu suất trong việc xác định hoạt độ mẫu môi trường.

Chương 4 xây dựng ma trận đáp ứng liên tục từng kênh bằng phương pháp mô phỏng MCNP kết hợp với kỹ thuật nội suy, sau đó sử dụng thuật toán ML-EM để khử miền liên tục phổ gamma, nâng cao tỷ số P/T của phổ gamma đối với một số nguồn hình học dạng điểm. Từ đó áp dụng trong phép đo mẫu môi trường hoạt độ thấp với hình học mẫu Marinelli.
-------------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến ứng dụngphương pháp Monte Carlo trong nghiên cứu đặc trưng của hệ phổ kế gamma
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Tình hình ứng dụng phương pháp Monte Carlo trong mô phỏng vậnchuyển bức xạ tại Việt Nam
1.1.3. Những vấn đề liên quan đến luận án
1.2. Hệ phổ kế gamma đầu dò HPGe – các đặc trưng về năng lượng, đáp ứngphổ và hiệu suất
1.2.1. Đầu dò germanium siêu tinh khiết
1.2.2. Dạng đáp ứng của đầu dò đối với bức xạ gamma đơn năng
1.2.3. Hiệu suất
1.3. Chương trình MCNP
1.3.1. Giới thiệu
1.3.2. Các đặc trưng của phần mềm mô phỏng vận chuyển bức xạ đa năng MCNP
1.4. Kết luận chương
Chương 2. Mô phỏng hệ phổ kế gamma đầu dò HPGe bằng chương trình MCNP
2.1. Mô tả hệ phổ kế gamma HPGe dùng trong thực nghiệm và mô phỏng
2.1.1. Đầu dò
2.1.2. Buồng chì
2.1.3. Nguồn chuẩn
2.2. Mô hình hóa hệ phổ kế gamma
2.2.1. Đánh giá độ cao xung và hiệu suất đầu dò – Tally F
2.2.2. Mô phỏng Monte Carlo hệ phổ kế gamma HPGe dùng MCNP
2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy bước đầu của mô hình
2.3. Khảo sát hàm đáp ứng của hệ phổ kế gamma đầu dò HPGe bằng chươngtrình MCNP
2.3.1. Giới thiệu
2.3.2. Mô phỏng hàm đáp ứng của đầu dò HPGe đối với nguồn Co đặt ở khoảng cách 10,6 cm so với mặt đầu dò
2.3.3. Khảo sát sự hấp thụ tia đặc trưng của lớp thiếc và đồng lót ở mặt trong buồng chì
2.3.4. So sánh phổ mô phỏng khi có và khi không có buồng chì
2.3.5. So sánh phổ mô phỏng nguồn
Co khi đặt trong buồng chì ở khoảngcách gần 2,4 cm và khoảng cách xa 10,6 cm
2.3.6. Nghiên cứu đáp ứng của đầu dò HPGe với gamma năng lượng thấpdưới 100 keV bằng MCNP5 với kỹ thuật SSW-SSR
2.4. Kết luận chương
Chương 3. Hiệu chuẩn hiệu suất ghi hệ phổ kế gamma đầu dò HPGe sử dụngchương trình MCNP
3.1. Hiệu chỉnh trùng phùng tổng trong hệ phổ kế gamma đối với nguồn
Codạng điểm bằng chương trình MCNP
3.1.1. Thuật toán kết hợp phổ mô phỏng đỉnh đơn thành phổ mô phỏng cótrùng phùng
3.1.2 Các phương pháp xác định hệ số trùng phùng
3.1.3. Mô phỏng phổ đỉnh đơn và phổ trùng phùng đối với nguồn Co
3.1.4. Ác định hệ số trùng phùng đối với nguồn Co
3.2. Khảo sát hiệu suất của hệ phổ kế gamma HPGe đối với hình học mẫu thểtích bằng MCNP - Đánh giá ảnh hưởng của matrix và mật độ lên hiệu suất
3.2.1. Giới thiệu
3.2.2. Hình học mẫu khảo sát
3.2.3. Mô phỏng đường cong hiệu suất đỉnh theo matrix và theo mật độ
3.2.4. Áp dụng xác định hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong một số mẫuchuẩn của IAEA
3.3. Kết luận chương
Chương 4. Khử miền liên tục phổ gamma sử dụng thuật toán ML-EM và chươngtrình mô phỏng MCNP
4.1. Giới thiệu
4.2. Các phương pháp thực hiện
4.2.1. Phương pháp giải cuộn dùng thuật toán ML-EM
4.2.2. Mô phỏng ma trận đáp ứng bằng chương trình MCNP
4.2.3. Nội suy đáp ứng
4.2.4. Ây dựng chương trình giải cuộn phổ gamma
4.3. Khử miền liên tục phổ gamma của một số nguồn gamma dạng điểm bằng thuật toán ML-EM và chương trình MCNP – Đánh giá hiệu quả của việc giải cuộn
4.3.1. Ây dựng ma trận đáp ứng
4.3.2. Giải cuộn phổ đo
4.4. Thử nghiệm khử miền liên tục phổ gamma trong phân tích mẫu môi trường hình học mẫu Marinelli bằng thuật toán ML-EM và chương trình MCNP
4.4.1. Mẫu môi trường - Mẫu chuẩn – Hình học mẫu
4.4.2. Kết quả và thảo luận
4.5. Kết luận chương
Kết luận chung
Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo
Danh mục các công trình
Tài liệu tham khảo
---------------
keyword: download  luan an tien si vat ly, ap dung, phuong phap, mo phong monte carlo, de nang cao, chat luong, he pho ke, gamma, su dung dau do, ban dan hpge, truong thi hong loan 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể