Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si ky thuat, nghien cuu, phuong phap luan, va quy trinh, xay dung quy hoach, moi truong, gan voi quy hoach, su dung dat, cho cac vung, do thi cong nghiep, thu nghiem, tai thanh pho, da nang, nguyen the tien

Chuyên ngành : Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 62.85.15.01

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC VÙNG ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP – THỬ NGHIỆM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ, 2. PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG



1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) Đóng vai trò là hạt nhân của sự phát triển kinh tế xã hội (KTXH) Trong một quốc gia, một vùng hay một địa phương.

Việc sử dụng đất một mặt phản ánh tình hình sử dụng tài nguyên, mặt khác phản ánh một phần hoạt động KTXH của một vùng lãnh thổ. Hình thức và cơ cấu sử dụng đất luôn thay đổi theo nhịp độ phát triển KTXH, đặc biệt trong những vùng có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá cao.

Việc quy hoạch và sử dụng đất ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và chưa hợp lý dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng. Có thể nêu một số nguyên nhân sau đây:

- Đối với quy hoạch đất đô thị: Một số quy hoạch thiếu hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt; Chưa có khu vực xử lý nước thải tập trung; Quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đường vận chuyển và các trạm trung chuyển chất thải chưa phù hợp; Diện tích đất cây xanh trên đầu người chưa đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết; Hệ thống giao thông chưa hợp lý dẫn đến tắc nghẽn và quá tải; ..

- Đối với quy hoạch đất công nghiệp: Các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư; Một số khu công nghiệp/cụm công nghiệp thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa có hệ thống trung chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tập trung; Chưa có các giải pháp hạn chế ô nhiễm do khí thải,.. .

- Đối với quy hoạch đất nông nghiệp: Qũy đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa; Khai thác đất quá mức và sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý đã làm cho đất bị ô nhiễm, phèn hóa và bạc màu;

- Đối với quy hoạch đất lâm nghiệp: Khai thác chưa hợp lý dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp, làm suy giảm đa dạng sinh học, xói mòn đất, bồi lắng các lòng sông, hồ gây nên ngập lụt vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô và nhiễm mặn vùng hạ lưu;

- Đối với quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản: Quy hoạch chưa hợp lý và còn mang tính tự phát cao, các giải pháp BVMT hầu như không được áp dụng.

Để đảm bảo vừa sử dụng hiệu quả đất đai đồng thời vừa đáp ứng được mục tiêu BVMT đòi hỏi phải có những công cụ quản lý mang tính tổng thể ở tầm vĩ mô. Quy hoạch môi trường (QHMT) Được xem như một công cụ hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Từ cách đặt vấn đề nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp luận và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thị công nghiệp – Thử nghiệm tại thành phố Đà Nẵng” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai nhằm phát triển bền vững KTXH cho các vùng đô thị công nghiệp (VĐTCN) Nói chung và của TP. Đà Nẵng nói riêng.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở điều tra khảo sát thực tế, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, luận án sẽ đề xuất phương pháp luận và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường gắn với  quy hoạch sử dụng đất cho các VĐTCN, góp phần hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường, phục vụ công tác quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên đất phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu: Vùng đô thị công nghiệp.

Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp luận và quy trình xây dựng QHMT gắn với QHSDĐ.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

1. Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết về QHMT, cụ thể là đưa ra phương pháp luận và quy trình QHMT gắn với QHSDĐ cho một vùng, đặc biệt là VĐTCN đóng vai trò là hạt nhân phát triển của một vùng lớn hơn.

2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận án đã được kiểm chứng qua thực tiễn tại VĐTCN thàng phố Đà Nẵng mang ý nghĩa thực tế cao, tính khả thi rất lớn và có khả năng áp dụng đối với các VĐTCN tương tự.

Việc gắn kết QHMT với QHSDĐ còn đem lại hiệu quả kinh tế cao từ việc dự báo được những vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình sử dụng đất đai và đề ra những giải pháp mang tính tổng thể nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn giảm được chi phí xử lý cuối đường ống, đồng thời duy trì được khả năng sử dụng lâu dài của đất đai.

5. TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN

Việc gắn kết QHMT với quy hoạch phát triển KTXH của một vùng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trước đây, tuy nhiên trong các nghiên cứu này chưa đề cập việc gắn kết QHMT với QHSDĐ cho các VĐTCN. Đây là một vấn đề rất quan trọng, cần thiết hiện nay đã được tác giả nghiên cứu trong luận án của mình. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã giải quyết các luận điểm khoa học mới sau:

1. Bổ sung vào cơ sở lý luận khái niệm rất quan trọng và mới mẻ về “Vùng đô thị công nghiệp”: Đây là “một vùng không gian thuộc một tỉnh/thành ở đó quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có vai trò lôi kéo, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế xã hội khác trong vùng”.

2. Trên cơ sở xác định mối quan hệ tương hỗ, hữu cơ như trên, đóng góp quan trọng thứ 2 của tác giả trong luận án là: Đã xây dựng được các tiêu chí làm cơ sở xác định một VĐTCN, các tiêu chí đó bao gồm: Tỉ lệ đất sử dụng cho phát triển đô thị và công nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng đạt tối thiểu từ 30% trở lên; Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ so với tổng giá trị GDP toàn vùng trên 80%; Tỉ lệ lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ đạt trên 60%; Sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng đạt tối thiểu từ 60% trở lên. Những tiêu chí trên phù hợp với điều kiện phát triển KTXH mang nét đặc thù của một nước nông nghiệp đang trong giai đoạn đô thị hoá và công nghiệp hoá như ở Việt Nam.

3. Luận điểm khoa học mới thứ 3 đã được giải quyết trong luận án đó là: Xây dựng phương pháp luận và quy trình gắn kết QHMT với QHSDĐ. Luận điểm khoa học này đã góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết của việc lập

QHMT. QHSDĐ là một bộ phận cốt lõi của quy hoạch phát triển vùng, dựa trên từng đối tượng sử dụng đất luận án đã ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm chính trong khí thải, nước thải, CTR, từ đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh QHSDĐ nhằm ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường, đồng thời đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường cùng với việc quy hoạch và tính toán nhu cầu sử dụng đất đai cho các công trình BVMT và bổ sung vào QHSDĐ còn chưa tính đến. Đây là bước phát triển tiếp theo của tác giả về phương pháp luận QHMT. So với các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp BVMT gắn với quy hoạch phát triển KTXH.

4. Một đóng góp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không kém phần quan trọng của luận án nữa ở đây là lần đầu tiên phương pháp tích hợp đã được sử dụng để lập bản đồ QHMT. Theo phương pháp này bản đồ QHMT được xây dựng trên cơ sở tích hợp phần mềm GIS (MapInfo) Có chức năng quản lý dữ liệu không gian của bản đồ nền QHSDĐ với phần mềm Microsoft Access quản lý dữ liệu thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu. Bằng phương pháp này khắc phục được các nhược điểm trước đây của bản đồ giấy là: Có thể lưu trữ một khối lượng thông tin không hạn chế, cho phép bổ sung, cập nhật, xử lý các thông tin một cách nhanh chóng thông qua các module tích hợp CSDL, hiển thị trực quan, dễ dàng sử dụng đối với mọi đối tượng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý.
------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm tắt nội dung luận án
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của luận án
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5. Tính mới của luận án
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường
1.1.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường trên thế giới
1.1.2. Tổng quan về quy hoạch môi trường tại Việt Nam
1.2. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
1.2.2. Phân loại đất phục vụ mục đích quy hoạch
1.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất
1.3. Những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Những tồn tại của quy hoạch môi trường
1.3.2. Những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất
1.3.3. Đề xuất định hướng nghiên cứu cho luận án
1.4. Cơ sở khoa học của luận án
1.4.1. Vị trí và vai trò của quy hoạch môi trường
1.4.2. Mối quan hệ tương hỗ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạchsử dụng đất
1.4.3. Lợi ích của việc gắn kết quy hoạch môi trường với quy hoạchsử dụng đất
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết
2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Vùng đô thị công nghiệp và những tiêu chí xác định
3.1.1. Về phân vùng trong quy hoạch môi trường
3.1.2. Vùng đô thị công nghiệp
3.1.3. Những tiêu chí xác định vùng đô thị công nghiệp
3.2. Phương pháp luận quy hoạch môi trường gắn với quy hoạchsử dụng đất cho các vùng đô thị công nghiệp
3.2.1. Cách tiếp cận
3.2.2. Mục tiêu gắn kết quy hoạch môi trường với quy hoạch sửdụng đất
3.2.3. Những nguyên tắc và căn cứ gắn kết quy hoạch môi trườngvới quy hoạch sử dụng đất
3.3. Quy trình và nội dung lập quy hoạch môi trường gắn vớiquy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thị công nghiệp
3.3.1. Quy trình lập quy hoạch môi trường
3.3.2. Nội dung của quy hoạch môi trường
3.4. Lập bản đồ quy hoạch môi trường gắn với bản đồ quy hoạchsử dụng đất cho các vùng đô thị công nghiệp
3.4.1. Mô tả phương pháp
3.4.2. Quy trình và nội dung tiến hành
3.5. Thử nghiệm lập quy hoạch môi trường gắn với quy hoạchsử dụng đất vùng đô thị công nghiệp thành phố Đà Nẵng
3.5.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu
3.5.2. Đánh giá hiện trạng môi trường dưới tác động của hiện trạngsử dụng đất tại vùng đô thị công nghiệp TP. Đà Nẵng
3.5.3. Dự báo diễn biến môi trường dưới tác động của quy hoạchsử dụng đất tại vùng đô thị công nghiệp TP. Đà Nẵng
3.5.4. Đề xuất quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụngđất vùng đô thị công nghiệp TP. Đà Nẵng đến năm 2010 và năm 2020
3.5.5. Lập bản đồ quy hoạch môi trường gắn với bản đồ quy hoạchsử dụng đất tại vùng đô thị công nghiệp TP. Đà Nẵng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
---------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Xây dựng (1999). Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. NXB Xây dựng, Hà Nội.
[2]. Bộ Xây dựng (1999). Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm
2020. NXB Xây dựng, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thế Bá (2004). Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. NXB Xây dựng, Hà Nội.
[4]. Hồ Vương Bính và nnk (1995). Địa chất môi trường vùng đô thị Đà Nẵng – Hội An. Địa chất, khoáng sản và dầu khí Việt Nam – Tập 1. Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội.
[5]. Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2006). Niên giám thống kê 2005. NXB Thống kê, TP.Đà Nẵng.
[6]. Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2005). Thành phố Đà Nẵng 30 năm xây dựng và phát triển. NXB Thống kê, TP.Đà Nẵng.
[7]. Phạm Ngọc Đăng (2000). Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp.NXB Xây dựng, Hà Nội.
[8]. Lê Huỳnh (2003). Bản đồ học chuyên đề. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[9]. Luật Đất đai (2003). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[10]. Luật Bảo vệ môi trường (2005).
[11]. Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
[12]. Sở Giao thông Công chính thành phố Đà Nẵng (2003). Dự án Quy hoạch phát triển GTCC thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.  149
[13]. Sở TN&MT thành phố Đà Nẵng (2001). Chiến lược Bảo vệ môi trường thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.
[14]. Sở TN&MT thành phố Đà Nẵng (2006). Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng năm 2005.
[15]. Nguyễn Ngọc Sinh, Chu Thị Sàng (2001). “Hiện trạng quy hoạch môi trường Việt Nam và định hướng trong thời gian tới”. Tr.28-38. Kỷ yếu hội thảo Quy hoạch môi trường. Cục Môi trường.
[16]. Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Thế Tiến và nnk (2004). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi)”. Phân viện NĐ-MTQS.
[17]. Trịnh Thị Thanh (2001). “Một số nội dung chính về nghiên cứu quy hoạch môi trường thực hiện năm 1998-1999”. Tr. 94-100. Kỷ yếu hội thảo Quy hoạch môi trường. Cục Môi trường.
[18]. Vũ Quyết Thắng (2005). Quy hoạch môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.
[19]. Nguyễn Thế Thôn (2004). Quy hoạch môi trường. NXB Xây dựng.
[20]. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000). Tổ chức hệ thống thông tin địa lý và phần mềm MapInfo. NXB Xây dựng, Hà Nội.
[21]. Tiêu chuẩn Việt Nam (2000). Các tiêu chuẩn Việt Nam về Quy hoạch xây dựng. NXB Xây dựng, Hà Nội.
[22]. Tổng cục Thống kê (2007). Niên giám thống kê 2006. NXB Thống kê, Hà Nội.
[23]. Lâm Minh Triết và nnk (2003). Diễn biến tài nguyên và môi trường vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.  150
[24]. Lâm Minh Triết và nnk (2004). Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[25]. UBND thành phố Đà Nẵng (2001). Báo cáo tổng quan tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt tại thành phố Đà Nẵng. Sở KHCN&MT TP. Đà Nẵng.
[26]. UBND thành phố Đà Nẵng (2002). Thuyết minh tóm tắt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
[27]. UBND thành phố Đà Nẵng (2004). Báo cáo tóm tắt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2004 – 2010.
[28]. Alexander P.Economopoulos (1993). Assessment of source of air, water, and land pollution. Part one: Rapid inventory techniques in environmenttal pollution. World Health Organization, Geneva.
[29]. Alexander P.Economopoulos (1993). Assessment of source of air, water, and land pollution. Part two: Approaches for consideration in formulating environmental control strategies. World Health Organization, Geneva.
[30]. Don Howes (2001). “Quy hoạch môi trường tại bang British Columbia, Canada”. Tr.104-127. Kỷ yếu hội thảo Quy hoạch môi trường. Cục Môi trường.
[31]. Peter King (2001). “Khuôn khổ nhận thức cho công tác quy hoạch tổng hợp môi trường và kinh tế tại Châu Á – Tổng quan tài liệu nghiên cứu”. Tr.46-72. Kỷ yếu hội thảo Quy hoạch môi trường. Cục Môi trường.
[32]. Rbert Everitt & Kimberly Pawley (2001). “Quy hoạch môi trường – Những thách thức đối với Việt Nam”. Tr. 5-27. Kỷ yếu hội thảo Quy hoạch môi trường. Cục Môi trường.
[33]. Tom Blundell (2002). Twenty-third Report “Environmental Planning”. Royal Commission on Environmental Pollution.       
------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si ky thuat, nghien cuu, phuong phap luan, va quy trinh, xay dung quy hoach, moi truong, gan voi quy hoach, su dung dat, cho cac vung, do thi cong nghiep, thu nghiem, tai thanh pho, da nang, nguyen the tien 


NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC VÙNG ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP – THỬ NGHIỆM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể