Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si triet hoc,chuyen nganh, lich su triet hoc,hoc thuyet, tinh thien, cua manh tu, va bai hoc ,lich su, cua no, doi voi su nghiep, giao duc dao duc, con nguoi viet nam, hien nay, pham dinh dat

Chuyên ngành : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

 Mã số: 62.22.80.01 

 HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
 

Người hướng dẫn khoa học:  PGS.TS.TRỊNH DOÃN CHÍNH  
Nghiên cứu sinh: PHẠM ĐÌNH ĐẠT 


PHẦN MỞ ĐẦU

 1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay, do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo là sự nghiệp vô cùng khó khăn, lâu dài và phức tạp; Đồng thời cũng là sự nghiệp sáng tạo to lớn của nhân dân, nhằm cải biến xã hội sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Nó đòi hỏi cần có những con người có tâm huyết và trí tuệ mới đưa đất nước vượt qua mọi thách thức, nắm bắt tận dụng được thời cơ, hướng đến mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [34,85-86]. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”  [100,310].

Con người có tâm huyết và trí tuệ mà sự nghiệp đổi mới yêu cầu, Tổ quốc và nhân dân ta mong muốn xây dựng đó là con người: “phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [34,114]. Tuy nhiên, thực tiễn đổi mới hơn 20 năm qua của đất nước, bên cạnh “đa số cán bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo trong công tác, lao động, rèn luyện phẩm chất, năng lực, có bước trưởng thành, đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới, góp phần xứng đáng vào thành quả chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [40,261]; Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân suy thoái về đạo đức, với lối sống vụ lợi, thực dụng, cá nhân, vị kỷ; Làm xói mòn những giá trị đạo đức con người… Vì thế, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã viết “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi”.

Những yếu kém, khuyết điểm về mặt đạo đức, lối sống của một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình đổi mới của đất nước, đến uy tín của Đảng ta và chế độ ta, đến niềm tin của nhân dân vào chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong quá trình đổi mới, một mặt đòi hỏi chúng ta phải tăng cường phát triển kinh tế, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật… đồng thời cũng phải quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, bồi dưỡng lòng nhân ái ở mỗi con người, cũng như trong cả cộng đồng dân tộc đã trở thành vấn đề nóng bỏng cấp bách.

Đề cập đến việc phát triển bản tính con người với những giá trị đạo đức luân lý cao đẹp như là một trong những giải pháp mang tính căn bản và hiệu quả cho việc khắc phục những tiêu cực, hạn chế sự tha hóa về đạo đức, lối sống, một mặt chúng ta cần tiếp thu những tri thức tiên tiến của thời đại, nhưng mặt khác, cũng phải biết kế thừa, có chọn lọc những giá trị tinh hoa về lĩnh vực giáo dục đạo đức con người của cha ông, cũng như những tinh hoa tri thức văn hóa, giáo dục của nhân loại. Trong đó, trước hết phải nói đến các học thuyết triết học Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc.

Thời Xuân thu - Chiến quốc là thời kỳ xã hội Trung Quốc chuyển biến sâu sắc từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn sang hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sơ kỳ đang lên; Thời kỳ tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức xã hội suy đồi, khát vọng quyền lực của các tập đoàn thống trị được đẩy lên đến đỉnh điểm đã đặt ra một câu hỏi lớn về đạo lý, nhân luân buộc các trường phái triết học, các nhà tư tưởng phải giải quyết, 8 đó là làm thế nào để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Chính trong điều kiện lịch sử đặc biệt đó, đã nảy sinh nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về bản tính con người và các phương pháp giáo hóa đạo đức con người, cải biến xã hội, như quan điểm “nhân trị”, “chính danh định phận”  của Khổng  Tử; Quan điểm “kiêm ái”, “thượng hiền”, “thượng đồng”  của Mặc Tử; Quan điểm “tính ác”, “lễ trị và pháp trị”  của Tuân Tử; Quan điểm “vô vi”  của Lão Trang, quan điểm “pháp trị”  của Hàn Phi và đặc biệt là quan điểm bản tính thiện con người của Mạnh Tử.

Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nếu như gạt bỏ những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn còn những giá trị lịch sử nhất định trong đời sống xã hội hiện đại trước những cơn lốc của cơ chế thị trường. Những giá trị ấy chỉ ra rằng, sức mạnh của con người chính là tính thiện và mọi sự cải cách xã hội sẽ chỉ là nửa vời, thậm chí vô nghĩa, nếu như không chú ý đúng mức vấn đề giáo dục đạo đức cho con người, song song với việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy khoa học, công nghệ và kinh tế ngày càng phát triển, đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của đời sống con người, nhưng cũng chính nó sẽ tạo ra những nguy cơ, phương tiện khiến nhân loại tàn hại lẫn nhau, một khi con người đánh mất dần cái tính thiện của mình.

Xuất phát từ những lý do trên, với tinh thần nghiên cứu, kế thừa có phê phán và chọn lọc những tinh hoa của nhân loại trong các học thuyết triết học, đặc biệt là triết học Trung Quốc, tác giả đã chọn vấn đề: “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử và bài học lịch sử của nó đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, làm luận án tiến sỹ triết học của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng Mạnh Tử nói chung và học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nói riêng từ trước tới nay đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều chủ đề khác nhau. Có thể khái quát các kết quả công trình nghiên cứu đó trên ba hướng sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về Mạnh Tử trong tổng thể nền văn hóa Trung Quốc. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác phẩm:

Sử ký của Tư Mã Thiên, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1988, với thiên Mạnh Tử, Tuân Khanh liệt truyện; Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc do Ngô Vinh Chính - Vương Miện Quý chủ biên, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994, với phần A, chương I, mục 1: Hiển học Nho, Mặc, chương IV, mục 2: Ảnh hưởng của tư tưởng triết học đối với văn hóa truyền thống, và phần E, chương II, mục 3:

Tư tưởng giáo dục; Lịch sử văn minh Trung Hoa của Will Durant (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê), Nxb. Văn hóa thông tin, 2002 trong tác phẩm, chương I, phần II, mục 3: Mạnh Tử, bậc thầy của các vua chúa; Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Đàm Gia Kiện chủ biên (bản dịch của Trương Chính - Phan Văn Các -Thạch Giang), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 với phần II, chương I:

Thơ ca cổ điển, phần III, chương I: Triết học tiên Tần; Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan (bản dịch của Nguyễn Văn Dương), Nxb. Thanh niên 1999, Chương VII: Khuynh hướng lý tưởng của Nho gia: Mạnh Tử tính thiện. Khác nhau giữa Nho gia và Mặc gia. Triết học chính trị. Chủ nghĩa thần bí; Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm - Nhiệm Hoa - Uông Tử Tung, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1957; Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích (bản dịch của Minh Đức), Nxb. Văn hóa thông tin, 2004, thiên X, chương III: Luận về tính, tác giả trình bày các quan điểm của Mạnh Tử qua các mục, mục 1: Bản chất con người đều thiện, mục 2: Con người sở dĩ bất thiện đều do ở “bất năng tận kỳ tài”, mục 3: Địa vị của cá nhân, mục 4: Triết học giáo dục; Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1989, (Tiếng Nga); Kinh điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa, tập 2 của Dương Lực, Nxb. Văn hoá thông tin, 2002 (Chủ tịch hội đồng dịch thuật: Trần Thị Thanh Liêm), với chương XXII: “Mạnh Tử”  bao gồm tiết 1: Khái quát về Mạnh Tử, tiết 2: Tư tưởng học thuật chủ yếu của Mạnh Tử, tiết 3: Vị trí và ảnh hưởng của Mạnh Tử, và cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc, 2 tập, của Phùng Hữu Lan (bản dịch của Lê Anh Minh…), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006…

Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu tư tưởng Mạnh Tử nằm trong dòng phát triển của lịch sử Triết học Trung Quốc. Trước hết phải đề cập quan tâm đến Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Khai Trí, Sài Gòn, 1973, chương I, tiết 1: Mạnh Tử lược truyện, tiết 2: Tâm tính luận, tiết 3: Thực chứng của thiện tính có bốn mối, tiết 4: Dưỡng khí tri ngôn, tiết 5: Triết học trong chính trị, tiết 6: Bình dân kinh tế chủ nghĩa, tiết 7: Chủ nghĩa thuộc về bình dân giáo dục, tiết 8: Đạo thiệp - thế quan - nhân của thầy Mạnh, tiết 9: Tỷ giảo thầy Mạnh với đức Khổng Tử; Đại cương triết học Trung Quốc, 2 tập của Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Thanh niên, 2004, các tác giả đã trình bày quan điểm của các nhà triết học Trung Quốc thời cổ đại về bản tính con người, đặc biệt về học thuyết tính thiện của Mạnh Tử.

Các tác giả cũng đã lý giải sâu sắc quan điểm của Mạnh Tử về “nhân”, “nghĩa”, “lao tâm”  với “lao lực”  …; Nho giáo, quyển thượng của Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1971, với thiên 8, mục I: Tâm - học triết lý, mục II: Chính - trị triết - lý, mục III: Tài - nghệ của Mạnh Tử; Bách gia chư tử trong cách đối nhân xử thế của Thu Tử (dịch giả Hà Sơn - Huyền Hải), Nxb. Hà Nội, 2004, tác giả đã trình bày điểm xuất phát của học thuyết tính thiện của Mạnh Tử, cùng các quan điểm của ông về tu tâm dưỡng tính, về hình tượng của người quân tử, về đối nhân xử thế; Mạnh Tử diệu ngôn tuyển, Bách hóa văn nghệ, Thiên Tân, 1993 (bản Trung văn); Đạo, (chủ biên Trương Lập Văn). Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 (người dịch Hồ Châu - Tạ Phúc Chinh - Nguyễn Văn Đức), phần một, chương II, tiết 2: Tư tưởng đạo là nhân đạo của Mạnh Tử; Và cuốn Nho gia với Trung Quốc ngày nay của Vi Chính Thông, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, (bản dịch của Nguyễn Huy Quý, Nguyễn Kim Sơn, Trần Lê Sáng, Nguyễn Bằng Tường); Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tập 2, đã trình bày một số vấn đề triết lý của Mạnh Tử, thuyết tính thiện, luân lý học của Mạnh Tử, triết học chính trị của Mạnh Tử.

Trong 20 năm trở lại đây, cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, việc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa trong kho tàng tư tưởng của nhân loại đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ở các trường Cao đẳng và Đại học một số chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn, môn lịch sử Triết học phương Đông, lịch sử Tư tưởng chính trị phương Đông đã đưa vào giảng dạy 45 tiết.

Nhiều công trình nghiên cứu về Triết học phương Đông và Mạnh Tử đã được ra đời. Đặc biệt là cuốn Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do Doãn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1997, tái bản có sửa chữa bổ sung năm 2004; Nho học và Nho học ởViệt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Triết lý phương Đông - giá trị và bài học lịch sử của Doãn Chính, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Lịch sử 12 triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2002; Lịch sử triết học Trung Quốc của Hà Thúc Minh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1 xuất bản năm 1988, tập 2 xuất bản năm 1999; Lịch sử triết học của Bùi Thanh Quất và Vũ Tình, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1999…
------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - MỘT TRONG NHỮNG VẤN ĐỀ TRUNG TÂM CỦA TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.1. Cơ sở xã hội và tiền đề nhận thức luận của quan điểm về bảntính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại
1.1.1. Đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình thànhquan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc
1.1.2. Học thuyết tiên nghiệm – tiền đề nhận thức luận của các quanđiểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại
1.2. Quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốccổ đại, sự tương đồng và khác biệt
1.2.1. Quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại
1.2.2. Sự tương đồng và khác biệt trong các quan điểm về bản tínhcon người của triết học Trung Quốc cổ đại
Kết luận chương 1
Chương 2: NỘI DUNG HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO HÓA ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC CỦA MẠNH TỬ
2.1. Nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử
2.1.1. Nguồn gốc của tính thiện trong triết học Mạnh Tử
2.1.2. Tứ đức – nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử
2.2. Phương pháp giáo hóa tính thiện con người của Mạnh Tử
2.2.1. Tồn tâm, dưỡng tính và dưỡng khí
2.2.2. Pháp tiên vương
Kết luận chương 2
Chương 3: HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Những giá trị và hạn chế trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử
3.1.1. Những giá trị trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử
3.1.2. Những hạn chế trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử
3.2. Thực trạng đạo đức ở nước ta và bài học lịch sử từ học thuyếttính thiện của Mạnh Tử đối với sự nghiệp giáo dục đạo đứccon người Việt Nam hiện nay
3.2.1. Thực trạng đạo đức ở nước ta hiện nay
3.2.2. Những bài học lịch sử từ học thuyết tính thiện của Mạnh Tử đốivới sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Kết luận chương
KẾT LUẬN CHUNG
PHỤ LỤC
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1]. Đào Duy Anh (2005), Từ điển Hán Việt, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
[2]. Bách khoa toàn thư tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc (1995), Mạnh Tử, linh hồn của nhà Nho, Nxb. Đồng Nai.
[3]. Bách khoa toàn thư tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc (1996), Lễ ký kinh điển về việc lễ, Nxb. Đồng Nai.
[4]. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Hà Nội.
[5]. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tài liệu học tập trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6]. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7]. Phan Văn Các (chủ biên) (2002), Từ điển Hán Việt, Nxb.Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Duy Cần (1997), Tinh hoa đạo học Đông phương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Phan Bội Châu (1973), Khổng học đăng, Nxb. Khai trí, Sài Gòn.
[10]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 9, Nxb. Thuận Hóa.
[11]. Giản Chi-Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, tập 1, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
[12]. Giản Chi-Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, tập 2, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 227
[13]. Nguyễn Văn Chi (2005), “Công tác kiểm tra của Đảng qua 20 năm đổi m?i” Tạp chí Cộng sản, số 23 (tháng 12 năm 2005).
[14]. Doãn Chính, Trương Giới, Trương Văn Chung (1994), Giải thích các danh từ triết học sử Trung Quốc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[15]. Doãn Chính (chủ biên) (2003), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
[16]. Doãn Chính (chủ biên) (2004), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[17]. Doãn Chính (2005), Triết lý phương Đông – giá trị và bài học lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[18]. Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quý (chủ biên) (1994), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
[19]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[20]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên) (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam-lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[21]. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[22]. Will Durant (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê)(2002), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
[23]. Thành Duy (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.  228
[24]. Đường Đắc Dương (chủ biên) (2003), Cội nguồn văn hóa Trung Hoa, (Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền), Nxb. Hội nhà văn.
[25]. Đại học-Trung dung (Đoàn Trung Còn dịch) (1950), Nxb. Trí Đức Tòng Thơ, Sài Gòn.
[26]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
[27]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
[28]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[29]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[30]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[31]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[32]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[33]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[34]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[35]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.  229
[36]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[37]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[38]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[39]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[40]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[41]. Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Chấp hành Trung ương (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[42]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[43]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[44]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[45]. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục và đào tạo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[46]. Tào Nghiêu Đức (Nguyễn Bá Thính dịch) (2002), Mạnh Tử Truyện, Nxb. Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[47]. Võ Nguyên Giáp (2006), Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Công an nhân dân. 230
[48]. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[49]. Võ Nguyên Giáp (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và phát triển, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
[50]. Thu Giang-Nguyễn Duy Cần (1992), Đại cương triết học Trung Quốc-Trang Tử tinh hoa, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 
.....
keyword: download luan an tien si triet hoc,chuyen nganh, lich su triet hoc,hoc thuyet, tinh thien, cua manh tu, va bai hoc ,lich su, cua no, doi voi su nghiep, giao duc dao duc, con nguoi viet nam, hien nay, pham dinh dat 

 HỌC THUYẾT TÍNH THIỆN CỦA MẠNH TỬ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể