Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2014

nguyên lí văn học so sánh

NGUYÊN LÝ VĂN HỌC SO SÁNH Thạc sĩ Phan Minh Thùy Văn học so sánh là một bộ môn đã có vị trí ổn định trên thế giới song lại khá mới mẻ đối với những người học và giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Vì thế, để tiếp cận bộ môn này, việc giải đáp những câu hỏi cơ bản nhất về nó là điều hết sức cần thiết. 1. Tại sao không phải so sánh văn học nào cũng là văn học so sánh? So sánh là một thao tác tư duy rất cơ bản. Trong cuộc sống, khi ta tư duy, ta đã dùng đến thao tác này rất thường xuyên như một phần tất yếu. Văn học cũng là một lĩnh vực của tư duy, của nhận thức, mang tính đặc thù, cho nên việc sử dụng thao tác so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn học là một điều hết sức tự nhiên. Từ khi có văn học, nhất là văn học viết đến nay, các nhà nghiên cứu đã có ý thức so sánh khi tìm hiểu văn chương, đặc biệt là khi có những hiện tượng song hành trong văn học. Có thể nhắc đến những hiện tượng song hành tiêu biểu trong văn học Việt Nam: Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉn

Phê bình văn học, từ nước pháp đến việt nam xét từ phương diện thực tế

TỪ PHÊ BÌNH VĂN HỌC Ở PHÁP ĐẾN THỰC TẾ CỦA TA PGS. TS. ĐÀO DUY HIỆP  V iệc nghiên cứu và đào tạo Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mà trong bài viết này tôi muốn đề cập đến hai vấn đề vừa thời sự vừa muôn đời, nhưng chỉ khoanh vào lĩnh vực văn học là: Nghiên cứu phê bình và giảng dạy văn học trong nhà trường đại học. Mặc dù Hội thảo có tên: “Nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam: Thành tựu và kinh nghiệm”, nhưng vì mọi thành tựu và kinh nghiệm đều phải có nguồn gốc, nên ở bài này, tôi đi theo hướng tìm những ảnh hưởng từ bên ngoài qua mối giao lưu lịch sử giữa hai nước Pháp – Việt trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy văn học. Bài viết có hai ý chính: Phê bình văn học của Pháp và ảnh hưởng của nó đến phê bình văn học của Việt Nam như thế nào. 1. Phê bình văn học của Pháp thế kỉ 19 Trở lại nền nghiên cứu phê bình và giảng dạy văn học của Pháp thế kỉ 19, đương nhi

Các bài giảng trọng tâm ngữ văn 12

Phần Một KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chương I KIẾN THỨC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM A. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC VIỆT TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội – Nền văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hình thành kiểu nhà văn mơí: Nhà văn– Chiến sĩ. – Văn học Việt Nam giai đoạn này tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Chiến tranh ác liệt kéo dài 30 năm, miền Bắc xây dựng cuộc sống mới, giao lưu văn hoá bị hạn chế. – Do ảnh hưởng của chiến tranh nên nền văn học có đặc điểm riêng. 2. Các chặng đường phát triển và thành tựu chủ yếu 2.1. Chặng đường 1945 - 1954 – Nội dung: Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu goị tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến. Văn học gắn bó sâu sắc với cuộc kháng chiến. – Truyện ngắn và kí mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp: Một lần đến thủ đô (Trần Đăng), Đôi m