Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, vat ly,chuyen nganh, vat ly ly thuyet, va vat ly toan,song hai, tu ion hoa, xuyen ham, bang laser, sieu ngan ,voi viec nhan biet, cau truc dong phan tu,nghien cuu sinh, nguyen ngoc ty


SÓNG HÀI TỪ ION HÓA XUYÊN HẦM BẰNG LASER SIÊU NGẮN VỚI VIỆC NHẬN BIẾT CẤU TRÚC ĐỘNG PHÂN TỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:  1. PGS. TSKH. LÊ VĂN HOÀNG, 2. PGS. TS. NGUYỄN KHẮC NHẠP



Mở đầu

Tìm hiểu thông tin cấu trúc phân tử luôn luôn là bài toán hấp dẫn và kích thích niềm đam mê khám phá trong cộng đồng khoa học. Bằng việc phân tích quang phổ, các nhà khoa học có thể thu nhận được các thông tin về cấu trúc phân tử. Các phương pháp thường sử dụng trong lĩnh vực này như quang phổ hồng ngoại [25], quang phổ tia cực tím [52], [112] hoặc quang phổ Raman [18] … đều giúp cho các nhà khoa học biết được các thông tin cấu trúc của phân tử như khoảng cách liên hạt nhân, các góc liên kết, sự phân bố điện tử hoặc cấu trúc các miền năng lượng… Ngoài ra, các phương pháp khác như nhiễu xạ điện tử [10], [45], [46], [48], [84] [144] hoặc nhiễu xạ tia X [8], [42], [107], [108] cũng cho phép thu nhận các thông tin về cấu trúc phân tử.

Tuy nhiên, thông tin cấu trúc thu được bằng các phương pháp nêu trên đều là thông tin tĩnh. Nguyên nhân chính là do độ phân giải thời gian của các phương pháp này đều lớn hơn rất nhiều lần so với khoảng thời gian diễn ra sự vận động trong phân tử. Cụ thể, các phân tử thực hiện chuyển động quay trong khoảng thời gian pico giây (1ps = 10-12 s), sự dao động của các nguyên tử diễn ra trong thang thời gian femto giây (1fs = 10-15 s) Và điện tử chuyển động quanh hạt nhân ở mức atto giây (1as = 10-18 s). Trong khi đó độ phân giải thời gian trong các phương pháp nhiễu xạ hoặc phương pháp phân tích quang phổ thường ở cỡ pico giây hoặc lớn hơn. Chính vì vậy, các chuyển động gắn liền với sự thay đổi cấu trúc như bẻ gãy các liên kết hay hình thành các cấu trúc mới, hoặc đơn giản như sự lệch khỏi vị trí cân bằng của các nguyên tử trong phân tử… chưa thể ghi nhận được bằng các phương pháp này. Do đó, việc xây dựng các phương pháp mới có khả năng thu nhận được các thông tin cấu trúc động của phân tử trong khoảng thời gian gắn liền với sự chuyển động ở cấp độ nguyên tử, phân tử là cần thiết và có tính cấp thiết cao [4], [38], [49], [72], [74], [99], [121].

Chính sự ra đời của các nguồn laser xung cực ngắn đã mở ra thêm nhiều cơ hội cho phép các nhà khoa học thu nhận được thông tin cấu trúc động. Năm 1960 có thể coi là một bước ngoặc trong khoa học kỹ thuật với sự ra đời của nguồn laser đầu tiên và kéo theo cuộc đua chế tạo các nguồn laser có xung cực ngắn. Đến năm 1964, laser có xung cỡ pico giây đã được chế tạo và khoảng 20 năm sau, xung laser đã được rút ngắn xuống cỡ femto giây. Ngưỡng femto giây tưởng như đã cực ngắn và từng là mục tiêu cần vượt qua của nhiều nhà nghiên cứu suốt nhiều năm.

Tuy nhiên trong những năm gần đây đích ngắm đến của nhiều phòng thí nghiệm là rút ngắn xung laser xuống ở mức atto giây. Năm 2006, nhóm nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Ý đã chế tạo thành công laser có độ dài xung 130 atto giây [110]. Số liệu gần đây nhất, được cập nhật vào tháng 08 năm 2008, cho thấy xung laser ngắn nhất là 80 atto giây, được chế tạo trong phòng nghiệm Max-

Planck (Đức) Và Lawrence Berkeley (Mỹ) [132].

Tìm hiểu cấu trúc phân tử bằng kỹ thuật chụp ảnh là một hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm [4], [20], [38], [46], [49], [75], [121]. Nhờ vào sự phát triển của kỹ thuật laser, các phương pháp chụp ảnh phân tử dựa trên các nguồn laser có xung cực ngắn lần lượt ra đời. Trong công trình [49], các tác giả đã sử dụng phương pháp chụp ảnh cắt lớp từ nguồn dữ liệu sóng hài bậc cao (HHG) Phát ra do tương tác giữa phân tử với nguồn laser cực mạnh và tái tạo thành công hình ảnh orbital lớp ngoài cùng (HOMO) Của phân tử khí N2. Điều đáng lưu ý trong công trình này là nguồn laser các tác giả sử dụng có độ dài xung 30 fs, vì vậy hình ảnh HOMO thu được bằng phương pháp này có thể xem là thông tin động. Chính sự thành công của nhóm nghiên cứu Canada đã mở đầu cho rất nhiều mối quan tâm về thu nhận thông tin cấu trúc động của phân tử dựa trên mô hình tương tác giữa các phân tử khí với nguồn laser mạnh xung cực ngắn [37], [72], [75], [126].

Đặc biệt trong công trình [72], ngoài việc khẳng định lại kết quả chụp ảnh phân tử N2 từ nguồn dữ liệu HHG bằng mô phỏng, các tác giả còn phân tích những hạn chế của phương pháp chụp ảnh cắt lớp cũng như nêu hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh thu được. Trong [72], ngoài hình ảnh HOMO thu được 3 bằng phương pháp chụp ảnh cắt lớp, một thông tin cấu trúc là khoảng cách liên hạt nhân trong phân tử N2, O2 cũng được trích xuất. Ngoài ra, việc thu nhận thông tin khoảng cách liên hạt nhân trong phân tử bằng cách phân tích các đặc tính dữ liệu HHG do tương tác với chùm laser cực mạnh đã được các tác giả khác tiến hành.

Vì vậy có thể nhận thấy, việc thu nhận thông tin cấu trúc động của phân tử là một hướng nghiên cứu sôi động. Tuy nhiên đến nay phương pháp chụp ảnh cắt lớp mới chỉ áp dụng cho N2, O2 và vẫn còn nhiều hạn chế. Liệu có thể áp dụng phương pháp này cho các phân tử khác? Có thể có các phương pháp khác để thu nhận thông tin cấu trúc động của phân tử? Để giải quyết các vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện luận án “Sóng hài từ ion hóa xuyên hầm bằng laser siêu ngắn với việc nhận biết cấu trúc động phân tử”.

Mục tiêu của luận án này là tìm cách thu nhận thông tin cấu trúc của phân tử ở trạng thái khí trong thang thời gian cỡ femto giây từ nguồn HHG do tương tác của phân tử với laser xung cực ngắn. Thông tin cấu trúc phân tử được tìm hiểu trong luận án bao gồm hình ảnh HOMO, các khoảng cách liên hạt nhân trong phân tử hoặc cấu hình của phân tử trong quá trình đồng phân hóa. Ở đây, chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng khảo sát là những phân tử có cấu trúc đơn giản, có một hoặc hai khoảng cách liên hạt nhân như N2, O2, CO2, OCS, BrCN, O3, HCN, C2H2. Do không có số liệu thực nghiệm, số liệu HHG sẽ được mô phỏng bằng tính toán lý thuyết và cho thêm các bất định do sai số thực nghiệm giả định.

Như vậy, trong luận án này, công cụ chính dùng để khảo sát và thu nhận thông tin cấu trúc động chính là nguồn HHG phát ra do phân tử tương tác với chùm laser phân cực thẳng có xung cỡ femto giây và cường độ lớn (~1014 W/cm2).

Khi cho nguyên tử, phân tử tương tác với chùm laser có cường độ mạnh thì một trong các hiệu ứng phi tuyến xảy ra là phát xạ HHG [26]. HHG được phát ra do tương tác của nguyên tử với laser có cường độ cao đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1988 bởi nhóm nghiên cứu của nhà khoa học M. Ferray (Pháp) Khi cho laser có cường độ cao tương tác với các loại khí trơ [31]. Tiếp theo sau là hàng 4 loạt các kết quả đo đạc được của các nhóm khác [27], [82], [90], [111]. HHG phát ra có những đặc điểm đặc trưng: Sau khi giảm ở những tần số đầu, cường độ gần như không thay đổi trong một miền rộng của tần số gọi là miền phẳng (plateau region) Và kết thúc ở một điểm dừng (cut off) [26], [63], [65], [80], [81]. Chính những đặc tính và khả năng ứng dụng của HHG trong khoa học [29], [61], [131] cũng như trong kỹ thuật [23], [71], [125] đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học.

Hiện nay, việc xây dựng các mô hình tính toán, giải thích các đặc tính HHG là một trong những hướng nghiên cứu nóng bỏng, thu hút nhiều mối quan tâm của cộng đồng khoa học [26], [63], [65], [80], [81]. Một trong những mô hình được cộng đồng khoa học trong lĩnh vực công nhận và sử dụng rộng rãi trong hơn thập kỷ qua là mô hình ba bước của nhà khoa học Lewenstein [80]. Đây là một mô hình bán cổ điển, dựa trên sự chuyển động của điện tử trong nguyên tử, phân tử dưới tác dụng điện trường của laser để giải thích cơ chế hình thành nên HHG, đồng thời giải thích thành công các đặc tính của nó. Theo đó, ban đầu điện tử sẽ bị ion hóa xuyên hầm ra vùng tự do, sau đó tiếp tục được gia tốc dưới tác dụng của trường laser mạnh, khi trường laser đổi chiều, điện tử quay trở lại kết hợp với ion mẹ và phát ra sóng thứ cấp chính là HHG.

Sự phát xạ xảy ra ngay khi điện tử tái va chạm nên HHG mang nhiều thông tin cấu trúc của phân tử mẹ. Và thực nghiệm cho các phân tử CS2, CO2 [32], [68], [109], [116] cho thấy rằng HHG phát ra phụ thuộc vào hướng phân tử trong trường laser [40], [94], [128]. Chính kết luận này là cơ sở cho việc tái tạo thông tin cấu trúc dựa trên nguồn dữ liệu HHG. Do nguồn dữ liệu HHG trong thực tế còn hạn chế nên nhiệm vụ đầu tiên trong luận án là phải mô phỏng được HHG. Phương pháp mô phỏng là dựa trên mô hình ba bước Lewenstein sử dụng ngôn ngữ lập trình Fortran. Chương trình tính toán bắt đầu được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu của giáo sư Lin Chii-Dong [69], [142] (Đại học Kansas, Mỹ). Chúng tôi đã tiếp thu kỹ thuật mô phỏng này và 5 tiếp tục áp dụng cho các đối tượng phân tử khác nhau, đồng thời góp phần hoàn thiện thêm bằng cách tính đến sự phân bố không đẳng hướng của các phân tử khi tương tác với chùm laser. Từ nguồn dữ liệu HHG mô phỏng được, chúng tôi sẽ tiến hành trích xuất các thông tin cấu trúc động của phân tử như đã đề cập.

Đầu tiên, chúng tôi vận dụng phương pháp chụp ảnh cắt lớp để tái tạo hình ảnh HOMO cho phân tử N2, O2, CO2. Trước hết chúng tôi lập lại kết quả của công trình thực nghiệm [49] chụp ảnh phân tử N2 và kiểm chứng kết quả mô phỏng lý thuyết trong công trình [72] cho việc chụp ảnh các phân tử N2, O2. Sau đó chúng tôi tiến hành chụp ảnh phân tử CO2. Xuất phát từ kết luận trong công trình [72], phương pháp chụp ảnh sẽ cho kết quả tốt hơn với nguồn laser có bước sóng dài, chính vì vậy chúng tôi đã tái tạo hình ảnh HOMO của phân tử CO2 ở thể khí từ nguồn dữ liệu HHG phát ra do tương tác với chùm laser phân cực thẳng có cường độ 2.1014 W/cm2, bước sóng 1200 nm và độ dài xung 30 fs. Trong quá trình áp dụng phương pháp chụp ảnh cắt lớp, chúng tôi cũng tiếp thu và sử dụng các phân tích, bổ sung đã được đề cập trong công trình [72]. Trong phương pháp này, chúng tôi cũng thu nhận được một thông tin cấu trúc là khoảng cách liên hạt nhân trong các phân tử [73].

Tiếp theo, chúng tôi xây dựng phương pháp so sánh phù hợp (Fitting method) Để trích xuất thông tin động về khoảng cách liên hạt nhân trong phân tử.

Tuy phương pháp chụp ảnh cắt lớp cũng cho phép thu nhận được khoảng cách liên hạt nhân, nhưng để có được thông tin này cần nhiều dữ liệu HHG do phải thực hiện quá trình tái tạo hình ảnh HOMO. Xuất phát từ nhu cầu đó, phương pháp so sánh phù hợp được chúng tôi xây dựng có ưu điểm là sử dụng ít thông tin HHG đo đạc hơn. Chúng tôi đã áp dụng cho các phân tử có một thông tin khoảng cách như N2, O2, CO2 và thu được kết quả có độ chính xác cao [73].

Việc mở rộng phương pháp so sánh phù hợp cho các phân tử có nhiều tham số về khoảng cách hơn là một điều cần thiết. Trong phạm vi luận án, một nhiệm vụ mới được đặt ra là phát triển phương pháp so sánh phù hợp cho các phân tử chứa hai thông tin cấu trúc như HCN, C2H2, OCS, BrCN, O3. Trước tiên chúng tôi khảo 6 sát độ nhạy của HHG theo sự thay đổi các khoảng cách liên hạt nhân. Mô phỏng với phân tử HCN và C2H2 cho thấy HHG gần như không thay đổi với sự thay đổi khoảng cách mối liên kết hydro trong khoảng 10% [1]. Ngược lại, với các mối liên kết khác thì HHG rất nhạy với sự thay đổi khoảng cách liên hạt nhân. Chính vì vậy, việc mở rộng phương pháp lúc đầu cho các phân tử HCN, C2H2 chỉ cho phép thu nhận được thông tin khoảng cách C – N hoặc C – C vì HHG không nhạy với sự thay đổi của khoảng cách C – H. Tuy nhiên đối với các phân tử khác như OCS, BrCN và O3, kết quả kiểm tra cho thấy phương pháp làm việc hiệu quả và cho kết quả đáng tin cậy [97].

Việc phát triển phương pháp so sánh cho các phân tử có nhiều thông tin cấu trúc hơn bị hạn chế do việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu HHG rất tốn thời gian và cần nhiều tài nguyên máy tính. Vì vậy, để mở đường cho các hướng phát triển sau này, cần tìm một giải thuật tối ưu khác mạnh hơn. Một trong những phương pháp tối ưu được sử dụng rộng rãi hiện tại là giải thuật di truyền (Genetic algorithm) Dựa trên thuyết tiến hóa [120]. Vì vậy, chúng tôi đã vận dụng tư tưởng thuật toán di truyền vào bài toán trích xuất cấu trúc phân tử và chỉ ra rằng nó có thể tiết kiệm tài nguyên của máy tính đến hơn 50%.

Cuối cùng, chính kết quả không thu nhận được các khoảng cách có mối liên kết hydro đã hướng chúng tôi quan tâm tới một quá trình mới: Quá trình đồng phân hóa. Do nguyên tử hydro nhẹ nên có khả năng di chuyển xa khỏi vị trí cân bằng và gây nên quá trình đồng phân hóa, nghĩa là sự biến đổi qua lại giữa các cấu trúc khác nhau của phân tử có cùng thành phần cấu tạo như HCN/HNC hoặc acetylene/vinylidene. Các quá trình này đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như sự phụ thuộc vào nhiệt độ [6], xác suất xảy ra quá trình dựa trên sự va chạm của khối khí với chùm khí trơ [12], [22]. Đáng chú ý là gần đây việc sử dụng chùm laser mạnh để kích thích quá trình đồng phân hóa của phân tử đã được nghiên cứu tích cực [44], [127], [129]. Vấn đề cần đặt ra là có thể sử dụng laser mạnh, xung cực ngắn để khảo sát động học quá trình đồng phân hóa được hay không. Đây là ý tưởng hoàn toàn mới [96] và chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 7 việc khảo sát động học phân tử trong hai quá trình đồng phân hóa HCN/HNC [98] và acetylene/vinylidene [95].

Bố cục luận án được chia thành bốn chương chính không kể phần mở đầu và kết luận. Chương 1 mô tả một cách tổng quan các lý thuyết gần đúng được dùng để tính toán các đại lượng vật lý như tốc độ ion hóa, cường độ HHG để sử dụng cho mục đích trích xuất thông tin cấu trúc động của phân tử trong các chương tiếp theo. Ba chương tiếp theo đánh dấu sự đóng góp của luận án với các kết quả được trình bày theo cấp độ tăng dần. Nếu chương 2 là sự áp dụng phương pháp chụp ảnh đã được thực hiện thành công bởi các tác giả khác thì trong chương 3, chúng tôi đã xây dựng phương pháp so sánh phù hợp để trích xuất thông tin động về cấu trúc phân tử. Cuối cùng, trong chương 4, chúng tôi đã mô phỏng hai quá trình đồng phân hóa HCN/HNC và acetylene/vinylidene và khảo sát động học phân tử trong các quá trình này bằng nguồn laser mạnh xung cực ngắn.

Trong chương 1, “Lý thuyết phát xạ sóng hài”, chúng tôi trình bày tổng quan các kiến thức bao gồm: Kỹ thuật định phương phân tử, các lý thuyết gần đúng trường mạnh cho phân tử (MO – SFA) [50], [87], [88], [89], [93] và gần đúng ion hóa xuyên hầm phân tử (MO – ADK) [123] để tính tốc độ ion hóa, HHG phát xạ theo mô hình ba bước Lewenstein [80].

Các bài toán liên quan tới tương tác giữa laser và phân tử đều gắn liền mật thiết với một vấn đề: Làm thế nào để giữ cho các phân tử hướng theo một phương nhất định. Kỹ thuật định phương phân tử bằng chùm laser yếu đã giúp cho các nhà khoa học giải quyết bài toán này [5], [41]. Với các phân tử có thể xem như một lưỡng cực điện thì dưới tác dụng của trường điện của chùm laser yếu, phân tử sẽ hướng theo phương của vectơ phân cực. Trong luận án này, bài toán định phương phân tử không chỉ được trình bày theo hướng tiếp cận cổ điển mà còn được giới thiệu thông qua quan niệm lượng tử. Vấn đề định phương phân tử được quan tâm nghiên cứu rất nhiều và cũng là vấn đề thời sự [16], [36], [134]. Tuy nhiên đây không phải là nội dung chính của luận án nên được trình bày một cách ngắn gọn, xem như là hệ thống lại phần kiến thức chúng tôi đã tích lũy được.

Tiếp theo sau bài toán định phương phân tử, chúng tôi giới thiệu các hướng tiếp cận gần đúng MO – SFA và MO – ADK để tính tốc độ ion hóa của phân tử dưới tác dụng của điện trường laser. Tốc độ ion hóa là đại lượng được quan tâm thường xuyên trong bài toán tương tác giữa nguyên tử, phân tử và laser cường độ mạnh, đại lượng này cho biết số phân tử trở thành ion trong một đơn vị thời gian. Hướng tiếp cận gần đúng MO – SFA, được khởi xướng từ những kết quả tính toán của Keldysh [58], Faisal [30] và Reiss [106] cho nguyên tử và sau này được mở rộng cho phân tử [50], [87], [88], [89], [93]. Gần đúng MO – ADK được xây dựng ban đầu bởi các tác giả Ammosov, Delone và Krainov [2], [28] sau đó được phát triển cho phân tử bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Kansas (Mỹ) [123].

Phần cuối của chương 1, chúng tôi tập trung trình bày lý thuyết phát xạ HHG. Như đã trình bày, chúng ta có thể hình dung cơ chế phát xạ này qua mô hình ba bước.

Tuy nhiên, để thu được dạng giải tích của HHG cần thêm nhiều phép gần đúng.

Mô hình và nghiệm giải tích của tác giả Lewenstein [80] là sự cụ thể hóa từ cơ chế ba bước đã có áp dụng các phép gần đúng một điện tử tác dụng, gần đúng trường mạnh… Trong các chương sau, khi đề cập đến việc mô phỏng HHG, chúng tôi đã áp dụng các kết quả đã thu được từ công trình của Lewenstein.
------------------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các bảng số liệu
Mở đầu
Chương 1 Lý thuyết phát xạ sóng hài
1.1 Kỹ thuật định phương phân tử
1.1.1 Mô hình quay tử
1.1.2 Định phương cổ điển
1.1.3 Định phương lượng tử
1.2 Tốc độ ion hóa
1.2.1 Gần đúng trường mạnh (MO – SFA)
1.2.1.1 Gần đúng MO – SFA sử dụng định chuẩn dài
1.2.1.2 Gần đúng MO – SFA sử dụng định chuẩn vận tốc
1.2.2 Gần đúng ion hóa xuyên hầm
1.2.2.1 Điện tử có xung lượng thoát bằng không
1.2.2.2 Điện tử có xung lượng thoát khác không
1.2.2.3 Gần đúng ADK cho phân tử (MO – ADK)
1.3 Mô hình Lewenstein phát xạ sóng hài
Chương 2 Chụp ảnh phân tử bằng phương pháp cắt lớp sử dụng laser xung cực ngắn
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.2 Kết quả
2.2.1 Chụp ảnh phân tử N
2.2.1.1 Sự phụ thuộc của HHG vào góc định phương
2.2.1.2 Trích xuất lưỡng cực dịch chuyển
2.2.1.3 Trích xuất hàm sóng HOMO từ HHG
2.2.2 Chụp ảnh phân tử O2, CO
2.2.3 Trích xuất thông tin khoảng cách liên hạt nhân
Chương 3 Phương pháp so sánh phù hợp và việc trích xuất thông tin cấu trúc phân tử từ dữ liệu sóng hài
3.1 Cơ sở lý thuyết
3.2 Kết quả
3.2.1 N2, CO2 định phương cố định
3.2.2 N2, CO2 phân bố đẳng hướng
3.2.3 OCS, BrCN, O3 định phương cố định
3.2.4 OCS, BrCN, O3 phân bố đẳng hướng
3.2.5 Ứng dựng thuật toán di truyền
Chương 4 Khảo sát động học phân tử bằng laser xung cực ngắn qua cơ chế phát xạ sóng hài
4.1 Mô phỏng quá trình đồng phân hóa
4.1.1 Quá trình đồng phân hóa HCN/ HNC
4.1.2 Quá trình đồng phân hóa acetylene/ vinylidene
4.2 Kết quả khảo sát động học phân tử bằng nguồn HHG
4.2.1 Quá trình đồng phân hóa HCN/ HNC
4.2.2 Quá trình đồng phân hóa acetylene/ vinylidene
Kết luận
Hướng phát triển
Danh mục các công trình đã công bố
Tài liệu tham khảo
Danh mục các chữ viết tắt
----------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Ty, Nguyễn Đăng Khoa, Lê Văn Hoàng (2007), “Thông tin động về cấu trúc phân tử C2H2 từ sóng hài bậc cao sử dụng xung laser siêu ngắn”, Tạp chí khoa học ĐH Sư phạm Tp. HCM, số 12 (Khoa học Tự nhiên), tr. 119 – 130.

Tiếng Anh
2. Ammosov M.V., Delone N.B., Krainov V.P. (1986), “Tunnel ionization of complex atoms and atomic ions in an alternating electromagnetic field”, Sov. Phys. JETP 64, pp. 1191-1194.
3. André D. Bandrauk, Samira Barmaki (2008), “Imaging attosecond coherent electron motion in molecules”, Chem. Phys. 350, pp. 175-178.
4. Baker S., et al. (2006), “Probing proton dynamics in molecules on an attosecond time scale”, Science 312, pp. 424-427.
5. Banerjee S., Kumar G. R., and Mathur D. (1999), “Dynamic and geometric alignment of CS2 in intense laser fields of picosecond and femtosecond duration”, Phys. Rev. A 60, pp. R3369-R3372.
6. Barber R. J., Harris G. J., Tennyson J. (2002), “Temperature dependent partition functions and equylibrium constant for HCN and HNC”, J. Chem. Phys. 117, pp. 11239-11243.
7. Bauer D., Milošević D. B., and Becker W. (2005), “Strong-field approximation for intense-laser–atom processes: The choice of gauge”, Phys. Rev. A 72, pp. 023415-5.
8. Bharat R. Acharya, Shin-Woong Kang, Veena Prasad and Satyendra Kumar (2009), “Role of molecular structure on x-ray diffraction in uniaxial and biaxial phases of thermotropic liquyd crystals”, J. Phys. Chem. B 113, pp.3845-3852.96
9. Bhushan K. G., Rao K. C., Gadkari S. C., Yakhmi J. V., and Gupta S. K. (2009), “Elastic differential cross sections for electron scattering from SF6 and CS2”, Phys. Rev. A 79, pp. 012702-7.
10. Böwering N., Volkmer M., Meier Ch., Lieschke J., Dreier R. (1995), “Electron diffraction from oriented molecules and implications for molecular structure analysis”, J. Mol. Struct. 348, pp. 49-52.
11. Bowman J. M., Gazdy B., Bentley J. A., Lee T. J., and Dateo C. E. (1993), “Ab initio calculation of a global potential, vibrational energies, and wave functions for HCN/HNC, and a simulation of the AX  % % emission spectrum”, J. Chem. Phys. 99, pp. 308-323.
12. Bowman M., Padmavathi D. A. (1996), “Quantum calculations of inelastic scattering of HCN and HNC by Ar”, Mol. Phys. 88, pp. 21-32.
13. Brabec Thomas, Michel Côté Paul Boulanger, and Lora Ramunno (2005), “Theory of Tunnel Ionization in Complex Systems”, Phys. Rev. Lett. 95, pp.073001-4.
14. Burnett K., Reed V. C., Cooper J. and Knight P. L. (1992), “Calculation of the background emitted during high-harmonic generation”, Phys. Rev. A 45, pp. 3347-3349.
15. Cater S. and Mills I. M. (1980), “A potential energy surface for the ground state of acetylene, H2C2 (X % 1Σg  )”, Mol. Phys. 41, pp. 191-203.
16. Chen Jianxin and Li Xuefang (2005), “Characteristics of dynamic alignment for diatomic and linear triatomic molecules in intense femtosecond laser fields”, Int. J. Mass Spectrom. 243, pp. 155-161.
17. Chen Jing, et al. (2002), “High harmonic generation in a two-color field composed of a pump field and a weak subsidiary high frequency field”, Science in China 45, pp. 76-81.
18. Chen Peter C., Joyner Candace C. (2006), “Coherent 2D resonance Raman spectroscopy as a tool for studying molecular structure”, J. Mol. Struct. 799, pp. 23-27. 97
19. Chen Shigang (1995), “Gauge problem in S – matrix theory of above-threshold ionization”, Chin. Phys. Lett. 12, pp. 273-276.
20. Chen Y., Li Y., Yang S., and Liu J. (2008), “High-order harmonic generation and molecular orbital tomography: Characteristics of molecular recollision electronic wave packets”, Phys. Rev. A 77, pp. 031402(R)-4.
21. Chirilă C.C., Lein M. (2009), “High-order harmonic generation in vibrating two-electron molecules”, Chem. Phys. 366, pp. 54-57.
22. Christoffel M. K., Bowman M. (2002), “Quantum scattering calculations of energy transfer and isomerization of HCN/HNC in collisions with Ar”, J. Chem. Phys. 112, pp. 4496-4505.
23. Chung Samuel H. and Mazur Eric (2009), “Surgical applications of femtosecond lasers”, Journal of Biophotonics 2, pp. 557-572.
24. Cockayne Eric and Walle Axel van de (2010), “Building effective models from sparse but precise data: Application to an alloy cluster expansion model”, Phys. Rev. B 81, pp. 012104-4.
25. Collet D., Perrin A., Bürger H., and Flaud J.M. (2002), “First gas phase infrared spectroscopy of F2BOH: high-resolution study of the ν8 and ν9 bands”, J. Mol. Spectros. 212, pp. 118-124.
26. Corkum P. B. (1993), “Plasma perspective on strong field multiphoton ionization”, Phys. Rev. Lett. 71, pp. 1994-1997.
27. Crane J. K., Perry M. D., Herman S., and Falcone R. W. (1992), “High-field harmonic generation in helium”, Opt. Lett. 17, pp. 1256-1258.
28. Delone N.B., Krainov V.P. (1991), “Energy and angular electron spectra for the tunnel ionization of atoms by strong low-frequency radiation”, J. Opt. Soc. Am. B 8, pp. 1207-1211.
29. Dilanian Ruben A., Chen Bo, Williams Garth J., Quyney Harry M., Nugent Keith A., Teichmann Sven, Hannaford Peter, Dao V.Lap, and Peele Andrew G. (2009), “Diffractive imaging using a polychromatic high-harmonic generation soft-x-ray source”, J. Appl. Phys. 106, pp. 023110-5.98
30. Faisal F. (1973), “Collision of electrons with laser photons in a background potential”, J. Phys. B 6, pp. L312-L315.
31. Ferray M., et al. (1988), “Multiple-harmonic conversion of 1064 nm radiation in rare gases”, J. Phys. B 21, pp. L31-L35.
32. Friedrich B. and Herschbach D. R. (1995), “Alignment and trapping of molecules in intense laser fields”, Phys. Rev. Lett. 74, pp. 4623-4626.
33. Frisch M. J. et al. (2003), GAUSSIAN 03, revision C.02, Gaussian, Inc., Pittsburgh, PA.
34. Frolov M. V., Manakov N. L., Pronin E. A., and Starace A. F. (2003), “Model-independent quantum approach for intense laser detachment of a weakly bound electron”, Phys. Rev. Lett. 91, pp. 053003-4.
35. Frolov M. V., Manakov N. L., Pronin E. A., and Starace A. F. (2003), “Strong field detachment of a negative ion with non-zero angular momentum: application to F−”, J. Phys. B 36, pp. L419-L426.
36. Ghafur Omair, et al. (2009), “Impulsive orientation and alignment of quantum-state-selected NO molecules”, Nature Physics 5, pp. 289-293.
37. Gibson G. N. and Biegert J. (2008), “Influence of orbital symmetry on high-order-harmonic generation and quantum tomography”, Phys. Rev. A 78, pp.033423-10.
38. Haessler S., et al. (2010), “Attosecond imaging of molecular electronic wavepackets”, Nature Physics 6, pp. 200-206.
39. Hay N., Lein M., Velotta R., Nalda R. de, Heesel E., Castillejo M., Knight P.L., and Marangos J. P. (2003), “Investigations of electron wave-packet dynamics and high-order harmonic generation in laser-aligned molecules”, J. Mod. Opt. 50, pp. 561-577.
40. Hay N., Velotta R., Lein M., Nalda R. de, Heesel E., Castillejo M. and Marangos J. P. (2002), “High-order harmonic generation in laser-aligned molecules”, Phys. Rev. A 65, pp. 053805-8. 99
41. Hering P.and Cornaggia C. (1999), “Coulomb explosion of N2 and CO2 using linearly and circularly polarized femtosecond laser pulses”, Phys. Rev. A 59, pp. 2836-2843.
42. Hermann A. Mayer, Philipp Stößel, Riad Fawzi, Manfred Steimann (1995), “Synthesis and X-ray molecular structure of cis, cis-1,3,5-Tris(diphenylphosphino)-1,3,5-tris(methoxycarbonyl) cyclohexane”, J. Org. Chem. 492, pp. C1-C3.
43. Hiraoka K., Fujita K., Ishida M., Hiizumi K., Nakagawa F., and Wada A., Yamabe S.and Tsuchida N. (2005), “Thermochemical stabilities and structures of the cluster ions OCS+, S2 +, H+(OCS), and C2H5 + with OCS molecules in the gas phase”, J. Am. Soc. Mass Spectrom. 16, pp. 1760-1771.
44. Hishikawa A., Matsuda A., Takahashi E. J., Fushitani M. (2008), “Acetylene-vinylidene isomerization in ultrashort intense laser fields studied by triple ion-coincidence momentum imaging”, J. Chem. Phys. 128, pp. 084302-5.
45. Hu S. X. and Collins L. A. (2005), “Imaging molecular structures by electron diffraction using an intense few-cycle pulse”, Phys. Rev. Lett. 94, pp. 73004-4.
46. Ihee Hyotcherl, et al. (2001), “Direct imaging of transient molecular structures with ultrafast diffraction”, Science 291, pp. 458-462.
47. Ihee Hyotcherl, Goodson Boyd M., Srinivasan Ramesh, Lobastov Vladimir A., and Zewail Ahmed H. (2002), “Ultrafast electron diffraction and structural dynamics: Transient intermediates in the elimination reaction of C2F4I2”, J. Phys. Chem. A 106, pp. 4087-4103.
48. Isabella Lugoski Karle and Jerome Karle (1949), “Internal motion and molecular structure studies by electron diffraction”, J. Chem. Phys. 17, pp.1052-1058.
49. Itatani J., Levesque J., Zeidler D., Niikura H., Pepen H., Kieffer J. C., Corkum P. B., Villeneuve D. M. (2004), “Tomographic imaging of molecular orbitals”, Nature 432, pp. 867-871. 100
50. Jarón-Becker A., Becker A., and Faisal F. H. M. (2004), “Ionization of N2, O2, and linear carbon clusters in a strong laser pulse”, Phys. Rev. A 69, pp.023410-9.
51. Jordan G. and Scrinzi A. (2008), “Core-polarization effects in molecular high harmonic generation”, New J. Phys. 10, pp. 025035-18.
52. Jubert A.H., Castro E.A., Cafferata L.F.R. (2000), “UV spectroscopic analysis of a substituted 1,2,4-trioxane molecule: theoretical and experimental study of cis-6-phenyl-5,6-(2-phenylpropyliden)-3,3-tetramethylen-1,2,4 trioxacyclohexane”, J. Mol. Struct. (Theochem) 503, pp.165-172.
53. Kak A. C. and Slaney M. (2001), Principles of Computerized Tomographic Imaging, Society for Industrial and Applied Mathemathics, New York.
54. Kamta G. L. and Bandrauk A. D. (2005), “Three-dimensional time-profile analysis of high-order harmonic generation in molecules: Nuclear interferences in 2 H  ”, Phys. Rev. A 71, pp. 053407-19.
55. Kamta G.L. and Bandrauk A. D. (2004), “High-order harmonic generation from two-center molecules: Time-profile analysis of nuclear contributions”, Phys. Rev. A 70, pp. 011404(R)-4.
56. Kanai T, Minemoto S and Sakai H (2005), “Quantum interference during high-order harmonic generation from aligned molecules,” Nature 435, pp.470-474.
57. Kanai T, Minemoto S and Sakai H (2007), “Ellipticity dependence of high-order harmonic generation from aligned molecules”, Phys. Rev. Lett. 98, pp.053002-4.
58. Keldysh L. V. (1965), “Ionization in the field of a strong electromagnetic wave”, Sov. Phys. JETP 20, pp. 1307-1314.
59. Kiyan I. Yu. and Helm H. (2003), “Production of energetic electrons in the process of photodetachment of F-”, Phys. Rev. Lett. 90, pp. 183001-4.101
60. Kjeldsen Thomas Kim and Lars Bojer Madsen (2004), “Strong-field ionization of N2: length and velocity gauge strong-field approximation and tunnelling theory”, J. Phys. B 37, pp. 2033-2044.
61. Kojima Tetsuo, Konno Susumu, Fujikawa Shuichi, Yasui Koji (2001), “High-power fourth-harmonic generation of Nd:YAG laser”, Electrical Engineering in Japan 137, pp. 18-25.
62. Kopold R., Becker W.and Kleber M. (1998), “Model calculations of high-harmonic generation in molecular ions”, Phys. Rev. A 58, pp. 4022-4038.
63. Krause J. K., Schafer K. J. and Kulander K. C. (1992), “High-order harmonic generation from atoms and ions in the high intensity regime”, Phys. Rev. Lett. 68, pp. 3535-3538.
64. Kreibich Thomas, Lein Manfred, Engel Volker, and Gross E. K. U. (2001), “Even-harmonic generation due to beyond-born-oppenheimer dynamics”, Phys. Rev. Lett. 87, pp. 103901-4.
65. Kulander K. C., Schafer K. J., and Krause J. L. (1993), in Proceedings of the Workshop , Super Intense Laser Atom Physics (SILAP) III (Ref. [1])
66. L’Huillier A., Balcou P., Candel S., Schafer K. J. and Kulander K. C. (1992), “Calculations of high-order harmonic-generation processes in xenon at 1064 nm”, Phys. Rev. A 46, pp. 2778-2790.
67. Lappas D. G. and Marangos J. P. (2000), “Orientation dependence of high-order harmonic generation in hydrogen molecular ions”, J. Phys. B 33, pp.4679-4689.
68. Larsen J. J., Sakai H., Safvan C. P., Wendt Larsen I. and Stapelfeldt H. (1999), “Aligning molecules with intense nonresonant laser fields”, J. Chem. Phys. 111, pp. 7774-7781.
69. Le Anh Thu, Della Picca R., Fainstein P. D., Telnov D. A., Lein M. and Lin C. D. (2008), “Theory of high-order harmonic generation from molecules by intense laser pulses”, J. Phys. B 41, pp. 081002-6. 102
70. Le Anh Thu, Tong X. M. and Lin C. D. (2007), “Alignment dependence of high-order harmonic generation from CO2”, J. Mod. Opt. 54, pp. 967-980.
71. Le Harzic Ronan, et al. (2009), “Ultraviolet Femtosecond Laser Creation of Corneal Flap”, Journal of Refractive Surgery 25, No.4.
72. Le Van Hoang, Le Anh Thu, Rui-Hua Xie and Lin C.D. (2007), “Theoretical analysis of dynamic chemical imaging with lasers using high-order harmonic generation”, Phys. Rev. A 76, pp. 013414-13.
73. Le Van Hoang, Nguyen Ngoc Ty, Jin C., Le A. T., Lin C. D. (2008), “Retrieval of interatomic separations of molecules from laser-induced high-order harmonic spectra”, J. Phys. B 41, pp. 085603-8.
74. Lein M. (2005), “Attosecond probing of vibrational dynamics with high-harmonic generation”, Phys. Rev. Lett. 94, pp. 053004-4.
75. Lein M. (2007), “Molecular imaging using recolliding electrons”, J. Phys. B 40, pp. R135-R173.
76. Lein M., Hay N., Velotta R., Marangos J. P. and Knight P. L. (2002), “ Interference effects in high-order harmonic generation with molecules”, Phys. Rev. A 66, pp. 023805-6.
77. Lein M., Hay N., Velotta R., Marangos J. P. and Knight P. L. (2002), “Role of the intramolecular phase in high-harmonic generation”, Phys. Rev. Lett. 88, pp. 183903-4.
78. Lein M., Nalda R. de, Heesel E., Hay N., Springate E., Velotta R., Castillejo M., Knight P. L. and Marangos J. P. (2005), “Signatures of molecular structure in the strong-field response of aligned molecules”, J. Mod. Opt. 52, pp. 465-478.
79. Levesque J., Zeidler D., Marangos J. P., Corkum P. B., and Villeneuve D. M. (2007), “High harmonic generation and the role of atomic orbital wave functions”, Phys. Rev. Lett. 98, pp. 183903-4. 103
80. Lewenstein M., Balcou Ph., Ivanov M.Yu., L’Huillier Anne, and Corkum P.B. (1994), “Theory of high harmonic generation by low – frequency laser fields”, Phys. Rev. A 49, pp. 2117-2132.
81. L'Huillier A., Lewenstein M., Salières P., Balcou Ph., Larsson J.and Wahlström C. G. (1993), “High-order Harmonic-generation cutoff”, Phys. Rev. A 48, pp. R3433-R3436.
82. L'Huillier A., Lompré L. A., Mainfray G., and Manus C. (1991), in Multiphoton Processes, edited by G. Mainfray and P. Agostini,CEA, Saclay, France, 45.
83. Madsen C. B. and Madsen L. B. (2006), “High-order harmonic generation from arbitrarily oriented diatomic molecules including nuclear motion and field-free alignment”, Phys. Rev. A 74, pp. 023403-10.
84. Mayer A. (2001), “Electronic diffraction tomography by Green’s functions and singular values decompositions”, Phys. Rev. B 63, pp. 035408-5.
85. McFarland B. K., et al. (2008), “High harmonic generation from multiple orbitals in N2”, Science 322, pp. 1232-1235.
86. Michael Klaiber, Karen Z. Hatsagortsyan, and Christoph H. Keitel (2006), “Gauge-invariant relativistic strong-field approximation”, Phys. Rev. A 73, pp. 053411-7.
87. Milošević D. B. (2006), “Strong-field approximation for ionization of a diatomic molecule by a strong laser field”, Phys. Rev. A 74, pp. 063404-14.
88. Mishima K., Nagaya K., Hayashi M., and Lin S. H. (2004), “Theoretical studies of high-power laser ionization of molecules in the tunneling region”, Phys. Rev. A 70, pp. 063414-17.
89. Mishima K., Nagaya K., Hayashi M., and Lin S. H. (2005), “Keldysh – type photoionization rate of large polyatomic molecules in the tunneling region”, Phys. Rev. A 71, pp. 053411-21.104
90. Miyazaki K. and Sakai H. (1992), “High-order harmonic generation in rare gases with intense subpicosecond dye laser pulses”, J. Phys. B 25, pp. L83-L89.
91. Morishita Toru, Le Anh Thu, Chen Zhangjin,and Lin C. D. (2008), “Accurate retrieval of structural information from laser-induced photoelectron and high-order harmonic spectra by few-cycle laser pulses”, Phys. Rev. Lett. 100, pp.013903-4.
92. Muth-Böhm J., Becker A., Chin S. L. and Faisal F. H. M. (2001), “S-matrix theory of ionisation of polyatomic molecules in an intense laser pulse”, Chem. Phys. Lett. 337, pp. 313-318.
93. Muth-Böhm J., Becker A., and Faisal F. H. M. (2000), “Suppressed molecular ionization for a class of diatomics in intense femtosecond laser fields”, Phys. Rev. Lett. 85, pp. 2280-2283.
94. Nalda R. de, Heesel E., Lein M., Hay N., Velotta R., Springate E., Castillejo M. and Marangos J. P. (2004), “Role of orbital symmetry in high-order harmonic generation from aligned molecules”, Phys. Rev. A 69, pp.031804(R)-4.
95. Nguyen Ngoc-Ty, Tang Bich-Van, and Le Van-Hoang (2010), “Tracking molecular isomerization process with high harmonic generation by ultrashort laser pulses”, J. Mol. Struct. (Theochem) 949, pp. 52-56.
96. Nguyen Ngoc-Ty, Tang Bich-Van, Le Van-Hoang (2010), “Tracking Molecular Isomerization Process with High Harmonic Generation by Ultrashort Laser Pulses”, ASILS5 Proceeding “Advances in Intense Laser Science, Photonics & Applications”, edited by Jongmin Lee et al., Science & Tech., pp. 135-142.
97. Nguyen Ngoc-Ty, Le Van-Hoang (2010), “Retrieval of Inter-Atomic Separations of Complex Molecules by Ultra-Short Laser Pulses”, ASILS5 Proceeding “Advances in Intense Laser Science, Photonics & Applications”, edited by Jongmin Lee et al., Science & Tech., pp. 326-332.105
98. Nguyen Ngoc Ty, Le Van Hoang, Vu Ngoc Tuoc, Le Anh Thu (2010), “Retrieving molecular structural information and tracking HNC/HCN isomerization process with high harmonic generation by ultrashort laser pulses”, Comm. Phys. 20, pp. 1-8.
99. Niikura HVilleneuve., D. M. and Corkum P. B. (2005), “Mapping attosecond electronwave packet motion”, Phys. Rev. Lett. 94, pp. 083003-4.
100. Osamura Yoshihiro, Schaefer Henry F., III, Gray Stephen K., and Miller William H. (1981), “Vinylidene: a very shallow minimum on the C2H2 potential energy surface”, J. Am. Chem. Soc. 103, pp. 1904-1907.
101. Osipov T., et al. (2003), “Photoelectron-photoion momentum spectroscopy as a clock for chemical rearrangements: Isomerization of the Di-Cation of acetylene to the vinylidene configuration”, Phys. Rev. Lett. 90, pp. 233002-4.
102. Pavičić D., Lee K. F., Rayner D. M., Corkum P. B. and Villeneuve D. M. (2007), “Direct measurement of the angular dependence of ionization for N2, O2, and CO2 in intense laser fields”, Phys. Rev. Lett. 98, pp. 243001-4.
103. Perelomov A.M., Popov V. S. (1966), “Ionization of atoms in alternating electric field”, Sov. Phys. JETP 23, pp. 924-934.
104. Perelomov A.M., Popov V.S., Terent’ev M.V. (1967), “Ionization of atoms with electric ac fields”, Sov. Phys. JETP 24, pp. 207-217.
105. Rao K. C., Bhushan K. G., Mukund R., Gadkari S. C., and Yakhmi J. V. (2009), “Elastic scattering of electrons from dimethylsulfide and dimethylsulfoxide”, Phys. Rev. A 79, pp. 062714-8.
106. Reiss H. R. (1980), “Effect of an intense electromagnetic field on a weakly bound system”, Phys. Rev. A 22, pp. 1786-1813.
107. Rischel C., et al. (1997), “Femtosecond time-resolved X – ray diffraction from laser-heated organic films”, Nature 390, pp. 490-492.
108. Robinson I. K. and Tweet D. J. (1992), “Surface X – ray diffraction”, Rep.Prog. Phys. 55, pp. 599-651.106
109. Sakai H., Safvan C. P., Larsen J. J., Hilligsoe K. M., Hald K.and Stapelfeldt H. (1999), “Controlling the alignment of neutral molecules by a strong laser field”, J. Chem. Phys. 110, pp. 10235-4.
110. Sansone G., et al. (2006), “Isolated single-cycle attosecond pulses”, Science 314, pp. 443-446.
111. Sarukura N., Hata K., Adachi T., Nodomi R., Watanabe M., and Watanabe S. (1991), “Coherent soft-x-ray generation by the harmonics of an ultrahigh-power KrF laser”, Phys. Rev. A 43, pp. 1669-1672.
112. Sauther J., Wüsten J., Lach S., and Ziegler Ch. (2009), “Gas phase and bulk ultraviolet photoemission spectroscopy of 3,4,9,10-perylene-tetracarboxylic dianhydride,1,4,5,8-naphthalenetetracarboxylic dianhydride, and 1,8-naphthalene-dicarboxylic anhydride”, J. Chem. Phys. 131, pp. 034711-8.
113. Schiessl K., Ishikawa K. L., Persson E., and Burgdörfer J. (2007), “Quantum path interference in the wavelength dependence of high-harmonic generation”, Phys. Rev. Lett. 99, pp. 253903-4.
114. Schlicher R., Becker W., Bergou J., and Scully M. O. (1984), in Quantum Electrodynamics and Quantum Optics, edited by A. O. Barut, NATO Advanced Study Institute, Series B: Physics, Plenum, New York, , Vol. 10.
115. Schmidt M. W., et al. (1993), “General atomic and molecular electronic structure system”, J. Comput. Chem. 14, pp. 1347-1363.
116. Seideman T. (1995), “Rotational excitation and molecular alignment in intense laser fields”, J. Chem. Phys. 103, pp. 7887-10.
117. Serguei Patchkovskii, Zengxiu Zhao, Thomas Brabec, D. M. Villeneuve (2007), “High harmonic generation and molecular orbital tomography in multielectron systems”, J. Chem. Phys. 126, pp. 114306-13.
118. Shan B., Ghimire S. and Chang Z. (2004), “Effect of orbital symmetry on high-order harmonic generation from molecules”, Phys. Rev. A 69, pp.021404(R)-4. 107
119. Shiner A. D., Trallero-Herrero C., Kajumba N., Bandulet H.C., Comtois D., Légaré F., Giguère M., Kieffer J.C., Corkum P. B., and Villeneuve D. M. (2009), “Wavelength Scaling of High Harmonic Generation Efficiency”, Phys. Rev. Lett. 103, pp. 073902-4.
120. Sivanandam S. N. and Deepa S.N. (2008), Introduction to Genetic Algorithms, Springer, Berlin.
121. Stapelfeldt Henrik (2004), “Electrons frozen in motion”, Nature 432, pp.809-810.
122. Tate J., Auguste T., Muller H. G., Salières P., Agostini P., and DiMauro L. F. (2007), “Scaling of wave-packet dynamics in an intense midinfrared field”, Phys. Rev. Lett. 98, pp. 013901-4.
123. Tong X. M., Zhao Z. X., and Lin C. D. (2002), “Theory of molecular tunneling ionization”, Phys. Rev. A 66, pp. 033402-11.
124. Tong X. M., Zhao Z. X., and Lin C. D. (2006), “Effects of orbital symmetries on the ionization rates of aligned molecules by short intense laser pulses”, J. Mod. Opt. 53, pp. 21-33.
125. Tönshoff H. K., Momma C., Ostendorf A., Nolte S., and Kamlage G. (2000), “Microdrilling of metals with ultrashort laser pulses”, Journal of Laser Applications 12, pp. 23-27.
126. Torres R., Kajumba N., Underwood Jonathan G., Robinson J. S., Baker S., Tisch J.W. G., Nalda R. de, Bryan W. A., Velotta R., Altucci C., Turcu. C. E., and Marangos J. P. (2007), “Probing orbital structure of polyatomic molecules by high-order harmonic generation”, Phys. Rev. Lett. 98, pp.203007-4.
127. Uiberacker C., Jakubetz W. (2004), “Molecular isomerization induced by ultrashort infrared pulses. I. Few-cycle to sub-one-cycle Gaussian pulses and the role of the carrier-envelope phase”, J. Chem. Phys. 120, pp. 11532-8.108
128. Velotta R., Hay N., Mason M. B., Castillejo M.and Marangos J. P. (2001), “High-order harmonic generation in aligned molecules”, Phys. Rev. Lett. 87, pp. 183901-4.
129. Vrabel I., Jakubetz W. (2003), “Counterintuitive multiphoton pulse sequences in molecular isomerization. I. Selectivity and robustness of competing multiphoton stimulated Raman adiabatic passage processes”, J. Chem. Phys. 118, pp. 7366-14.
130. Wadehra Amita, Vikas and Deb B. M. (2003), “Electron in one-dimensional symmetric and asymmetric double-well potentials under intense/superintense laser fields: A numerical study based on time-dependent Schrödinger equation”, J. Chem. Phys. 119, pp. 6620-9.
131. Wagner Nicholas N., Andrea Wüest, Ivan P. Christov, Tenio Popmintchev, Xibin Zhou, Margaret M. Murnane, and Henry C. Kapteyn (2006), “Monitoring molecular dynamics using coherent electrons from high harmonic generation”, The Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America 103, pp. 13279-13285.
132. Wallace John (2008), “Attosecond pulses: Light to reveal electrons interacting within atoms”, Laser Foucus Word 44, Pennwell.
133. Wang W., Liu G. K., Brik M. G., Seijo L., and Shi D. (2009), “5f-6d orbital hybridization of trivalent uranium in crystals of hexagonal symmetry: Effects on electronic energy levels and transition intensities”, Phys. Rev. B 80, pp. 55120-10.
134. Wu Hongchun, Chen Jianxin, Jiang Xingshan, Huang Bomin and Zhuo Shuangmu (2008), “Dynamic and geometric alignment of molecules induced by intense laser fields”, Optik-International Journal for Light and Electron Optics 119, pp. 777-782.
135. Xu H., Okino T., Nakai K., Yamanouchi K., Roither S., Xie X., Kartashov D., Schöffler M., Baltuska A. (2010), “Hydrogen migration and C–C bond 109 breaking in 1,3-butadiene in intense laser fields studied by coincidence momentum imaging”, Chem. Phys. Lett. 484, pp. 119-123.
136. Xu H., Okino T., Yamanouchi K. (2009), “Tracing ultrafast hydrogen migration in allene in intense laser fields by triple-ion coincidence momentum imaging”, J. Chem. Phys. 131, pp. 151102-4.
137. Xu H., Okino T., Yamanouchi K. (2009), “Ultrafast hydrogen migration in allene in intense laser fields: Evidence of two-body Coulomb explosion”, Chem. Phys. Lett. 469, pp. 255-260.
138. Xu Junliang, Zhou Hsiao Ling, Chen Zhangjin and Lin C. D. (2009), “Genetic-algorithm implementation of atomic potential reconstruction from differential electron scattering cross sections”, Phys. Rev. A 79, pp. 052508-7.
139. Yu H. and Bandrauk A. D. (1995), “Three-dimensional Cartesian finite element method for the time dependent Schrödinger equation of molecules in laser fields”, J. Chem. Phys. 102, pp. 1257-1265.
140. Yurchenko S N, Patchkovskii S, Litvinyuk I V, Corkum P B and Yudin G L (2004), “Laser-induced interference, focusing, and diffraction of rescattering molecular photoelectrons”, Phys. Rev. Lett. 93, pp. 223003-4.
141. Zandbergen H. W., Andersen S. J., Jansen J. (1997), “Structure determination of Mg5Si6 particles in Al by dynamic electron diffraction studies”, Science 277, pp. 1221-1225.
142. Zhou XiaoXin, Tong X. M., Zhao Z. X., and Lin C. D. (2005), “Alignment dependence of high-order harmonic generation from N2 and O2 molecules in intense laser fields”, Phys. Rev. A 72, pp. 033412-7.
143. Zhou XiaoXin, Tong X. M., Zhao Z. X., and Lin C. D. (2005), “Role of molecular orbital symmetry on the alignment dependence of high-order harmonic generation with molecules”, Phys. Rev. A 71, pp. 061801(R)-4.
144. Zuo T., Bandrauk A.D., Corkum P.B. (1996), “Laser-induced electron diffraction: a new tool for probing ultrafast molecular dynamics”, Chem. Phys. Lett. 259, pp. 313-320. 
---------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, vat ly,chuyen nganh, vat ly ly thuyet, va vat ly toan,song hai, tu ion hoa, xuyen ham, bang laser, sieu ngan ,voi viec nhan biet, cau truc dong phan tu,nghien cuu sinh, nguyen ngoc ty

SÓNG HÀI TỪ ION HÓA XUYÊN HẦM BẰNG LASER SIÊU NGẮN VỚI VIỆC NHẬN BIẾT CẤU TRÚC ĐỘNG PHÂN TỬ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể