Chuyển đến nội dung chính

Chuyên ngành Răng Hàm Mặt
Mã số : 3 - 01 - 29

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI VÀ SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY GÓC HÀM  

Nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng 


  Người hướng dẫn khoa học:1.   GS. TS  Hoàng Tử Hùng, 2.   PGS Nguyễn Hoành Đức 



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Những nghiên cứu phân loại, và phương pháp điều trị chấn thương gãy xương hàm mặt nói chung và chấn thương gãy XHD nói riêng đều được các tác giả dựa trên cơ sở giải phẫu [31], đồng thời căn cứ trên những bệnh cảnh lâm sàng để phân loại và đưa ra cách điều trị khác nhau.

1.1. Đặc điểm giải phẫu xương hàm dưới có liên quan đến gãy xương.

1.1.1 Đặc điểm giải phẫu xương hàm dưới về mặt chấn thương học.

Xương hàm dưới là một xương di động, vị trí của nó nổi lên ở giữa cổ và mặt, có nhiều chỗ uốn theo các hướng khác nhau như cằm và góc hàm [34]. Là một xương dẹt ngoài đặc trong xốp, ở giữa có ống răng dưới chạy từ lỗ ống răng dưới đến lỗ cằm (Hình 1.1 và 1.2), đây là một đặc điểm quan trọng về hình thái – chức năng và về chấn thương học XHD. Độ dày mỏng và mặt cắt ngang của xương hàm dưới rất khác nhau giữa vị trí này so với vị trí khác.

Thân xương mang các răng có một, hai hoặc ba chân dài ngắn, to nhỏ khác nhau, đặc biệt răng hàm lớn thứ ba hay mọc lệch, mọc ngầm mà chân răng hướng về góc hàm [15]. Vị trí, hướng và độ dài của chân răng là một yếu tố được quan tâm đối với gãy XHD.

Từ đặc điểm về cấu trúc đại thể và sự hình thành các đường mạnh do hướng sắp xếp của các bó xương, người ta nhận thấy XHD có một số vị trí yếu, đó là:

- Vùng răng cửa: Chỗ nhô ra của cằm, dễ bị va đập trực tiếp khi chấn thương.

- Vùng lỗ cằm: Nơi thoát ra của động mạch và thần kinh răng dưới, và vùng có chân răng nanh dài nên xương chỗ này dễ bị gãy khi chấn thương.

- Vùng góc hàm: Góc hàm được giới hạn bởi bờ dưới thân XHD với bờ sau ngành hàm, xương ở đây mảnh và tạo góc đổi hướng lực rất dễ gãy.

- Cổ lồi cầu: Vùng này xương nhỏ, thắt lại, tạo nên điểm yếu.

1.1.2. Các cơ hàm và vấn đề di lệch trong gãy xương hàm dưới.

Là xương động duy nhất của vùng sọ - mặt, xương hàm dưới là nguyên ủy hoặc bám tận của nhiều cơ vận động hàm (cơ hàm) Và các cơ bám da mặt.

Các cơ hàm được chia làm hai nhóm lớn: Các cơ nâng hàm và các cơ hạ hàm (thường được gọi chung là các cơ nhai). Đây là những nhóm cơ có trương lực lớn, lực co cơ mạnh, lại có chiều hướng rất đa dạng để đảm bảo sự phối hợp hoạt động tinh tế trong vận động nhai, nên trong trường hợp chấn thương gãy xương hàm dưới, thường gây ra các di lệch hai đầu xương gãy.

Dưới đây là nhìn tổng quát về chỗ bám của các cơ hàm, các dây chằng và từng cơ hàm có ảnh hưởng nhiều đến di lệch xương trong gãy XHD.

1.1.2.1 Xương hàm dưới có nhiều chỗ bám của các cơ hàm

Quan sát xương hàm hoặc phẫu tích trên xác, có thể thấy chỗ bám của các cơ hàm trên xương: Mỏm quạ (cơ thái dương), hõm ở dưới trong lồi cầu (cơ chân bướm ngoài), mặt ngoài cành lên (cơ cắn), mặt sau cành ngang (cơ cằm lưỡi và cơ cằm móng), mặt trong góc hàm (cơ chân bướm trong), đường chéo trong (cơ hàm móng), hai hố ở bờ dưới trong cành ngang (cơ nhị thân).

Ngoài ra còn có các dây chằng:

- Dây chằng bướm hàm, đi từ gai bướm và đường khớp trai đá (giới hạn sau của diện khớp ở sọ của hõm khớp) Đến bám vào gai spix (lưỡi hàm).

- Dây chằng trâm hàm, đi từ mỏm trâm đến góc hàm.

- Dây chằng chân bướm hàm, đi từ móc cánh trong chân bướm (móc bướm) Đến bờ trên XHD, vùng răng hàm lớn. Các dây chằng nói trên, tuy không trực tiếp tham gia vào việc làm di lệch các đầu xương gãy, nhưng cũng có thể gây trở ngại cho việc định vị các đầu xương trong điều trị.

1.1.2.2 Các cơ nâng hàm. Bao gồm:

- Hai cơ cắn.

- Hai cơ chân bướm trong.

- Hai cơ thái dương, đặc biệt là phần trước của các cơ này.

A- Cơ cắn:

Cơ có hai lớp: Lớp ngoài và lớp trong, nguyên uỷ ở cung gò má, bám tận ở vùng góc hàm, lớp ngoài phủ lớp trong khi xương hàm bị gãy ở vùng cành ngang, cơ cắn có xu hướng kéo phần ngành hàm lên trên, ra trước và ra ngoài, trong khi các cơ hạ hàm kéo cành ngang xuống dưới vào trong và ra sau.

B- Cơ chân bướm trong:

Cơ có nguyên uỷ ở hố chân bướm (ở mặt trong cánh ngoài, mặt ngoài cánh trong và một ít vào lồi củ xương hàm trên), chạy chếch xuống dưới, ra sau và ra ngoài để bám vào mặt trong góc hàm khi gãy góc hàm chéo xuống dưới và ra sau, chấn thương mạnh có di lệch thì cành cao bị kéo lên trên ra trước và vào trong còn cành ngang bị kéo xuống dưới và ra sau.

C- Cơ thái dương:

Cơ thái dương có hình quạt, nguyên uỷ rộng (từ hố thái dương) Và bám tận hẹp, vào mỏm quạ và bờ trước cành lên XHD khi gãy mỏm quạ, mỏm quạ bị kéo lên phía hố thái dương.

1.1.2.3 Các cơ hạ hàm.

Các cơ này tác động trong động tác há, gồm:

- Hai cơ chân bướm ngoài.

- Hai cơ nhị thân.

- Các cơ trên móng khác.

A- Cơ chân bướm ngoài:

Cơ có nguyên uỷ gồm hai bó: Bó trên chủ yếu từ mặt ngoài cánh lớn xương bướm và phần tư trên của mảnh ngoài mỏm chân bướm, bó này nhỏ hơn bó dưới. Bó dưới từ mảnh ngoài mỏm chân bướm (ba phần tư dưới), mỏm tháp xương khẩu cái và lồi củ xương hàm trên. Cả hai bó này đều đến bám vào hố cơ chân bướm ở mặt trước cổ lồi cầu XHD và một nhánh của bó trên bám vào phần trước của bao khớp và đĩa khớp. Như vậy, hướng chính của cơ chân bướm ngoài là từ trước ra sau, từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên. Khi co, có tác dụng đưa hàm ra trước, xuống dưới và sang bên khi gãy cổ lồi cầu thì lồi cầu bị cơ chân bướm ngoài kéo ra phía trước và vào trong.

B- Cơ nhị thân:

Các cơ nhị thân là thành phần của cơ trên móng, gồm một thân sau và một thân trước. Thân sau bám vào rãnh cơ nhị thân ở xương chũm, thân trước bám vào hố cơ nhị thân ở mặt sau bờ dưới cành ngang XHD. Nhìn chung, cơ tạo nên một cung cong lõm trên, hướng từ sau ra trước và từ ngoài vào trong.

Gân trung gian của cơ được cột vào xương móng bởi các sợi của cơ.

Khi gãy xương hàm dưới vùng cằm hai bên, cơ nhị thân có xu hướng kéo vùng cằm ra sau.

C- Các cơ trên móng khác:

Gồm có các cơ hàm móng và cơ cằm móng.. Cơ hàm móng: Là một cơ rộng chạy từ đường chéo trong của mặt trong cành ngang XHD đến xương móng. Hai cơ ở hai bên dính với nhau bằng một gân, tạo nên một vách ngang ở nền miệng.. Cơ cằm móng: Đi từ mỏm cằm (gai cằm) Dưới đến xương móng, nằm trên cơ hàm móng (tức trong khu dưới lưỡi).

Khi đường gãy đi qua thân xương, nhất là gãy hai bên thì đoạn gãy bị di lệch xuống dưới và ra sau. Có thể tóm tắt sự di lệch do sự co kéo của các cơ trong gãy XHD.

Cơ nâng hàm:

1. Cơ thái dương

2. Cơ cắn 3 Cơ chân bướm trong Cơ hạ hàm:

4. Cơ nhị thân

5. Cơ cằm móng

6. Cơ hàm móng

7. Cơ chân bướm ngoài.

1.1.3 Khớp thái dương hàm trong chấn thương hàm dưới.

Hai khớp thái dương hàm là những khớp động duy nhất của sọ, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động chức năng của hệ thống nhai. Do đặc điểm của các khớp thái dương hàm là độc lập với nhau về giải phẫu, nhưng trong hoạt động chức năng lại luôn phụ thuộc lẫn nhau, nên trong chấn thương gãy xương hàm dưới, các khớp thái dương-hàm ít nhiều bị ảnh hưởng, nhất là trong các trường hợp chấn thương mạnh, các cơ cấu của khớp có thể bị thương tổn vĩnh viễn. Đánh giá sự hoạt động của khớp thái dương –hàm là một phần quan trọng của việc đánh giá kết quả điều trị gãy xương hàm dưới. Sau đây, nghiên cứu sinh xin nhắc lại những điểm chính về cấu trúc, chức năng của khớp thái dương hàm có liên quan đến chấn thương xương và việc đánh giá kết quả điều trị gãy XHD.

1.1.3.1 Lồi cầu xương hàm dưới.

Lồi cầu cùng với mỏm quạ (mỏm vẹt) Là hai mỏm tận hết của cành lên XHD. Lồi cầu ở phía sau, mỏm quạ ở phía trước, giữa hai mỏm đó là khuyết sigma. Lồi cầu thuôn, kích thước theo chiều ngang (ngoài trong) Từ 15-20 mm, theo chiều trước sau từ 8 -10 mm. Diện khớp của lồi cầu hơi lồi theo chiều trước sau, thẳng hoặc lồi nhẹ theo chiều ngoài trong.

Cổ lồi cầu là một trong những điểm yếu của XHD. Chấn thương ở vùng xương hàm dưới có thể gây gãy cổ lồi cầu do cơ chế trực tiếp hoặc gián tiếp.

1.1.3.2 Diện khớp ở sọ.

Phần diện khớp ở sọ của khớp thái dương hàm thuộc phần dưới xương thái dương. Diện khớp gồm một lồi ở phía trước (lồi khớp) Và một lõm ở phía sau (hõm khớp). Giới hạn của diện khớp là nơi bám của bao khớp.

Phần diện khớp ở sọ của khớp thái dương hàm ít bị ảnh hưởng của chấn thương, là do các diện khớp của khớp thái dương –hàm không tiếp xúc chặt chẽ với nhau. Trong đa số trường hợp lâm sàng, khớp thường bị trật ra trước.

Tuy vây, các chấn thương mạnh theo hướng trước-sau có thể gây trật khớp ra sau, thường kèm theo thương tổn các mô sau đĩa (xem thêm phần dưới đây).
---------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm giải phẫu XHD có liên quan đến gãy xương
1.1.1 Đặc điểm giải phẫu XHD về mặt chấn thương học.
1.1.2 Các cơ hàm và vấn đề di lệch trong gãy XHD
1.1.3 Khớp thái dương hàm trong chấn thương hàm dưới.
1.2 Lược sử nghiên cứu dịch tễ học chấn thương gãy XHD và điều trị gãy góc hàm
1.2.1 Gãy XHD trong gãy xương vùng hàm mặt.
1.2.2 Mối liên hệ giữa giới với chấn thương gãy XHD
1.2.3 Mối liên hệ giữa tuổi với chấn thương.
1.2.4 Nguyên nhân chấn thương gãy XHD
1.2.5 Phân loại và cơ chế gãy XHD
1.2.6 Điều trị gãy góc hàm XHD.
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Chọn phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
2.1.1 Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng.
2.1.2 Nghiên cứu so sánh hai phương pháp điều trị.
2.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu.
2.2.2 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu.
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
2.3.1 Địa điểm nghiên cứu.
2.3.2 Thời gian nghiên cứu.
2.4 Mẫu nghiên cứu.
2.4.1 Cỡ mẫu.
2.4.2 Chọn mẫu.
2.5 Nội dung nghiên cứu
2.5.1 Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng gãy xương hàm dưới.
2.5.2 Nghiên cứu so sánh kết quả điều trị gãy góc hàm xương hàmdưới theo hai phương pháp phẫu thuật và chỉnh hình trong miệng
2.6 Tiêu chí đánh giá.
2.7 Xử lý và tính nghiệm các kết quả nghiên cứu.
2.7.1 Sử dụng test chi bình phương
2.7.2 Sử dụng phép kiểm định Q.
2.7.3 Khắc phục những sai lầm trong nghiên cứu.
2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng gãy XHD
3.1.1 Đặc điểm về tuổi chấn thương gãy XHD
3.1.2 Phân bố theo giới trong chấn thương gãy XHD.
3.1.3 Nguyên nhân chấn thương gãy XHD
3.1.4 Phân loại gãy XHD.
3.1.5 Một số triệu chứng điển hình của chấn thương gãy XHD.
3.1.6 Tổn thương phối hợp.
3.2 So sánh kết quả điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới theo hai phương pháp phẫu thuật và chỉnh hình trong miệng
3.2.1 Kết quả trong quá trình theo dõi.
3.2.2 Kết quả cuối cùng (tuần thứ 24).
Chương 4 - BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng gãy XHD tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải phòng
4.1.1 Mối liên hệ tuổi với chấn thương gãy XHD.
4.1.2 Mối liên hệ về giới với chấn thương gãy XHD.
4.1.3 Nguyên nhân chấn thương gãy XHD.
4.1.4 Phân loại gãy XHD.
4.1.5 Một số triệu chứng điển hình trong gãy XHD
4.1.6 Chấn thương gãy XHD phối hợp với tổn thương khác.
4.2 So sánh kết quả điều trị gãy góc hàm xương hàm dưới theo hai phương pháp phẫu thuật và chỉnh hình trong miệng
4.2.1 Kết quả trong quá trình theo dõi điều trị
4.2.2 Kết quả cuối cùng (tuần thứ 24).
4.3 Lựa chọn phương pháp điều trị gãy góc hàm.
4.4 Những đóng góp và hạn chế của luận án
4.4.1 Những đóng góp.
4.4.2 Những hạn chế của luận án.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận. 110Kiến nghị
Danh mục các công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
--------------------------------------------------------------------------
keyword: download luan an tien si y hoc,chuyen nganh, rang ham mat,dac diem, dich te hoc, gay xuong, ham duoi, va so sanh, hai phuong phap, dieu tri gay, goc ham,nghien cuu, tai benh vien viet tiep, hai phong, pham van lieu   


ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI VÀ SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY GÓC HÀM  

Nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể