Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, dia chat,chuyen nganh, dia hoa hoc,tiem nang dau khi, cua cac tang, da me, bon trung cuu long, bui thi luan


TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ BỒN TRŨNG CỬU LONG





MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bể trầm tích Cửu Long là một trong các bể trầm tích có triển vọng dầu khí lớn nhất Việt Nam. Hiện nay bể trầm tích cung cấp một lượng dầu chủ yếu phục vụ nền kinh tế quốc dân. Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì trữ lượng dầu khí của bể Cửu Long mới chỉ phát hiện được khoảng hơn một nửa so với trữ lượng tích luỹ được. Vì vậy, việc tìm ra quy luật phân bố các vỉa dầu khí nhằm tìm ra các bẫy chứa mới là hết sức quan trọng. Một trong các nhiệm vụ để xác định các vấn đề nêu trên là cần phải nghiên cứu các tầng đá mẹ có mặt trong phạm vi bể Cửu Long.

Cho tới nay có nhiều tác giả nghiên cứu theo chiều hướng này, nhưng cần phải nói rằng chưa tác giả nào xây dựng được mô hình hoàn chỉnh về các tầng đá mẹ ở bể Cửu Long, đó là số lượng và chất lượng của chúng, vị trí phân bố không gian và khả năng sinh dầu của mỗi tầng đá mẹ. Vì vậy, việc tìm ra quy luật sinh thành, di cư dầu khí vào các bẫy còn gặp khó khăn. Đó là lý do để tiến hành nghiên cứu “Tiềm năng dầu khí của các tầng đá mẹ bồn trũng Cửu Long”.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

- Mục đích: Xác định các tầng đá mẹ, các đới sinh dầu khí, vị trí phân bố không gian và khả năng sinh dầu của chúng. Đồng thời tính tiềm năng dầu khí của các tầng sinh và dự kiến hướng tìm kiếm thăm dò tiếp theo.

- Nhiệm vụ: Đánh giá các chỉ tiêu địa chất cũng như địa hóa để xác định số lượng và chất lượng vật liệu hữu cơ của mỗi tầng đá mẹ và các chỉ số liên quan.

Nghiên cứu các chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá độ trưởng thành của vật liệu hữu cơ, lịch sử sinh thành dầu khí của đá mẹ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác định vùng sinh dầu khí, vùng có khả năng di cư và vùng có khả năng tích lũy dầu khí.

Xây dựng các sơ đồ phân bố của các tầng đá mẹ. Xem xét về đặc điểm tích lũy cũng như bảo tồn vật liệu hữu cơ trong tầng đá mẹ đó.

Xây dựng các sơ đồ phân bố các đới sinh dầu khí của các tầng đá mẹ, xây dựng sơ đồ phân vùng triển vọng dầu khí ở bể Cửu Long trên cơ sở các số liệu địa hóa về tầng sinh dầu.

3. Những luận điểm bảo vệ

- Trong vùng nghiên cứu có ba tầng đá mẹ là: O Tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới, o Tầng đá mẹ Oligocene trên, o Tầng đá mẹ Miocene dưới với các đặc điểm địa chất và địa hoá khác nhau của ba tầng đá mẹ này.

- Các vùng sinh dầu, condensat và khí khô của mỗi tầng đá mẹ.

- Tiềm năng sinh dầu và khả năng tích luỹ của chúng.

4. Điểm mới của luận án

- Lần đầu tiên đã xác lập được vị trí phân bố không gian (mái, đáy và bề dày…) Của ba tầng đá mẹ khác nhau trong phạm vi bể Cửu Long đó là tầng Miocene dưới, Oligocene trên và Eocene trên + Oligocene dưới, và các tính chất cũng như đặc điểm địa chất và đặc biệt đặc điểm về địa hoá của chúng.

- Nêu được quá trình tiến hóa của các tầng đá mẹ và xác định vùng sinh dầu khí của chúng.

- Tính được tiềm năng của các tầng sinh dầu gần với kết quả thực tế.

- Xây dựng được hệ phương pháp nghiên cứu như: Thạch địa tầng, cổ địa lý tướng đá, kiến tạo và địa hoá hữu cơ để xác định số lượng tầng đá mẹ, đặc biệt chất lượng (lượng và loại) VLHC của chúng.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Có thể ứng dụng hệ phương pháp cho bất kỳ bể trầm tích khác ở thềm lục địa Việt Nam và cho các bể trầm tích tương tự.

- Ý nghĩa thực tiễn: Định hướng cho công tác tìm kiếm thăm dò tiếp theo ở bể Cửu Long, đặc biệt lưu ý đến các bẫy cấu tạo chưa thăm dò và các bẫy phi cấu tạo.

6. Cơ sở tài liệu

Các tài liệu sử dụng trong luận án bao gồm:

- Tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu về địa chất, kiến tạo, địa tầng, địa chấn ở khu cực nghiên cứu.

- Thu thập xử lý tài liệu địa vật lý giếng khoan (trên 50 giếng khoan), để tính hàm lượng sét của các tầng đá mẹ.

- Xử lý các tài liệu phân tích các chỉ tiêu địa hóa của trên 50 giếng khoan trong khu vực nghiên cứu.

- Các số liệu phân tích thực tế với mức độ tin cậy cao.

Ngoài ra, NCS còn tham khảo các bài báo và các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trong các tạp chí và tuyển tập hội nghị trong nước và quốc tế.

Lời cảm ơn

Để hoàn thành được các nội dung của luận án tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Quý Thầy hướng dẫn.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất với cán bộ hướng dẫn TSKH. Hoàng Đình Tiến và PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ đã tận tình chỉ dẫn, định hướng trong quá trình thực hiện luận án.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành PGS. TS. Lê Phước Hảo, TS. Trần Văn Xuân và Quý Thầy Cô trong Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí trường Đại học Bách khoa đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Anh Chị Phòng Đào Tạo sau Đại học Trường Đại Học Bách Khoa, Thành Phố Hồ Chí Minh đã rất nhiệt tình giúp đỡ hoàn tất thủ tục học tập và thực hiện luận án.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa Địa Chất, Bộ môn Địa chất Dầu khí và Quý Thầy Cô trong KhoaĐịa chất trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nhà khoa học, các nhà địa chất đi trước cho phép tác giả sử dụng và kế thừa kết quả nghiên cứu của mình, đồng thời tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý quý báu, của các nhà khoa học, những nhà địa chất đi trước và các bạn bè đồng nghiệp.

Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và bạn hữu, đã quan tâm động viên giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.
------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí kiến tạo của bể Cửu Long trong phông kiến tạo khu vực Đông Nam Á
1.2. Các thành tạo địa chất
1.3. Đặc điểm cấu kiến tạo của bể trầm tích Cửu Long
1.3.1. Cấu trúc địa chất của bể trầm tích Cửu Long
1.3.2. Hệ thống đứt gãy của bể Cửu Long
1.4. Phân tầng cấu trúc
1.4.1. Tầng cấu trúc dưới
1.4.2. Tầng cấu trúc trên
1.5. Lịch sử phát triển địa chất của bể Cửu Long
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TẦNG ĐÁ MẸ BỂ CỬU LONG
2.1. Trước năm 1975
2.2. Sau năm 1975
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TẦNG ĐÁ MẸ
3.1. Đặc điểm địa chất
3.1.1. Đặc điểm kiến tạo
3.1.2. Đặc điểm thạch địa tầng
3.1.3. Cổ địa lý tướng đá
3.2. Đặc điểm địa hóa hữu cơ
3.2.1. Cơ sở lý thuyết về vật liệu nguồn và mức độ biến chất của VLHC
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu đá mẹ
3.2.3. Các phương pháp đánh giá tiềm năng của các tầng đá mẹ
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA HÓA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ Ở BỂ CỬU LONG
4.1. Đặc điểm địa chất của tầng đá mẹ
4.1.1. Đặc điểm kiến tạo
4.1.2. Các đặc điểm về địa tầng
4.1.3. Các đặc điểm về môi trường trầm tích
4.2. Đặc điểm địa hóa của các tầng đá mẹ
4.2.1. Tầng đá mẹ Eocene trên + Oligocene dưới
4.2.2. Tầng đá mẹ Oligocene trên
4.2.3. Tầng đá mẹ Miocene dưới
CHƯƠNG 5: QUÁ TRÌNH SINH DẦU KHÍ CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ ỞBỂ CỬU LONG
5.1 Đặc điểm chung
5.1.1. Chỉ tiêu phản xạ vitrinite (%Ro)
5.1.2. Chỉ tiêu thời nhiệt (TTI)
5.2. Các đới sinh dầu khí của các tầng đá mẹ trong giai đoạn hiện nay
5.3. Lịch sử sinh dầu khí của các tầng đá mẹ
5.3.1. Quá trình sinh dầu khí
5.3.2. Kết quả phân tích mẫu dầu, condensat thông qua phương pháp khíkhối phổ
5.4. Quá trình di cư và tích luỹ hydrocacbon
5.4.1. Sự hiện diện của pha di cư
5.4.2. Chỉ số PI (Productivity Index)
5.4.3. Dự kiến các đới tích luỹ dầu khí
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ VÀ TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ Ở BỂ CỬU LONG
6.1. Cơ sở để tính toán
6.1.1. Cơ sở phân khối để tính toán
6.1.2. Chọn tầng đá mẹ sinh dầu
6.1.3. Biện luận các thông số để tính tiềm năng của đá mẹ
6.2. Tiềm năng sinh dầu khí của các tầng đá mẹ ở bể Cửu Long
6.2.1. Các thông số ban đầu
6.2.2. Giới thiệu phần mềm Crystal Ball
6.2.3. Tính tiềm năng sinh dầu của các tầng đá mẹ theo phương pháp thể tích –nguồn gốc và mô phỏng Monte – Carlo sử dụng phần mềm Crystal Ball.
6.2.4. So sánh kết quả của hai phương pháp
6.3. Phân vùng triển vọng dầu khí (trên cơ sở số liệu địa hóa về tầng sinh dầu)
6.3.1. Mô tả tiềm năng sinh thành và tích luỹ dầu khí ở các khối
6.3.2. Khả năng di cư
6.3.3. Mô tả đới có khả năng tích luỹ
6.3.4. Phân vùng triển vọng và hướng tìm kiếm thăm dò
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
[1] Đỗ Bạt (2000), Địa tầng và quá trình phát triển trầm tích Đệ Tam, thềm lục địa Việt Nam, Tuyển tập hội nghị khoa học công nghệ-Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, (1), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 92-99.
[2] Đỗ Bạt, Nguyễn Địch Dỹ, Phan Huy Quynh, Phạm Hồng Quế, Nguyễn Quý Hùng, Đỗ Việt Hiếu, (2007), Địa tầng các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 141-181.
[3] Lê Văn Cự (1988), Lịch sử phát triển địa chất Kainozoi thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại Học Mỏ Địa Chất, Hà Nội.
[4] Lê Văn Cự, Hoàng Ngọc Đang, Trần Văn Trị (2007), Cơ chế hình thành và các kiểu bể trầm tích Kainozoi Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 111-140.
[5] Nguyễn Văn Đắc (2000), Tiềm năng dầu khí các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghiệp dầu khí bên thềm thế kỷ 21, PetroVietnam, (1), Nxb, Thanh niên, Hà Nội, tr. 22-32).
[6] Nguyễn Văn Đắc (2007), Tổng quan về tài nguyên dầu khí của Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 41-65.
[7] Trần Lê Đông, Phùng Đắc Hải, Phạm Tuấn Dũng (2000), Mô hình địa chất các thân chứa trong trầm tích Oligocene dưới mỏ Bạch Hổ, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghiệp dầu khí bên thềm thế kỷ 21, PetroVietnam, (1), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 330-337).
[8] Trần Lê Đông, Phùng Đắc Hải (2001), Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 269-315.
[9] Phan Trung Điền, Ngô Thường San, Phạm Văn Tiềm (2000), Một số biến cố địa chất Mesozoi muộn – Kainozoi và hệ thống dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị Khoa học Công nghệ 2000 – Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, (1), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 131-150.
[10] Phan Trung Điền, Nguyễn Văn Dũng (1994), Đánh giá triển vọng các đối tượng tiềm năng dầu khí trước Kainozoi thềm lục địa Việt Nam. Báo cáo trung gian đến cuối năm 1993-đề tài KT-01-17, Viện Dầu Khí, Hà Nội.
[11] Phan Trung Điền, Phùng Sĩ Tài và nnk (1992), Đánh giá tiềm năng dầu khí bể Cửu Long, Viện Dầu Khí, Hà Nội.
[12] Nguyễn Hiệp và nnk (2007), Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí, Nxb. Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
[13] Nguyễn Hiệp (2007), Địa Chất và Tài Nguyên Dầu Khí Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, tr. 141-181.
[14] Nguyễn Tiến Long, Sung Jin Chang (2000), Địa chất khu vực và lịch sử phát triển địa chất bể Cửu Long, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghệ 2000-Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, (1), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 436-453.
[15] Trương Minh, Nguyễn Tiến Bảo, Trần Huyên (2000), Chế độ địa nhiệt và tài nguyên địa nhiệt của các bể trầm tích thềm lục địa Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghệ 2000-Ngành Dầu Khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, (1), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 471-484.
[16] Nguyễn Văn Phơn, Hoàng Văn Quý (2004), Địa vật lý giếng khoan, Nhà Xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[17] Chu Đức Quang (2004), Môi trường trầm tích và tướng hữu cơ các trầm tích Oligocene – Miocene sớm lô 15.1 bể Cửu Long, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tp. Hồ Chí Minh.
[18] Chu Đức Quang (2005), Môi trường lắng đọng, tướng trầm tích và tướng hữu cơ trong thời kỳ Miocene sớm-Oligocene muộn trên mỏ Sư Tử Đen, lô 15.1, bể Cửu Long, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Công nghệ:221 “30 năm Dầu khí Việt Nam: cơ hội mới, thách thức mới”, (1), Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[19] Nguyễn Quốc Quân, Vũ Ngọc An, Nguyễn Quang Bô, Trần Huyên (2000), Xác định công thức đánh giá hàm lượng sét (Vsét) trong vỉa cát kết ở bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghệ 2000-Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, (1), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 454-459.
[20] Hoàng Văn Quý, Phùng Đắc Hải (1995), “Đặc điểm cấu trúc địa chất và phân bố tích tụ dầu khí khu vực mỏ Rồng”, Tạp chí Dầu khí, (3), tr. 2-6.
[21] Ngô Thường San, Lê Văn Trương, Cù Minh Hoàng, Trần Văn Trị (2007), Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, tr. 69-110.
[22] Schmidt W.J., Nguyễn Văn Quế, Phạm Huy Long (2003), Kiến tạo bể Cửu Long, Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học nhân kỷ niệm “Viện dầu khí: 25 năm phát triển và những thành tựu”, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[23] Trần Công Tào (1996), Quá trình sinh thành hydrocarbon trong trầm tích Đệ Tam ở bể Cửu Long, Luận án tiến sĩ Địa Chất, Đại học Mỏ Địa Chất.
[24] Nguyễn Quyết Thắng (2005), Bể Cửu Long: những vấn đề then chốt trong thăm dò dầu khí, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Công nghệ: “30 năm Dầu khí Việt Nam: cơ hội mới, thách thức mới”, (1), Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[25] Nguyễn Quốc Thập (1998), Nghiên cứu áp dụng các phương pháp Địa Vật Lý Giếng Khoan trong việc đánh giá tiềm năng sinh dầu khí của các đá trầm tích. Thử nghiệm trên tài liệu một số giếng khoan thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn. Luận án tiến sĩ Địa Chất, Đại học Mỏ Địa Chất.
[26] Hoàng Đình Tiến, Nguyễn Thuý Quỳnh (2000), Điều kiện và cơ chế sinh dầu ở các bể trầm tích Đệ Tam thềm lục địa Việt Nam, Tuyển Tập Hội222 Nghị Khoa Học Công Nghệ 2000 “Ngành Dầu Khí trước thềm thế kỷ 21”, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, tr. 359-375.
[27] Hoàng Đình Tiến, Nguyễn Thuý Quỳnh (2003), “Đặc điểm địa hóa của các trầm tích thềm lục địa Việt nam”, Tạp chí Dầu khí, 2003, (07).
[28] Hoàng Đình Tiến, Nguyễn Thuý Quỳnh (2005), “Sự biến đổi một số chỉ tiêu địa hóa quan trọng của dầu khí trong quá trình di cư cũng như khai thác”, Tạp Chí Dầu khí , 2005, (1).
[29] Hoàng Đình Tiến, Nguyễn Việt Kỳ (2003), Địa Hóa Dầu Khí, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Thành Phố Hồ Chí Minh.
[30] Hoàng Đình Tiến (2007), “Ngưỡng trưởng thành vật liệu hữu cơ ở một số bể trầm tích trẻ Cenozoi thềm lục địa Việt Nam”, Tạp chí Dầu khí, 2007 (4),
[31] Hoàng Đình Tiến (2006), Địa chất dầu khí và các phương pháp tìm kiếm, thăm dò theo dõi mỏ. Nxb. Đại học Quốc gia, Thành Phố Hồ Chí Minh.

TIẾNG ANH
[32] B.P. Tissot, H.H. Welte (1978), Petroleum Formation and Occurrence, Springer – Verlay, Berlin Heidelberg, New York.
[33] B. Douglas, June (1980), Time and Temperature in Petroleum Exploration, The AAPG Buletin, V.64, No.6, pp. 916-926.
[34] Bajenova O.K. và nnk, 2000. Geologia and Geochemitry of Oil and Gas, Trường Tổng Hợp Lomonosov, Macơva.
[35] D. Waples, (1980), Time and Temperature in Petroleum formation, Application of Lopatin’s Method to Petroleum Exploration Am. Assoc. Pet. Geol. Bull.64.
[36] ROBERT HALL (1997), Cenozoic tectonics of Southeast Asia and Australasia. Proceedings of the petroleum systems of Southeast Asia and Australasia conference, Indonesian Petroleum Association. Ngoài ra, tham khảo các báo cáo địa chất, địa chấn, phân tích địa vật lý giếng khoan và đánh giá tiềm năng dầu khí của các lô trong bể Cửu Long. Một số kết quả phân tích mẫu dầu của Vietsovpetro và các Công ty khác.
--------------------------------------------

Keyword: download luan an tien si, dia chat,chuyen nganh, dia hoa hoc,tiem nang dau khi, cua cac tang, da me, bon trung cuu long, bui thi luan


TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ BỒN TRŨNG CỬU LONG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể