Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2014

Luận Án Tiến Sĩ: Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội

Luận Án Tiến Sĩ: Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội  MỞ ĐẦU  1. Tính cấp thiết của đề tài  Ngày nay, giải quyết việc làm đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhà nước đã dành ngân sách lập Quỹ Quốc gia hỗ trợ và giải quyết việc làm, cho vay trực tiếp với các dự án có mục tiêu để thu hút lao động, tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vấn đề việc làm đang đứng trước các mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế; giữa nhu cầu giải quyết việc làm với trình độ tổ chức, quản lý, trình độ, kỹ năng của người lao động chưa theo kịp yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trong cả nước.  Trong gần 30 năm đổi mới, Hà Nội đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế ngoại thành trong đó có việc giải quyết việc làm cho người lao động

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ Nhằm phát huy những thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo cơ chế duy trì an ninh, trật tự, vệ sinh, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết mâu thuẫn nhỏ… thời gian qua, ở nhiều địa phương, hương ước, quy ước đã được xây dựng và thực hiện một cách có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước cũng là một trong những phương thức thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở. Vậy hương ước, quy ước là gì? Chính quyền địa phương có vai trò và vị trí như thế nào trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước? I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC 1. Quy định về hương ước, quy ước 1.1. Khái niệm hương ước, quy ước Khái niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương

TÌM HIỂU VỀ HÀNH CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

TÌM HIỂU VỀ HÀNH CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI I. KHÁI NI ỆM LUẬT HÀNH CHÍNH 1. Lu ật Hành chính là gì? 1.1. Khái ni ệm Luật Hành chính Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam. Luật hành chính điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Có thể nói Luật Hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước. - Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý. Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy. Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, bộ phận và của những người tham gia hoạt động chung. Có quyền uy thì mới bảo đảm được sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức, của cấp dưới đối với cấp trên. - Quản lý nhà nước là sự tác động của các cơ quan mang quyền lực nhà nước (chủ thể quản lý) tới các đối tượng quản lý (đơn vị, tổ chức, công dân) nhằm thực hiện các chức nă

TÌM HIỂU BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

TÌM HIỂU BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM           I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC 1. B ản chất của nhà nước Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp, nó ra đời khi xã hội loài người phát triển đến một trình độ nhất định nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển đó. Vì thế, nhà nước vừa mang tính chất giai cấp vừa mang tính chất xã hội. Tức là, nhà nước vừa bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, vừa duy trì trật tự xã hội để đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hiến pháp 1992 của nước ta khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” . Điều đó đã xác định rõ bản chất của nhà nước ta và được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Trước hết, nhà nước

TÌM HIỂU VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH

TÌM HIỂU VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI Khi đề cập đến thuật ngữ này, chúng ta cần hiểu Luật đất đai dưới 2 góc độ, thứ nhất là Luật đất đai với tính cách là một ngành luật và Luật đất đai với tính cách là những văn bản Luật đất đai được Quốc hội ban hành trong các giai đoạn vừa qua. 1. Luật đất đai là một ngành luật Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam, chúng ta thường làm quen với nhiều ngành luật khác nhau, có những ngành luật ra đời và phát triển từ rất sớm như Luật hình sự, Luật dân sự, Luật thương mại, nhưng cũng có những ngành luật ra đời tương đối muộn như Luật môi trường, Luật an sinh xã hội... Luật đất đai cũng là ngành luật còn non trẻ, hình thành có tính hệ thống từ sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và phát triển mạnh sau khi nước nhà thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Luật đất đai có nhiều chế định quan trọng được thiết kế thành 2 phần, phần chung và phần các chế độ pháp lý cụ thể. Như vậy, ngành Luậ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁN BỘ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁN BỘ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ MỤC LỤC CHƯƠNG I: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ   5 1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. 5 2. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. 6 2.1. Chính phủ. 6 2.2. Bộ Tư pháp. 7 2.3. Uỷ ban nhân dân các cấp. 7 2.4. Sở Tư pháp. 7 2.5. Phòng Tư pháp. 8 2.6. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã. 8 3. Hướng dẫn quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. 9 4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở. 16 5. Thống kê về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở. 16 6. Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải 17 7. Tổ chức thi đua, khen thưởng trong công tác hòa giải ở cơ sở. 18 8. Lập dự toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hoà giải ở cơ sở  19 CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.. 21 1. Khái niệm hoà giải ở cơ sở. 21 2. Ý nghĩa, vai trò của công tác hoà giải ở cơ sở. 22 3. Tổ chức hòa giải ở cơ sở. 22 3.1. Tổ hòa giải ở cơ sở