Chuyển đến nội dung chính

xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần “quang hình học” – vật lý 11 – ban cơ bản

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” – VẬT LÝ 11 – BAN CƠ BẢN


CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VÂT LÝ
MÃ SỐ: 60 14 10

SINH VIÊN: TRẦN THỊ HƯƠNG XUÂN



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập củng cố

1.1.1. Ôn tập củng cố và mục đích của ôn tập củng cố

Theo các nhà tâm lý học (Piagie, Thái Duy Tuyên…) Thì ôn tập không chỉ là nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các kiến thức đã được lĩnh hội, sắp xếp các thông tin, kiến thức theo một cấu trúc mới, kết hợp với các thông tin, kiến thức cũ để tạo nên sự hiểu biết mới. Theo đó, việc ôn tập phụ thuộc vào chủ quan của người học. Mỗi người học có một cách sắp xếp, cấu trúc nội dung kiến thức, thông tin khác nhau, tùy thuộc vào tính cách, cách thức học và trình độ kiến thức của mỗi người học khác nhau. Khi cần thiết, người học có thể tái hiện thông tin và sử dụng những thông tin đó cho những mục đích học tập khác nhau. Cách thức tái hiện thông tin ở mỗi người học cũng rất khác nhau. Do cách sắp xếp, cấu trúc thông tin của người học có khoa học, logic hay không mà việc tái hiện thông tin có dễ dàng hay không.
Sự lưu giữ thông tin bắt đầu từ quá trình ghi nhớ. Quá trình ghi nhớ có liên quan đến những thông tin được chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài. Thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn chỉ tồn tại vài giây trong quá trình người học làm việc hoặc thao tác với thông tin, còn trí nhớ dài lưu giữ thông tin suốt cả cuộc đời. Do đó để lưu giữ thông tin thì nội dung của thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn phải được chuyển sang lưu giữ trong trí nhớ dài. Muốn vậy thì các thông tin đó cần được xử lý, sắp xếp, cấu trúc sao cho có nghĩa đối với người học. Có nghĩa là các thông tin cần được sắp xếp một cách khoa học, logic, biểu thị được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức và thông tin với nhau một cách mạch lạc, dễ hiểu và dễ tiếp thu đối với người học. Đồng thời thông qua việc sắp xếp đó người học phải thấy được mối quan hệ cũng như nguyên nhân, kết quả của chuỗi các sự kiện có liên quan.
Thực chất của hoạt động này là thực hiện việc phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa để xác nhận và tổ chức lại các thông tin đã thu nhận trong một cấu trúc mới sao cho nó có nghĩa đối với người học. Để tổ chức được thông tin thì điều đầu tiên người học phải thông hiểu, thấu hiểu được thông tin. Thông qua các thao tác trí tuệ người học cần xác nhận thông tin, bổ sung, chỉnh lý thông tin để tìm ra những vấn đề cơ bản, mấu chốt, thậm chí tìm ra những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ về thông tin. Tiếp tục với sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, trao đổi, góp ý với bạn bè để có thể hoàn thiện hiểu biết về thông tin một cách sâu sắc. Tóm lại, người học cần trả lời được câu hỏi “Tại sao lại như vậy”. Sau khi đã thông hiểu thông tin, người học sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa để tổ chức và sắp xếp lại các thông tin đã lĩnh hội theo một cấu trúc mới.
Có tổ chức ghi nhớ được thông tin một cách khoa học và thấu hiểu được thông tin một cách sấu sắc thì mới chuyển sang trí nhớ dài có hiệu quả. Theo sự phân tích ở trên thì hoạt động này đòi hỏi khả năng tự học của người học rất nhiều, hay nói cách khác, hoạt động ôn tập là hoạt động tự ghi nhớ, tự sắp xếp và cấu trúc lại nội dung kiến thức đã được thu nhận của mỗi bản thân người học. Tuy nhiên muốn làm được điều này đòi hỏi không chỉ tính tự giác, năng lực cá nhân của người học mà còn phụ thuộc vào nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức ôn tập của giáo viên.

Luận văn bao gồm những nội dung chính sau: ....

MỤC LỤC

1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3. Giả thuyết khoa học
4. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứua. Đối tượng nghiên cứub. Phạm vi nghiên cứu
6. Các phương pháp nghiên cứua. Phương pháp nghiên cứu lý luậnb. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễnc. Phương pháp thực nghiệm sư phạme. Phương pháp thống kê toán học
7. Những đóng góp mới của luận văn
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
9. Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập củng cố
1.1.1. Ôn tập củng cố và mục đích của ôn tập củng cố
1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập củng cố trong quá trình nhận thức
1.1.3. Nội dung cần ôn tập củng cố trong dạy học Vật lý
1.1.4. Các hình thức ôn tập củng cố chủ yếu
1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên
1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp
1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp
1.1.5.1. Đọc lại nội dung bài học, hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao (nhưtrả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập trắc nghiệm và tự luậnsinh củng cố kiến thức
1.1.5.2. Ôn tập củng cố thông qua các hoạt động ngoại khóa
1.1.5.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng và sơ đồ kiến thức để hệthống các kiến thức đã học của một chương, một phần hoặc một bài, trong đólàm rõ mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức với nhau
1.1.6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập củng cố
1.1.6.1. Sách (sách giáo khoa, sách bài tập và các tư liệu khác)
1.1.6.2. Các tư liệu, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận trên mạng Internet
1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá
1.2. Website và vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố vàkiểm tra đánh giá
1.2.1. Khái niệm website
1.2.2. Các khái niệm liên quan đến web
1.2.3. Khả năng của website trong dạy học online
1.2.4. Vai trò của website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố và kiểm trađánh giá
1.2.5. Các yêu cầu đối với website trong việc hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố vàkiểm tra đánh giá
1.2.5.1. Yêu cầu về dạy học
1.2.5.2. Yêu cầu về công nghệ thông tin
1.3. Cơ sở thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố
1.3.1. Thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố
1.3.1.1. Thực tiễn của hoạt động ôn tập củng cố thông qua kinh nghiệm
1.3.1.2. Thực tiễn hoạt động ôn tập củng cố thông qua điều tra
1.3.2. Phân tích ưu, nhược điểm của việc xác định vai trò, nội dung, hình thức, phương tiện hiện đang sử dụng trong thực tiễn khi ôn tập củng cố
1.3.2.1. Đánh giá việc xác định vai trò của ôn tập củng cố từ phía giáo viên vàhọc sinh
1.3.2.2. Đánh giá việc xác định nội dung ôn tập từ phía giáo viên và học sinh
1.3.2.3. Đánh giá các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho họcsinh ở các trường phổ thông hiện nay
1.3.2.4. Thực trạng sử dụng phương tiện trong ôn tập hiện nay

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” – VẬT LÝ 11 – BAN CƠ BẢN

2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung phần “Quang hình học”  – Vật lý 11 – Ban cơ bản
2.1.1. Đặc điểm nội dung phần “Quang hình học”  – Vật lý 11 – Ban cơ bản
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức và logic hình thành kiến thức phần “Quang hình học”  – Vật lý 11 – Ban cơ bản
2.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học xong phần “Quang hìnhhọc”  – Vật lý 11 – Ban cơ bản
2.2.1 Chuẩn kiến thức
2.2.2. Các kỹ năng học sinh cần đạt được khi học xong phần “Quang hình học”  
Vật lý 11 – Ban cơ bản
2.2.3. Các sai lầm phổ biến của học sinh khi học phần kiến thức phần “Quanghình học”  – Vật lý 11 – Ban cơ bản
2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng học tập
2.3.1. Đề xuất giải pháp về nội dung ôn tập
2.3.2. Đề xuất hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập
2.3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập củng cố website
2.3.3.1. Phương hướng khai thác các ưu điểm của website trong việc tổ chức ôntập củng cố online
2.3.3.2. Cấu trúc về nội dung, quy trình sử dụng website để ôn tập củng cố, tựkiểm tra đánh giá
2.4. Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiếnthức phần “Quang hình học”  
2.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ xây dựng website
2.4.2. Thiết kế website
2.4.3. Xây dựng các module chính
2.4.3.1. Xây dựng module 1: Tóm tắt lý thuyết
2.4.3.2. Xây dựng module 2: Ôn tập thông qua sơ đồ bài học
2.4.3.3. Xây dựng module 3: Ôn tập thông qua trả lời câu hỏi bài học
2.4.3.4. Xây dựng module 4: Ôn tập thông qua bài tập luyện tập
2.4.3.5. Xây dựng module 5: Ôn tập thông qua bài tập trắc nghiệm
2.4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng bài kiểm tra trên web để đánh giá mức độthu nhận kiến thức của học sinh
2.4.3.7. Xây dựng module 7: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm để ôn tậptrên website
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích
3.1.2 Nhiệm vụ
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
3.2.2. Nội dung thực nghiệm
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực nghiệm
3.4.3. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm
Keyword: xay dung website, ho tro hoc sinh, tu on tap, cung co va kiem tra, danh gia ket qua ,hoc tap phan ,“quang hinh hoc” ,– vat ly 11 – ban co ban, tran thi huong xuan, luan van thac si vat lý, ...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể