Chuyển đến nội dung chính

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) LÁNG HẠ


Sinh viên thực hiện : Ngô Văn Thức
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD)

1.1.1. Khái niệm

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chỉ tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: Nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế,… trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ.

Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ khá phổ biến của ngân hàng, đây là hình thức tài trợ mang lại lợi nhuận khá lớn cho ngân hàng. Tuy vậy, không phải ngân hàng nào cũng tích cực mở rộng hình thức cho vay này, điều này được lý giải qua các đặc điểm của hình thức cho vay tiêu dùng.

Cho vay tiêu dùng còn là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của NHTM. Để ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả. Muốn vậy nó phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Thứ nhất khách hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận.

Điều này giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thứ hai khách hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thứ ba, ngân hàng cho vay đối với những dự án khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ. Nhờ đó ngân hàng mới có được lợi nhuận từ việc cho vay.

1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
 Quy mô các khoản cho vay tiêu dùng nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay lớn
 Do cho vay tiêu dùng, nên khi khách hàng tìm đến ngân hàng nhằm mục đích vay tiêu dùng thì nhu cầu vốn là không lớn lắm. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng do nền kinh tế không ngừng phát triển, nên nhu cầu về các khoản vay tiêu dùng là rất lớn, và đối tượng của cho vay tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
 Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có độ rủi ro cao

Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có độ rủi ro caobởi nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe của người vay… Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việc làm, ngân hàng sẽ rất khó thu lại được nợ.
 Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn các khoản vay khác

Lý do chính khiến các khoản vay tiêu dùng có lãi suất cao nhất trong thang lãi suất cho vay của Ngân hàng đó là do chi phí và rủi ro của các khoản vay tiêu dùng là cao nhất trong các loại cho vay của Ngân hàng. Nguyên nhân có thể do lãi suất áp dụ ng cho vay tiêu dùng là lãi suất cứng nhắc trong khi những khoản cho vay kinh doanh hiện nay thường áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường. Khi đó sựtăng lên về chi phí huy động vốn của các ngân hàng thì các ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất trong cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, nguồn trả nợ của các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của người vay, nên nếu người vay gặp phải sự cố bất ngờ như là ốm đau, tai nạn, mất việc hoặc chết thì nhân viên ngân hàng sẽ rất khó hoặc không thể thu hồi nợ.

Mặt khác, số lượng khách hàng đông nên ngân hàng phải mất nhiều thời gian và sử dụng một đội ngũ nhân viên khá đông cho việc cho vay, từ khâu tiếp khách hàng, nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân, theo dõi khách hàng cho đến việc thu hồi nợ. Vì thế, chi phí của ngân hàng gồm cả chi phí về thời gian và nhân lực cho việc phục vụ cho vay tiêu dùng là không nhỏ.

Do chi phí để cho vay cao, và rủi ro của khoản cho vay lớn nên lãi suất áp dụng trong cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay khác.
 Các khoản cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận khá lớn cho các ngân hàng

Tương tự với mức rủi ro cao như vậy thì các khoản tín dụng tiêu dùng có được một mức lợi nhuận rất lớn trong các nguồn thu của ngân hàng. Bên cạnh đó, số lượng các khoản vay tiêu dùng khá nhiều khiến cho tổng quy mô cho vay tiêu dùng rất lớn, và cùng với mức lợi nhuận trên mỗi khoản vay tiêu dùng sẽ khiến cho lợi nhuận thu về từ hoạt động cho vay là rất đáng kể trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Chính nguồn lợi nhuận lớn đó đã thúc đẩy các ngân hàng đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
 Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm trước các tác động của chu kì kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập của người dân cao thì nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Ngược lại khi kinh tế bất ổn rơi vào tình trạng suy thoái, các cá nhân hộ gia đình e dè trong việc chi tiêu do đó hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ kém hiệu quả hơn. Do vậy tình hình kinh tế phát triển ổn định là một trong các nhân tố thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển.
1.1.3. Chức năng cho vay tiêu dùng

1.1.3.1. Chức năng trung gian tài chính NHTM thực hiện chức năng trung gian tài chính có nghĩa là ngân hàng vừa đi vay và cũng là người cho vay. NHTM là cầu nối giữa những người cần tiền, thiếu tiền và những người có tiền, thừa tiền. Nhờ có NHTM mà nhu cầu này được giải quyết một cách dễ dàng.

- NHTM thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, thực hiện các dịch vụ tiện ích cho xã hội.

- Nhờ có NHTM mà tiết kiệm của các cá nhân, đoàn thể, các tổ chức được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế. Thông qua các hoạt động của NHTM mà tiết kiệm này sẽ được đưa vào nền kinh tế hoạt động.

1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán

Với việc nhận tiền gửi cho vay, Ngân hàng mở ra các sổ sách theo dõi và chuyển tiền trong các giao dịch lẫn nhau của khách hàng. Ngân hàng sẽ xuất tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, hoặc chuyển từ nơi này sang nơi khác. Với chức năng này, Ngân hàng sẽ tiết kiệm được các chi phí do việc vận chuyển, bảo quản tiền mặt, đồng thời hạn chế bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp.

1.1.3.3. Chức năng tạo tiền

Với chức năng là một định chế tài chính trung gian, Ngân hàng có khả năng di chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Nhờ nguồn vốn huy động được và cho khách hàng vay khi cần, Ngân hàng có khả năng tạo nên một lượng tiền lớn hơn rất nhiều so với lượng tiền ban đầu. Lượng tiền do ngân hàng tạo ra chính là bút tệ. Bút tệ là loại tiền chỉ xuất hiện trên sổ sách của Ngân hàng. Lượng tiền này phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương, đặc biệt là “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc” thông qua việc tăng giảm “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc”  Ngân hàng trung ương sẽ có khả năng giảm hoặc tăng lượng tiền trong lưu thông.



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD)
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
1.1.3. Chức năng cho vay tiêu dùng
1.2. Các loai hình cho vay tiêu dùng
1.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.2.2. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
1.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường
1.3.1. Tác động tới ngân hàng
1.3.2. Tác động tới người tiêu dùng
1.3.3. Tác động tới doanh nghiệp
1.3.4. Tác động đến nền kinh tế
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM
1.4.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ
1.4.2. Nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
1.4.3. Thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng
1.4.4. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.5.1. Các nhân tố khách quan
1.5.2. Các nhân tố chủ quan
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK)
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank)
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay và mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
2.2.1. Cơ sở pháp lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng SeaBank
2.2.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại ngân hàng SeaBank
2.2.3. Điều kiện vay vốn tại Ngân hàng Seabank
2.2.4. Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng SeaBank
2.3. Quy mô cho vay tiêu dùng và tỉ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
2.4.1. Kết quả đạt được
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á
3.1. Xu hướng phát triển cho vay tiêu dùng trong những năm tới
3.2. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm tới của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
3.2.1. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với SeaBank
3.2.2. Điểm mạnh, điểm yếu của SeaBank
3.2.3. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm tới của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
3.3. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank)
3.3.1. Nâng cao năng lực tài chính
3.3.2. Hoàn thiện hơn sản phẩm cho vay tiêu dùng để có thể phục vụ cho nhiều đồi tượng khách hàng hơn
3.3.3. Nâng cao hình ảnh, vị thế của ngân hàng, phát triển marketing thị trường, xây dựng nguồn khách hàng bền vững và nhận diện thương hiệu
3.3.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính
3.3.5. Không ngừng hiên đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển công nghệ
3.3.6. Đào tạo, chọn lọc cán bộ tín dụng có chuyên môn, trình độ và đạo đức nghề nghiệp tốt
3.3.7. Hoàn thiện chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra về các yếu tốcó liên quan tới cho vay tiêu dùng
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
3.4.3. Kiến nghị đối với Chính Phủ

linkdownload: 

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK) LÁNG HẠ


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể