luan an tien sy, triet hoc,chuyen nganh, lich su triet hoc,nhan thuc luan, cua chu nghi, hau hien dai, tran quang thai
LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.80.01
NHẬN THỨC LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Phạm Đình Nghiệm, 2. PGS,TS. Đinh Ngọc Thạch
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) Là một trào lưu văn hóa liên ngành, ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ XX tại Tây Âu và Bắc Mỹ, sau đó phát triển lan rộng sang các khu vực còn lại của thế giới. Với tính chất liên ngành và sự thâm nhập, ảnh hưởng đa dạng trong triết học, khoa học, nghệ thuật và thực tiễn xã hội, chủ nghĩa hậu hiện đại có nhiều diện mạo khác nhau, có thể dễ dàng bắt gặp khá nhiều lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác nghệ thuật, thực tiễn xã hội đi kèm với khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại hoặc hậu hiện đại, chẳng hạn chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học, trong kiến trúc, trong hội họa, trong điện ảnh, trong các khoa học xã hội và nhân văn, trong triết học, trong thực tiễn chính trị, văn hóa, giáo dục, lối sống. V.V.. Nếu cho từ khóa “postmodernism” vào trang tìm kiếm của Google thì trong khoảng 0,05 giây, khoảng 2.670.000 địa chỉ có liên quan được tìm thấy. Điều này cho thấy có sự quan tâm khá lớn đối với chủ nghĩa hậu hiện đại từ nhiều góc độ.
Trong lĩnh vực triết học, chủ nghĩa hậu hiện đại ngay từ khi xuất hiện cho đến nay, đã có sự phát triển và ảnh hưởng khá rộng tới các khoa học xã hội và nhân văn, thực tiễn xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới 1, bên cạnh đó, nó còn là chủ đề gây tranh luận sôi nổi trong triết học và khoa học phương Tây vào những năm cuối của thế kỷ XX. Trong số các nội dung tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, các quan niệm nhận thức luận đóng vai trò cơ sở và chủ đạo, chúng là cốt lõi lý luận của chủ nghĩa hậu hiện đại, và cũng là chủ đề chính của đa số bàn luận và tranh cãi giữa chủ nghĩa hậu hiện đại với các trường phái triết học và khoa học khác. Chính vì thế, nghiên cứu nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại là công việc mang tính cấp thiết để góp phần nhận diện một cách đầy đủ, sâu.
Năm 2006, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thành lập Viện phát triển hậu hiện đại ở Trung Quốc (Institute for Postmodern Development of China) Nhằm nghiên cứu vận dụng CNHHĐ vào Trung Quốc, xin tham khảo postmodernchina. Org. Các nghiên cứu theo hướng này cũng xuất hiện nhiều ở Nhật Bản, An Độ, Úc, Hàn Quốc, Singapore. V.V.. sắc hơn về chủ nghĩa hậu hiện đại, và qua đó nắm bắt được sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong triết học và khoa học phương Tây hiện nay.
Các tư tưởng nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại qua các công trình của các triết gia hậu hiện đại được trình bày không mang tính tập trung và chưa được luận giải, làm sáng tỏ một cách đầy đủ, bởi vì trước tiên, các triết gia hậu hiện đại thường có khuynh hướng phi hệ thống hóa các lý thuyết của họ, và thứ hai là họ không có ý định trình bày tư tưởng của mình trong khuôn khổ chung của trường phái, vì trào lưu triết học hậu hiện đại không tồn tại như một trường phái mà như một khuynh hướng tư duy. Nội dung nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại hình thành và phát triển qua sự phê phán chủ nghĩa hiện đại 2 từ nhiều góc độ, nhiều chủ đề, nhiều hoàn cảnh khác nhau. Do đó, nhu cầu hệ thống hóa, luận giải, làm sáng tỏ các tư tưởng nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại và sự ảnh hưởng của nó đối với khoa học và thực tiễn là một nhu cầu cấp thiết đối với sinh hoạt học thuật hiện nay.
Nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại với sự ảnh hưởng tới các khoa học xã hội và nhân văn ở góc độ phương pháp luận nghiên cứu đã mở ra nhiều cách tiếp cận và hướng đi mới, nhiều công trình nghiên cứu theo hướng này đã được thừa nhận rộng rãi, có giá trị trong giáo dục học, tâm lý học, khoa học tổ chức và quản trị, đạo đức học. V.V.. Do vậy, nghiên cứu nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại để thấy được những ảnh hưởng của nó đối với các khoa học xã hội và nhân văn là cần thiết.
Đối với công tác tư tưởng - lý luận ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu các trào lưu tư tưởng hiện đại trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận mác-xít đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phong phú hóa tư duy lý luận của Đảng ta, nhằm bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong tình hình mới [Xem: 2, tr. 282].
Chủ nghĩa hiện đại (modernism) Là một trào lưu văn hóa rộng lớn bao gồm triết học, khoa học lẫn nghệ thuật tồn tại từ thế kỷ XIX cho đến thập niên 60 của thể kỷ XX, đặt nền tảng trên lý tính khách quan, phổ quát. 8 định hướng tư duy lý luận trong điều kiện hội nhập toàn cầu và bùng nổ thông tin như ngày nay. Ngoài ra, để có thể chống lại một cách hiệu quả âm mưu “diễn biến và tự diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, việc nghiên cứu nắm vững các trào lưu tư tưởng ngoài mácxít, trong đó có chủ nghĩa hậu hiện đại với cốt lõi tư tưởng của nó là nhận thức luận, là công việc mang tính cấp bách.
Nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại với sự ảnh hưởng tới cảm thức sống, lối sống của số đông người tại các xã hội phát triển và đang phát triển, có nhiều biểu hiện đa dạng nơi các hoạt động thực tiễn như chính trị, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, đạo đức. V.V.. Trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào đời sống văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị toàn cầu, nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại chắc chắn sẽ có ảnh hưởng và tác động ít nhiều tới lối sống của giới trẻ cùng các hoạt động thực tiễn ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Vì thế, nghiên cứu làm sáng tỏ nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại là rất cần thiết trong việc nắm bắt, định hướng tư duy và dư luận xã hội.
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại” làm luận án tiến sỹ chuyên ngành lịch sử triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại là chủ đề có tính chuyên sâu và phổ biến xét từ giác độ triết học và từ giác độ sự ảnh hưởng đối với khoa học và thực tiễn. Từ phạm vi xem xét của chúng tôi cho thấy, các công trình nghiên cứu nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại từ giác độ triết học không nhiều như các công trình nghiên cứu nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại từ giác độ sự ảnh hưởng của nó đối với khoa học và thực tiễn. Có thể khái quát các công trình đã công bố thành ba chủ đề sau:
Chủ đề thứ nhất, gồm các công trình nghiên cứu tổng quan về chủ nghĩa hậu hiện đại, trong đó có đề cập tới nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Trong chủ đề này có các công trình đã công bố như: Triết học lục địa thế kỷ XX (Continental Philosophy in the 20th century) Của Richard Kearney, Routledge xuất bản năm 1993; Nhập môn về chủ nghĩa hậu hiện đại (A Primer on Postmodernism) Của Stanley Grenz, Cambridge University Press xuất bản năm 1995; Bước ngoặt hậu hiện đại (The postmodern turn) Của Douglass Kellner và Steve Best, Guilford Press xuất bản năm 1997; Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta của Đông La, http: // vietnamnet. Vn; Chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây và phương Đông, Hậu hiện đại vũ khí chống Hiện đại của S. Kornev, Ngân Xuyên dịch, Tạp chí Tia Sáng, số tháng 6/2009. V.V..
Công trình Triết học lục địa thế kỷ XX tập trung làm rõ quá trình xuất hiện chủ nghĩa hậu hiện đại trong lịch sử triết học Tây Âu, giới thiệu chi tiết ba triết gia tiêu biểu là Lyotard, Derrida và Baudrillard, giới thiệu về trường phái nữ quyền Pháp với các tên tuổi như De Beauvoir, Kristeva, Irigaray, Le Doeuff, và Cixous.
Công trình Nhập môn về chủ nghĩa hậu hiện đại làm rõ bối cảnh lịch sử của sự xuất hiện chủ nghĩa hậu hiện đại, bước chuyển từ kỷ nguyên hiện đại sang kỷ nguyên hậu hiện đại, chỉ ra đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại, các triết gia tiêu biểu của nó và sợi dây liên kết giữa nghệ thuật, kiến trúc, văn học, truyền thông, và triết học trong thời hậu hiện đại, cảnh báo một số thách thức mà tôn giáo sẽ gặp phải trước tâm thức hậu hiện đại.
Công trình Bước ngoặt hậu hiện đại vạch rõ sự xuất hiện của hệ chuẩn hậu hiện đại trong triết học, nghệ thuật, khoa học, văn hóa và chính trị, giới thiệu chung về các triết gia tiêu biểu và các chủ đề chính của chủ nghĩa hậu hiện đại, nhấn mạnh bước ngoặt từ quá khứ hiện đại tới tương lai hậu hiện đại.
Công trình Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta giới thiệu đôi nét về tư duy hậu hiện đại và chỉ ra sự biểu hiện của nó trong sáng tác văn học.
Công trình Chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây và phương Đông, Hậu hiện đại vũ khí chống Hiện đại giới thiệu về cội nguồn lịch sử của chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây và bước đầu khẳng định sự tồn tại của tâm thức hậu hiện đại trong truyền thống văn hóa phương Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa hậu hiện đại phương Đông trong việc giải quyết các thách thức xã hội.
Các công trình vừa nêu tập trung làm rõ cội nguồn lịch sử hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại, chỉ ra những vấn đề mới phát sinh trong các lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động thực tiễn do sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại mang lại.
Chủ đề thứ hai, gồm các công trình nghiên cứu về các vấn đề nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong chủ đề này có các công trình đã công bố như: Cuộc sống thí nghiệm: Sự kiến tạo xã hội của các sự kiện khoa học (Laboratory Life: The Social Construction of Scientific Facts) Của Bruno Latour và Steve Woolgar, Princeton University Press xuất bản năm 1986; Khoa học như tri thức xã hội: Các giá trị và tính khách quan trong điều tra khoa học (Science as Social Knowledge: Values and Objectivity in Scientific Inquiry) Của Helen Longino, Princeton University Press xuất bản năm 1990; Sự kiến tạo hiện thực xã hội (The Construction of Social Reality) Của John Searle, The Free Press xuất bản năm 1995. V.V..
Công trình Cuộc sống thí nghiệm: Sự kiến tạo xã hội của các sự kiện khoa học đưa ra nhiều quan sát về phương thức thực hiện một công trình khoa học, bao gồm sự mô tả những mối tương quan phức tạp giữa các thao tác thí nghiệm thông thường của một nhà khoa học, với việc công bố các kết quả nghiên quả trên báo chí, uy tín khoa học, tài chính cùng các yếu tố khác… nhằm chỉ ra cách thức trong đó các hoạt động hàng ngày của nhà khoa học dẫn tới sự kiến tạo nên các sự kiện khoa học, nói cách khác, đó là cách thức các sự kiện khoa học được tạo ra trong phòng thí nghiệm như thế nào.
Công trình Khoa học như tri thức xã hội: Các giá trị và tính khách quan trong điều tra khoa học chỉ ra mối tương quan giữa các giá trị xã hội vốn là một phần của điều kiện nghiên cứu khoa học với tính khách quan của tri thức khoa học. Bản thân sự quan sát và dữ liệu do nhà khoa học thu thập không là bằng chứng hay phản chứng của một giả thiết khoa học nào, mối tương quan giữa dữ liệu với giả thiết được xác định bởi niềm tin của nhà khoa học. Việc xem xét kỹ lưỡng các giá trị khác nhau giúp củng cố tính khách quan của khoa học. Nói cách khác, các giá trị và tương tác xã hội có sự ảnh hưởng đáng kể tới việc nghiên cứu khoa học.
Công trình Sự kiến tạo hiện thực xã hội phân biệt các loại kiến tạo xã hội gồm sự kiện tự nhiên và sự kiện thể chế. Sự kiện tự nhiên tự tồn tại, còn sự kiện thể chế tồn tại phụ thuộc vào ý hướng tính tập thể của con người thông qua các quy tắc logic.
Điểm chung của các công trình này là sự đào sâu về tính kiến tạo xã hội trong nhận thức khoa học, xem xét sự tác động của các nhân tố chủ quan của người nghiên cứu, các yếu tố lịch sử-xã hội chứa đựng bối cảnh nghiên cứu đối với sự nhận thức khoa học.
Chủ đề thứ ba, gồm các công trình nghiên cứu về sự vận dụng nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại trong các khoa học xã hội và nhân văn, thực tiễn. Trong chủ đề này có công trình đã công bố như: Thực tại không phải cái thường là: Chính trị học sân khấu, tôn giáo may sẵn, những huyền thoại toàn cầu, sự sang trọng nguyên thuỷ, và những kỳ quan khác của thế giới hậu hiện đại (Reality Isn't What It Used to Be: Theatrical Politics, Ready-to-Wear Religion, Global Myths, Primitive Chic, and Other Wonders of the Postmodern World) Của W. T. Anderson, Harper Collins xuất bản năm 1990; Giáo dục hậu hiện đại: Chính trị, văn hoá và phê bình xã hội (Postmodern Education: Politics, Culture and Social Criticism) Của Stanley Aronowitz và Henry Giroux, University of 12 Minnesota Press xuất bản năm 1991; Chủ nghĩa hậu hiện đại và các khoa học xã hội: Sự thấu hiểu, sự xâm nhập, và sự xâm phạm (Postmodernism and the social sciences: Insights, inroads, and intrusions) Của Pauline Marie Rosenau, Princeton University Press xuất bản năm 1992; Tâm lý học và chủ nghĩa hậu hiện đại (Psychology and Postmodernism) Của Steinar Kvale, Sage xuất bản năm 1992;
Từ quyền lực tới hợp tác (From Power to Partnership) Của Alfonso Montuori, Harper Collins xuất bản năm 1993; Đạo đức học hậu hiện đại (Postmodern Ethics) Của Zygmunt Bauman, Blackwell xuất bản năm 1993; Chủ nghĩa hậu hiện đại, kinh tế học, và tri thức (Postmodernism, economics, and knowledge) Của J. Amariglio, D. Ruccio, S. Cullenberg, Rouledge xuất bản năm 2001; Về quan điểm đạo đức học của chủ nghĩa hậu hiện đại của Nguyễn Hồng Thúy, đăng trên Tạp chí Triết học, số tháng 7/2009; Nhận biết về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật của Hồ Sỹ Vịnh, http: // cand. Com. Vn/viVN/vanhoa/2009/9/119418. Cand; Tư duy hậu hiện đại và những cách thu nhận kiến thức của Nguyễn Hào Hải, Báo An ninh thế giới cuối tháng, tháng 8/2009. V.V..
Công trình Thực tại không phải cái thường là: Chính trị học sân khấu, tôn giáo may sẵn, những huyền thoại toàn cầu, sự sang trọng nguyên thuỷ, và những kỳ quan khác của thế giới hậu hiện đại chỉ ra ảnh hưởng của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với chính trị học qua sự mô tả những cách thức xã hội kiến tạo nên thực tại, cách thức đa nguyên luận trở thành phong cách tư duy của đời sống hiện nay, và cách thức những cấu trúc chính trị và văn hoá đang trở nên lung lay trước sự gia tăng của những xung đột về niềm tin.
Công trình Giáo dục hậu hiện đại: Chính trị, văn hoá và phê bình xã hội vạch rõ ảnh hưởng của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với giáo dục qua sự vận dụng các tư tưởng nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại để 13 phân tích những thay đổi của thời đại ảnh hưởng tới giáo dục và đưa ra một số ý tưởng nhằm xây dựng một nền giáo dục mới trong xã hội hậu hiện đại.
Công trình Chủ nghĩa hậu hiện đại và các khoa học xã hội: Sự thấu hiểu, sự xâm nhập, và sự xâm phạm nghiên cứu tổng quan về các vấn đề mà nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại đặt ra đối với các nghiên cứu tâm lý (vấn đề chủ thể ý thức, logic, nhất quán), quản trị công (vấn đề kế hoạch tập trung và sự phụ thuộc vào chuyên gia), khoa học chính trị (vấn đề quyền lực của các cấu trúc quan liêu, thứ bậc), nhân học (vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc, các nền văn hóa bản địa).
Công trình Tâm lý học và chủ nghĩa hậu hiện đại vạch ra ảnh hưởng của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tâm lý học qua các chủ đề như tính định vị cục bộ, bản địa của cái tôi, vai trò then chốt của ngôn ngữ trong đời sống xã hội, đề xuất các phương pháp và thực hành tâm lý học.
Công trình Từ quyền lực tới hợp tác làm rõ ảnh hưởng của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với khoa học tổ chức và quản trị. Xuất phát từ nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại, tác giả chủ trương rằng, các thể chế, tổ chức trong xã hội hậu hiện đại cần được tổ chức theo hàng ngang, khác biệt, năng động, sáng tạo, thừa nhận tính ngẫu nhiên, phi tất định của tương lai, có sự chia sẻ thông tin. Mỗi tổ chức, thể chế là một hệ thống khác biệt và sống động, là “một tiểu tự sự” trong đó tính sáng tạo của tập thể là sức mạnh lớn nhất.
Công trình Đạo đức học hậu hiện đại nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với đạo đức học, từ các ý tưởng nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại, tác giả nhấn mạnh việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, tôn trọng sự khác biệt về giá trị đạo đức giữa các xã hội khác nhau, chú trọng tính cởi mở, thường xuyên đổi mới của các chuẩn mực đạo đức.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI VÀ NHẬN THỨC LUẬN CỦA NÓ
1.1. Những điều kiện lịch sử và tiền đề hình thành chủ nghĩa hậu hiện đạivà nhận thức luận của nó
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2. Tiền đề khoa học tự nhiên
1.1.3. Tiền đề tư tưởng – lý luận
1.2. Những nhà tư tưởng đặt nền móng cho nhận thức luận của chủ nghĩahậu hiện đại
1.2.1. Jean François Lyotard với thực tại luận và tri thức luận
1.2.2. Richard Rorty với nhận thức luận
1.2.3. Jacques Derrida với phương pháp giải cấu trúc
1.2.4. Michel Foucault với phương pháp phân tích diễn ngôn
Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
2.1. Quan niệm về nhận thức
2.1.1. Sự kiến tạo xã hội
2.1.2. Vai trò của hoàn cảnh xã hội đối với sự nhận thức
2.1.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự nhận thức
2.2. Quan niệm về phương pháp nghiên cứu
2.3. Quan niệm về tri thức
2.3.1. Tri thức tự sự
2.3.2. Các đại tự sự và biện chứng giữa cái phổ quát và cái đặc thù
2.4. Quan niệm về chân lý
Chương 3. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NHẬN THỨC LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
3.1. Giá trị và hạn chế của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại
3.1.1. Giá trị của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại
3.1.2. Hạn chế của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại
3.2. Ảnh hưởng của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại đối vớikhoa học và đời sống
3.2.1. Ảnh hưởng của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đạiđối với khoa học
3.2.2. Ảnh hưởng của nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đạiđối với đời sống
KẾT LUẬN
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
---------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Michel Beaud (2002), Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, Bản dịch của Huyền Giang, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Lưu Phóng Đồng (1994), Triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Văn Giá, Tùy bút nhỏ về hậu hiện đại, http://www.chungta.com
5. Lê Văn Giạng (2000), Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Hào Hải (2002), Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Hào Hải, Tư duy hậu hiện đại và những cách thu nhận kiến thức, Báo An Ninh thế giới cuối tháng, tháng 8/2009.
8. G. W. F. Hegel (2008), Hiện tượng học tinh thần, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2006.
9. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nhà xuất bản hội nhà văn và trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây (2003), Văn học hậu hiện đại – Những vấn đề lý thuyết.
11. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Hà Nội.
12. Ronalt Inglehart (2008), Hiện đại hóa và Hậu hiện đại hóa, Bản dịch của Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Chí Tình, Nguyễn Mạnh Trường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 188
13. Immanuel Kant (2003), Phê phán lý tính thuần túy, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003.
14. S. Kornev, Chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây và phương Đông, Hậu hiện đại vũ khí chống Hiện đại, Ngân Xuyên dịch, Tạp chí Tia Sáng, số tháng 6/2009.
15. Thomas Kuhn (2008), Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học, Bản dịch của Chu Lan Đình, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.
16. Đông La, Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta, http://www.vietnamnet.vn
17. V. I. Lênin (2005), Toàn tập, t.8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. V. I. Lênin (2005), Toàn tập, t.18, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. V. I. Lênin (2006), Toàn tập, t.19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. V. I. Lênin (2006), Toàn tập, t.29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. John Lyons (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp, Nxb. Giáo dục.
22. Jean F. Lyotard (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Bản dịch của Ngân Xuyên, Nxb. Tri Thức, Hà Nội.
23. C. Mác và Ph. Ăngghen (1986), Toàn tập, t.3, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.
24. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, t.21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. J. K. Melvin (1997), Các con đường của triết học phương Tây hiện đại, Đinh Ngọc Thạch và Phạm Đình Nghiệm biên dịch, Nxb. Giáo dục.
27. Edgar Morin (2006), Phương pháp 3, Tri thức về Tri thức, Nhân học về Tri Thức, Bản dịch của Lê Diên, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
28. Edgar Morin (2008), Phương pháp 4, Tư Tưởng, Bản dịch của Chu Tiến 189 Ánh, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
29. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Nguyễn Anh Thái (chủ biên, 1998), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1995, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
31. Đỗ Anh Thơ (biên soạn, 2006), Những kiến giải về triết học khoa học, Nxb. Hà Nội.
32. Nguyễn Hồng Thúy, Quan điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại về đạo đức, Tạp chí Triết học, số tháng 7/2009.
33. Hồ Sỹ Vịnh, Nhận biết về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật, http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2009/9/119418.cand
34. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên, 1998), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tiếng nước ngoài
35. Amariglio, Ruccio, Cullenberg (2001), Postmodernism, economics, and knowledge, Routledge, London.
36. Amariglio, Ruccio, Cullenberg (2003), Postmodern Moments in Modern Economics, Princeton University Press, New York.
37. Walter. T. Anderson (1990), Reality Isn't What It Used to Be: Theatrical Politics, Ready-to-Wear Religion, Global Myths, Primitive Chic, and Other Wonders of the Postmodern World, Harper Collins, San Francisco.
38. Stanley Aronowitz and Henry Giroux (1991), Postmodern Education: Politics, Culture and Social Criticism, University of Minnesota Press.
39. Michael Bakhtin (1986), Speech Genre’s and Other Late Essays, University of Texas Press, Austin.
40. Geoffrey Barraclough (1964), An Introduction to Contemporary History, Penquin, Baltimore. 190
41. Sandley Barrett (1996), Anthropology: A Student’s Guide to Theory and Method, University of Toronto, Toronto.
42. Roland Barthes (1996), Introduction to the Structural Analysis of the Narrative, Occasional Paper, Center for Contemporary Cultural Studies, University of Birmingham.
43. Zygmunt Bauman (1993), Postmodern Ethics, Blackwell.
44. Daniel Bell (1976), The Cultural Contradictions of Capitalism, Basic Books, New York.
45. E. Berry, C. Seigel (2001), Rhizomes, newness, and the condition of our postmodernity,http://www.philosophypathways.com/newsletter/index.html
46. D.M. Boje, Jr. Gephart, T.J. Thatchenkery (1996), Postmodern Management & Organizational Theory, Sage, California.
47. Stuart Brown (1996), British Philosophy and the Age of Enlightenment, Routledge.
48. J. Bruner (1986), Two Modes of Thought, In Actual Minds, Possible Worlds, Harvard University Press, Cambridge, MA.
49. Judith Butler (1990), Gender Trouble: Feminism and the Subversion of Identity, Routledge.
50. John. V. Canfield (1997), Philosophy of Meaning, Knowledge and Value in the 20th century, Routledge.
51. W. Cobern (1993), The Practice of Constructivism in Science Education, http://wolfweb.unr.edu/homepage/jcannon/ejse/ejsev2n2ed.html
52. M. J. Dear (2000), The postmodern urban condition, Blackwell.
53. D. Derian and M. Shapiro (1989), International/Intertextual Relations: Postmodern Readings of World Politics, http://cac.sagepub.com/cgi/content/abstract/32/4/369
54. Jacques Derrida (1978), Writing and Difference, Routledge and Kegan 191 Paul, London.
55. Jacques Derrida (1976), Of Grammatology, English translation by Spivak, John Hopkins University Press, Baltimore.
56. Jacques Derrida (1982), Margins of Philosophy, English translation by Bass, Chicago University Press.
57. J. Doherty, E. Graham and M. Malek (1992), Postmodernism and the social sciences, St.Martin’s, New York.
58. M. Featherstone (1991), Consumer culture and postmodernism, Sage.
59. Frederick Ferré (1996), Being and Value: Toward a Constructive Postmoder Metaphysics, SUNY Series in Postmodern Constructive Thought.
60. Frederick Ferré (1998), Knowing and Value: Toward a Constructive Postmodern Epistemology, SUNY Series in Postmodern Constructive Thought.
61. Frederick Ferré (2001), Living and Value: Toward a Constructive Postmodern Ethics, SUNY Series in Postmodern Constructive Thought.
62. Paul Feyerabend (1975), Against Method, Verso,London.
63. Stanley Fish (1980), Is There A Text In This Class?, Harvard University Press.
64. Michel Foucault (1972), The Archaeology of Knowledge, English translation by Sheridan Smith, Tavostock, London.
65. Michel Foucault (1980), Power/Knowledge, Harvester Press, Brighton, Susscex.
66. Hans-Georg Gadamer (1975), Truth and Method, Seabury, New York.
67. Hans-Georg Gadamer (1987), “The Problem of Historical Consciousness” in Interpretive Social Science: A Second Look, ed. Paul Rabinow and William Sullivan, University of California Press, Los 192 Angeles.
68. Geertz, C. (1973), The interpretation of cultures: Selected essays, Basic Books, New York.
69. Kenneth Gergen (1999), An invitation to social construction, Sage, California.
70. Kenneth Gergen (1988), “The social constructionist movement in modern psychology”, American Psychologist, Volume 40.
71. Anthony Giddens (1995), The Consequences of Modernity, Polity Press, Cambridge.
72. Ernest von Glasersfeld (1995), Radiacal Constructivism: A Way of Knowing and Learning, The Falmer Press, Washington DC.
73. Kurt Godel (1986), Collected Works. I: Publications 1929-1936, S. Feferman, S. Kleene, G. Moore, R. Soloway (eds.), Oxford University Press, Oxford.
74. David Goldberg (2002), A Companion to racial and ethnic studies, Blackwell.
75. Nicolas Goodman (1984), Of Mind and Other Matters, Harvard University Press, Cambridge, MA.
76. Stanley Grenz (1995), A Primer on Postmodernism, Cambridge University Press, Grand Rapids.
77. Stanley Grenz (1993), Revisioning Evangelical Theology, Downers Grove, InterVarsity Press, Illinois.
78. H. Haber (1994), Beyond Postmodern Politics: Lyotard, Rorty, Foucault, Haller, New York.
79. Jurgen Habermas (1989), Philosophical Discourse of Modernity, Suhrkamp Verlag, Frankfurt.
80. Ian Hacking (1975), Why Does Language Matter to Philosophy?, 193 Cambridge University Press, Cambridge.
81. W. Heisenberg (1958), Physics and Philosophy, Harper, New York.
82. R. Hollinger (1994), Postmodernism and the social sciences: a thematic approach, Sage.
83. Luce Irigaray (1984), An Ethics of Sexual Difference, The Athlon Press.
84. Walter Kaufmann (1980), The Portable Nietzsche, Viking Press, New York.
85. Richard Kearney (1993), Continental Philosophy in the 20th century, Routledge.
86. Douglass Kellner and Steve Best (1997 ), The postmodern turn, Guilford Press.
87. Steinar Kvale (1992), Psychology and Postmodernism, Sage.
88. Ernesto Laclau and Chantal Mouffe, (1985), Hegemony and Socialist Strategy: Toward a Radical Democratic Politics, tr. Winston Moore and Paul Cammack, Verso, London.
89. Bruno Latour, Steve Woolgar (1986), Laboratory Life: the Social Construction of Scientific Facts, Princeton University Press, Princeton.
90. John Lechte (2007), Fifty key contemporary thinkers: From Structuralism to Postmodernism, Routledge, New York.
91. Helen Longino (1990), Science as Social Knowledge, Princeton University Press, Princeton.
92. J. F. Lyotard (1985), Just Gaming, trans. Wlad Godzick, University of Minnesota Press, Minneapolis.
93. J. F. Lyotard (1993), Libidinal Economy, trans. Iain Hamilton Grant, Athlone, London.
94. A. Macdonald (1972), Chambers Twentieth Century Dictionary, W. & R. Chambers Ltd, Edinburgh. 194
95. Benoit B. Mandelbrot (1982), The Fractal Geometry of Nature, W. H. Freeman and Co., New York.
96. Alfonso Montuori (1993), From Power to Partnership, Harper Collins, San Francisco.
97. John Murphy (1989), Postmodern Social Analysis and Criticism, Greenwood Press, New York.
98. Jolán Orbán (1998), “Language games, Writing games – Wittgenstein and Derrida: A Comparative Study”, Tham luận Hội nghị Triết học thế giới lần thứ XX, Boston.
99. G. H. R. Parkinson (1993), The Renaissance and the 17th centuty Rationalism, Routledge.
100. Jean Piaget (1971), Science of education and the psychology of the child, Viking Press, New York.
101. Jean Piaget (1977), Conversations libres avec Jean Piaget, Editions Laffont, Paris.
102. Donald Polkinghorne (1995), Narrative Configuration In Qualitative Analysis, Falmer.
103. Hilary Putnam (1992), Renewing Philosophy, Harvard University Press, Cambridge, MA.
104. Paul Ricoeur (1976), Interpretation Theory: Discourse and the Surplus of Meaning, Christian University Press, Ft. Worth, TX.
105. M. Roemer (1995), Telling stories: postmodernism and the invalidation of traditional narrative, Rowman and Littlefield, London.
106. R. Richter (1996), Corporate enterprise as postmodern pratice, http://webpages.ursinus.edu/rrichter/essayfour.html
107. Richard Rorty (1991), Objectivity, Relativism, and Truth, Cambridge University Press, Cambridge. 195
108. Richard Rorty (1989), Contingency, Irony, and Solidarity, Cambridge University Press, New York.
109. Richard Rorty (1989), “The Contingency of Language” in Contingency,Irony, and Solidarity, Cambridge University Press, Cambridge.
110. Richard Rorty (1991), “Solidarity or Objectivity?” in Objectivity, Relativism, and Truth: Philosophical Papers, Volume 1, Cambridge University Press, Cambridge.
111. Richard Rorty (1979), Philosophy and the Mirror of Nature, Princeton University Press, Princeton, New Jersey.
112. Richard Rorty (1991), Essays on Heidegger and Others: Philosophical Papers, Volum 2, Cambridge University Press, Cambridge.
113. Pauline Marie Rosenau (1992), Postmodernism and the social sciences: insights, inroads, and intrusions, Princeton University Press.
114. Warrens Samuels (1991), “Truth” and “Discourse” in the social construction of economic reality: an essay on the relation of knowledge to Socio-economic policy, www.emeraldinsight.com/.../ViewContentServlet
115. M. Schiralli (1999), Constructive postmodernism: toward renewal in cultural and literary studies, Greenwood Publishing Group.
116. Schlippe von, (2001), Systemická terapie a poradenství, English translation by Jitka Lorenzová, Cesta.
117. John Searle (1995), The Construction of Social Reality, The Free Press, New York.
118. J. Solomon (1994), The Rise and Fall of Constructivism, Studies in Science Education, www.springerlink.com/index/QW588806TR75751U.pdf
119. Robert Solomon and Kathleen Higgins (1993), The Age of German 196 Idealism, Routledge.
120. J. Tanaka (2003), Postmodernist Anthropology or Anthropological Postmodernism, Oxford textbook of Public Health.
121. P. C. S. Taylor (1994), “Classroom learning environments under transformation: A constructivist perspective”, International Journal of Educational Research.
122. René Thom (1989), Structural Stability and Morphogenesis: An Outline of a General Theory of Models, Addison – Wesley, Massachusette.
123. David Tracy (1987), Plurality and Ambiguity: Hermeneutics, Religion, Hope, University of Chicago Press, Chicago.
124. A. N. Whitehead (1967), Science and the Modern World, The Free Press, New York.
125. Ludwig Wittgenstein (1994), Big Typescript and Philosophical Grammar, Cambridge University Press, Cambridge.
126. Steve Woolgar (1988), Science: the Very Idea, Routledge.
----------------------------------
keyword: download luan an tien sy, triet hoc,chuyen nganh, lich su triet hoc,nhan thuc luan, cua chu nghi, hau hien dai, tran quang thai
Nhận xét
Đăng nhận xét