Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,nghien cuu, ve cung, ham mat rang,nghien cuu sinh. le ho phuong trang


NGHIÊN CỨU VỀ CUNG HÀM MẤT RĂNG




ĐẶT VẤN ĐỀ

Mất hết các răng trên cung hàm gây tổn hại không những về thể chất mà còn về tinh thần và giao tiếp xã hội; ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, tuổi thọ bình quân của nước ta là 73, cao hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người [59]. Tuổi thọ cao dẫn đến số lượng người mất răng toàn bộ có nhu cầu làm hàm giả ở nước ta ngày càng gia tăng [2], [17]. Vì vậy, điều trị mất răng toàn bộ cho người lớn tuổi ở nước ta là một trong những trách nhiệm to lớn của ngành răng hàm mặt nói riêng và ngành y tế nói chung.

Điều trị mất răng toàn bộ là một công việc đòi hỏi các nhà lâm sàng phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực như: Hình thái học, giải phẫu học, sinh lý học.. . Trong đó, hình thái là một trong những nền tảng quan trọng (Zarb, 1990; Hue, 2004) [69], [73].

Hình thái của cung hàm, sống hàm và vòm khẩu cái của hàm mất răng toàn bộ, hay nói cách khác, hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm, là một trong những yếu tố giải phẫu sinh lý quan trọng quyết định sự nâng đỡ, giữ dính và vững ổn của phục hình, góp phần điều trị thành công tình trạng mất răng toàn bộ.

Độ cao xương hàm dưới và hình thái sống hàm hàm trên là hai trong bốn tiêu chuẩn được Hội Phục Hình Răng Hoa Kỳ đưa vào phân loại năm 2005 về mức độ khó hay dễ của việc điều trị mất răng toàn bộ [64]. Chỉ trên cơ sở nghiên cứu hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm, người ta mới có thể đưa ra thiết kế để chế tạo các loại khay lấy dấu dùng trong phục hình toàn hàm.

Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu hình thái nền tựa hình toàn hàm như: Malejewska (1966) [53]; Johnson, Holt, và Duncanson (1986) [45];

Avci và Iplikcioglu (1992) [22] với những công trình về hình thái cung hàm và vòm khẩu cái. Về hình thái sống hàm mất răng toàn bộ, có các nghiên cứu của Piétrokovski (1973) [58]; Cawood và Howell (1988) [28]; Miyake (1990) [54]; Panduric (1999) [57].

Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu về hình thái cung xương ổ răng của Trần Mỹ Thúy, Hoàng Tử Hùng (1991) [15], nghiên cứu hình thái cung răng của Huỳnh Kim Khang, Hoàng Tử Hùng (1992) [6] và Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng (2000) [11]. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào khảo sát về hình thái cung hàm, sống hàm và đặc biệt là vòm khẩu cái hàm mất răng toàn bộ của người Việt Nam, một hình thái đặc trưng với tỉ lệ torus khá cao so với những nghiên cứu nước ngoài [19].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà và Lê Hồ Phương Trang (2004) Đã nhận thấy “phần lớn các bác sĩ đang thực hành đã không có cách lựa chọn vật liệu và phương pháp lấy dấu đúng qui cách” (chỉ có 9,9% lựa chọn đúng). Một trong các nguyên nhân của việc này là do thiếu khay lấy dấu phù hợp vì vậy khay lấy dấu toàn hàm làm sẵn là một trong các dụng cụ được yêu cầu bổ sung [3]. Trong một nghiên cứu thăm dò gần đây [16], trong số phúc đáp của 206 bác sĩ, chỉ có 91 bác sĩ (43,75%) Có khay lấy dấu toàn hàm đủ bộ, 52,45% không chọn được khay phù hợp, và một tỷ lệ không nhỏ cho là thiếu khay (30,77%). Trong 91 trường hợp có khay lấy dấu toàn hàm đủ bộ, có đến 59,34% bác sĩ không chọn được khay phù hợp. Các bác sĩ nhận thấy hay gặp khó khăn khi lấy dấu cho những trường hợp sống hàm thấp, có torus hàm dưới và có torus khẩu cái. Vì vậy, 94,23% bác sĩ cho là cần thiết kế và chế tạo một bộ khay lấy dấu cho hàm mất răng toàn bộ dùng cho người Việt.

Từ yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, để góp phần phục vụ cho công việc điều trị phục hình toàn hàm và để giúp các nhà lâm sàng có một cái nhìn đầy đủ về hình thái nền tựa phục hình toàn hàm của người Việt, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát những đặc điểm hình thái của cung hàm, sống hàm, vòm khẩu cái của hàm mất răng toàn bộ trên một mẫu dân số người Việt với các mục tiêu sau:

1. Xác định kích thước và phân tích hình dạng của cung hàm, sống hàm và vòm khẩu cái của hàm mất răng toàn bộ.

2. Xác định tỷ lệ xuất hiện, kích thước, hình dạng, vị trí của torus ở hàm mất răng toàn bộ.

3. Xác định những kích thước và hình dạng để thiết kế và chế tạo thử khay lấy dấu dùng cho hàm trên mất răng toàn bộ có torus.
--------------------------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Ký hiệu
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
Danh mục sơ đồ
Một số định nghĩa và thuật ngữ Việt – Anh
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH THÁI NỀN TỰA CỦA PHỤC HÌNH TOÀN HÀM
1.2. TỔNG QUAN VỀ HÌNH THÁI NỀN TỰA PHỤC HÌNH TOÀN HÀM
1.2.1. Hình thái cung hàm mất răng toàn bộ
1.2.2. Hình thái sống hàm mất răng
1.2.3. Hình thái vòm khẩu cái
1.2.4. Torus ở hàm mất răng toàn bộ
1.3. KHAY LẤY DẤU CHO HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ
Tóm tắt tổng quan tài liệu
2. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NỀN TỰA
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3. Phương pháp và kỹ thuật xác định kích thước và hình dạng các thành phần của nền tựa
2.1.4. Xử lý số liệu
2.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ KHAY LẤY DẤU HÀM TRÊN CÓ TORUS
2.2.1. Kích thước khay
2.2.2. Hình dạng khay
2.2.3. Cán khay
3. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1. CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM TRÊN
3.1.1. Kích thước cung hàm hàm trên, thang phân loại
3.1.2. Kích thước sống hàm hàm trên
3.1.3. Hình dạng cung hàm hàm trên
3.1.4. Hình dạng sống hàm hàm trên
3.2. CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM DƯỚI
3.2.1. Kích thước cung hàm hàm dưới, thang phân loại
3.2.2. Kích thước sống hàm hàm dưới
3.2.3. Hình dạng cung hàm hàm dưới
3.2.4. Hình dạng sống hàm hàm dưới
3.3. VÒM KHẨU CÁI HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ
3.3.1. Kích thước vòm khẩu cái và thang phân loại
3.3.2. Hình dạng vòm khẩu cái
3.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TORUS Ở HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ
3.4.1. Torus khẩu cái
3.4.2. Torus hàm dưới
3.5. CÁC KÍCH THƯỚC VÀ HÌNH DẠNG DÙNG THIẾT KẾ KLD
4. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI CUNG HÀM
4.1.1. Vấn đề điểm mốc trong nghiên cứu
4.1.2. Vấn đề tuổi và thời gian mất răng
4.1.3. Phương tiện nghiên cứu và đo đạc
4.1.4. Độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu
4.2. VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.1. Về kích thước và hình dạng cung hàm, sống hàm, vòm khẩu cái
4.2.2. Tương quan giữa vòm khẩu cái và torus khẩu cái
4.2.3. Về thiết kế khay lấy dấu cho hàm mất răng toàn bộ người Việt
Tóm tắt phần bàn luận
4.3. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG TRÌNH
4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

TIẾNG VIỆT  
1. Ban Thuật Ngữ Răng Hàm Mặt (1991), Thuật Ngữ Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt-Đại Học Y Dược TP-Hồ Chí Minh, tr.23-163.
2. Bộ Y Tế (1999), Niên giám y tế. Nhà xuất bản Y Học, tr.4-10.
3. Nguyễn Thị Hà, Lê Hồ Phương Trang (2004), "Khảo sát các phương pháp lấu dấu trong phục hình toàn hàm áp dụng tại TP.Hồ Chí Minh", Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa h?c Răng Hàm Mặt 2004, tr.135-137.
4. Hoàng Tử Hùng (2003), Giải phẫu răng. Nhà xuất bản Y Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.328.
5. Hoàng Tử Hùng, Huỳnh Anh Lan, Nguyễn Thị Hồng, và cộng sự (2001), Bệnh Học Miệng I-Triệu chứng học. Nhà xuất bản Y Học, TP. HCM, tr.23.
6. Huỳnh Kim Khang, Hoàng Tử Hùng (1992), "Hình thái cung răng trên người Việt", Tập san Hình thái học; 2(2), tr.4-8.
7. Trịnh Công Khởi (1990), Khắc phục những khuyết tật trên miệng bệnh nhân có nhu cầu phục hình răng, Luận văn Chuyên Khoa cấp II đặc cách. Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược, tr.4.
8. Ngô Thị Quỳnh Lan, Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Tử Hùng (2002), "Khảo sát hình thái đầu mặt trẻ 7 tuổi: Đối chiếu phương pháp nhân trắc trực tiếp và gián tiếp qua ảnh chụp kỹ thuật số", Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt 2002, tr.33-40.
9. Trần Thiên Lộc, Lê Hồ Phương Trang, Nguyễn Thị Cẩm Bình, Nguyễn Hiếu Hạnh (2008), Thực hành Phục Hình Răng Tháo Lắp Toàn Hàm. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr.9-33,126.
10. Trần Thiên Lộc, Lê Hồ Phương Trang, Nguyễn Thị Cẩm Bình, Nguyễn Hiếu Hạnh (2005), Phục hình răng tháo lắp toàn hàm. Nhà xuất bản Y Học, TP. Hồ Chí Minh, tr.19-50.
11. Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng (2000), "Nghiên cứu đặc điểm hình thái cung răng người Việt, so sánh với ngưới Ấn Độ và Trung Quốc", Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt 2000, tr.95-106.
12. Nguyễn Quang Quyền (1983), Từ Điển Giải Phẫu Học. Nhà Xuất Bản Y Học, tr.360, 362.
13. Nguyễn Quang Quyền (1984), "Lồi khẩu cái (torus palatinus) ở sọ người Việt Nam", Y học Việt Nam; 124(5), tr.40-44.
14. Taddei C, Lê Hồ Phương Trang (2007), Phục hình răng tháo lắp toàn hàm-Căn bản về lâm sàng và kỹ thuật la bô. Nhà xuất bản Y Học, TP. Hồ Chí Minh, tr.18, 46.
15. Trần Mỹ Thuý, Hoàng Tử Hùng (1992), "Hình thái cung xương ổ răng người Việt", Hình thái học; 2(1), tr.29-32.   
16. Lê Hồ Phương Trang (2009), "Khảo sát về việc sử dụng khay lấy dấu trong phục hình toàn hàm", Bản tin Răng Hàm Mặt-Hội Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh; Số 3, quý III, tr.11.
17. Trần Văn Trường và cộng sự (2002), Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc Việt Nam 2001. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, tr.61-62.
18. Trần Thị Anh Tú (2003), Hình thái, cấu trúc tháp mũi người trưởng thành Luận án tiến sĩ y học. Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr.147.
19. Vũ Trịnh Thành Ý, Huỳnh Anh Lan, Trần Kim Cúc (2004), "Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của torus khẩu cái và torus hàm dưới trên 615 ca", Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt 2004, tr.43-49.

 TIẾNG ANH  
20. Al Quran FA, Al-Dwairi ZN (2006), "Torus palatinus and torus mandibularis in edentulous patients", J Contemp Dent Pract; 7(2), pp. 112-119.
21. Atwood D (2001), "Some clinical factors related to rate of resorption of residual ridges", J.Prosthet.Dent, 86(2); 86(2), pp.119-125.
22. Avci M, Iplikcioglu H (1992), "An analysis of edentulous maxillary arch width and palatal height", Int J Prosthodont; 5(1), pp.73-77.
23. Bell A, Ayoub A, Siebert P (2003), "Assessment of the accuracy of a three-dimensional imaging system for archiving dental study models", Journal of Orthodontics; 30, pp.219-223.
24. Berg H (1975), "Changes in shape of posterior parts of upper jaw after extraction of teeth and prosthetic treatmeant", J of Prosthet Dentistry; 34(3), pp.262-268.
25. Berkowitz S, and Pruzansky S (1968), "Stereophotogrammetry of Serial Casts of Cleft Palate." The Angle Orthodontist; 38(2), pp.136-149.
26. Cameron N (1984), The measurement of human growth. Croom Helm, Biddles Ltd., Guidford and King's Lynn, London, Great Britain. pp.100-105.
27. Carlsson G, Persson G (1967), "Morphologic changes of the mandible after extraction and wearing of dentures. A longitudinal, clinical, and x-ray cephalometric study covering 5 years"," Odontol Revy; 18(1), pp.27-54.
28. Cawood JI, Howell R (1988), "A classification of the edentulous jaws", Int. J. Oral Maxillofac. Surg.; 17(4), pp.232-236.
29. Dervin E, Gore R, Kilshaw J (1976), "The photographic measurement of dental models", Medical and Biological Illustration; 26, pp.219-222.
30. Devlin H, Ferguson M (1991), "Alveolar ridge resorption and mandibular atrophy. A review of the role of local and systemic factors", " Br Dent J; 170(3), pp.101-104.
31. Engelmeier RL (1996), "Complete denture", The Dental Clinics of North America; 40(1), p.257.   
32. Fernandez AJ (1992), "Use of a maxillary tray to make an alginate impression for patients with large bilateral mandibular tori. " J Prosthet Dent 68, pp. 560-561.
33. Ferrario V, Sforza C, Schmitz J, and Colombo A (1998), "Quantitative Description of the Morphology of the Human Palate by a Mathematical Equation", CleftPalate-CraniofacialJournal; 35(5), pp.396-401.
34. Firtell DN (1981), "Posterior peripheral seal distortion related to processing temperature", J Prosthet Dent; 45(6), pp.598-601.
35. Habets L, Bras J, Borgmeyer-Hoelen A (1988), "Mandibular atrophy and metabolic bone loss. Endocrinology, radiology and histomorphometry", Int J Oral Maxillofac Surg; ; 17(3), pp.208-211.
36. Hayakawa I (1999), Principles and practices of complete dentures, creating the mental image of a denture. Quintessence Publishing Co., Ltd, pp.37-39.
37. Hirai T, Ishijima T, Hashikawa Y, Yajima T (1993), "Osteoporosis and reduction of residual ridge in edentulous patients", J Prosthet Dent; 69(1), pp.49-56.
38. Hoffmann KD (1994), "Anatomic considerations in the partially and fully edentulous maxilla", Atlas Oral Maxillofac Surg Clin North Am; 2(2), pp. 31-39.
39. Howell S (1981), "Assessment of palatal height in children", Community Dent. Oral Epidemiol.; 9, pp.44-47.
40. Hsu Y-t (2005), "A technique of making impressions on patients with mandibular bony exostoses", J Prosthet Dent 93, p.400.
41. Jablonsky S (1982), Illustrated dictionary of dentistry. W.B.Saunders Company,919. pp.66-68.
42. Jackson R, Ralph W (1980), "Continuing changes in the contour of the maxillary residual alveolar ridge", J Oral Rehabil; 7(3), pp.245-248.
43. Jeffcoat M, Lewis C, Reddy M, Wang C, Redford M (2000), "Post-menopausal bone loss and its relationship to oral bone loss", " Periodontol 2000; 23, pp.94-102.
44. John DS (1994), "Anatomic considerations in the partially and fully edentulous mandible", Atlas Oral Maxillofac Surg Clin North Am; 2(2), pp. 1-8.
45. Johnson DL, Holt RA, Duncanson MG, Jr. (1986), "Contours of the edentulous palate", J Am Dent Assoc; 113(1), pp.35-40.
46. Kawahata N, Kamashita Y, Hamano T, and Nagaoka E (1998), "Analysis of residual ridges and ridge relationship by three-dimensional reconstruction method", J Oral Rehabil.,; 25, pp.110-116.
47. Kawahata N, Ono H, Kamashita Y, Hamano T, and Nagaoka E (1997), "Application of a three-dimensional reconstruction method to analysis of the residual ridge", J Oral Rehabil.; 24(12), pp.936-947.
48. Kawahata N, Ono H, Nishi Y, Hamano T, Nagaoka E (1997), "Trial of duplication procedure for complete dentures by CAD/CAM", J Oral Rehabil; 24(7), pp.540-548.   
49. Kilpelinen P, Laine-Alava M (1996), "Palatal Asymmetry in Cleft Palate Subjects", Cleft Palate-Craniofacial Journal, pp.483-488.
50. Lebret ML (1965), "Changes In The Palatal Vault Resulting From Expansion", The Angle Orthodontist; 35(2), pp.97-105.
51. Lechner SK, Lautenschlager EP (1984), "Processing changes in maxillary complete dentures", J Prosthet Dent; 52(1), pp.20-24.
52. Lu P (1989), "A new mathematical method to describe the geometrical form of the dental and edentulous arch", Zhonghua Kou Qiang Yi Xue Za Zhi; 24(2), pp.75-77.
53. Malejewska D (1966), "Anthropologic groups of jaws size and height of the bony palate in cases of edentulosity based on the measurements of jaw models", Czas Stomatol; 19(12), pp.1371-1379.
54. Miyake S, Masumi S, Kido H, Toyoda S (1990), "Morphological characteristics of the alveolar ridge of edentulous jaws", Nihon Hotetsu Shika Gakkai Zasshi; 34(3), pp.442-452.
55. Neville BW, Damm DD, Allen CM, Bouquot JE (2002), Oral and Maxillofacial Pathology. 2nd ed. W.B. Saunders Co, Philadelphia, pp.711.
56. Ogden AR, Siddiqui AA, Basker RM (1994), "Disposable trays for complete denture construction: a dimensional study of a type frequently used in the UK and of its suitability for the edentulous population", Br Dent J; 176(8), pp.303-309.
57. Panduric J, Keros J, Panduric V, Bagic I (1999), "Morphometric characteristics of toothless lower jaw ridge as a bed for total lower jaw prosthesis", Coll Antropol; 23(1), pp.143-151.
58. Pietrokovski J, Sorin S (1973), "Size and shape of the residual ridge in man", Refuat Hapeh Vehashinayim; 22(0), pp.73-79.
59. Population Reference Bureau (2008), 2008 WORLD POPULATION Data Sheet16.
60. Rahn A, Heartwell C (2002), Text book of Complete Dentures 5th ed. BC Decker Inc, Hamilton, London, pp.528.
61. Richardson E, Dunn G, Bryant W, and Lawrence F (1971), "Comparison of human palatal vault height and tooth length", Oral Surg.; 32(2), pp.324-331.
62. Soames J, Southam J (2005), Oral pathology. 4th ed. Oxford University Press Inc., New York, p.305.
63. Sugie M, Ohba H, Mizutani M, Ohno N (1993), "Hard palate shape in the Japanese and Indian children on Moiré topography with lateral movement of a grating", Kaibogaku Zasshi; 68(5), pp.522-535.
64. The Academy of Prosthodontics (2005), "The glossary of prosthodontic terms", The Journal of Prothestic Dentistry; 94(1), pp.10-92.
65. Thoma KH, Gorlin RJ, Goldman HM (1970), Thoma's Oral Pathology. 6th ed. Mosby, St. Louis, p.33.   
66. Tsai H-H, and Tan C-T (2004), "Morphology of the Palatal Vault of Primary Dentition in Transverse View", Angle Orthodontist; 74(6), pp.774-779.
67. Winter CM, Woelfel JB, Igarashi T (1974), "Five-year changes in the edentulous mandible as determined on oblique cephalometric radiographs", J Dent Res; 53(6), pp.1455-1467.
68. Woo J (1950), "Torus palatinus", Am J Phys Anthropol; 8, pp.81-111.
69. Zarb GA, Bolender CL, Hickey JC, Carlsson GE (1990), Boucher 's Prosthodontic treatment for edentulous patients. The C.V. Mosby Company, pp.37-39, 147-243.  TIẾNG PHÁP  
70. Budtz-Jorgensen E, Clavel R (1995), La prothse totale-Thorie, pratique et aspect mdicaux. Masson. p.23,24.
71. Collet G, Dabadie M, Fougeret J-M, Pennequin G (1988), Prothse adjointe complte. Une technique un traitement. S.N.P.M.D., p.36.
72. Guiot J-F (2002), Torus palatin et torus mandibulaire. Thèse pour le diplôme d'Etat de Docteur en Chirurgie Dentaire. Université Louis Pasteur-Strasbourg I, pp.29-78.
73. Hue O, Bertereche M (2004), Prothse Complte : Realit clinique-Solution thrapeutique. Quintessence International, Paris. pp.12-55.
74. Le Joyeux J (1979), Prothse complte, tome I. 3è ed. Maloine, S.A., pp.146-150.
75. Sangiuolo R, Mariani P, Michel JF, Sancher M (1980), Les dentations bimaxillaires: Formes cliniques thrapeutiques prothtiques. dition Julien Prélat, Paris, pp.10-25.
76. Taddei C (1991), "Nouvelle classification des crtes maxillaires dentes chez l'homme", Le chirurgien-dentiste de France; 559, pp.41-49.
77. Taieb F, Carpentier P (1989), "Anatomie des zones rtromolaires maxillaires et mandibulaires: Incidences en prothse totale. II : La rgion rtromolaire mandibulaire", Cahier de Prothèse; (67), pp.113-119.
78. Taieb F, Carpentier P (1989), "Antomie des zones rtromolaires maxillaires et mandibulaires: Incidences en prothse totale. I. L'espace rtro-tubrositaire", Cahier de Prothèse; (66), pp.7-13. 
---------------------------
keyword: download luan an tien si,nghien cuu, ve cung, ham mat rang,nghien cuu sinh. le ho phuong trang

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU VỀ CUNG HÀM MẤT RĂNG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...