download luan an tien sy, lich su,chuyen nganh, lich su viet nam, can, hien dai, hoat dong, kinh te, doi ngoai, o dong bang, song cuu long, 1986 – 2006,nguyen trong minh
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1986 – 2006
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh, 2/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “…Hoàn toàn độc lập quyết không có nghĩa là đoạn tuyệt. Nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng những lợi ích văn hóa và kinh tế của Pháp trên đất nước Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam còn sẵn sàng phát triển nó bằng sự hợp tác anh em và trung thực. Việt Nam độc lập, chẳng những không làm hại đến lợi ích của Pháp, mà còn tăng cường vị trí và củng cố uy tín của Pháp ở châu Á”, cho thấy tư duy kinh tế mở đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ những năm 1946. Người đã có ý định hướng nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước phát triển, nhưng do điều kiện chiến tranh kéo dài và những yếu tố khác tác động đến Việt Nam, cho đến năm 1986 tư duy kinh tế mở cửa hội nhập mới có điều kiện phát triển.
Tháng 12 năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI và đã đưa ra đường lối “Đổi mới” kinh tế đất nước, nhằm khơi dậy sức sống của nền kinh tế. Giai đoạn 1986 - 2006, nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển năng động trên mọi lĩnh vực, trong đó kinh tế đối ngoại đã làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế quốc dân. Những đóng góp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và tạo cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ cho quá trình CNH- HĐH trong những năm sắp tới.
Hơn 20 năm qua, kinh tế đối ngoại là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được đề cập trong các chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng (Nghị quyết các kì Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI (1986), VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006)). Với nhiệm vụ và vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, hoạt động ngoại thương – xuất nhập khẩu, hoạt động dịch vụ có thu ngoại tệ, chuyển giao công nghệ đã góp phần quan trọng để mở rộng, tạo ra môi trường, động lực phát triển các nguồn tài nguyên kinh tế Việt Nam với những thành tựu nổi bật.
Quan trọng hơn hết là hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta tiếp cận và hội nhập ngày càng sâu sắc với kinh tế quốc tế: Việt Nam cùng các nước ASEAN thực hiện Khu vực mậu dịch tự do - AFTA và đang tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO; Việt Nam được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) Và kí kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì; Và với EU, ViệtNam đã đề ra chương trình hành động quan hệ với EU và được EU đánh giá cao trong quan hệ hợp tác song phương. Thành tựu quan hệ quốc tế này đã chứng minh cho các chính sách chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa hội nhập là phù hợp với xu thế phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
Nghiên cứu hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta diễn ra hơn 2 thập niên qua, ở các vùng kinh tế Việt Nam nói chung, ở ĐBSCL nói riêng, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển hội nhập kinh tế, nhất là phát triển kinh tế bền vững. Bởi vì kết quả nghiên cứu ấy không chỉ cho biết thực trạng kinh tế của đất nước, một vùng so với các vùng kinh tế khác của đất nước mà qua đó, còn chỉ ra những nguyên nhân thành tựu và những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển hội nhập kinh tế của nước ta. Cho nên, nghiên cứu hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL là một yêu cầu đặt ra rất bức bách và nghiêm túc đối với các nhà khoa học, nhất là trong bối cảnh đất nước bước sang thời kì CNH - HĐH.
ĐBSCL là vùng kinh tế lớn của Việt Nam, hoạt động kinh tế đối ngoại của vùng đã góp phần vào thu hút nguồn đầu tư nước ngoài cho nền sản xuất mức độ ra sao?
Các hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho các tiềm năng được khai thác và thu được giá trị bao nhiêu? Các hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động - tham gia phân công lao động quốc tế, chuyển giao công nghệ đã tạo điều kiện cho người dân trong vùng phát triển với những nét riêng gì? Đặc biệt, hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL những năm qua đã có những tác động như thế nào đến sự phát triển KT-XH ở ĐBSCL và sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế của vùng trong thời kì hội nhập sau WTO như thế nào?
Do đó, nghiên cứu hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL 1986 – 2006 với các hoạt động cụ thể là vấn đề rất bức thiết, có ý nghĩa trên cả hai phương diện: Khoa học và thực tiễn.
1.1.1. Về phương diện khoa học
Kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay đã phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới ngày một sâu rộng, tạo ra các cơ hội cũng như những thách lớn đối với nền 6 kinh tế quốc dân. Do đó, nghiên cứu hoạt động kinh tế đối ngoại đang phát triển và hội nhập có ý nghĩa lớn trong khoa học như đã trình bày. ĐBSCL có lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, xã hội không hoàn toàn giống so với các vùng kinh tế phía Nam nước ta. Ngoài những nét tương đồng, ĐBSCL có nhiều nét riêng, nét đặc trưng của vùng văn hóa đa dân tộc chịu sự chi phối đặc biệt của hạ lưu sông Mê -kông.
Mặt khác, thời kỳ 1986 – 2006 đã tạo ra những biến đổi to lớn trong việc phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta nói chung và ở ĐBSCL nói riêng. Hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL đã phát triển, làm thay đổi diện mạo của nền sản xuất của vùng và đang tạo ra những cơ hội mới cho đời sống kinh tế của người nông dân. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL đang đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi phải giải quyết để hoạt động sản xuất của vùng tiếp tục hội nhập với nền sản xuất của quốc gia; Tạo cơ sở phát triển bền vững cho quá trình khai thác nguồn tài nguyên kinh tế ởĐBSCL theo hướng công nghiệp hiện đại, góp phần hoàn thành sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL sẽ làm sáng tỏ bức tranh phát triển kinh tế đối ngoại của vùng, làm phong phú thêm bức tranh phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam và nhất là sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL.
1.1.2. Về phương diện thực tiễn
Nghiên cứu hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL tập trung vào việc khảo sát, đánh giá các hoạt động kinh tế đối ngoại của vùng này trên đường thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó chỉ ra những tác động của nó đối với nền sản xuất của vùng, tồn tại, thách thức, triển vọng cùng với những khuyến nghị về tiến trình phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL để các nhà lãnh đạo, quản lý địa phương trong vùng có thể tham khảo để xây dựng các đề án, ban hành kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế đối ngoại thích hợp với điều kiện mới. Mặt khác, việc nghiên cứu hoạt động kinh tế đối ngoại ởĐBSCL 1986 – 2006 còn mang ý nghĩa tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng về các hoạt động kinh tế đối ngoại cụ thể ở vùng kinh tế ĐBSCL, góp phần tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới đất nước của Đảng ở ĐBSCL cũng như trên cả nước.
Với lý do khoa học và thực tiễn đã nêu, chúng tôi chọn đề tài: “Hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL 1986 – 2006” làm luận án tiến sỹ, chuyên ngành Lịch sử ViệtNam cận - hiện đại.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ lý do khoa học và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ nhằm vào các mục tiêu:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lí luận kinh tế đối ngoại, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tổ chức phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại cấp TW trên địa phương, cụ thể ở ĐBSCL trong thời kì đổi mới kinh tế và hội nhập (1986 – 2006).
Hai là, nghiên cứu các hoạt động kinh tế đối ngoại cụ thể ở ĐBSCL, phục dựng một bức tranh có hệ thống về tình hình phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại ởĐBSCL giai đoạn 1986 – 2006 với 2 thời kì phát triển là 1986 – 1995 và 1996 – 2006, trong đó tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá nguyên nhân, động lực làm chuyển biến của từng hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL, từ trạng thái của nền kinh tế sản xuất thuần nông đi vào thời kỳ sản xuất CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Ba là, đánh giá những thành tựu, tồn tại và các tác động của hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Bốn là, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm và triển vọng về hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu ở ĐBSCL trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách kinh tế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế được ra đời và đi vào cuộc sống của nền kinh tế quốc gia. Kinh tế đối ngoại của Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa quyết định quá trình CNH - HĐH, những kết quả đó đã được các nhà khoa học nước ngoài, nhà khoa học trong nước, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lí kinh tế Việt Nam quan tâm nghiên cứu và các công trình nghiên cứu đã được công bố với số lượng phong phú.
Về phía các công trình của các nhà khoa học nước ngoài và cơ quan quốc tế, liên quan đến công cuộc Đổi mới và quá trình mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam có những công trình tiêu biểu sau: “Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương” của tác giả Borje Ljunggren (Chủ biên), (1994), Viện Phát triển quốc tế Harvard, NXB CTQG; “Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường” của Ngân hàng thế giới, (1994), NXB CTQG; “Từ kế hoạch đến thị trường - Sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam” của Adam Florde – Stefan deVyder, (1997), do NXB CTQG xuất bản; “Việt Nam vượt lên thử thách”, (1998), Báo cáo kinh tế của ngân Hàng thế giới, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam; “Việt Nam –thúc đẩy công cuộc phát triển nông thôn từ Viễn cảnh đến hành động” của UNDP –Việt Nam 1998; “Việt Nam tiến tới tiếp cận toàn diện và phát triển” của WB và UNDP, Báo cáo thực hiện phục vụ Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam tại Đà Lạt, ngày 22/06/2000; “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và vì người nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỉ ở Việt Nam” của ILO, Sida và UNPD -ViệtNam (10/2004), Hà Nội; “Đánh giá nghèo theo vùng – vùng đồng Bằng sông Cửu Long” của UNDP – Việt Nam (04/2004), Hà Nội; “Insight guide Vietnam” của Discovery Chanel, (2007) APA publishtions.
Đây là những công trình tiêu biểu nghiên cứu về quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam, trong đó, các công trình đã nghiên cứu các hoạt động tổ chức mở cửa của nước ta với nhiều góc nhìn và đưa ra những đánh giá về kết quả của quá trình thực hiện đổi mới kinh tế, phân tích những tác động của quá trình tổ chức khai thác các nguồn tài nguyên kinh tế, đưa ra các bài học và các gợi mở về hướng phát triển kinh tế hội nhập của Việt Nam nhìn từ góc độ vĩ mô và Vi mô trong bối cảnh toàn cầu hóa. “Foreign direct investment, Externalities and Economic growth in Developing countries: Some empirical exploration and implication for WTO Negotiations on investment, research and information system for development countries” (Đầu tư trực tiếp, yếu tố bên ngoài và sự phát triển của nền kinh tế các nước đang phát triển: Vài kinh nghiệm và khả năng kết nối từ WTO đàm phán về đầu tư, nghiên cứu và hệ thống thông tin cho các nước phát triển) Của Kumar N. & Pradhan JP, (2002), New Dehli, India. Trong công trình này nhóm tác giả đã tổng kết và đánh giá vai trò FDI trong sự phát triển của các nước phát triển, và nhóm tác giả đã khảo sát và rút ra một số kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong quá trình đàm phán gia nhập WTO nhằm tìm những nguồn đầu tư.
“Foreign direct investment in Vietnam: An overview” (Tổng quát về đầu tư trực tiếp ở Việt Nam) Của Freeman Nick J, công trình này được đăng tại Hội thảo Phát triển FDI Việt Nam, ngày 23 – 24 tháng 12/2000 ở Hà Nội; “Tổng quan và tóm lược viện trợ phát triển chính thức (ODA) Tại Việt Nam” của UNDP - Việt Nam, Báo cáo tạiHội nghị các nhà Tài trợ Việt Nam, Hà Nội, (12/2003). Đây là những công trình được các tác giả tổng kết thành tựu thu hút đầu tư ODA, và nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) TạiViệt Nam, trong đó các tác giả đã đưa ra nhận xét về tính khả thi, tính hiệu quả, tác động của ODA, FDI ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển từ góc độ kinh tế học của chuyên gia kinh tế.
Về phía công trình của các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, quản lí trong nước, có thể đề cập đến các nhóm công trình sau:
- Nghiên cứu về quan điểm và chính sách phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, trước hết, là các báo cáo tổng kết của Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn kiện Đại hội, Nghị quyết các kì Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI (1986), VII (1991), VIII (1996), IX (2001), và lần X (2006) Do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản. Các văn kiện đã đề cập kết quả tổ chức phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong các thời kì lịch sử, và các tài liệu này cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại trong các nhiệm kì Đại hội Đảng. Và nghiên cứu về nội dung cụ thể của đường lối hội nhập kinh tế của Đảng có những tác phẩm tiêu biểu như: “Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” của Bộ Ngoại giao, (1995), NXB Chính trị Quốc gia. Công trình này tập hợp các bài viết, bài phát biểu của các chính khách ngành ngoại giao và lãnh đạo cao cấp Việt Nam chủ yếu từ 1986 đến 1995. Các bài tham luận tập trung tổng kết hoạt động ngoại giao, đề cập đến điều kiện, cơ hội phát triển Việt Nam trong bối cảnh phát triển ngoại giao mới và định hướng cho lĩnh vực phát triển kinh tế hội nhập trong giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế; “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa – Vấn đề và giải pháp” của Bộ ngoại Giao – Vụ hợp tác kinh tế đa phương, (2002), NXB Chính trị Quốc gia.
Công trình này tập trung đề nghiên cứu và đưa ra nhiệm vụ hợp tác kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước, nêu lên những vấn đề cần quan tâm phát triển kinh tế đối ngoại ở cấp vĩ mô và những giải pháp phát triển kinh tế hội nhập của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa; 10 “Đối ngoại Việt Nam thời kì đổi mới” của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Vụ Tuyên truyền hợp tác quốc tế, (2005), NXB Chính trị Quốc gia. Công trình được biên soạn tập trung vào các thành tựu ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trên thế giới trong 20 năm, trong đó, tác phẩm đã bước đầu đánh giá được những đóng góp quan trọng, có tính quyết định của thành tựu quan hệ đối ngoại Việt Nam đối với phát triển kinh tế đối ngoại nước ta; “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế-xã hội ởViệt Nam” của Tô Xuân Dân- Nguyễn Thành Công, (CB), (2006), NXB Chính trị Quốc gia.
Công trình này được các tác giả đề cập đến các lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế: Vai trò của hội nhập kinh tế thế giới; Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế các nước và nhóm tác giả đã phân tích tác động của hội nhập kinh tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đến chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập ở một số lĩnh vực cụ thể và nêu ra bài học kinh nghiệm ở Việt Nam xu thế hội nhập; “Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới (1986 - 2005)” của tác giả Bùi Văn Hùng, (2007), Luận án tiến sỹ Lịch sử, ĐHQG TP. HCM, Trường ĐHKHXH & NV TP. HCM. Công trình tập trung mô tả chính sách ngoại giao Việt Nam, đưa ra những nhận xét về phát triển ngoại giao Việt Nam và đã đề cập đến kết quả cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại trong việc phát triển ngoại giao trong thời kì 1986 – 2005.
- Nghiên cứu về thực trạng của quá trình đổi mới kinh tế và mở cửa hội nhập kinh tế Việt Nam có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: “Đánh thức con rồng ngủ quên - kinh tế Việt Nam đi vào thế kỉ 21” do Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình, (CB), (2002), NXBTP. HCM; “Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng” do Phạm Đỗ Chí, (CB), 2004, NXBTrẻ; “Góp vào đổi mới” do Ngọc Trân (CB), (2005), NXB Trẻ; “Kinh tế Việt Nam 2005” của Viện Quản lí kinh tế Trung ương, (2006); “Để kinh tế Việt Nam khởi sắc” do Tạp chí Tia sáng và NXB Trẻ phát hành (2006); “Đổi mới ở Việt Nam nhớ lại và suy nghĩ” của Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn, (2008), NXB Tri Thức; “Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước” do tác giả Nguyễn Chí Hải, (CB), (2006), NXB ĐHQG TP. HCM; Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặn đường gian nan và ngoạn mục 1975 – 1989 của Đặng Phong, (2008), NXB Tri Thức. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị lịch sử cao, phản ánh thực tiễn về phát triển kinh tế trong nước trước và trong kì đổi mới trên góc độ đường lối, chính 11 sách đã thực hiện trong bối cảnh dân tộc xuất hiện những yếu tố, thời cơ mới mà Việt Nam đã phải tiếp cận và tổ chức phát triển. Nó cũng phản ánh được yêu cầu phát triển kinh tế đất nước theo yêu cầu của quy luật lịch sử, và đánh giá được những bài học lịch sử dân tộc trong học tập, vận dụng các mô hình kinh tế của các nước phát triển, và tổ chức các hoạt động kinh tế phù hợp để đưa dân tộc thoát ra thời kì khủng hoảng kinh tế.
- Nghiên cứu về cơ sở lí luận phát triển kinh tế đối ngoại chung và phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong điều kiện mở của hội nhập có những công trình: “Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển bền vững” do Lê Thế Giới, Võ Xuân Tiến, Trương Bá Thanh (CB), (2005), NXB CTQG; “Kinh tế đối ngoại Việt Nam” do Nguyễn Văn Trình (CB), (2006), Khoa Kinh tế, ĐHQG TP. HCM; “Kinh tế đối ngoại những nguyên lí và vận dụng tại Việt Nam” của tác giả Hà Thị Ngọc Oanh, (2006), NXB Lao động- Xã hội. Đây là những công trình biên soạn và đưa ra khá đầy đủ về cơ sở lí luận của kinh tế đối ngoại và các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong điều kiện mở của hội nhập. Trong đó, các tác giả đã đứng trên góc độ kinh tế học để nhận xét về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động kinh tế đối ngoại và đưa ra các định hướng chung sự phát triển kinh tế đối ngoại.
------------------------------------------------
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỚC 1986
1.1. Khái luận kinh tế đối ngoại của Việt Nam
1.1.1. Khái luận về kinh tế đối ngoại
1.1.2. Vai trò và chức năng của kinh tế đối ngoại trong nền kinh tế Việt Nam
1.1.3. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam
1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long
1.2.1. Vị trí địa lí - lịch sử hình thành và phát triển
1.2.2. Tổng quan về tiềm năng kinh tế - xã hội ở ĐBSCL
1.3. Hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL từ 1975 đến 1986
1.3.1. Kinh tế, văn hóa - xã hội ở ĐBSCL từ 1975 đến 1986
1.3.2. Hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL trước 1986
* Tiểu kết chương
CHƯƠNG 2 – HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1986 - 1995
2.1. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam 1986 – 1995
2.1.1. Bối cảnh quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội trong nước
2.1.2. Chính sách phát triển hoạt động ngoại thương
2.1.3. Chính sách thu hút đầu tư quốc tế
2.1.4. Chính sách phát triển du lịch
2.2. Hoạt động ngoại thương ở ĐBSCL 1986 - 1995
2.2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu ở ĐBSCL
2.2.2. Tình hình hoạt động nhập khẩu ở ĐBSCL
2.2.3. Nhận xét về hoạt động ngoại thương ở ĐBSCL
2.3. Hoạt động thu hút nguồn đầu tư quốc tế và hợp tác chuyển giao công ở ĐBSCL 1986 - 1995
2.3.1. Tình hình thu hút và thực hiện dự án FDI ở ĐBSCL
2.3.2. Tình hình thu hút nguồn ODA và các tổ chức phi chính phủ
2.3.3. Tình hình hợp tác chuyển giao công nghệ ở ĐBSCL
2.4. Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL
2.4.1. Vài nét về tổ chức ngành du lịch Việt Nam
2.4.2. Tình hình hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL
2.4.3. Nhận xét về hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL
2.5. Hợp tác kinh tế với Campuchia
2.5.1. Bối cảnh lịch sử
2.5.2. Tình hình hợp tác kinh tế với Campuchia
2.6. Nhận định về hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL 1986 – 1995
2.6.1. Thành tựu của hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL
2.6.2. Hạn chế của hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL
* Tiểu kết chương
CHƯƠNG 3 – HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1996 – 2006
3.1. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam 1996 – 2006
3.1.1. Những chuyển biến mới của thế giới và hoạt động hội nhập của Việt Nam.
3.1.2. Chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam (1996 – 2006)
3.2. Hoạt động ngoại thương ở ĐBSCL 1996 – 2006
3.2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu
3.2.2. Tình hình hoạt động nhập khẩu
3.2.3. Nhận xét hoạt động ngoại thương ở ĐBSCL 1996 – 2006
3.3. Hoạt động thu hút đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ ở ĐBSCL 1996 –2006
3.3.1. Tình hình thu hút và thực hiện dự án FDI ở ĐBSCL
3.3.2. Thu hút, triển khai nguồn ODA và NGOs ở ĐBSCL 1996 – 2006
3.3.3. Hợp tác chuyển giao công nghệ ở ĐBSCL
3.3.4. Nhận xét hoạt động thu hút đầu tư quốc tế
3.4. Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL 1996 – 2006
3.4.1. Tình hình hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL
3.4.2. Nhận xét về hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL 1996 – 2006
3.5. Hoạt động xuất khẩu lao động ở ĐBSCL
3.5.1. Chính sách xuất khẩu lao động ở ĐBSCL
3.5.2. Hoạt động xuất khẩu lao động ở ĐBSCL
3.5.3. Nhận xét về hoạt động xuất khẩu lao động ở ĐBSCL
* Tiểu kết chương
CHƯƠNG 4 – MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1986 - 2006
4.1. Tác động của hoạt động kinh tế đối ngoại đến kinh tế - xã hội ở ĐBSCL
4.1.1. Tác động đến chính sách kinh tế - xã hội ở ĐBSCL
4.1.2. Tác động đến phát triển kinh tế ĐBSCL
4.1.3. Những tác động đến đời sống xã hội ĐBSCL
4.2. Hạn chế của hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL
4.2.1. Trong quản lí nhà nước về tổ chức các hoạt động kinh tế đối ngoại
4.2.2. Tiềm năng kinh tế vẫn chưa phát triển tương xứng
4.2.3. Chênh lệch trong cơ cấu lao động
4.3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL
4.3.1. Bài học kinh nghiệm về thu hút nguồn đầu tư quốc tế ở ĐBSCL
4.3.2. Bài học kinh nghiệm về khai thác nguồn tài nguyên kinh tế và bảo vệ môitrường
4.3.3. Bài học kinh nghiệm về đào tạo - sử dụng nguồn nhân lực phục vụ hoạt độngkinh tế đối ngoại ở ĐBSCL
4.3.4. Bài học về phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở liên kết vùng
4.4. Triển vọng hoạt động kinh tế đối ngoại ở ĐBSCL trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế
4.4.1. Triển vọng phát triển hoạt động ngoại thương
4.4.2. Triển vọng về thu hút các nguồn đầu tư quốc tế
4.4.3. Triển vọng phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Adam Florde – Stefan de Vyder (1997), Từ kế hoạch đến thị trường-Sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, CTQG, HN.
2. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Khoa học kĩ thuật, HN.
3. Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (2005) số 48, Báo cáo kết quả kiểm tra các công trình giao thông trọng điểm ĐBSCL.
4. Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (2005), số 32-BC/BCĐ-TNB, 2005, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 2004 và Chương trình công tác
2005.
5. Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (2006), số 63-BC/BCĐ-TNB, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2006 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2006.
6. Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (2008), BC/BCĐ-TNB,
26/07/2008, Báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2008 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008.
7. Ban tư Tưởng-Văn hoá Trung ương, Vụ tuyên truyền hợp tác quốc tế (2005), Đối ngoại Việt Nam thời kì đổi mới, CTQG, HN.
8. Ban vật giá Chính phủ nước CHXHCN VN (1999), Báo cáo đánh giá công tác điều hành giá cả trong 10 năm về xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón.
9. Lê Thanh Bình (2002), Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá, CTQG, HN.
10. Borje Ljunggren (CB) (1994), Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương, Viện Phát triển quốc tế Harvard, CTQG, HN.
11. Bộ Chính Trị (1998), Chỉ Thị 41-CT/TW ngày 22/9/1998, “Về xuất khẩu Lao động và chuyên gia…”
12. Bộ KH-ĐT (2001), số 592, BKH/KTĐN, V/v làm việc với đoàn Đức về dự án “khôi phục vùng lũ ĐBSCL _Đồng Tháp, An Giang”.
13. Bộ KH-ĐT (2001), số 02, BKH/KTĐN, Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lí, thực hiện “Dự án hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả bảo lụt” do ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ.
14. Bộ khoa học và Công nghệ (2005), số 14/2005/QĐ, Quyết định ban hành quy định xây dựng và quản lí các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư. 200
15. Bộ KH-ĐT (1999), số 01, BKH/ĐP, Những nội dung cơ bản của Kế hoạch KT-XH năm 1999 vùng đồng bằng sông Cửu Long.
16. Bộ KH-ĐT (2001), số 4562, BKH/ĐP, Bản trình bày kế hoạch KT-XH 5 năm 2001-2005 các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
17. Bộ Kinh tế đối ngoại (1990), số 98/XNK/vp2, Thông báo về xuất khẩu gạo trong 6 tháng 1990.
18. Bộ Kinh tế đối ngoại (1990), Cty Dịch vụ, đầu tư, XNK tổng hợp Đồng Tháp Mười (GEDOSICO), số 060, Báo cáo tình hình hoạt động của Công Ty GEDOSICO 1989.
19. Bộ Lao động (1986), số 1023, Gửi UBND tỉnh Đồng Tháp, V/v xây dựng Kế hoạch năm 1987 và dự kiến Kế hoạch 5 năm (1986-1990)
20. Bộ LĐTB-XH (1990), số1069, LĐTBXH-vp, V/v xây dựng chiến lược Lao động xã hội đến năm 2000.
21. Bộ LĐTB-XH – Liên minh hợp tác xã (2005), Chương trình phối hợp Về Lao động và xuất khẩu Lao động nhằm giải quyết việc làm.
22. Bộ Ngoại Giao (2006), số 1125, BC/NG-CA2-m, Báo cáo kết quả hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam –Campuchia lần 3.
23. Bộ Ngoại giao (1995),“Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc”, CTQG
24. Bộ Ngoại Giao – Vụ hợp tác kinh tế đa phương (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa – Vấn đề và giải pháp, Chính trị Quốc gia.
25. Bộ Ngoại Thương (1987), số 20BNgT/CSXNK, Chỉ thị V/v áp dụng phương thức ủy thác XK sang thị trường xã hội chủ nghĩa đối với một số mặt hàng địa phương sản xuất.
26. Bộ Tài Chính, (1999), Báo cáo chính sách tài chính về xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón.
27. Bộ Tài chính (1990), số 210, Tc/vp, Bản quy định Về việc thuê mặt đất và mặt nước biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
28. Bộ Thương Mại (1999), số 4924, TM/KH, Báo cáo kết quả từ các địa phương ĐBSCL.
29. Bộ Thương Mại (2005), số 0027/2005/QĐ, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ủy quyền phệ duyệt Kế hoạch nhập khẩu thành phẩm để kết hợp với sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
30. Bộ Thương Mại và Du lịch (1991), số 09,TMDL/ĐT, Thông tư hướng dẫn việc xuất nhập khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
31. Bộ Thương Mại – Bộ NN và CNTP (1995), số 04, Thông tư liên bộ về điều hành nhập khẩu và cung ứng phân bón năm 1995.
32. Bộ Thương Mại (1999), Báo cáo tình hình XK gạo và NK phân bón năm 1999. 201
33. Bộ Thương Mại (1996), số 689TM/XNK, Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Thương Mại về bổ sung quy chế hàng hóa của vương quốc Campuchia quá cảnh quan lãnh thổ Việt Nam ban kèm theo Quyết định 1162 năm 1994.
34. Bộ Thương nghiệp – Tổng cục Hải quan (1990), số 10/TTLB-TN, HQ, Thông tư Liên Bộ, Hướng dẫn chế độ nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa của các đơn vị kinh tế của Campuchia.
35. Bộ Thương nghiệp (1990), số 24/TN/XNK, V/v Xuất nhập khẩu ủy thác giúp Camphuchia, Gửi UBND tỉnh Đồng Tháp.
36. Bộ Thương nghiệp (1991), số 4796/TN-XNK, Một số biện pháp tạo điều kiện khuyến khích xuất khẩu.
37. Bộ Thủy Sản, số 317/TS-KHĐT (1999), Về Việc: Hướng dẫn thực hiện QĐ số 251 của TTg, phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005.
38. Bộ Thủy Sản –Ngoại Thương (1987), số 05TT_ LB, Hướng dẫn thi hành một số điểm về xuất khẩu thủy sản theo chỉ thị 96/1987 và văn bản số 466_v2/1987 của Chủ tịch Hội Đồng BT.
39. Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình(CB) (2002), Đánh thức con Rồng ngủ quên-Kinh tế Việt Nam đi vào thế kỉ 21, VAPEC-TP. HCM.
40. Phạm Đỗ Chí (CB) (2004), Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng, Trẻ, Tp. HCM.
41. Chính phủ nước CHXHCN VN (1995), số 89/CP,1995, Nghị định của Chính phủ, V/v bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa từng chuyến.
42. Chính phủ nước CHXHCN VN (1995), số 815/TTg, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, V/v quy hoạch và xây dựng các khu dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long.
43. Chính phủ nước CHXHCN VN (1995), số 186/TTg-5970/QHQT, V/v kết quả hội đàm với đoàn cấp cao Campuchia.
44. Chính phủ nước CHXHCN VN (1995), số 5970/QHQT, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt.
45. Chính phủ nước CHXHCN VN (1999), số 53/1999/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
46. Chính phủ nước CHXHCN VN (1999), số 685/1999/Cp-KTTH, Về việc nhập gỗ K, Gửi các UBND tỉnh: Bình Định,…Long An, An Giang, Kiên Giang.
47. Chính phủ nước CHXHCN VN (1999), số 224/1999/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình nuôi trồng thủy sản thời kì 1999-2010.
48. Chính phủ nước CHXHCN VN Ban Biên Giới (1995), số 62/BG, Về Việc Quản lí Biên giới VN – Campuchia. 202
49. Chính phủ nước CHXHCN VN (1996), số 194/KTHH, Thông báo _V/v xuất khẩu gạo năm 1996.
50. Chính phủ nước CHXHCN VN (1998), số 251/1998/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến 2005.
51. Chính phủ nước CHXHCN VN (1999), NÐ số 152/1999/NĐ – CP, “Về việc quy định việc người Lao động và chuyên gia của Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài”
52. Chính phủ nước CHXHCN VN (2001), số 173/2001/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển KT-XH vùng ÐBSCL giai đoạn 2001-2005.
53. Chính phủ nước CHXHCN VN (2001), số 191/2001/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp.
54. Chính phủ nước CHXHCN VN (2001), số 159/CP-QHQT, 2001, V/v tiếp nhận các dự án viện trợ của FAO cho đồng bào vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
55. Chính phủ nước CHXHCN VN (2005), số 53/2001/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
56. Chính phủ nước CHXHCN VN (2001), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số
19/2001/CT-TTG, Về Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP Ngày 18-08-2001 của Chính phủ về Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài thời kì 2001-2005.
57. Chính phủ nước CHXHCN VN (2001), Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP Ngày 18-08-2001 của Chính phủ về Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài thời kì 2001-2005.
58. Chính phủ nước CHXHCN VN (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ – TTg, Về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 –
2005.
59. Chính phủ nước CHXHCN VN (2003), Nghị định số 81/2003/NĐ-CP-Nghị định của Chính phủ về “Quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành bộ luật Lao động về người Việt Nam làm việc ở nước ngoài”.
60. Chính phủ nước CHXHCN VN (2005), Nghị định số 143/2005/NĐ-CP-Nghị định của Chính phủ “Về quản lí Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài”, HN.
61. Chính phủ nước CHXHCN VN (2001), Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP Ngày 18-08-2001 của Chính phủ Về Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài thời kì 2001-2005.
62. Cục Môi trường (2002), Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002, CTQG, HN. 203
63. Cục thống kê An Giang (2001), Niên Giám thống kê An Giang 2000.
64. Cục thống kê An Giang (2007), Niên Giám thống kê An Giang 2006.
65. Cục thống kê Cần Thơ (2001), Niên Giám thống kê Cần Thơ 2000.
66. Cục thống kê Cần Thơ (2007), Niên Giám thống kê Cần Thơ 2006.
67. Cục thống kê Đồng Tháp (1992), Niên Giám thống kê Đồng Tháp 1991.
68. Cục thống kê Đồng Tháp (2001), Niên Giám thống kê Đồng Tháp 2000.
69. Cục thống kê Long An (1996), Niên Giám thống kê Long An 1995.
70. Cục thống kê Long An (2007), Niên Giám thống kê Long An 2006.
71. Cục thống kê Kiên Giang (2001), Niên Giám thống kê Kiên Giang 2000.
72. Cục thống kê Kiên Giang (2007), Niên Giám thống kê Kiên Giang 2006.
73. Cục thống kê Vĩnh Long (1998), Niên Giám thống kê Vĩnh Long 1997.
74. Cục thống kê Vĩnh Long (2000), Niên Giám thống kê Vĩnh Long 1999.
75. Tô Xuân Dân-Nguyễn Thành Công, đồng chủ biên (2006), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống KT-XH ở Việt Nam, CTQG, HN.
76. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, CTQG, HN.
77. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh – Trường KHXH và NV (2006), Đồng bằng sông Cửu Long, Thực trạng và Giải Pháp để trở thành vùng trọng điểm kinh tế phát triển giai đoạn 2006-2010, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
78. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu ĐCS VN, (http://dangcongsan.vn/cpv/index.html#d1MQZ6WFv3Vh/http://123.30.49.74:8080/tiengviet/t ulieuvankien/vankiendang/?topic=191&subtopic=8&leader_topic=223)
79. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu ĐCS VN, lần VII, http://dangcongsan.vn/cpv/index.html#d1MQZ6WFv3Vh/http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tu lieuvankien/vankiendang/?topic=191&subtopic=8&leader_topic=224
80. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu ĐCS VN, lần VIII, http://dangcongsan.vn/cpv/index.html#d1MQZ6WFv3Vh/http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tu lieuvankien/vankiendang/?topic=191&subtopic=8&leader_topic=225
81. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu ĐCS VN, lần IX, http://dangcongsan.vn/cpv/index.html#d1MQZ6WFv3Vh/http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tu lieuvankien/vankiendang/?topic=191&subtopic=8&leader_topic=226
82. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu ĐCS VN, lần X, http://dangcongsan.vn/cpv/index.html#d1MQZ6WFv3Vh/http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tu lieuvankien/vankiendang/?topic=191&subtopic=8&leader_topic=699
83. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, CTQG, HN. 204
84. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, CTQG, HN.
85. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 38, CTQG, HN.
86. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 39, CTQG, HN.
87. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 40, CTQG, HN.
88. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 41, CTQG, HN.
89. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47,CTQG, HN.
90. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51,CTQG, HN.
91. Nguyễn Văn Đính,Trần Thị Hòa (2008), Kinh tế du lịch, Đại học kinh tế Quốc dân.
92. Lê Thế Giới, Trương Bá Thanh, Võ Xuân Tiến (CB) (2005), Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển bền vững, CTQG, HN.
93. Nguyễn Chí Hải (CB) (2006), Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. …….
Tài liệu tiếng Anh
476. Discovery Chanel (1999),“Insight guide Vietnam”, APA publishtions.
477. Freeman Nick J (2000), Foreign direct investment in Vietnam: An overview. Paper presented for the DFID workshop on Globalisation and poverty in Vietnam, Hanoi 23-24 September, 2000.
478. Kumar N.& Pradhan JP (2002), Foreign direct Investmet, Externalities and economic Growth in Developing Countries: some empirical exploration and implication for WTO Negotiations on investment, research and imformation system for Development countries, New Dehli, India.
479. Robert Storey (1993), “Vietnam a travel survival kit”, Lonely Planet Publications. Các website
480. http://www.angiang.gov.vn 228
481. http://www.baclieu.gov.vn
482. http://www.bentre.gov.vn
483. http://www.camau.gov.vn
484. http:// www.cantho.gov.vn
485. http://www.dongthap.gov.vn/wps/portal
486. http://www.kiengiang.gov.vn/index1E.jsp
487. www.longan.gov.vn
488. www.soctrang.gov.vn
489. http://tiengiang.gov.vn/tintuc.asp
490. www.travinh.gov.vn
491. www.vinhlong.gov.vn
492. www.haugiang.gov.vn
493. http://www.mdec.vn/index.php?cgi==gXMTRXaaVXU9QTbmMneRJGNstWS9MT bmgDMwADdn1jMtZCbpFGdlR2av9mYf1TMtZSbh5Gdllmd9ATb
494. www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/
495. www.//oda.mpi.gov.vn/index.jsp?sid=1&id=40&pid=6.
496. www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/dtttnn(fdi)
497. www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/kcnkcxkcncktt
498. www.molisa.gov.vn
----------------------------------
Keyword: download luan an tien sy, lich su,chuyen nganh, lich su viet nam, can, hien dai, hoat dong, kinh te, doi ngoai, o dong bang, song cuu long, 1986 – 2006,nguyen trong minh
Nhận xét
Đăng nhận xét