Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si ,triet hoc, bien chung, va chu nghia, duy vat lich su, bien chung, giua loi ich, giai cap, loi ich dan toc, va loi ich, nhan loai ,trong qua trinh, cong nghiep hoa, hien dai hoa, o viet nam, hien nay, vu ngoc mien


BIỆN CHỨNG GIỮA LỢI ÍCH GIAI CẤP, LỢI ÍCH DÂN TỘC VÀ LỢI ÍCH NHÂN LOẠI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.  PGS.TS. Trương Văn Chung, 2.  PGS.TS. Vũ Văn Gầu 



PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Phát triển văn hoá; Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; Giữ vững ổn định chính trị – xã hội; Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [19, tr. 76].

Việc nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại cần gắn liền với việc phát huy cao độ nội lực đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trên cơ sở khẳng định lợi ích dân tộc là mục tiêu cao nhất. Báo cáo Chính trị tại Đại hội X nhấn mạnh: “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất” [19, tr. 113-114].

Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trong tất cả các lĩnh vực, mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành, diễn ra trong bối cảnh trong và ngoài nước rất phức tạp, với những thuận lợi và thách thức to lớn. Chúng ta phải trải qua một thời kỳ 2 quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.

Chặng đường mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, vì thế còn có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội với lợi ích kinh tế xã hội khác nhau. Làm thế nào để điều hòa các mối quan hệ và lợi ích của các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội, thống nhất lợi ích giai cấp với lợi ích toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu chung “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”? Giải đáp vấn đề này là một việc làm vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa có tính thời sự cấp bách.

Mặt khác, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hết sức sâu rộng nhưng cũng đầy phức tạp. Mỗi quốc gia, dân tộc muốn tồn tại và phát triển không thể đứng ngoài tiến trình và xu thế tất yếu đó, không thể khép mình trong “cái nếp cũ” đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Nếu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả”  [87, tr. 35]. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa vừa tạo ra thời cơ lớn, vận hội lớn cho tất cả các nước, nhưng nó cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Quá trình toàn cầu hóa một mặt tạo điều kiện cho các nước có điểm xuất phát thấp tranh thủ nắm bắt những thành quả khoa học, công nghệ của các quốc gia tiên tiến, đẩy mạnh nhịp độ phát triển, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người trong xã hội, tích lũy kinh nghiệm về cách tổ chức và quản lý xã hội theo những tiêu chí tiên tiến của thời đại, từng bước hội nhập vào tiến trình vận động chung của thế giới; Mặt khác, tính chất hai mặt và đầy mâu thuẫn của toàn cầu 3 hóa cũng buộc các quốc gia, các dân tộc đang phát triển phải tìm cho mình một hướng đi và cách thức phù hợp với các đặc trưng về văn hóa, tâm lý, truyền thống lịch sử và định hướng chính trị của dân tộc đó để “hòa nhập mà không hòa tan”, vừa tiếp thu tốt những tinh hoa tri thức, văn hóa nhân loại, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX và lần thứ X đã vạch ra, phải được thực hiện trên cơ sở phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sử dụng tối đa và có hiệu quả các yếu tố bên ngoài, biến các yếu tố đó thành các yếu tố nội sinh tác động trực tiếp đến quá trình biến nước ta từ một nước kém phát triển thành một nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển nhanh và bền vững, đưa nước ta thực sự trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Vì thế, việc nhận thức và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại càng là vấn đề có tính thời sự cấp bách và là một yêu cầu tất yếu khách quan, là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong điều kiện lịch sử mới. Quan điểm kết hợp các lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua.

Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá cũng tác động đáng kể đến lợi ích và quan hệ giữa các lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, việc làm sáng tỏ những thời cơ và thách thức mới đối với đất nước cần gắn liền với phương thức nhận thức và giải quyết vấn đề lợi ích một cách xác đáng, trên cơ sở đảm bảo lợi ích của dân tộc, quốc 4 gia. Toàn cầu hoá và hội nhập tất yếu đưa đến những thay đổi trong cơ cấu xã hội, hệ thống phân tầng xã hội, đụng chạm đến lợi ích của hàng triệu người, trước hết là giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động. Vì thế việc tìm hiểu và phân tích lợi ích từ nhiều bình diện, nhiều mối quan hệ, nhiều cấp độ khác nhau không chỉ bám sát vào mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà còn tính đến những nhân tố bên ngoài, trong đó có những nhân tố mới nảy sinh từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO – một minh chứng khẳng định quan điểm chủ động và tích cực hội nhập của Đảng Cộng sản ViệtNam, được nêu ra trong Đại hội X.

Nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại trên cơ sở ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, cái phổ biến và cái đặc thù của triết học Mác – Lênin, còn góp phần khắc phục biểu hiện của chủ nghĩa phiêu lưu chính trị lẫn chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bệnh ấu trĩ tả khuynh lẫn hữu khuynh vốn là những lực cản đối với quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do vậy việc chúng tôi chọn đề tài “Biện chứng giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”  làm luận án tiến sĩ của mình là cần thiết và cấp bách.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhận thức và xử lý đúng đắn vấn đề lợi ích và biện chứng giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại là một vấn đề triết học xã hội, triết học chính trị hết sức phức tạp và nhạy cảm, nhất là trong bối cảnh quan hệ quốc tế luôn biến động, đầy mâu thuẫn và đa chiều hiện nay. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà lý luận trong và ngoài nước. 5 Ở ngoài nước, nếu nói riêng về đề tài công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì trước đây tại Liên Xô và các nước Đông Âu, các nhà nghiên cứu đã bàn khá nhiều về vấn đề này.

Song nếu đặt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong việc nhận thức quan hệ biện chứng giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại thì số lượng các công trình nghiên cứu của các nhà mác xít ngoài nước chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu, trình bày các đặc điểm của đấu tranh giai cấp trong thời đại ngày nay, mối quan hệ giữa các dân tộc, sự thống nhất giữa các giá trị nhân loại chung, những mối quan tâm toàn cầu và vấn đề xu thế vận động của lịch sử, như cuốn “Biện chứng của cái đơn nhất, cái riêng và cái chung”  của A. B. Septulin, NXB Đại học Mátxcơva xuất bản năm 1973, cuốn “Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc”  B. A Tsaghin, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, xuất bản năm 1986, và bộ sách 6 tập với tựa đề “Phép biện chứng duy vật”  do P. V Konstantinốp và V. G Marakhôp chủ biên, NXB Tư tưởng, Mátxcơva, xuất bản năm 1984 …

Trong cuốn “Biện chứng cái đơn nhất, cái riêng và cái chung”, tác giả đã trình bày và phân tích các cặp phạm trù của phép biện chứng và vận dụng nó để giải thích mối quan hệ giai cấp, dân tộc và thời đại trong bối cảnh Liên Xô đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn trong tập bốn, bộ sách “Phép biện chứng duy vật”, các tác giả đã tập trung phân tích các vấn đề của sự phát triển xã hội và vai trò của việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích giai cấp, dân tộc và nhân loại với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện những diễn biến phức tạp của đời sống chính trị quốc tế.

Ở Việt Nam vấn đề lợi ích và vấn đề quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh xem là một trong những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc 6 tế. Điều đó được thể hiện một cách nhất quán và xuyên suốt qua các Văn kiện Nghị quyết của Đảng ta. Về vấn đề lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội. Trong mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [18, tr. 85]. Về vấn đề quan hệ quốc tế, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội”  của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội … “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” [17, tr. 308].

Với tư tưởng có tính chất định hướng chiến lược đó của Đảng về vấn đề giai cấp, dân tộc và nhân loại, ở Việt Nam từ trước đến nay, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, nhằm góp phần vào làm sáng tỏ tính khoa học và tính thực tiễn của việc nhận thức và xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại – những mối quan hệ hết sức sinh động, phức tạp của thế giới.

Về vấn đề lợi ích, đây là chủ đề khá hấp dẫn, nhưng cũng không kém phần khó khăn và nhạy cảm, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước, nhất là từ sau thời kỳ đổi mới, khi Đảng ta đã có những quan điểm và đánh giá lại một cách đúng đắn vấn đề lợi ích.

Một trong những công trình đó phải kể đến các cuốn “Từ điển bách khoa Việt Nam”, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, xuất bản năm 2002, “Lợi ích - động lực phát triển xã hội”  của Nguyễn Linh Khiếu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1991, cuốn “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vấn đề nguồn gốc và động lực”, của Lê Hữu Tầng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1991, “Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”  của Nguyễn Thế Nghĩa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, ….

Trong cuốn “Lợi ích - động lực phát triển xã hội”  gồm ba chương với các tựa đề: Lợi ích và vai trò động lực của nó đối với sự phát triển xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa một số lợi ích chủ yếu với tính cách là động lực của sự phát triển xã hội; Vấn đề sử dụng vai trò động lực của lợi ích trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, tác giả đã phân tích một số quan điểm khác nhau về lợi ích. Sự hình thành lợi ích và vai trò của lợi ích trong sự phát triển xã hội. Từ đó tác giả đã vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa một số lợi ích chủ yếu, như biện chứng giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng…. Đặc biệt, trong cuốn sách, tác giả đã tập trung trình bày vấn đề khai thác và sử dụng vai trò động lực của lợi ích trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng.

Cũng bàn về vấn đề lợi ích, trong chương II của cuốn “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vấn đề nguồn gốc và động lực”, tác giả Lê Hữu Tầng đã vạch ra vị trí của nhu cầu và lợi ích trong hệ thống các động lực của sự phát triển xã hội; Nó là “khâu trung gian chuyển hóa những yêu cầu khách quan bên ngoài thành những động cơ tư tưởng bên trong thúc đẩy con người ta hành động…”  [109,8 tr. 44]. Do vậy, theo tác giả, để kích thích tính tích cực của con người, của người lao động cần tác động tới lợi ích của họ, và thông qua tính tích cực đó mà thúc đẩy quá trình phát triển xã hội.

Cùng với chủ đề trên, chương VI cuốn “Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tác giả Nguyễn Thế Nghĩa đã xem xét lợi ích trong hệ thống chỉnh thể tác động qua lại giữa nhu cầu – lợi ích – mục đích như là chuỗi của hoạt động người, là sự tác động biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về nhu cầu, lợi ích trong lịch sử triết tưởng, tác giả đã khẳng định “Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã nhấn mạnh: Tất cả những gì con người đấu tranh đều gắn liền với lợi ích của họ”  …. “Những lợi ích thúc đẩy đời sống các dân tộc”  [94, tr. 210].

Nếu nhu cầu của con người là đa dạng, phong phú thì lợi ích cũng rất đa dạng và phong phú. Lợi ích có thể phân ra thành các loại khác nhau: Lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa…. Tất cả những lợi ích này được thể hiện dưới những hình thức cụ thể: Lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình, lợi ích của nhóm người, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích toàn xã hội, lợi ích toàn nhân loại…. “Như vậy, lợi ích về mặt nội dung là khách quan, vì nó thể hiện một thực tế khách quan nhất định: Thiếu điều kiện để thỏa mãn nhu cầu và khi thỏa mãn nhu cầu thì gặp cản trở nhất định; Đồng thời nó phản ánh mâu thuẫn khách quan của thực tế này, mâu thuẫn giữa nhu cầu với điều kiện thực để thỏa mãn chúng. Chính vì vậy, lợi ích trở thành nguồn gốc và động lực chủ yếu của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn” [94, tr. 211].

Về mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại trong thời gian qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, như các cuốn “Vấn đề dân tộc, giai cấp và toàn nhân loại”  của Vũ Hiền và Ngô Mạnh Lân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1995, “Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc”  của Nguyễn Thế Thắng, Nxb. Lao động, Hà Nội, xuất bản năm 1999, cuốn “Quan hệ giai cấp - dân tộc – quốc tế”  của Trần Hữu Tiến, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Xuân Sơn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2002, cuốn “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”  do Phan Hữu Dật chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2001, …

Trong các công trình đó, cuốn “Vấn đề dân tộc, giai cấp và toàn nhân loại”  của Vũ Hiền và Ngô Mạnh Lân, qua các chương với tựa đề: Thế giới có vấn đề; Vấn đề dân tộc đang nổi cộm; Giai cấp cũng là vấn đề rất cấp bách; Cần nhận thức và giải quyết cho đúng vấn đề nhân loại; Biện chứng và các mối quan hệ, các tác giả đã khẳng định vấn đề dân tộc, giai cấp và nhân loại là những vấn đề vừa có tính chiến lược vừa có tính thời sự cấp bách. Do đó cần phải có sự nhận thức và giải quyết cho đúng những vấn đề này. Theo các tác giả, “Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất về thế giới hiện nay là nó chứa đựng rất nhiều vấn đề, nhiều nghịch lý, nhiều mâu thuẫn; Nó là vô vàn các mối quan hệ đan xen giữa cái chung, cái đặc thù và cái riêng; Nó là kết quả của sự tác động nhiều chiều nảy sinh từ các vấn đề dân tộc, giai cấp và nhân loại” [29, tr. 96].

Theo quan điểm duy vật biện chứng khi xem xét các sự vật, hiện tượng, các tác giả đã cho rằng cần phải nhận thức và giải quyết một cách hài hòa, thống nhất giữa lợi ích giai cấp, dân tộc và nhân loại, giữa giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại. Trong đó, “Nếu nói về thứ tự ưu tiên lợi ích gì là phải dựa trên điều kiện lịch sử cụ thể, xuất phát từ cụ thể. Nếu chỉ quá nhấn mạnh trách nhiệm bảo vệ trái đất này để rồi quên đi những điều đang nhức nhối của vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc cũng là một sự ưu tiên sai lệch” [29, tr. 102].

Cũng tập trung vào lý giải những vấn đề trên, phải kể đến cuốn “Quan hệ giai cấp – dân tộc – quốc tế”  của Trần Hữu Tiến, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Xuân Sơn. Với ba chương và phần kết luận, tập thể các tác giả đã trình bày một cách khá khái quát về các vấn đề: Vấn đề dân tộc; Quan điểm Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và quan hệ giai cấp – dân tộc; Thời đại hiện nay và quan hệ giai cấp – dân tộc; Quan hệ dân tộc - giai cấp – quốc tế trong cách mạng Việt Nam. Các tác giả khẳng định: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đòi hỏi và cho phép kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nhuần nhuyễn các nhân tố giai cấp, dân tộc, quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp to lớn, đưa sự nghiệp cách mạng lớn lên, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kết hợp nhuần nhuyễn giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, phát huy cao độ nội lực và tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, đó là chìa khóa thắng lợi của cách mạng Việt Nam, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh” [115, tr. 171-172].

Góp phần đi sâu nghiên cứu về giai cấp trong vấn đề quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại, có tác phẩm: “Biến đổi cơ cấu giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại”  do Đào Duy Quát và Cao Đức Thái chủ biên, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2003. Với kết cấu gồm phần mở đầu và bốn phần nội dung, cuốn sách đã trình bày những vấn đề chung về giai cấp công nhân hiện đại, phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản phát triển, và trào lưu xã hội dân chủ trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đây chính là một phần của đề tài KX 06.07 thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước – “Những vấn đề chủ nghĩa tư bản hiện đại”, được nghiệm thu tháng 12 năm 2000.

Tư tưởng về giai cấp, dân tộc, con người và mối quan hệ giữa chúng cũng được trình bày khá hệ thống và mang tính giáo khoa trong các Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Nxb.

Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2003. Giáo trình Triết học Mác – Lênin đã 11 dành chương XI viết về giai cấp và đấu tranh giai cấp, trong đó có đề cập đến những vấn đề về giai cấp, dân tộc và nhân loại theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Giáo trình đã đưa ra các khái niệm về giai cấp, dân tộc và nhân loại, đồng thời chỉ ra những đặc điểm, bản chất xã hội và các mối quan hệ giữa chúng; Rằng: “Giai cấp và dân tộc quan hệ mật thiết với nhau. Song đó là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau; Mỗi nhân tố có vai trò lịch sử của nó, giai cấp, dân tộc không thay thế lẫn nhau. Sẽ là sai lầm nếu tách rời giai cấp và dân tộc hoặc đem quy mối quan hệ này vào mối quan hệ kia … sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề dân tộc, mối quan hệ phức tạp giữa giai cấp và dân tộc, nếu không nhận rõ vai trò của nhân tố kinh tế - xã hội, của nhân tố giai cấp. Quan hệ giai cấp – với tư cách là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất trong xã hội có giai cấp – là nhân tố xét đến cùng có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc, đối với xu hướng phát triển của dân tộc, quy định bản chất xã hội của dân tộc,.. .” [35, tr. 505].
-----------------------------------------------

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
7. Kết cấu của luận án
CHƯƠNG 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về lợi ích, mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lợi ích
1.1.1. Lợi ích với tính cách là một trong những động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội
1.1.2. Biện chứng giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi íchnhân loại
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa lợi ích giaicấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộcvà lợi ích nhân loại
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữalợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại
CHƯƠNG 2: Lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại trongbối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
2.1. Tính chất, đặc điểm của toàn cầu hóa xét trên phương diện lợi ích
2.1.1. Về xu thế toàn cầu hóa hiện nay
2.1.2. Tính chất và đặc điểm của toàn cầu hóa hiện nay
2.2. Sự thống nhất và đấu tranh về lợi ích trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay
2.2.1. Sự thống nhất về lợi ích trong điều kiện toàn cầu hóa hiệnnay
2.2.2. Cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề lợi ích trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay
CHƯƠNG 3: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam vànhững vấn đề đặt ra về lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại
3.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
3.2. Sự thống nhất biện chứng giữa các lợi ích trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.3. Những giải pháp mang tính định hướng nhằm đảm bảo sự hài hòa cho mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------
keyword: download  luan an tien si ,triet hoc,chuyen nganh, chu nghia, duy vat, bien chung, va chu nghia, duy vat lich su, bien chung, giua loi ich, giai cap, loi ich dan toc, va loi ich, nhan loai ,trong qua trinh, cong nghiep hoa, hien dai hoa, o viet nam, hien nay, vu ngoc mien


BIỆN CHỨNG GIỮA LỢI ÍCH GIAI CẤP, LỢI ÍCH DÂN TỘC VÀ LỢI ÍCH NHÂN LOẠI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...