Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc,chuyen nganh, chan thuong, chinh hinh,nghien cuu, tac dung, giup lien xuong, cua ghep tuy, xuong vao o, gay ho hai xuong, cang chan, da bat dong, ngoai , cao thi

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình
Mã số: 62.72.07.25

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIÚP LIỀN XƯƠNG CỦA GHÉP TỦY XƯƠNG VÀO Ổ GÃY HỞ HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN ĐÃ BẤT ĐỘNG NGOÀI 



Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Diễn tiến liền xương dài

Sự phục hồi xương gãy xảy ra theo đúng các qui luật tạo xương mới của bộ xương lành mạnh, nhưng có sự khác biệt là sự phục hồi xương gãy xảy ra ở tình trạng xương không còn liên tục bình thường, mà xương đã bị gián đoạn. Xương xốp và xương cứng có hai quá trình liền xương khác nhau. Đối với xương cứng, diễn tiến phục hồi xương gãy xảy ra theo hai hình thức khác nhau: Liền xương thì đầu và liền xương thì hai.

1.1.1. Liền xương thì hai

Liền xương thì hai tiến triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn viêm tấy, giai đoạn liền khỏi và giai đoạn tu chỉnh xương mới [10].

1.1.1.1. Giai đoạn viêm tấy

Xảy ra ngay sau chấn thương, đạt đỉnh cao sau 48 gi? Và giảm dần sau một tuần lễ. Đó là sự phản ứng của cơ thể trước chấn thương và sự chuẩn bị môi trường vật liệu cho giai đoạn sau. Dấu hiệu điển hình lâm sàng là sưng nóng, đỏ, đau tại nơi gãy xương và tăng thân nhiệt. Tại chỗ hình thành các mô chết (xương, màng xương, tủy xương, mô viêm quanh ổ gãy xương). Các mao mạch nuôi xương bị tổn thương làm chảy máu, tạo máu tụ. Cơ thể phản ứng bằng cách dãn các mạch máu tại chỗ, tăng thêm mức độ chảy máu và tăng tốc độ lưu thông máu. Các mô bạch cầu đa nhân, đại thực bào, lymphô bào được lưu thông máu đưa đến vùng gãy góp các yếu tố tiêu hủy các mô chết làm sạch môi trường ổ gãy. Các mô giập nát tại chỗ (xương, màng xương, v.v…) Cũng góp các vật liệu chuẩn bị cho giai 5 đoạn liền khỏi. Máu tụ ứ đọng được cho là vật liệu đầu tiên cần thiết cho sự liền xương [78].

1.1.1.2. Giai đoạn liền khỏi

Điều kiện quyết định sự phục hồi mọi cấu trúc của xương gãy là sự phục hồi các mạch máu. Thân xương dài lành mạnh được hai hệ thống mạch máu nuôi dưỡng. Hệ mạch máu nội tủy do động mạch lớn xuyên lỗ nuôi xương vào trong ống tủy phân chia, đảm bảo nuôi dưỡng 2/3 chiều dày trong của vách xương cứng lành mạnh. Hệ mạch máu màng xương từ các bụng cơ quanh thân xương cho các nhánh qua màng xương vào nuôi dưỡng 1/3 ngoài của vách xương cứng. Khi gãy xương (nhất là khi có di lệch) Hệ thống mạch máu nội tủy bị đứt gần như hoàn toàn. Hệ thống màng xương (bị tổn thương ít) Ban đầu đảm bảo nuôi dưỡng tạm thời toàn bộ thân xương dài. Thời gian mọc phục hồi các mạch máu thuận lợi nhất là 4 tuần lễ đầu tiên sau chấn thương trong điều kiện phải bất động vững ổ gãy, không để di lệch lại, di động thô bạo và tì nén lên các mặt gãy trong suốt 4 tuần lễ này.

Quá trình liền xương gãy được bắt đầu bằng việc tạo can xương tiên phát.

Đầu tiên máu tụ được tổ chức tại chỗ tạo thành giàn giáo fibrin. Mô xơ có mạch máu nuôi thâm nhập vào giàn giáo nói trên, phát triển các collagen và chất cơ bản của xương. Tổ chức này được gọi là can tiên phát, hình thành không phụ thuộc bất kỳ điều kiện gì, có tính chất tạm thời, tồn tại thời gian ngắn khoản 2 tuần lễ. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, hai đầu can tiên phát tiếp xúc được với nhau sẽ tiếp tục tiến triển thành can sụn, vô cơ hóa thì sẽ thành xương mới. Trường hợp ngược lại, không gặp điều kiện tốt, thì can xơ tiên phát sẽ teo dần và biến mất.

Sau giai đoạn can tiên phát là 6 sự tạo can bắc cầu bên ngoài xương. Sau khi gãy xương, một đoạn ngắn đầu xương gãy sẽ bị hoại tử vì không có mạch máu nuôi dưỡng. Bản thân các đầu gãy đó không tham gia hoạt động phát triển tạo xương mới mà màng xương mới có tiềm năng tạo xương mới. Dù hai đầu xương gãy có tiếp xúc được với nhau ít, nhưng nếu màng xương bị tổn thương có điều kiện tiếp xúc được với nhau, nối hai đoạn gãy ngoài xương thì xương vẫn có thể liền được. Như vậy màng xương đã giúp tạo can bắc cầu ngoài màng xương làm cho các đoạn gãy xương tiếp xúc được với nhau, trong khi các đầu xương vẫn chưa tiếp xúc với nhau. Can bắc cầu ngoài xương phát triển không đồng đều. Ở ngoại biên, xa ổ xương gãy, sự tạo xương xảy ra theo hình thức trong màng, tạo được sớm xương tiên phát, được gọi là can cứng.

Trong khi đó ở trung tâm, ngay gần ổ gãy xương, sự tạo xương mới lại qua trung gian mô sụn tiên phát và được đặt tên can mềm.

1.1.1.3. Giai đoạn tu chỉnh xương mới

Giai đoạn này chỉ khởi đầu khi xương gãy được can bắc cầu ngoài xương tự bất động được xương gãy. Các bước của giai đoạn tu chỉnh theo đúng quá trình tu chỉnh của bộ xương lành mạnh.

Tại các vùng xương đã già cỗi, một nhóm các hủy cốt bào tiêu hủy xương, tạo một hốc trống tăng rộng dần cho tới khi đường kính đạt bằng đường kính một hệ thống Havers. Hốc này tiến sâu vào trong xương theo hướng được xác định theo tác động cơ học, tạo thành một cấu trúc dạng đường hầm. Sau một giai đoạn trung gian, trên các thành hốc xuất hiện các tạo cốt bào tạo ra phiến mô dạng xương. Tiếp sau đó, photphat kiềm của tạo cốt bào sẽ vô cơ hóa các mô dạng xương. Khoảng 10% tạo cốt bào nằm 7 trong khối xương mới tạo nên sẽ trưởng thành, biến thành tế bào xương.

Các tế bào này tập trung lại với nhau tạo thành các dải kéo dài, thông qua các rãnh nhỏ tiếp xúc với các tế bào còn lại nằm ở bề mặt rãnh. Cấu trúc cuối cùng tạo thành hệ thống Havers của xương bình thường.

1.1.2. Liền xương thì đầu

Có hai tình huống xảy ra:

- Khi hai mặt gãy tiếp xúc áp khít nhau, khe gãy xương nhỏ hơn 200dmm. Liền xương theo hình thức tu chỉnh xương tạo ra hệ thống Havers. Quá trình này xảy ra nhờ các ống h? Y xương có thể đi xuyên từ đoạn gãy này sang đoạn gãy kia theo hướng song song với trục dọc thân xương. Các hủy cốt bào đi xuyên qua khe gãy tạo ra ống hủy xương, theo sau đó là các tạo cốt bào lắng đọng chất xương và mạch máu mới được hình thành. Quá trình này tạo thành xương thứ phát (hệ thống Havers) Thay thế xương gián đoạn ở các đầu xương gãy.

-Khi giữa hai mặt gãy còn khe gãy nhỏ (từ 200dmm đến 1mm): Sự liền xương xảy ra theo hai bước. Lúc đầu, các tạo cốt bào lấp đầy khe gãy bằng xương tiên phát. Sau đó quá trình tái tạo ống Havers mới tiến triển để hình thành cấu trúc vỏ xương bình thường.

1.2. Điều hòa sự liền xương

Sự liền xương tại ổ gãy luôn luôn chịu ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các tế bào không biệt hóa tại vùng gãy và có thể được điều hòa bởi các tín hiệu từ các yếu tố tăng trưởng được phóng thích ra từ ổ gãy [21], [68].

Mặc dù phức tạp, nhưng nói chung sự tái tạo xương phải có ba thành phần: Các tế bào có thể biệt hóa thành tạo cốt bào, cảm ứng xương và dẫn nhập 8 xương [27], [101], [108]. Ba yếu tố này quyết định xương có tăng sinh, tái tạo hay không và ở mức độ nào.

1.1.1. Dòng các tế bào gốc tạo xương

Là các tế bào có nguồn gốc từ tế bào trung mô có mặt trong ống Havers, trên các bè xương và rất nhiều trên màng ngoài xương. Bình thường, các tế bào gốc biệt hóa thành tạo cốt bào và hủy cốt bào nhằm điều khiển sự phát triển của xương. Ngoài các tế bào của mô xương và sụn, còn có rất nhiều loại mô và tế bào có khả năng tạo xương như tế bào gốc có trong tủy xương, mô cơ [66], và có thể cả mô mỡ [38].

1.1.2. Cảm ứng xương

Cảm ứng xương là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình thúc đẩy sự gián phân của các tế bào trung mô không biệt hóa, dẫn tới tạo thành các tiền tạo cốt bào có khả năng tạo ra xương mới. Một số các yếu tố tăng trưởng cảm ứng xương đang được nghiên cứu là: Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng ò (TGF- ò), protein hình thái xương (BMPs), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGFs) …và một số chất khác.

1.1.3. Dẫn nhập xương

Là môi trường thích hợp cho sự lắng đọng xương xảy ra. Xương xốp là yếu tố dẫn nhập xương tốt nhất vì chúng có nhiều các hốc và cấu trúc ba chiều cho phép xâm nhập tế bào và mạch máu một cách nhanh chóng.

Xương đặc, xương ghép đồng loại, các chất gốm… cũng là các môi trường dẫn nhập xương.

Một số nghiên cứu cho thấy trong 3 yếu tố cơ bản nói trên thì tủy xương có hai yếu tố, đó là có tế bào gốc tạo xương [64], [65], [91] và có khả 9 năng cảm ứng xương [44], [69]. Và do vậy, tủy xương là một yếu tố đang được nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực giúp liền xương.

1.3. Các giải pháp giúp liền xương nhanh.

1.3.1. Ứng dụng sự ảnh hưởng của yếu tố cơ sinh học đối với sự liền xương

Xương gãy phải được bất động vững chắc, liên tục và đủ thời gian thì xương mới liền. Sự di động quá lớn của các đoạn gãy sẽ làm cho mạch máu không thể đi xuyên qua chỗ gãy được và tiến triển liền xương sẽ ngừng lại ở giai đoạn can sụn. Đây là một trong nhiều nguyên nhân thường gây ra khớp giả. Nhóm nghiên cứu kết hợp xương Thụy Sỹ thấy rằng bất động xương gãy bằng phương pháp kết hợp xương cứng nhắc sẽ tạo ra liền xương trực tiếp từ mô xương hay còn gọi là liền xương thì đầu, không có can dư thừa.

Lúc đầu, tổ chức này cho rằng liền xương thì đầu tốt hơn liền xương thì hai qua trung gian mô sụn nên họ chế tạo các loại nẹp kết hợp xương cứng chắc để mong đạt được liền xương thì đầu. Về sau người ta nhận ra rằng liền xương thì đầu xảy ra rất chậm so với liền xương thì hai [9].

Nếu bất động xương gãy vững chắc có cho phép di động đàn hồi chút ít, thì sẽ tạo ra được liền xương thì hai. Liền xương xảy ra nhanh hơn, giúp nhanh chóng đạt liền xương vững và bệnh nhân có thể sinh hoạt trở lại sớm hơn. Hầu hết các cách điều trị bảo tồn kinh điển như băng bột qua hai khớp, bột nẹp chức năng, … đều dẫn tới liền xương thì hai. Khái niệm về liền xương thì hai cũng được ứng dụng trong việc chế tạo các phương tiện cố định xương như cố định ngoài đàn hồi vững, các vật liệu kết hợp xương đàn 10 hồi như nẹp tổ hợp các bon, đinh nội tủy đàn hồi.. . Nhằm đạt được liền xương thì hai.

1.3.2. Ứng dụng các yếu tố vật lý giúp liền xương

1.3.2.1. Kích thích cơ học

Thông thường nếu có chút ít di động tại chỗ gãy thì sẽ tạo ra can xương nhưng nếu sự di động quá nhiều thì có thể tạo ra khớp giả phì đại.

Định luật Wolff cho rằng cấu trúc của xương thích ứng với những thay đổi của môi trường. Một trong các loại kích thích cơ học là đi chống chân có kiểm soát. Riggins [97] báo cáo rằng việc chống chân không ảnh hưởng gì trên sự liền xương của gà. Sarmiento [100], Meadows [76] nghiên cứu và kết luận rằng sự chống chân là một yếu tố gia tăng tạo xương non tiên phát và có thể làm tăng sự tạo xương trong quá trình liền xương. Goodship [51] nghiên cứu trên hai nhóm cừu bị làm gãy xương chày.

Một nhóm được điều trị bằng cố định ngoài vững chắc và nhóm kia cố định ngoài có thêm sự di động dọc trục có kiểm soát. Liền xương ở nhóm có di động xảy ra nhanh hơn. Trên lâm sàng, điều trị gãy xương chày bằng cố định ngoài có di động rất nhỏ dọc trục có kiểm soát cũng có thời gian liền xương ngắn hơn so với nhóm chứng.

Như vậy, sự nén ép động dọc trục có tác dụng kích thích liền xương nhanh. Thực tế lâm sàng cũng đã có nhiều ứng dụng trong việc cho bệnh nhân tập vận động, gồng cơ, tập đi sớm.

1.3.2.2. Kích thích bằng dòng điện

Năm 1841, Hartshorne lần đầu tiên báo cáo một trường hợp điều trị khớp giả bằng kích thích dòng điện. Năm 1850, Lente báo cáo 3 trường hợp 11 khớp giả hoặc chậm liền xương được điều trị thành công bằng dòng điện Galvanic. Năm 1953, Yasuda thấy xương mới được tạo thành ở điện cực khi cho dòng điện cường độ thấp đi qua xương đùi thỏ [42]. Sharrard thấy điện từ trường cũng có tác dụng kích thích liền xương [103]. Các nghiên cứu của Goh, Kleczynski, Miller, Jacob, Harris thì cho thấy kích thích bằng dòng điện không làm thay đổi thời gian liền xương, vì vậy dòng điện không được dùng rộng rãi để kích thích liền các xương gãy [34].

1.3.2.3. Kích thích bằng sóng siêu âm

Năm 1994, Heckman [34] nghiên cứu tác dụng của sóng siêu âm trên gãy kín và gãy hở độ 1 xương chày cho thấy ở lô có kích thích bằng sóng siêu âm có thời gian liền xương nhanh hơn so với lô đối chứng. Tuy vậy, Kakar [62] cho rằng chỉ nên dùng sóng siêu âm giới hạn ở các gãy kín điều trị bằng bó bột, còn đối với các trường hợp mổ kết hợp xương thì không có tác dụng gì.

1.3.3. Dùng các yếu tố tạo xương

1.3.3.1. Ghép xương tự thân

Năm 1881, Macewen báo cáo trường hợp ghép xương tự thân vào ổ gãy thân xương cánh tay một em bé, và ông gợi ý rằng xương ghép tự thân chứa các tế bào tạo xương và kích thích tạo xương mới. Sau đó nhờ các nghiên cứu của Albee, Barth, Lexer, Phemister mà cho đến nay ghép xương tự thân để giúp liền xương đã trở nên thường qui đối với các trường hợp khớp giả hoặc khó liền [46]. Ghép xương xốp tự thân vào ổ gãy là một cách tốt để bảo đảm liền xương, nhất là các gãy xương có khuyết hổng xương hoặc gãy hở. Nhưng do 12 phải tiến hành phẫu thuật phức tạp và việc lấy xương ghép cũng có các bất lợi như đau, sẹo nơi lấy ghép và khi cần thì khối lượng xương ghép cũng không có nhiều [2], [90] nên ít khi dùng cách này để kích thích liền xương cho các gãy xương có tiên lượng liền xương bình thường.
--------------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Diễn tiến liền xương dài
1.2. Điều hòa sự liền xương
1.3. Các giải pháp giúp liền xương nhanh.
1.4. Thành phần tủy xương
1.5. Các ứng dụng của tủy xương trong chấn thương chỉnh hình
1.6. Lấy tủy và biến chứng của ghép tủy xương trong chấn thương chỉnh hình
1.7. Điều trị gãy hở Thân hai xương cẳng chân bằng bất động ngoài
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2. Phương tiện nghiên cứu
2.3. Đối tượng nghiên cứu
2.4. Phương pháp ghép tủy
2.5. Theo dõi
2.6. Đánh giá kết quả liền xương
2.7. Kiểm tra kỹ thuật lấy tủy
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. Tư liệu lâm sàng
3.2. Kết quả thời gian liền xương
3.3. Kết quả tỉ lệ liền xương
3.4. Tai biến và biến chứng liên quan đến ghép tủy
3.5. Một số bệnh án
3.6. Kết quả kỹ thuật lấy tủy
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Thời gian liền xương
4.2. Tỉ lệ liền xương
4.3. Lấy tủy và bơm tủy vào ổ gãy
4.4. Biến chứng
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT-ANH
PHỤ LỤC
-----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1/ Trần Văn Bé (2001), Ghép tủy xương, NXB Y học, Chi nhánh Tp HCM.
2/ Lê Chí Dũng, Diệp Thế Hòa, Đoàn Long Vân…(2000), “Tái tạo cấu trúc xương trong điều trị u xương ác tính và tấn công”, Y học Tp HCM, Tập 4, phụ bản số 4, tr. 270-274.
3/ Ngô Bảo Khang (1987),“Bột dưới gối chức năng điều trị gãy xương cẳng  chân”, Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y dược, Số 31, tr. 10-13.
4/ Nguyễn Mạnh Khánh, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Thị Thu Hà… (2008),”Ghép tế bào gốc tủy xương tự thân điều trị khớp giả thân xương chày”, Tạp chí Y Dược học quân sự, Số 1-2008, tr. 102-107
5/ Lương Đình Lâm (1996), Nhận xét về xương ghép đồng loại bảo quản  bằng mật ong (từ thực nghiệm đến ứng dụng lâm sàng), Luận án phó  tiến si khoa học Y Dược, Đại học Y Dược Tp HCM.
6/ Trịnh Xuân Lê (1993), Nghiên cứu ghép xương thực nghiệm trên thỏ, ghép  xương đồng loại dự trữ bằng mật ong, Luận văn tốt nghiệp nội trú  chấn thương chỉnh hình, Đại học Y dược Tp HCM.
7/ Nguyễn Quang Long (1997), “Các biến chứng của gãy xương”, Bài giảng chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng, Trường Đại học Y  dược Tp HCM, tr.13-21.
8/ Nguyễn Quang Long (1999), “Khảo sát sự liền xương gãy được điều trị  phẫu thuật bằng nẹp tổ hợp các bon”, Y học Tp HCM, chuyên đề chấn thương chỉnh hình, Phụ bản tập 3, số 4. tr. 1-11.  
19/ Nguyễn Quang Long (2004), “Các khuynh hướng hiện đại về kỹ thuật điều trị gãy thân xương dài”, Y học Tp HCM, Tập 8, phụ bản của số  1, tr. 1-8.
10/ Nguyễn Quang Long (2004), “Sự phục hồi xương gãy”, Kỷ yếu hội nghị  khoa học mạng lưới Chấn thương-Chỉnh hình lâm sàng, ngày 20.11.2004, tr. 11-25.
11/ Phạm Đăng Ninh (2000), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cố định ngoài một bên bằng cọc ép ren ngược chiều trong điều trị gãy mở 2 xương cẳng chân, Luận án tiến sĩ Y học , Học viện quân y.
12/ Nguyễn Văn Quang (1987), “Gãy xương hở”, Nguyên tắc chấn thương chỉnh hình. Hội Y Dược Học Tp HCM, tr. 215-225.
13/ Trần Công Toại(2002), Nghiên cứu chất lượng mô ghép được xử lý và bảo quản theo các phương pháp khác nhau, Luận án tiến si Y học,  Đại học Y Dược Tp HCM.
14/ Trần Công Toại, Cao Thỉ(2009), “Cấy tủy xương để đánh giá số lượng tế bào gốc trung mô thông qua các đơn vị tạo khúm nguyên bào sợi (CFU-FS)”, Y học Tp HCM, Tập 13, phụ bản số 1-2009, tr. 488-490.
15/ Cao Thỉ (1992), Khung cố định ngoài nắn chỉnh chủ động dùng trong  điều trị gãy thân hai xương cẳng chân, Luận văn tốt nghiệp nội trú  chấn thương chỉnh hình, Đại học Y dược Tp HCM.
16/ Cao Thỉ (2002), “Lấy xương ghép mào chậu: hậu quả nơi cho mảnh  ghép”, Y học Tp HCM, Tập 6, phụ bản số 3, tr. 81.
17/ Cao Thỉ, Đỗ Phước Hùng (1999), “Nhân một trường hợp ghép tủy xương vào xương chày”, Y học Tp HCM, Phụ bản tập 3, số 4, tr. 159-161.  
218/ Trần Anh Tuấn, Nguyễn Quang Long (2004), “Ap lực khoang và delta P  trong chẩn đoán sớm chèn ép khoang cấp tính ở cẳng chân”, Kỷ yếu  hội nghị thường niên lần thứ XI, Hội Chấn Thương Chỉnh Hình TP  HCM, tr. 228-234.  

 Tiếng Anh
19/ Alho A.,Ekeland A,Stromsoe K.,Folleras G.,Thoresen B.O. (1990),  “Locked intramedullary nailing for displaced tibial shaf fracture”,  JBJS, 72B(5), pp.805-809.
20/ Allen R. J., Heitland A. S. (2002), “Superficial Inferior Epigastric Artery  Flap for Breast Reconstruction”, Plastic Surgery, 16(1), pp.124-128.
21/ Aronson J., Cornell C.N. (1999), “Bone healing and grafting”,  Orthopaedic knowledge update 6, pp.25-32.
22/ Bab I.A. (1995), “Postablation bone marrow regeneration: an in vivo  model to study differential regulation of bone formation and  resorption”, Bone,17(4 Suppl), pp.437-441.
23/ Barbara J. Bain, David M. Clark, Irvin A. Lampert(2001), “The normal bone marrow”, Bone marrow pathology,Blackwell Science, pp.1-49.
24/ Bouxsein M. L., Turek T. J., Blake C. A., D’Augusta D., Li X., (2001),  “Recombinant Human Bone Morphogenetic Protein-2  Accelerates Healing in a Rabbit Ulnar Osteotomy Model”, JBJS, 83A, pp.1219-1230.  
325/ Bozidar Sebee, Vinko Gabelica, Leonardo Patrlj, Tomislav Sosa (1999),  “Percutaneous Autologous Bone Marrow Grafting on the site  of Tibial Delayed Union”, CMJ online, 40(3).
26/ Bucholz R.W., Carlton A., Holmes R. (1989), “Interporous  hydroxyapatite as a bone graft substitute in tibial plateau fractures”,  Clin-Orthop, 240, pp.53-62.
27/ Buckwalter JA., Einhorn T.A., Marsh JL.(2006)”Bone and joint healing”  Rockwood and Green’s fracture in adults, volume1, pp.297-311.
28/ Burwell,R.G. (1985), “The function of bone marrow in the incorporation  of a bone graft”, Clin Orthop, 200, pp.125-141.
29/ Cancedda R., Mastrogiacomo M., Bianchi G., Derubeis A., Muraglia A.,  Quarto R. (2003), “Bone marrow stromal cells and their use in  regenerating bone”, Novartis Found Symp, 49, pp.133-43.
30/ Chapman M.W., Bucholz R., Cornell C. (1997), “Treatment of acute  fractures with a collagene-calcium phosphate graft material. A randomized clinical trial”, JBJS, 79A(4),pp.495-502.
31/ Charles M., Barr T., Clokie C.M.L., Sándor G.K.B. (2007), “Fat  embolism following posterior iliac graft harvest for jaw  reconstruction: Managing the complications of major surgery”,  Journal of Canadian Dental Association, 73(1) pp.67-70.
32/ Chen J.-L., Hunt P., McElvain M., Black T., Kaufman S., Choi E. S.-H.  (1997), “Osteoblast Precursor Cells are Found in CD34+ Cells from  Human Bone Marrow”, Stem Cells,15(5),pp.368-377.   
433/ Chen W.J., Jingushi S., Aoyama I., Anzai J., Hirata G., Tamura M.,  Iwamoto Y. (2004), “Effects of FGF-2 on metaphyseal fracture repair in rabbit tibiae”, Journal of Bone and Mineral metabolism, 22(4),  pp.303-309.
34/ Christian,C.A. (1998), “Stimulation of fracture healing”, Campbell’  operative orthopaedics, pp.2000-2001.
35/ Colterjohn N. R., Bednar, D. A. (1997), “Procurement of bone graft from  the iliac crest. An operative approach with decreased morbidity”,  JBJS, 79A(5), pp. 756-759.
36/ Connolly,J.,Guse,R.,Lippielo,L.,Dehne,R. (1989), “Development of an  osteogenic bone-marrow preparation”, JBJS, 71A(5), pp.684-691.
37/ Cook S.D., Wolfe M.W., Salkeld S.L., Rueger D.C. (1995), “Effect of  recombinant human osteogenic protein-1 on healing of segmental  defects in non-human primates”, JBJS, 77A(5), pp.734-750.
38/ De Ugarte D.A., Ashjian P.H., Elbarbary A., Hendrick M.H. (2003),  “Futrure of fat as raw material for tissue regeneration”, Annals of  Plastic Surgery, 50(2), pp.215-219.
39/ Denis J.E., Merriam A., Awadallah A., Yoo J., Johnstone B., Caplan A.  (1999), “A Quadripotential Mesenchymal Progenitor Cell Isolated  from the Marrow of an Adult Mouse”, Journal of bone and mineral  research, 14(5), pp.700.
40/ Diduch D.R., Coe M.R., Joyner C., … (1993), “Two cell lines from bone  marrow that differ in term of collagen synthesis, osteogenic  characteristics, and matrix mineralization”, JBJS, 75A(1), pp.92-105.  
541/ Dong J., Uemura T., Shirasaki Y., Tateishi T. (2002), “Promotion of bone formation using highly pure porous beta-TCP combined with  bone marrow-derived osteoprogenitor cells”, Biomaterials, 23(23),  pp.4493-502.
42/ Einhorn T.A. (1995), “Current concepts review. Enhancement of fracture  healing”, JBJS,77A(6), pp.940-956.
43/ Einhorn T.A., Majeska R.J., Mohaideen A., … (2003), “A single  percutaneuos injection of recombinant human bone morphogenetic  protein-2 accelerates fracture repair”, JBJS, 85A(8), pp.1425-1435.
44/ Eipers P.G., Kale S., Taichman R.S., Pipia G.G., Swords N.A., Mann  K.G., Long M.W. (2000), “Bone marrow accessory cells regulate  human bone precursor cell development”, Exp Hematol 28,  p.815-25,
45/ Emami M.J., Oryan A., Saeidinasab H., Meimandi Parizi A. (2002),  “The Effect of Bone Marrow Graft on Bone Healing: A Radiological  and Biomechanical Study”, Iran J Med Sci, 27(2),pp.63-66.
46/ Friedlaender G.E. (1987), “Current concepts review. Bone graft. The  basic science rationale for clinical applications”, JBJS, 69A(5), pp.786-790.
47/ Garg N.K., Gaur S. (1995), “Percutaneous autogenous bone-marrow  grafting in congenital tibial pseudarthrosis”, JBJS, 77B(5), pp.830-831.
48/ Garg N.K., Gaur S., Sharma S. (1993), “Percutaneous autogenous bone  marrow grafting in 20 cases of ununited fracture”, Acta Orthop Scand,  64(6), pp.671-672. 
-------------------
keyword: download luan an tien si, y hoc,chuyen nganh, chan thuong, chinh hinh,nghien cuu, tac dung, giup lien xuong, cua ghep tuy, xuong vao o, gay ho hai xuong, cang chan, da bat dong, ngoai , cao thi

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIÚP LIỀN XƯƠNG CỦA GHÉP TỦY XƯƠNG VÀO Ổ GÃY HỞ HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN ĐÃ BẤT ĐỘNG NGOÀI 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...