luan an tien si ngu van,chuyen nganh, ngon ngu hoc, so sanh, doi chieu,cau truc de, thuyet trong, van ban tin, tieng anh, va tieng viet, nguyen thi thu hien
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Mã số: 62. 22. 01.10
CẤU TRÚC ĐỀ – THUYẾT TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH SÂM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam ngày nay đang trên đà phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Chúng ta đang từng bước tiếp cận thế giới và nỗ lực làm cho thế giới biết đến chúng ta qua nhiều phương diện khác nhau: Kinh tế, chính trị, thể thao, giáo dục, văn hóa.. . Và rõ ràng là báo chí được xem là cầu nối quan trọng giữa các quốc gia. Nó giúp cho chúng ta bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với các vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Viết báo bằng tiếng Việt đã khó, nhưng viết bằng tiếng Anh có lẽ lại càng khó hơn, nhất là làm thế nào để ta có thể viết được một bản theo đúng phong cách diễn đạt của người bản ngữ.
Muốn vậy có lẽ chúng ta cần phải tiếp cận với các yếu tố ngôn ngữ liên quan đến quá trình tạo văn bản. Vì thế, với luận án này chúng tôi muốn góp phần vào tìm hiểu thể loại báo chí này thông qua hai ngôn ngữ Anh - Việt. Số công trình nghiên cứu so sánh văn bản của các ngôn ngữ trên thế giới đã tăng đáng kể từ sau sự xuất hiện của tu từ học đối chiếu (Contrastive Rhetoric) Cách đây gần bốn thập niên (Kaplan, R. B. [59]). Mục đích của Tu từ học đối chiếu là phát hiện những khó khăn mà người viết gặp phải khi họ sử dụng tiếng nước ngoài, và nó cũng cố gắng giải thích những khó khăn này thông qua chiến lược tư duy bằng tiếng mẹ đẻ (Connor, U. [16]).
Sự ra đời của phương pháp phân tích thể loại (Genre Analysis) Đã giúp cho tu từ học đối chiếu tiến thêm một bước, không chỉ dừng ở phân tích ngôn ngữ viết thông qua các bài viết của sinh viên- các tay viết không chuyên, mà nó còn mở rộng việc xem xét và nghiên cứu văn bản chuyên ngành của các thể loại khác nhau. Phân tích thể loại là một phương pháp nghiên cứu những đặc trưng tu từ và ngôn ngữ của các thể loại văn bản gắn với mục đích giao tiếp của tác giả. Phần lớn mảng phân tích này tập trung vào các bài báo nghiên cứu bằng tiếng Anh hoặc bằng các ngôn ngữ khác. (Swales, J. [89], [88]; Crookes, G. 7 [17]; Taylor, C & T. Chen [92]; Myers, G. [75], [76]), và chủ yếu là các bài báo khoa học tự nhiên và một ít bài của khoa học xã hội. Luận án này mong muốn góp một phần trong nghiên cứu một văn bản thể loại báo chí của hai ngôn ngữ Anh – Việt.
Trong phân tích thể loại, ngữ pháp chức năng hệ thống (NPCNHT) Đóng một vai trò quan trọng. Thật ra, NPCNHT là mô hình ngôn ngữ trong ngữ cảnh sử dụng. Khởi điểm từ cách nhìn về vai trò của mối quan hệ giữa ngữ cảnh và giao tiếp ngôn ngữ của Malinowski và Firth, Halliday, M. A. K. Đã phát triển mô hình lý thuyết về ngữ cảnh:
Trường (field), không khí (tenor) Và cách thức (mode) Của diễn ngôn trong mối tương quan với ba siêu chức năng của ngôn ngữ tương ứng là kinh nghiệm (hay ý niệm- ideational), liên nhân (interpersonal) Và văn bản (textual).
Siêu chức năng kinh nghiệm được dùng để truyền đạt những thông tin mới, chia sẻ những nội dung mà người nghe/ người đọc chưa biết. Nó hiện diện trong việc sử dụng của tất cả các ngôn ngữ. Lý do là vì cho dù một người sử dụng bất kỳ một ngôn ngữ nào với mục đích gì thì anh ta vẫn phải nói đến các loại kinh nghiệm của mình về thế giới. Siêu chức năng này không những chỉ rõ những khả năng lựa chọn về ngữ nghĩa mà còn xác định việc hiện thực hóa cấu trúc của chúng (nói như NPCNHT, tức là chọn quá trình vật chất hay quá trình tinh thần, quá trình quan hệ hay quá trình tồn tại.. .). Nó được hiện thực hóa thông qua hệ thống chuyển tác gồm ba thành tố: Tham thể, quá trình và chu cảnh.
Siêu chức năng liên nhân thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan hệ xã hội và các quan hệ cá nhân. Điều này bao gồm những cách thức khác nhau mà người nói sử dụng trong các tình huống khác nhau. Siêu chức năng này được hiện thực hóa thông qua hệ thống thức và hệ thống tình thái. Thức chỉ rõ vai trò mà người nói lựa chọn trong tình huống nói và vai trò mà anh ta ấn định cho người nghe. Tình thái liên quan đến cách người nói thể hiện sự đánh giá hoặc dự đoán của mình.
Siêu chức năng ngôn bản đề cập đến việc ngôn ngữ như là một thông điệp mạch lạc và nhất quán, khác với một chuỗi các câu văn tùy tiện, được hiện thực hóa thông qua hệ thống Đề – Thuyết. Đề - Thuyết là tổng thể của tổ chức cú như một thông điệp, trong đó Đề là xuất phát điểm.
Eggins, S. [29] nhận định rằng đóng góp rất lớn của Halliday là, đi xa hơn Firth, ông đã xác định được khía cạnh nào trong ngữ cảnh là quan trọng. Nếu những kinh nghiệm (Trường) Được phản ánh qua hệ thống chuyển tác, bao gồm các quá trình tham thể, và chu cảnh, thì vai trò mà ngôn ngữ đang thực hiện trong giao tiếp (Cách thức) Được thực hiện hóa thông qua cấu trúc Đề - Thuyết (Theme - Rheme), cấu trúc thông tin cũ mới, và hệ thống liên kết; Và nó cũng sẽ thể hiện được mối quan hệ qua lại giữa người nói/ viết và người nghe/ đọc thông qua chức năng liên nhân (Không khí).
Trong giao tiếp chúng ta được quy định bởi đặc trưng tuyến tính của ngôn ngữ, nên việc đối tượng nào được lựa chọn để đưa ra làm Đề- làm điểm xuất phát trong một cú không phải là một sự ngẫu nhiên. Đề trong một phát ngôn có vai trò liên kết nó với phần ngôn bản đi trước, duy trì chủ đề, phát triển chủ đề, tạo tiêu điểm, hướng dẫn người đọc, người nghe trong tiếp nhận văn bản, và xây dựng kết cấu các nội dung quan yếu của một diễn ngôn.
Như vậy trong mạng lưới hệ thống của Ngữ pháp chức năng, cấu trúc Đề - Thuyết chỉ là một phần trong bình diện tổ chức cú như một thông điệp (clause as a message). Khi xem xét phân tích một văn bản ta cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với ba siêu chức năng đã đề cập đến ở trên. Cấu trúc Đề- Thuyết được chọn như một công cụ phân tích văn bản vì “Đề đặc biệt thích hợp với việc chỉ ra mối quan hệ giữa những văn bản viết với ngữ cảnh xuất hiện của chúng” (Brandt, 1986- trích trong Vande Kopple, W. J. [95]).
Mặc dù cấu trúc Đề- Thuyết đã được sử dụng như một công cụ phân tích văn bản những năm gần đây, nhưng nó vẫn chưa được sử dụng thường xuyên như là công cụ cho quá trình phân tích và so sánh trong đối chiếu phong cách văn bản, cho dù nó có khả năng cung cấp nhiều điều về tổ chức văn bản. Thật ra, theo Halliday, M. A. K [49], “Chức năng cơ bản của cú là tạo ra một thông điệp” và Đề -Thuyết chính là “cấu trúc cơ bản của tổ chức cú như là một thông điệp”. “Sự tổ chức” và “sự lựa chọn” Đề chính là cốt lõi của ý tưởng của diễn ngôn. Tuy nhiên, việc áp dụng cấu trúc Đề – Thuyết trong phân tích diễn ngôn ởViệt nam vẫn còn là một lĩnh vực khá mới. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
Đây chính là những lý do chúng tôi chọn cấu trúc Đề – Thuyết nhằm làm nổi bật các đặc điểm ngôn ngữ của một loại hình văn bản, cụ thể là văn bản tin.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cấu trúc Đề -Thuyết và việc phân tích Đề của văn bản đã được sử dụng rất nhiều trong các công trình như là một phương tiện để nhận diện thể loại; Nghĩa là để phân biệt các thể loại khác nhau hoặc để tìm ra nét tương đồng giữa các văn bản cùng thể loại. Vande Kopple [95] cho rằng trong lĩnh vực này, hướng nghiên cứu có lợi là xem xét mối quan hệ giữa Đề văn bản, liên nhân và kinh nghiệm, vị trí của chúng, sự phát triển của chúng. Ông giải thích rằng sự phân tích những nét đan xen này sẽ giúp nhận diện được thể loại.
Eiler, M. [30] cũng thực hiện nghiên cứu theo hướng này khi bà cho rằng phân tích sự lựa chọn Đề, và sự phân bố Đề sẽ bộc lộ được những cấu trúc tiêu biểu nhận diện được thể loại văn bản. Francis, G. [34] có lý khi nhận xét rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã nhận ra rằng thể loại có thể được phân biệt bởi cấu trúc thông tin nằm trong phần Đề của văn bản và rằng phương thức phát triển Đề dường như có liên quan đến thể loại. Fries, P. H. & Francis, G. [40] đã nêu ra mối quan hệ qua lại nào đó giữa nội dung Đề và thể loại, cũng như mối quan hệ qua lại giữa nội dung Đề và các thành tố cấu tạo nên thể loại.
Ngoài việc dùng Đề phát triển để tìm ra sự khác nhau và giống nhau giữa các thể loại, cấu trúc Đề - Thuyết cũng đã tạo nền tảng cho rất nhiều công trình nghiên cứu so sánh xuyên ngôn ngữ. Danes, F. [19] đối chiếu tiếng Tiệp và tiếng Anh dùng quan điểm chức năng (Đề - Thuyết) Và đã kết luận cấu trúc này liên quan đến chức năng của trật tự từ và ngữ điệu. Vasconcellos, M. [96], [97] đã chỉ ra rằng khái niệm Đề của Halliday là đúng, có giá trị xuyên ngôn ngữ và bà đã dùng bản dịch như là một công cụ để chứng minh điều này.
Bà đã xem xét 32 văn bản viết bằng tiếng Bồ Đào Nha và bản dịch của chúng sang tiếng Anh. Mặc dù Bồ Đào Nha là ngôn ngữ cho phép cấu trúc VSO, khác với tiếng Anh với cấu trúc SVO, bà đã chỉ ra rằng các dịch giả đã tìm cách vượt qua trở ngại này nhằm duy trì sự lựa chọn Đề ngữ gốc và cấu trúc thông tin của văn bản, và bà đã tìm được tỉ lệ thống nhất để duy trì tiêu điểm cấu trúc thông tin mới là 87,6%. Azis, Y. W. [1] nghiên cứu cấu trúc ĐT trong một đoạn văn kể của một cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Ả Rập. Sau đó ông đem so sánh với những công trình khác về cấu trúc ĐT của tiếng Anh và tiếng Pháp. Ông đã lấy ngữ pháp chức năng theo trường phái Prague làm cơ sở cho khái niệm Đề- Thuyết. Kết quả là cấu trúc ĐT của tiếng Ả Rập có xu hướng giống với tiếng Pháp hơn do hai ngôn ngữ đều có xu hướng lựa chọn cấu trúc Đề không đổi hơn là Đề tuyến tính đơn.
Từ những công trình trên, chúng tôi thấy rằng việc phân tích cấu trúc Đề - Thuyết trong mối quan hệ với ba siêu chức năng của ngôn ngữ có thể giúp chúng ta nhận ra cấu trúc tổ chức văn bản của một thể loại diễn ngôn một cách sâu sắc. Tuy nhiên, tầm quan trọng của cấu trúc này dường như vẫn chưa được các nhà nghiên cứu Việt ngữ nhận thấy trong phân tích diễn ngôn. Diệp Quang Ban [118] đã chỉ ra ba tính ưu việt cơ bản của NPCNHT của Halliday như: Coi trọng tính hệ thống trong công nghệ miêu tả; gắn câu với tình huống sử dụng như là điểm bắt đầu của quá trình nghiên cứu câu; Xác lập những kiểu cấu trúc riêng cho từng phương diện trong số ba phương diện trên, nhưng việc ứng dụng NPCNHT vào trong nghiên cứu diễn ngôn ở Việt Nam dường như mới chỉ ở giai đoạn khởi điểm mặc dù số lượng công trình về c? U trúc văn bản trong tiếng Việt đã bắt đầu khởi sắc trong những năm gần đây.
Các công trình về thể loại không phải là ít, nhưng lại rất hạn chế trong nghiên cứu so sánh đối chiếu các ngôn ngữ (như Phân tích diễn ngôn thư tín thương mại của Nguyễn Trọng Đàn [123], Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị xã hội trên tư liệu báo chí Tiếng Anh và tiếng Việt của Nguyễn Hoà [131], Nghiên cứu diễn ngôn đàm phán thương mại của Đỗ Xuân Thơm [150], Đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh của Lê Hùng Tiến [153], Phân tích diễn ngôn Quảng cáo du lịch của Tôn Nữ Mỹ Nhật [77], Đối chiếu ngôn ngữ phóng sự trong báo in bằng tiếng Việt và tiếng Anh của Nguyễn Thị Thanh Hương [133]). Trong các công trình này, NPCNHT đã thể hiện tính ưu việt của nó trong phân tích thể loại diễn ngôn. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cao vai trò của cấu trúc Đề – Thuyết trong nhận diện và làm nổi bật đặc trưng của thể loại.
Thật ra ở Việt Nam, cấu trúc Đề - Thuyết cũng đã được nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập đến ở các góc độ khác nhau (Cao Xuân Hạo [125], [126]; Diệp Quang Ban, Đào Thanh Lan [136]; Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Minh Hiệp [151]; Hoàng Văn Vân [155]; Nguyễn Thị Ảnh, [110], Nguyễn Thượng Hùng [135].. .).
Nhưng rõ ràng là tại thời điểm này, cấu trúc Đề – Thuyết vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng trong vai trò là “tổ chức của thông điệp” diễn ngôn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đinh Văn Hường [134] đã liệt kê ra các cách hiểu về tin, đồng thời ông nêu ra định nghĩa mà chúng tôi nhận thấy có tính tổng quát nhất: Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định (tr. 15). Và cũng theo ông tin là một thể loại báo chí độc lập gắn liền với sự ra đời và phát triển của báo chí.
White, P. R. R. [101] phân chia thể loại bản tin ra làm hai loại: Tin truyện (Event stories) Và Tin tường thuật (Issues Reports), trong đó tin truyện mô tả những gì đã xảy ra như thể nhà báo là người đã chứng kiến vụ việc. Còn tin tường thuật là những thông tin được phóng chiếu (projected) Thông qua lời tường thuật của một số nguồn tin có liên quan chứ không phải là những gì tác giả trực tiếp chứng kiến. Theo sự phân loại này thì ngữ liệu của luận án đang rơi vào loại thứ hai: Tin tường thuật.
Luận án sẽ áp dụng ngữ pháp chức năng để phân tích thể loại này thể hiện trên hai ngôn ngữ Anh - Việt, vì v? Y cần phải có một sự tương ứng về trường (field) Của diễn ngôn. Và phạm vi của luận án là các bản tin tường thuật về chính trị xã hội vì theo m? T quan ni? M khá ph? Bi? N đây là một dạng tin tiêu biểu của báo chí. Trong phân tích thể loại Eggins, S. [29] đã chỉ ra rằng cấu trúc lược đồ (Schematic structure) Của thể loại là một lĩnh vực rất đáng nghiên cứu, tuy nhiên vì luận án chỉ tập trung nghiên cứu những lĩnh vực liên quan đến cấu trúc Đề – Thuyết nên phạm trù cấu trúc lược đồ này sẽ t? M th? I không được đề cập đến ở đây. Vì thế, tiêu đề bản tin, dẫn đề (lead) Và mô hình tổ chức bản tin sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu.
White, P. R. R ( [103,4] cho rằng mặc dù phân tích văn bản chủ yếu dựa trên khung lý thuyết của NPCN nhưng nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các bình diện của NPCN không đủ tỉ mỉ để vẽ lên được các nét khác nhau cơ bản về yếu tố liên nhân đối với bản tin báo chí đương thời. Đồng thời ông cùng với một số nhà ngôn ngữ học khác giới thiệu một đường hướng khác khi tiếp cận với các yếu tố liên nhân – Thuyết Đánh giá (APPRAISAL THEORY). Vì thuyết này quá đi sâu vào các nét nghĩa của từ nên nếu áp dụng vào trong phân tích cấu trúc Đề – Thuyết, chúng tôi e rằng sẽ không phù hợp. Vì vậy những gì liên quan đến thuyết Đánh giá sẽ không thuộc phạm vi phân tích của luận án khi phân tích yếu tố liên nhân.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực tiễn nghiên cứu Đề- Thuyết này đã gợi ý cho chúng tôi một số vấn đề cần nghiên cứu như sau:
Lý thuyết NPCN của Halliday về Đề - Thuyết đã được áp dụng thành công trong mô tả tiếng Anh và trong một số công trình so sánh đối chiếu với các ngôn ngữ khác. Như vậy, liệu chúng ta có thể áp dụng cách tiếp cận này vào mô tả và phân tích tiếng Việt? Liệu nó có cho phép chúng ta so sánh các thành phần được giả định là tương ứng (kinh nghiệm, văn bản, liên nhân) Giữa hai ngôn ngữ?
Liệu có tồn tại những nét giống nhau về sự lựa chọn Đề - Thuyết và cấu trúc Đề ngữ giữa hai ngôn ngữ ở thể loại văn bản tin do những hạn định của thể loại xét trên bình diện trường, thức và không khí của văn bản?
Nếu tồn tại những điểm khác nhau thì nguyên nhân là gì? Liệu ta có thể luận ra sự khác nhau là do ngữ pháp của hai ngôn ngữ khác nhau hay do ngữ cảnh và tình huống thể hiện bởi độc giả, mục đích và nội dung của văn bản?
Nếu tồn tại nhiều điểm khác nhau hơn là giống nhau thì liệu ta có thể nói rằng các văn bản phân tích này thuộc các thể loại khác nhau; Hay ta phải xem xét chúng theo quan điểm giao văn hóa; Hay nói cách khác giải thích sự khác nhau này bằng sự khác nhau về tư duy văn hóa hay về phương thức tu từ của hai nền văn hóa?
Những nét giống nhau và khác nhau tiềm tàng này có thể ảnh hưởng đến quá trình viết báo tiếng Anh của người Việt như thế nào? Liệu khi ý thức được những nét giống nhau và khác nhau này, người Việt khi viết báo hoặc dịch báo tiếng Anh có thể viết đúng như người bản ngữ ở cấp độ nào? Chúng ta sẽ áp dụng kết quả tìm được như thế nào trong công tác giảng dạy, biên dịch và biên soạn giáo trình?
Để trả lời cho những vấn đề trên, chúng tôi đặt ra cho mình mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của luận án như sau:
4.1. Miêu tả mô hình:
Đề - Thuyết của cú trong bản tin báo chí Anh -Việt trong mối liên hệ với siêu chức năng kinh nghiệm, liên nhân, và văn bản. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra một phương pháp phân tích Đề - Thuyết có tính bao quát và dung hòa giữa các hướng nghiên cứu đã được đề cập đến trong tiếng Việt và trong tiếng Anh của Halliday để chọn cho mình một tiền đề cơ sở cho việc phân tích và lý giải sau này. Sau đó chúng tôi sẽ phân tích ngữ liệu như sau:
Nhận diện cấu trúc Đề- Thuyết trên ngữ liệu của hai ngôn ngữ.
Phân tích và thống kê sự lựa chọn Đề và Thuyết trong mối quan hệ với siêu chức năng kinh nghiệm qua hệ thống chuyển tác gồm ba yếu tố Tham thể, Quá trình và Chu cảnh trên hai nguồn ngữ liệu.
Phân tích và thống kê sự thể hiện của siêu chức năng văn bản trong việc phát triển Đề, duy trì Đề và phát triển Thuyết trong việc tạo ra liên kết văn bản trên nguồn ngữ liệu của hai ngôn ngữ.
Phân tích và thống kê việc lựa chọn Đề – Thuyết liên nhân trên thể loại tin báo chí của hai ngôn ngữ.
4.2. Nhận diện các đặc điểm ngôn ngữ điển hình của thể loại tin qua cấu trúc Đề - Thuyết đã phân tích.
4.3. Chỉ ra và bình luận sự tương đồng và khác biệt ở thể loại tin của hai ngôn ngữ
Mục tiêu này là bước tiếp theo dựa vào kết quả của mục tiêu 4.2. Để diễn giải, bình luận và đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ của văn bản tin, chúng tôi sẽ dựa vàoTu từ học đối chiếu - một lí thuy? T cho rằng cách hành văn hoặc diễn đạt của các ngôn ngữ khác nhau sẽ khác nhau do yếu tố tư duy và văn hóa, và lý thuyết phân tích thể loại - một hướng nghiên cứu cho rằng nếu các văn bản được xem là cùng thể loại thì chúng sẽ thể hiện những nét tương đồng đặc trưng được hạn chế bởi thể loại văn bản đó.
Với kết quả phân tích ở các mục tiêu trên, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về cấu trúc Đề- Thuyết và xa hơn là về NPCN và vai trò của chúng trong công tác giảng dạy và dịch thuật ngôn ngữ báo chí.
----------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
6. Đóng góp của luận án
7. Bố cục luận án
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
1.2. Thể loại và phân tích thể loại
1.3. Tu từ học đối chiếu
1.4. Cấu trúc Đề- Thuyết
1.5. Đơn vị phân tích văn bản trong Ngữ pháp chức năng hệ thống
1.6. Tiểu kết
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT TRONG BẢN TIN TIẾNG ANH
2.1. Nhận diện cấu trúc Đề – Thuyết
2.2. Cấu trúc Đề- Thuyết và chức năng kinh nghiệm
2.3. Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng liên nhân
2.4. Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng văn bản
2.5. Tiểu kết
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC ĐỀ –THUYẾT TRONG BẢN TIN TIẾNG VIỆT
3.1. Nhận diện cấu trúc Đề – Thuyết
3.2. Cấu trúc Đề- Thuyết và chức năng kinh nghiệm
3.3. Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng liên nhân
3.4. Cấu trúc Đề – Thuyết và chức năng văn bản
3.5. Tiểu kết
CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC ĐỀ – THUYẾT TRONG BẢN TIN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
4.1. Bình diện Đề – Thuyết kinh nghiệm
4.2. Bình diện Đề –Thuyết liên nhân
4.3. Bình diện Đề – Thuyết văn bản
4.4. Tiểu kết
PHẦN KẾT LUẬN-
--------------------------------------
keyword: download luan an tien si ngu van,chuyen nganh, ngon ngu hoc, so sanh, doi chieu,cau truc de, thuyet trong, van ban tin, tieng anh, va tieng viet, nguyen thi thu hien
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Nhận xét
Đăng nhận xét