luan an tien si y học, chuyen nganh, noi tim mach,nghien cuu, tien trien, cua ho van 3 la, sau phau thuat, van 2 la, o nguoi benh, van tim hau thap, ho huynh quang tri
NGHIÊN CỨU TIẾN TRIỂN CỦA HỞ VAN 3 LÁ SAU PHẪU THUẬT VAN 2 LÁ Ở NGƯỜI BỆNH VAN TIM HẬU THẤP
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay phẫu thuật van 2 lá được thực hiện khá phổ biến tại nhiều trung tâm phẫu tim. Phẫu thuật van 2 lá được chỉ định khi có các tổn thương van 2 lá (hẹp, hở hoặc hẹp kết hợp hở van) Gây rối loạn huyết động nặng, suy tim và/hoặc tăng áp động mạch phổi. Các loại phẫu thuật van 2 lá gồm sửa van trong trường hợp giải phẫu van phù hợp và thay van nhân tạo, có thể là van nhân tạo cơ học hoặc van nhân tạo sinh học.
Theo ghi nhận của một số tác giả nước ngoài, sau phẫu thuật sửa hoặc thay van 2 lá, một số bệnh nhân không có hở van 3 lá nặng trước mổ bị hở van 3 lá nặng mới xuất hiện sau mổ [27], [31], [38], [51]. Nguyên nhân của tình trạng này thường là thấp tim tái phát gây tổn thương trực tiếp van 3 lá hoặc gây tái hẹp/hở van 2 lá dẫn đến tăng áp động mạch phổi, dãn thất phải và hở van 3 lá cơ năng tăng nặng. Rối loạn hoạt động van 2 lá nhân tạo cũng có thể dẫn đến hở van 3 lá cơ năng tăng nặng qua cơ chế tương tự [31].
Ngoài ra, một số tác giả còn ghi nhận có những trường hợp hở van 3 lá nặng mới xuất hiện sau mổ nhưng không liên quan với thấp tim tái phát hoặc rối loạn hoạt động van 2 lá nhân tạo [38], [51]. Hở van 3 lá nặng sau mổ có ảnh hưởng đáng kể đối với tình trạng chức năng của bệnh nhân và làm tăng nhu cầu dùng các thuốc tim mạch, đặc biệt là thuốc lợi tiểu. Theo một số tác giả, hở van 3 lá nặng còn có liên quan với tăng tử vong về dài hạn sau phẫu thuật van 2 lá [12], [54].
Tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh, phẫu thuật sửa van 2 lá và thay van 2 lá đã được thực hiện từ năm 1992. Ở bệnh nhân có hở van 3 lá nặng, khi mổ sửa hoặc thay van 2 lá bác sĩ phẫu thuật viên 2 thường sửa van 3 lá kèm theo. Tuy nhiên ở bệnh nhân có hở van 3 lá mức độ vừa hoặc nặng vừa, việc sửa van 3 lá hay không trong khi phẫu thuật van 2 lá vẫn chưa được thống nhất. Khi theo dõi các bệnh nhân đã được sửa hoặc thay van 2 lá không kèm theo sửa van 3 lá, tác giả luận án nhận thấy một thời gian sau mổ có một số bệnh nhân không có hở van 3 lá nặng trước mổ bị hở van 3 lá nặng mới xuất hiện sau mổ.
Nhiều trường hợp xảy ra ở những bệnh nhân có tái hẹp/hở van 2 lá hoặc rối loạn hoạt động van 2 lá nhân tạo, tuy nhiên cũng có một số trường hợp hở van 3 lá nặng mới xuất hiện sau mổ không liên quan với các vấn đề vừa kể của van 2 lá. Bệnh nhân được phẫu thuật van 2 lá tại Việt Nam nói chung và Viện Tim nói riêng khác với bệnh nhân được phẫu thuật van 2 lá ở phương Tây về nguyên nhân tổn thương van. Nếu như ở các nước phương Tây bệnh van tim hậu thấp chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các nguyên nhân thì ở Việt Nam bệnh van tim hậu thấp vẫn là nguyên nhân hàng đầu [4], [5], [6].
Hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu dài hạn về hở van 3 lá nặng mới xuất hiện sau phẫu thuật van 2 lá. Đề tài nghiên cứu sau đây được thực hiện nhằm mục tiêu tổng quát là nghiên cứu tiến triển của hở van 3 lá sau phẫu thuật van 2 lá (sửa hoặc thay van) ở người bệnh van tim hậu thấp. Đề tài nghiên cứu này mở ra triển vọng tìm được biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hở van 3 lá nặng mới xuất hiện sau phẫu thuật van 2 lá ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến cố này.
Các mục tiêu chuyên biệt của đề tài nghiên cứu gồm:
1. Xác định tần suất và thời điểm xuất hiện hở van 3 lá nặng sau phẫu thuật van 2 lá (bao gồm sửa van 2 lá và thay van 2 lá nhân tạo) Không kèm sửa van 3 lá ở người bệnh van tim hậu thấp không có hở van 3 lá nặng trước mổ.
2. Tìm hiểu cơ chế và nguyên nhân của hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ. Tìm hiểu ảnh hưởng của tái hẹp/hở van 2 lá sau sửa van và rối loạn hoạt động van 2 lá nhân tạo trên tần suất hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ.
3.So sánh các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân có và không có tái hẹp/hở van 2 lá sau phẫu thuật sửa van.
4. Xác định các yếu tố dự báo hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ của những bệnh nhân không bị tái hẹp/hở van 2 lá và cũng không có rối loạn hoạt động của van 2 lá nhân tạo.
----------------------------------------
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về hở van 3 lá
1.2. Nhắc lại về giải phẫu học van 3 lá
1.3. Cơ chế hở van 3 lá
1.3.1. Hở van 3 lá cơ năng
1.3.2. Hở van 3 lá thực thể
1.4. Sinh lý bệnh hở van 3 lá
1.5. Lâm sàng hở van 3 lá
1.5.1. Bệnh sử
1.5.2. Khám
1.6. Chẩn đoán cận lâm sàng hở van 3 lá
1.6.1. Điện tim
1.6.2. X-quang ngực
1.6.3. Siêu âm tim
1.6.4. Thông tim
1.7. Điều trị hở van 3 lá
1.7.1. Điều trị nội khoa
1.7.2. Điều trị ngoại khoa
1.8. Hở van 3 lá trước và sau phẫu thuật trong bệnh van 2 lá hậu thấp
1.8.1. Tần suất và cơ chế hở van 3 lá trong bệnh van 2 lá hậu thấp
1.8.2. Tiến triển hở van 3 lá cơ năng nặng sau phẫu thuật van 2 lá
1.8.3. Hở van 3 lá xuất hiện trễ sau phẫu thuật van 2 lá: Tần suất và nguyên nhân
1.8.4. Ảnh hưởng của hở van 3 lá nặng xuất hiện trễ sau phẫu thuật van 2 lá đối với chất lượng sống và sống còn dài hạn của bệnh nhân
1.8.5. Các yếu tố dự báo hở van 3 lá nặng xuất hiện trễ sau phẫu thuật van 2 lá
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.3. Khảo sát siêu âm tim
2.4. Qui trình theo dõi và chăm sóc sau mổ
2.5. Thu thập số liệu
2.5.1. Số liệu trước mổ
2.5.2. Số liệu phẫu thuật
2.5.3. Số liệu tái khám sau mổ
2.6. Phương pháp thống kê
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu và kết quả chung của phẫu thuật
3.2. Hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ: Tần suất và thời điểm xuất hiện
3.3. Tình trạng chức năng và dùng thuốc tim mạch của bệnh nhân có và không có hở van lá nặng xuất hiện sau mổ
3.4. Kết quả siêu âm tim gần nhất của bệnh nhân có và không có hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ
3.5. Ảnh hưởng của rối loạn hoạt động van nhân tạo trên tần suất hở van 3 lá nặng xuất hiện sau phẫu thuật thay van 2 lá
3.6. Ảnh hưởng của tái hẹp/ hở van 2 lá trên tần suất hở van 3 lá nặng xuất hiện sau phẫu thuật sửa van 2 lá
3.7. Hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ ở người không có rối loạn hoạt động van nhân tạo, không có tái hẹp/ hở van 2 lá Ảnh hưởng đối với tình trạng chức năng và các yếu tố dự báo
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Vấn đề chọn mẫu nghiên cứu
4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán siêu âm tim
4.3. Đặc điểm bệnh nhân và các kết quả chính
4.4. Tần suất và thời điểm xuất hiện hở van 3 lá nặng sau phẫu thuật van 2 lá ở người bệnh van tim hậu thấp
4.5. Nguyên nhân và cơ chế hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ
4.6. Ảnh hưởng của hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ đối với dự hậu của bệnh nhân
4.7. Ảnh hưởng của tái hẹp/ hở van 2 lá sau phẫu thuật sửa van trên nguy cơ hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ
4.8. Ảnh hưởng của rối loạn hoạt động van 2 lá nhân tạo trên nguy cơ hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ
4.9. Các yếu tố dự báo hở van 3 lá nặng xuất hiện sau mổ
4.10. Chỉ định điều trị ngoại khoa hở van 3 lá nặng xuất hiện sau phẫu thuật van 2 lá
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Văn Hùng Dũng (2003), Đánh giá kết quả trung hạn của điều trị phẫu thuật bệnh ba van tim phối hợp, luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP HCM.
2. Đặng Hanh Đệ, Tôn Thất Bách, Nguyễn Đoàn Hồng, Nguyễn Khánh Dư, Nguyễn Ngọc Thắng, Phan Kim Phương, Nguyễn Hữu Ước (1998), “Thái độ điều trị ngoại khoa bệnh van 2 lá do thấp”, Khuyến cáo số 8 (1998) của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Đại hội tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ III, Đà Lạt, tr. 106-115.
3. Nguyễn văn Phan (2006), Nghiên cứu phương pháp sửa van của Carpentier trong bệnh hở van hai lá, luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP HCM.
4. Nguyễn văn Phan (1998), “Tổng quan điều trị ngoại khoa bệnh lý van tim tại Viện Tim TP Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Tim mạch học lần 7, tr. 693-701.
5. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2007), “Phẫu thuật thay van 2 lá nhân tạo tại Viện Tim: Tổng kết kinh nghiệm sau gần 10 năm”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược TP HCM tập 11 (phụ bản số 2), tr. 162 – 171.
6. Nguyễn Hữu Ước (2000), “Kết quả bước đầu của phẫu thuật sửa van 2 lá”, Tạp chí Tim mạch học, Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam số 21 (phụ bản số 1), tr. 135-137.
TIẾNG ANH
7. Antunes MJ, Barlow JB (2007), “Management of tricuspid valve regurgitation”, Heart, 93 (2), pp. 271-276.
8. Bernal JM, Morales D, Revuelta C, et al (2005), “Reoperations after tricuspid valve repair”, J Thorac Cardiovasc Surg, 130 (2), pp. 498-503.
9. Bonow RO, Carabello BA, Chatterjee K, et al (2006), “ACC/AHA guidelines for the management of patients with valvular heart disease”, J Am Coll Cardiol, American College of Cardiology Foundation 48 (3), e1-e148.
10. Boyaci A, Gokce V, Topaloglu S, et al (2007), “Outcome of significant functional tricuspid regurgitation late after mitral valve replacement for predominant rheumatic mitral stenosis”, Angiology, 58 (3), pp. 336-342.
11. Cha YM, Redfield MM, Shen WK, et al (2004), “Atrial fibrillation and ventricular dysfunction: A vicious electromechanical cycle”, Circulation, 109 (23), pp. 2839-2843.
12. Chan V, Price J, Burwash I, et al (2007), “Uncorrected moderate tricuspid regurgitation impacts late survival in patients undergoing mitral valve replacement”, Circulation, 116 (suppl II), p. II-447.
13. Cheitlin MD, MacGregor JS (1998), “Acquired tricuspid and pulmonary valve disease”, Textbook of cardiovascular medicine, Lippincott-Raven Publishers, Philadelphia, pp. 557-578.
14. Daniels SJ, Mintz GS, Kotler MN (1983), “Rheumatic tricuspid valve disease: two-dimensional echocardiographic, hemodynamic and angiographic correlations”, Am J Cardiol, 51 (3), pp. 492-496.
15. Dawson B, Trapp RG (2004), Basic & clinical biostatistics, McGraw-Hill, New York, pp. 264-267.
16. Dreyfus GD, Corbi PJ, Chan KMJ, et al (2005), “Secondary tricuspid regurgitation or dilatation : Which should be the criteria for surgical repair?”, Ann Thorac Surg, 79 (1), pp. 127-132.
17. Duran CM (1994), “Tricuspid valve surgery revisited”, J Cardiac Surg, 9 (suppl 2), pp. 242-247.
18. Duran CG, Ubago JL (1976), “Clinical and hemodynamic performance of a totally flexible prosthetic ring for atrioventricular valve reconstruction”, Ann Thorac Surg, 22 (5), pp. 458-463.
19. Edmunds LH Jr, Clark RE, Cohn LH, et al (1996), “Guidelines for reporting morbidity and mortality after cardiac valvular operations”, Ann Thorac Surg, 62 (3), pp. 932-935.
20. Filsoufi F, Salzberg SP, Coutu M, et al (2006), “A three- dimensional ring annuloplasty for the treatment of tricuspid regurgitation”, Ann Thorac Surg, 81 (6), pp. 2273-2278.
21. Frater R (2001), “Tricuspid insufficiency”, J Thorac Cardiovasc Surg, 122 (3), pp. 427-429.
22. Fukuda S, Saracino G, Matsumura Y, et al (2006), “Three- dimensional geometry of the tricuspid annulus in healthy subjects and in patients with functional tricuspid regurgitation. A real-time, 3-dimensional echocardiographic study”, Circulation, 114 (suppl I), pp. I-492-I-498.
23. Gatti G, Maffei G, Lusa AM, et al (2001), “Tricuspid valve repair with the Cosgrove-Edwards annuloplasty system: Early clinical and echocardiographic results”, Ann Thorac Surg, 72 (3), pp. 764-767.
24. Gerola LR, Wafae N, Vieira MC, et al (2001), “Anatomic study of the tricuspid valve in children”, Surg Radiol Anat, 23, pp. 149 – 153.
25. Giuliani ER, Lynch JJ, Brandenburg RO (1996), “Tricuspid valve disease”, Mayo Clinic practice of cardiology, Mosby, 3rd edition, pp.1470-1483.
26. Grossmann G, Stein M, Kochs M, et al (1998), “Comparison of the proximal flow convergence method and the jet area method for the assessment of the severity of tricuspid regurgitation”, Eur Heart J, 19 (4), pp. 652-659.
27. Groves P (2001), “Surgery of valve disease: late results and late complications”, Heart, 86 (6), pp. 715-721.
28. Groves PH, Hall RJ (1992), “Late tricuspid regurgitation following mitral valve surgery”, J Heart Valve Dis, 1 (1), pp. 80-86.
29. Groves PH, Lewis NP, Ikram S, et al (1991), “Reduced exercise capacity in patients with tricuspid regurgitation after successful mitral valve replacement for rheumatic mitral valve disease”, Br Heart J, 66 (4), pp. 295-301.
30. Henein MY, O’Sullivan CA, Li W, et al (2003), “Evidence for rheumatic valve disease in patients with severe tricuspid regurgitation long after mitral valve surgery: the role of 3D echo reconstruction”, J Heart Valve Dis, 12 (5), pp. 566-572.
31. Izumi C, Iga K, Konishi T (2002), “Progression of isolated tricuspid regurgitation late after mitral valve surgery for rheumatic mitral valve disease”, J Heart Valve Dis, 11 (3), pp. 353-356.
32. Kaplan M, Kut MS, Demirtas MM, et al (2002), “Prosthetic replacement of tricuspid valve: Bioprostheses or mechanical”, Ann Thorac Surg, 73 (2), pp. 467-473.
33. Kim HK, Kim YJ, Kim KI, et al (2005), “Impact of the Maze operation combined with left-sided valve surgery on the change in tricuspid regurgitation over time”, Circulation, 112 (suppl I), pp. I-14-I-19.
34. Kirali K, Omeroglu SN, Uzun K, et al (2004), “Evolution of repaired and non-repaired tricuspid regurgitation in rheumatic mitral valve surgery without severe pulmonary hypertension”, Asian Cardiovasc Thorac Ann, 12 (3), pp. 239-245.
35. Lundin L, Norheim I, Landelins J, et al (1988), “Carcinoid heart disease: relationship of circulating vasoactive substances to ultrasound-detectable cardiac abnormalities”, Circulation, 77 (2), pp. 264-269.
36. Manyemba J, Mayosi BM (2002), “Penicillin for secondary prevention of rheumatic fever”, Cochrane Database of Systematic Reviews, Issue 3. Art. No: CD002227. DOI:
10.1002/14651858.CD002227. 37. Matsunaga A, Duran CMG (2005), “Progression of tricuspid regurgitation after repaired functional ischemic mitral regurgitation”, Circulation, 112 (suppl I), pp. I-453-I-457.
38. Matsuyama K, Matsumoto M, Sugita T, et al (2003), “Predictors of tricuspid regurgitation after mitral valve surgery”, Ann Thorac Surg, 75 (6), pp. 1826-1828.
39. McCarthy J, Cosgrove DM III (1997), “Tricuspid valve repair with the Cosgrove-Edwards annuloplasty system”, Ann Thorac Surg, 64 (1), pp. 267-268.
40. McCarthy PM, Bhudia SK, Rajeswaran J, et al (2004), “Tricuspid valve repair: Durability and risk factors for failure”, J Thorac Cardiovasc Surg, 127 (3), pp. 674-685.
41. Meltzer RS, Van Hoogenhuyze D, Serruys PW, et al (1981), “Diagnosis of tricuspid regurgitation by contrast echocardiography”, Circulation, 63 (5), pp. 1093-1099.
42. Miyatake K, Okamoto M, Kinoshita N, et al (1982), “Evaluation of tricuspid regurgitation by pulsed Doppler and two-dimensional echocardiography”, Circulation, 66 (4), pp. 777-789.
43. Moon JY, Shim CY, Ha JW, et al (2005), “Tricuspid regurgitation late after mitral valve replacement for rheumatic mitral valve disease”, J Am Coll Cardiol, 45 (supplA), p. 356A.
44. Nakano K, Ishibashi-Ueda H, Kobayashi J, et al (2001), “Tricuspid valve replacement with bioprostheses: Long-term results and causes of valve dysfunction”, Ann Thorac Surg, 71 (1), pp. 105 –
109. 45. Nath J, Foster E, Heidenreich PA (2004), “Impact of tricuspid regurgitation on long-term survival”, J Am Coll Cardiol, 43 (3), pp. 405-409.
46. Nigri GR, Di Dio LJA, Baptista CAC (2001), “Papillary muscles and tendinous cords of the right ventricle of the human heart morphological characteristics”, Surg Radiol Anat, 23, pp. 45-49.
47. Otto CM (2004), Valvular heart disease, Saunders, pp. 51-92.
48. Park YH, Song JM, Lee EY, et al (2008), “Geometric and hemodynamic determinants of functional tricuspid regurgitation: A real-time three-dimensional echocardiography study”, Int J Cardiol, 124 (2), pp. 160-165.
49. Pellikka PA, Tajik AJ, Khandheria BK, et al (1993), “Carcinoid heart disease: Clinical and echocardiographic spectrum in 74 patients”, Circulation, 87 (4), pp. 1188-1196.
50. Peters NS, Schilling RJ, Kanagaratnam P, et al (2002), “Atrial fibrillation: Strategies to control, combat, and cure”, Lancet, 359 (9306), pp. 593-603.
51. Porter A, Shapira Y, Wurzel M, et al (1999), “Tricuspid regurgitation late after mitral valve replacement: Clinical and echocardiographic evaluation”, J Heart Valve Dis, 8 (1), pp. 57 – 62.
52. Pothineni KR, Duncan K, Yelamanchili P, et al (2007), “Live/real time three-dimensional transthoracic echocardiographic assessment of tricuspid valve pathology: Incremental value over the two-dimensional technique”, Echocardiography, 24 (5), pp. 541-552.
53. Rivera JM, Vandervoort P, Mela D, et al (1996), “Value of proximal regurgitant jet size in tricuspid regurgitation”, Am Heart J, 131 (4), pp. 742-747.
54. Ruel M, Rubens FD, Masters RG, et al (2004), “Late incidence and predictors of persistent or recurrent heart failure in patients with mitral prosthetic valves”, J Thorac Cardiovasc Surg, 128 (2), pp. 278-283.
55. Scully HE, Armstrong CS (1995), “Tricuspid valve replacement: Fifteen years of experience with mechanical prostheses and bioprostheses”, J Thorac Cardiovasc Surg, 109 (6), pp. 1035 – 1041.
56. Shamin RJ (2003), “Tricuspid valve disease”, Cardiac surgery in the adults, McGraw-Hill, New York, pp. 1001-1015.
57. Shapira Y, Porter A, Wurzel M, et al (1998), “Evaluation of tricuspid regurgitation severity: Echocardiographic and clinical correlation”, J Am Soc Echocardiogr 11 (6), pp. 652-659.
58. Singh JP, Evans JC, Levy D, et al (1999), “Prevalence and clinical determinants of mitral, tricuspid, and aortic regurgitation (the Framingham Heart Study)”, Am J Cardiol, 83 (6), pp. 897-902.
59. Song H, Kang DH, Kim JH, et al (2007), “Percutaneous mitral valvuloplasty versus surgical treatment in mitral stenosis with severe tricuspid regurgitation”, Circulation, 116 (suppl I), pp. I-246-I-250.
60. Tager R, Skudicky D, Mueller U, et al (1998), “Long-term follow-up of rheumatic patients undergoing left-sided valve replacement with tricuspid annuloplasty-Validity of preoperative echocardiographic criteria in the decision to perform tricuspid annuloplasty”, Am J Cardiol, 81 (8), pp. 1013-1016.
61. Tang GHL, David TE, Singh SK, et al (2006), “Tricuspid valve repair with an annuloplasty ring results in improved long-term outcomes”, Circulation, 114 (suppl I), pp. I-577-I-581.
62. Ton-Nu TT, Levine RA, Handschumacher MD, et al (2006), “Geometric determinants of functional tricuspid regurgitation: Insights from 3-dimensional echocardiography”, Circulation, 114 (2), pp. 143-149.
63. Torres F, Tye T, Gibbons R, et al (1989), “Echocardiographic contrast increases the yield for right ventricular pressure measurement by Doppler echocardiography”, J Am Soc Echocardiogr, 2 (6), pp. 419-424.
64. Tribouilloy CM, Enriquez-Sarano M, Bailey KR, et al (2000), “Quantification of tricuspid regurgitation by measuring the width of the vena contracta with Doppler color flow imaging: a clinical study”, J Am Coll Cardiol, 36 (2), pp. 472-478.
65. Van Belle G, Fisher LD, Heagerty PJ, et al (2004), Biostatistics : A methodology for the health sciences, Wiley, New Jersey, pp. 661-708.
66. Van Nooten GJ, Caes F, Taeymans Y, et al (1995), “Tricuspid valve replacement: Postoperative and long-term results”, J Thorac Cardiovasc Surg, 110 (3), pp. 672-679. 67. Xiao XJ, Huang HL, Zhang JF, et al (2004), “Surgical treatment of late tricuspid regurgitation after left cardiac valve replacement”, Heart Lung and Circulation, 13 (1), pp. 65-69.
68. Yamasaki N, Kondo F, Kubo T, et al (2006), “Severe tricuspid regurgitation in the aged: atrial remodeling associated with long- standing atrial fibrillation”, J Cardiol, 48 (6), pp. 315-323.
69. Zoghbi WA, Enriquez-Sarano M, Foster E, et al (2003), “Recommendations for evaluation of the severity of native valvular regurgitation with two-dimensional and Doppler echocardiography. American Society of Echocardiography report”, J Am Soc Echocardiography,16 (7), pp. 777-802.
TIẾNG PHÁP
70. Lavergne T, Sebag C, Ollitrault J, et coll (2001), “Cardiomyopathie rythmique”, Arch Mal Coeur, 94 (II), pp. 45-50.
71. Michel PL, Duran CMG (1985), “Insuffisance tricuspidienne”, Cardiopathies valvulaires acquises, Flammarion Medecine- Sciences, Paris, pp. 400-415.
-----------------------
keyword: download luan an tien si y học, chuyen nganh, noi tim mach,nghien cuu, tien trien, cua ho van 3 la, sau phau thuat, van 2 la, o nguoi benh, van tim hau thap, ho huynh quang tri
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét