Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, ngu van,chuyen nganh, ngon ngu, hoc so sanh,doi chieu,doi chieu, dac diem, cua phep, tu tu, nghich ngu, trong tieng han, tieng anh, va tieng viet, nguyen the truyen

 Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 62 22 01 10

 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ TRONG TIẾNG HÁN, TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 

Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Nguyên Trứ 



DẪN LUẬN

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài

1.1.1. Tầm quan trọng của phép tu từ nghịch ngữ

Phép nghịch ngữ đã có lịch sử rất lâu đời và được sử dụng nhiều trong các văn bản cổ. Đặc biệt trong các văn bản kinh điển của một số tôn giáo như trong các bộ kinh của Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay Đạo giáo đều thấy có sử dụng nghịch ngữ.

Thí dụ: (1) 吾法唸無唸唸, 行無行行, 言無言言, 修無修修; 會者近爾, 迷者远乎! (佛釋迦 ô四十二章經” ) Ngô Pháp: Niệm vô niệm niệm, hành vô hành hành, ngôn vô ngôn ngôn, tu vô tu tu; Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ!

Cái Pháp của ta là: Niệm cái niệm không niệm, làm cái việc làm không làm, nói cái lời nói không nói, tu cái sự tu không tu. Ai hiểu thì gần nó, ai mê thì xa nó. (Lời Phật Thích Ca, Kinh Tứ thập nhị chương)

(2) Love your enemies, and pray for them that persecute you.) (Lời Chúa Giêsu, Kinh thánh Tân ước). Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.

(3) 上德不德, 是以有德; 下德不失德, 是以無德. (ô道德經” 第三十八章). Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức; Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức. Đức mà cao là không có đức, bởi vậy mới có đức. Đức mà thấp là không mất đức, nên không có đức. (Đạo đức kinh, Chương 38)

Không những có lịch sử rất lâu đời, phép nghịch ngữ còn có vai trò rất đặc biệt trong văn nghệ thuật, chính luận, phong cách báo chí cũng như trong khẩu ngữ. Bất cứ khi nào nghịch ngữ được sử dụng thì nó cũng tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt và để lại một ấn tượng khó quên vì sự nghịch thường, sắc sảo, dí dỏm, hoặc chất hài hước, trào phúng thâm thuý. Thí dụ:
(4) Kiến thức ít đi. Trí tuệ tăng lên. (Nhan đề bài báo về học thuyết giáo dục mới của Nga, Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 44/2000)

(5) God helps those who help themselves. Chúa giúp cho người nào tự giúp chính mình. (Benjamin Franklin)

1.1.2. Những kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế về phép nghịch ngữ trong tiếng Việt

Cho đến thời điểm chúng tôi bắt đầu thực hiện luận án này (2006), ở Việt Nam, mới chỉ có ba tác giả là Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà và Nguyễn Thế Truyền trực tiếp giới thiệu về phép nghịch ngữ.

Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt (1998), lần đầu tiên chính thức thừa nhận phép nghịch ngữ và phân biệt nó với phép tương phản (antithesis). Dĩ nhiên, vì tính chất của một tài liệu học tập, phần giới thiệu trong giáo trình này còn sơ luợc.

Tác giả Nguyễn Thái Hoà (2004), trong Từ điển Tu từ – Phong cách – Thi pháp học (bản in lần thứ nhất), có giới thiệu về phép nghịch ngữ với cách hiểu có nhiều nét tương tự như quan niệm của tác giả Đinh Trọng Lạc, nhưng phần thí dụ minh hoạ có phạm vi rộng hơn.

Tác giả Nguyễn Thế Truyền (2005), trong bài viết “Nghịch ngữ – phép tu từ của những mâu thuẫn thống nhất” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 8/2005, đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu bước đầu của mình về phép nghịch ngữ tiếng Việt từ ba phương diện là khái niệm và phân loại, cơ sở lôgic ngữ nghĩa, giá trị biểu đạt.

Từ hai lý do vừa nêu trên, chúng tôi thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu đề tài phép nghịch ngữ này, đặc biệt là đối chiếu với tiếng nước ngoài để thấy rõ hơn đặc điểm của phép nghịch ngữ nói chung và trong so sánh nói riêng. Việc luận án tiến hành đối chiếu hiện tượng này ở ba ngôn ngữ tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Việt sẽ làm bộc lộ những đặc điểm chung mang tính phổ quát cũng như những đặc điểm riêng của mỗi ngôn ngữ về nghịch ngữ và mang lại những lợi ích thực tiễn về dạy học, nghiên cứu văn hoá, văn học, triết học.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Luận án nhằm tới ba mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây:

+ Hệ thống hoá và chính xác hoá những vấn đề lý luận chung về phép nghịch ngữ.

+ Xác định các đặc điểm của phép nghịch ngữ trong tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Việt trên bốn phương diện: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm biểu đạt.

+ Đối chiếu đặc điểm của phép nghịch ngữ giữa ba ngôn ngữ Hán, Anh, Việt để tìm ra những nét tương đồng và những nét khác biệt của phép nghịch ngữ trong ba ngôn ngữ.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là: Đặc điểm của phép tu từ nghịch ngữ trong ba ngôn ngữ Hán, Anh, Việt, và những nét tương đồng cùng những nét khác biệt của chúng qua so sánh – đối chiếu.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Khi nghiên cứu đặc điểm của phép nghịch ngữ, người viết chỉ dựa trên những ngữ liệu nguyên ngữ, không nghiên cứu ngữ liệu dịch. Lý do của cách chọn lựa đó là nhằm tìm ra đặc điểm của phép nghịch ngữ của chính cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó, nhất là về lịch sử hình thành phát triển và đặc điểm biểu đạt.

Ngữ liệu dịch chỉ được sử dụng khi khái quát những vấn đề lý luận chung về phép nghịch ngữ (Chương I), và khi xem xét những khả năng tiềm tàng về cấu trúc của phép nghịch ngữ trong một ngôn ngữ nào đó.

2.2.2. Luận án này cũng không nghiên cứu một cách có hệ thống đặc điểm của phép nghịch ngữ trong các phong cách ngôn ngữ, tuy trong quá trình thu thập và phân tích tư liệu, người viết có quan tâm và suy nghĩ đến vấn đề đó. Lý do là thời gian thực hiện luận án rất hạn hẹp và việc thu thập ngữ liệu nghịch ngữ trong các phong cách ngôn ngữ ở tiếng Anh và tiếng Hán rất khó khăn do những hạn chế về tư liệu.

2.2.3. Loại nghịch ngữ được phân tích và đối chiếu trong luận án này là loại nghịch ngữ điển hình. Luận án này không phân tích, đối chiếu các dạng nghịch ngữ nằm ở phạm vi ngoại biên của khái niệm nghịch ngữ (như câu đố nghịch lý, nghịch lý chơi chữ; Xem mục 4.2.2.2, phần Dẫn luận).

3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

3.1. Sơ luợc về lịch sử nghiên cứu phép tu từ

Lịch sử nghiên cứu các phép tu từ nói chung ở phương Tây đã có cách đây 2.500 năm, từ thời Aristote (Hy Lạp) Với khoa Tu từ học (Rhetoric, Rhétorique, Mỹ từ pháp). Aristote (384-322 TCN) Là người đã từng viết một quyển sách rất nổi tiếng là Tu từ học. Ở Phương Đông, người xưa cũng rất coi trọng vấn đề tu từ. Từ xưa hai tiếng “tu từ”  đã trở thành quen thuộc. “Câu Tu từ lập kỳ thành trong Kinh dịch được nhiều người biết đến. Những quan niệm như Thuyết lý chi từ bất khả bất tu đã trở thành câu nói cửa miệng của các nhà nho.”  (Nguyễn Nguyên Trứ [104,5])

Thời cổ, ở Hy Lạp và Trung Quốc, Tu từ học đạt được rất nhiều kết quả, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu, tổng kết về các phép tu từ (figures of speech, tu từ cách 修辭格). Trong lịch sử 25 thế kỷ nghiên cứu phép tu từ, nghịch ngữ đã từng được nhắc đến với các tên gọi bằng tiếng Anh như Oxymoron (Nghịch hợp, Nghịch dụ (逆喻)), Paradox (Nghịch lý), tiếng Pháp như Oxymoron (Nghịch dụ), Paradoxe (Nghịch lý), Antiphrase (Phản ngữ, Phản cú). Ở Việt Nam, Tu từ học chủ yếu được nghiên cứu từ giai đoạn 1960 trở lại đây, với những tác giả như Phan Ngọc, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Nguyễn Nguyên Trứ, Nguyễn Thái Hoà. Cho đến nay, qua gần nửa thế kỷ nghiên cứu, việc miêu tả và phân loại các phép tu từ về cơ bản đã được xác lập. Ngành Tu từ học Việt Nam đang chuyển qua giai đoạn thứ hai là đi vào:

(a) Hệ thống hoá một cách đầy đủ bảng phân loại các phép tu từ tiếng Việt.

(b) Phân tích, khảo sát một cách chuyên sâu các phép tu từ theo hướng liên ngành (Ngữ văn học), hoặc theo hướng nhìn nhận lại từ quan điểm của Ngữ dụng học (Pragmatics), Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics);

(c) So sánh – đối chiếu các phép tu từ của tiếng Việt với phép tu từ của các ngôn ngữ khác.

Trong tương quan với lịch sử nghiên cứu các phép tu từ vừa nói thì đề tài nghiên cứu của chúng tôi thuộc lĩnh vực Phong cách học (Stylictics), phần Các phép tu từ (Figures of speech, 修辭格), và đi theo hướng so sánh – đối chiếu.

3.2. Lịch sử nghiên cứu phép nghịch ngữ

3.2.1. Ở Việt Nam

12 Ở Việt Nam, cho đến nay (2010), chưa có luận án thạc sĩtiến sĩ, sách nghiên cứu hay sách chuyên khảo về phép nghịch ngữ đã được công bố. Nhưng xung quanh khái niệm nghịch ngữ, đã có các tác giả sau đây giới thiệu trong sách, giáo trình, từ điển hoặc bài nghiên cứu:

+ Với tên gọi “nghịch luận”: Vita [110];

+ Với tên gọi “nghịch ngữ”: Đinh Trọng Lạc [62; 63; 64], Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Thế Truyền [99; 100; 101; 102; 103];

+ Với tên gọi “nghịch lý”: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) [44], Lại Nguyên Ân [2];

+ Với tên gọi “nghịch dụ”: Lê Đức Trọng [97], Nguyễn Như Ý (Chủ biên) [118], Trần Đình Sử [7], “Từ điển Bách khoa Việt Nam” [76];

+ Với tên gọi “diệu ngữ (kỳ ngữ)”: Nguyễn Nguyên Trứ [104]. (Ở Trung Quốc, Trần Vọng Đạo cũng gọi phép tu từ paradox là kỳ thuyết diệu ngữ – 奇说妙语 [143,191]).

Xét theo cách hiểu khái niệm với nghĩa rộng hay hẹp, có thể chia các tác giả trên thành ba nhóm quan điểm:

+ Hiểu khái niệm với nghĩa hẹp, tương ứng với thuật ngữ oxymoron trong tu từ học tiếng Anh;

+ Hiểu khái niệm với nghĩa hẹp, tương ứng với thuật ngữ paradox trong tu từ học tiếng Anh;

+ Hiểu khái niệm với nghĩa rộng, bao gồm cả hai thuật ngữ oxymoron và paradox trong tu từ học tiếng Anh.

3.2.1.1. Hiểu khái niệm với nghĩa hẹp, tương ứng với thuật ngữ oxymoron trong tu từ học tiếng Anh: Vita, Đinh Trọng Lạc, Lê Đức Trọng, Nguyễn Như Ý, “Từ điển Bách khoa Việt Nam”.

Tác giả Vita, trong quyển “Mỹ từ pháp (Nghệ thuật hành văn)”  do Nhân loại xuất bản vào năm 1952, có lẽ là tác giả đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến phép nghịch ngữ với tên gọi nghịch luận: “Phép nghịch luận là lối văn dùng hai chữ gợi ý tương phản nhưng hợp lại thì có nghĩa rõ rệt. Ví dụ:

- Cái khôn rất dại của anh ấy.

- Cái đức tốt của tật xấu thi sĩ Lý Bạch. (Chẳng hạn, uống rượu say có hại và là tật xấu, nhưng với Lý Bạch, rượu với thơ dan díu nặng tình; Không rượu, người cạn tình cảm hứng.)

- Khôn nghề cờ bạc là khôn dại. Dại chốn văn chương ấy dại khôn. (Trần Tế Xương)” [110,23]

Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, giới thiệu về phép nghịch ngữ như sau: “Nghịch ngữ (còn gọi: Nghịch dụ) Là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa cốt ở việc kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau về nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ, để tạo nên sự khẳng định đôi khi rất bất ngờ, nhưng lại rất tự nhiên, thuận lý, biện chứng. [.. ] Ví dụ:

Bi kịch lạc quan (của Tuốcghênhép) (3), Âm thanh im lặng (của Vũ Quần Phương), Kẻ sát nhân lương thiện (của Lại Văn Long). [.. . ]” [62,267 – 268]

Phần giới thiệu về phép nghịch ngữ của tác giả Đinh Trọng Lạc trong quyển “Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt” về cơ bản cũng tương tự như trong giáo trình “Phong cách học”, nhưng có nhấn mạnh thêm: “Nghịch ngữ bao giờ cũng được diễn đạt bằng cụm từ chứ không phải bằng câu.”  [64,169]

Tác giả Lê Đức Trọng, trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, định nghĩa về phép nghịch dụ: “Nghịch dụ (phép) A. Oxymoron, F. Oxymoron, N. OKCЮMPOH. Hình thái tu từ của lời nói bao gồm việc liên kết hai khái niệm đối nghĩa nhau (tức hai từ trái nghĩa) Loại trừ nhau về mặt lôgic. Ví dụ: Cái chết bất tử; Sự cay đắng ngọt ngào; Sự im lặng hùng hồn”. [97,140 – 141]

Tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên) Cùng nhóm biên soạn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”  giới thiệu như sau về phép nghịch dụ: “Phép nghịch dụ: Biện pháp tu từ nhằm tăng cường sắc thái, hình ảnh lời nói thể hiện trong sự phối hợp của hai khái niệm trái ngược nhau (bằng hai từ có ý nghĩa đối lập với nhau). Ví dụ: Sự rã rời thú vị, niềm vinh quang cay đắng” (4) [118,209]

Tác giả Trần Đình Sử trong phần chú thích về phép nghịch dụ trong quyển “Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki” đã giải thích phép tu từ này:

“Nghịch dụ: Oxymorom (từ gốc Hi Lạp cổ) Một phép tu từ trong đó kết hợp những từ có ngữ nghĩa tương phản nhau, tạo ra một nghĩa chung bất ngờ, ví dụ: Cái thây sống, v.v.” [7,113] “Từ điển Bách khoa Việt Nam”  (Tập 3) Định nghĩa về phép nghịch dụ: “Nghịch dụ: Biện pháp tu từ, dùng các từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau trong một tổ hợp. Ví dụ: “niềm vui cay đắng”, “lòng trung thực giả dối”, “tinh hoa của những cặn bã”, v.v.” [76]

Như vậy, cách hiểu của các tác giả ở trên về phép nghịch ngữ (hay phép nghịch dụ) Và phần ví dụ minh hoạ của họ về khái niệm đang nói tới là tương ứng với phép oxymoron trong tu từ học tiếng Anh (hoặc Pháp). Hai định nghĩa của tác giả Lê Đức

Trọng và Nguyên Như Ý (chủ biên) Đều nêu rõ đặc trưng cốt lõi của phép tu từ này (nghịch dụ) Là sự kết hợp của các khái niệm (từ ngữ) Mâu thuẫn nhau, loại trừ nhau về mặt lôgic (tức phủ định lẫn nhau; Tất nhiên, ở đây chỉ xét trên cấu trúc nổi, vì ở cấu trúc chìm chúng lại thống nhất biện chứng với nhau “tạo ra một nghĩa chung bất ngờ”  như cách giải thích rất chính xác của Trần Đình Sử [7,113]).

Riêng tác giả Đinh Trọng Lạc trong định nghĩa của mình cũng nói rõ ra “các đơn vị cú pháp đối lập nhau về nghĩa”  là ở cấp độ “tổ hợp từ”, và phần ví dụ minh hoạ của ông đều nhất loạt ở cấp độ cụm từ, tức là cấp độ của phép tu từ oxymoron.

Nghịch ngữ không chỉ xuất hiện “trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ”  như quan niệm của tác giả Đinh Trọng Lạc. Theo thống kê của chúng tôi, có khoảng 20% nghịch ngữ có quan hệ ngữ pháp đẳng lập (bao gồm cả cấu trúc cụm từ liên hợp và cấu trúc mệnh đề ghép; Xem bảng IV. 7, chương IV). Tác giả Đinh Trọng Lạc không ghi nhận điều này có lẽ do tư liệu thu thập quá ít. Nhưng nói chung, kết cấu ngữ pháp chính phụ dễ làm nổi bật quan hệ mâu thuẫn về mặt lôgic hơn kết cấu đẳng lập, bởi vì tính thống nhất về chỉnh thể của quan hệ chính phụ là hiển nhiên hơn.

Một điều cần chú ý là trong quan niệm về hệ thống phép tu từ của các tác giả ở trên đều không có phép tu từ nghịch lý (hiểu với nghĩa là một cấu trúc mệnh đề mâu thuẫn, paradox). Quyển “Từ điển Bách khoa Việt Nam”  (Tập 3) Trong mục từ “nghịch lý”  cũng chỉ đề cập đến các loại nghịch lý toán học, nghịch lý triết học, và nghịch lý lôgic học, chứ không có loại nghịch lý tu từ.

Riêng tác giả Đinh Trọng Lạc, trong phần ví dụ minh hoạ của mình, ông hiểu phép nghịch ngữ có phạm vi rộng hơn các tác giả khác, bao hàm cả những nghịch nghĩa từ vựng (như: Đẹp kinh khủng, hiền dễ sợ,..) Và phép nói mỉa (như: “Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen thói “giáo dục”  người bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt.” (Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp)) [63,169]

3.2.1.2. Hiểu khái niệm với nghĩa hẹp, tương ứng với thuật ngữ paradox trong tu từ học tiếng Anh: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), Lại Nguyên Ân.

Nhóm tác giả Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi định nghĩa khái niệm nghịch lý như sau: “Nghịch lý (tiếng Pháp: Paradoxe): Trong lôgích học, là những suy luận đưa đến những kết luận không thể coi là đúng hay sai, bởi vì các lời nói hay phán đoán đó trái hẳn với kiểu lý giải truyền thống hay trái với lẽ phải thông thường, nhưng đồng thời lại cho thấy những chân lý nào đó. Trong văn học, nghịch lý là một biện pháp gây ấn tượng bất ngờ, khêu gợi những suy nghĩ có tính chất trí tuệ lý thú.

Nghịch lý thường được sử dụng trong tục ngữ, chẳng hạn câu tục ngữ Anh: “Địa ngục được lát bằng các ý định lương thiện” [.. . ]. Nghịch lý cũng thường được dùng trong các văn diễn thuyết. Chẳng hạn, G. B. Sô nói: “Giờ đây, chúng ta tuyên bố là không bao giờ làm nô lệ, vậy thì chúng ta sẽ chấm dứt được chế độ nô lệ khi nào chúng ta không bao giờ làm ông chủ.”  Nhiều nhà thơ cũng sử dụng nghịch lý trong sáng tác: “Yêu là chết ở trong lòng một ít”  (Xuân Diệu)”; “Đức Chúa Trời của chúng mặt Xa-tăng”  (Chế Lan Viên). [44,205]

Tác giả Lại Nguyên Ân trong quyển “150 thuật ngữ văn học”  giới thiệu như sau về phép nghịch lý: “Một châm ngôn hoặc một phán đoán mà nội dung của nó bất đồng rõ rệt – so với ý kiến đã được số đông chấp nhận, đã thành truyền thống, hoặc so với lẽ phải thông thường (đôi khi chỉ là bề ngoài). Nghịch lý thường được thể hiện bằng hình thức hóm hỉnh, sắc sảo, nó gần với cách ngôn và mang đặc tính của cái hài. Bất cứ nghịch lý nào cũng có vẻ như là sự phủ định cái ý kiến dường như đúng đắn một cách đương nhiên và vô điều kiện. Bản thân nghịch lý có khả năng thuyết phục và gây ấn tượng một cách độc lập với sự sâu sắc và đúng đắn của phát ngôn, do chỗ nó có tính độc đáo, có sự bạo dạn đến mức xấc xược, có nét hóm hỉnh. Vì vậy nó trở thành một thủ pháp hữu hiệu của lời diễn thuyết, của văn tranh luận và châm biếm, của giai thoại hiện đại, của giễu nhại. Nghịch lý thường “lộn trái” những phương châm và huấn thị thông dụng ( “Ngày mai đừng hoãn cái việc có thể để đến ngày kia”  – O. Wilde); Nó có thể biểu đạt một ý tưởng sâu sắc kết hợp với sự giễu nhại mang tính tố cáo […]” [2,213]

Trong “Từ điển văn học (Bộ mới)”  [50], phần định nghĩa “nghịch lý”  của tác giả Lại Nguyên Ân cũng tương tự như trong “150 thuật ngữ văn học”.

Như vậy, định nghĩa về phép nghịch lý của tác giả Lại Nguyên Ân có nêu rõ cấu trúc của nó là một “phát ngôn”, và phân tích rõ các tác dụng biểu đạt của nó. Đây là một định nghĩa khá đầy đủ về phép nghịch lý.

Tuy nhiên, cả tác giả Lại Nguyên Ân cũng như nhóm tác giả Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi, trong quan niệm của mình về hệ thống phép tu từ, đều không có phép nghịch hợp (oxymoron) – hiểu với nghĩa là một cụm từ mâu thuẫn.

3.2.1.3. Hiểu khái niệm theo nghĩa rộng, bao gồm cả hai thuật ngữ oxymoron và paradox trong tu từ học tiếng Anh: Nguyễn Nguyên Trứ, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Thế Truyền.

a) Quan niệm của tác giả Nguyễn Nguyên Trứ

Trong quyển “Đề cương bài giảng Phong cách học”  (1988), tác giả Nguyễn Nguyên Trứ giới thiệu về phép nghịch ngữ (với tên gọi là “diệu ngữ”  (kỳ ngữ)): “Diệu ngữ (kỳ ngữ), là biện pháp tu từ, ở đấy, sự biểu đạt mới nhìn ngỡ là vô lý.




Trong định nghĩa vắn tắt trên đây, đặc trưng chung nhất của phép nghịch ngữ là đặc trưng “một sự tự mâu thuẫn trên bề mặt”  đã được tác giả Nguyễn Nguyên Trứ đề cập ( “sự biểu đạt mới nhìn ngỡ là vô lý”  ). Cách hiểu khái niệm của tác giả Nguyễn Nguyên Trứ như trên là theo nghĩa rộng, tuy phần thí dụ minh hoạ của tác giả mới chỉ có loại nghịch lý (paradox), chưa có thí dụ về loại nghịch hợp (oxymoron).

b) Quan niệm của tác giả Nguyễn Thái Hoà

Trong quyển “Từ điển Tu từ - Phong cách – Thi pháp học”, tác giả Nguyễn Thái Hoà hiểu phép nghịch ngữ như sau: “Nghịch ngữ (còn gọi là nghịch dụ): Là một biến thể của phản ngữ, trong đó “cốt ở việc kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị ngữ nghĩa và ngữ pháp trong một chuỗi câu, trái với cách nói cách hiểu thông thường gây ra những bất ngờ trong diễn đạt”. [.. . ] Ví dụ:

Thật thà cũng thể lái trâu, Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng. (Ca dao)

Hay là:

Đàn ông nông nổi giếng thơi

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu. (Ca dao)

Phép nghịch ngữ ngày nay được dùng nhiều trong văn thơ: “Các ngài chỉ cần biết rằng một hàng cơm cũng như nghìn vạn hàng cơm khác, nghĩa là khi ta mới bước chân vào thì bổn phận ta là thấy lập tức buồn nôn. Nào là mùi cá mè, mùi thịt trâu.. . (Vũ Trọng Phụng). [.. . ]” [57,145-146]

Trong phần giới thiệu ở trên, tác giả Nguyễn Thái Hoà hiểu phép nghịch ngữ theo nghĩa rộng vì phần ví dụ minh hoạ của ông bao gồm cả loại cấu trúc cụm từ (oxymoron) Và loại cấu trúc mệnh đề (paradox). Và phép nghịch ngữ trong quyển từ điển này được tác giả Nguyễn Thái Hoà phân biệt với phép phản ngữ (phép tương phản, phép đối ngữ), và coi đó là “một biến thể của phản ngữ”.

Trên thực tế, tác giả Nguyễn Thái Hoà trong quyển giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”  soạn chung với tác giả Đinh Trong Lạc (bản in năm 1993) Trong phần giới thiệu phép phản ngữ đã từng nhắc đến thuật ngữ “nghịch ngữ”  [61,216-217] và trong giới tu từ học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thái Hoà có lẽ là người đầu tiên (5) Dùng thuật ngữ “phép nghịch ngữ”  và cũng là người đầu tiên đề cập đến phương diện phản ánh “nghịch lý xã hội”  của nghịch ngữ.

Tuy nhiên, trong nội dung của khái niệm phép phản ngữ mà tác giả Nguyễn Thái Hoà vừa giới thiệu [61] có sự nhập nhằng giữa phép nghịch ngữ với phép tương phản, phép nói mỉa, và phép ngoa dụ (6)

.

c) Quan niệm của tác giả Nguyễn Thế Truyền

Trong cả ba bài báo đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ [101; 102; 103], chúng tôi đều hiểu khái niệm nghịch ngữ theo nghĩa rộng, tương ứng với hai phép tu từ oxymoron và paradox trong tu từ học tiếng Anh.

3.2.2. Ở Trung Quốc

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong điều kiện tư liệu hiện có, cho đến nay ởTrung Quốc chưa có sách chuyên khảo về phép tu từ chúng tôi gọi là phép nghịch ngữ mà chỉ có những phần giới thiệu về phép tu từ này trong các quyển giáo trình hay từ điển tu từ học.

Về tên gọi khái niệm, chúng tôi thấy tương ứng với cái mà các nhà nghiên cứu Việt Nam gọi là nghịch ngữ (hoặc với tên gọi khác là nghịch lý, nghịch dụ) Thì các nhà nghiên cứu Trung Quốc gọi là phép mâu thuẫn (矛盾) Hoặc mâu thuẫn tu sức pháp (矛盾修饰法). Cách hiểu khái niệm phép mâu thuẫn của các nhà nghiên cứu Trung Quốc tương ứng với cách hiểu khái niệm nghịch ngữ theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả hai phép oxymoron và paradox trong tiếng Anh.


Trong hoạt động tu từ, có một cách nói trước sau mâu thuẫn” “mới xem qua thì có vẻ không hợp lý, nhưng nghĩ kỹ một chút thì lại cảm thấy sinh động, thú vị, hàm ý sâu xa, dư vị bất tận. Các ngữ đoạn có ý trái ngược với lẽ thường và dùng đối lập nhau như loại này tạo thành phương thức tu từ mang cách nói vừa tương phản vừa tương thành. Có thể gọi đó là phép mâu thuẫn.”

Hai tác giả Lê Vận Hán và Trương Duy Cảnh (trong quyển sách trên) Chia phép mâu thuẫn ra làm hai loại:

+ Cụm từ mâu thuẫn (詞語的矛盾配搭)

Thí dụ: 美麗的錯誤 (Sự lầm lẫn đáng yêu); 甜蜜的傷心 (Nỗi đau khổ ngọt ngào).

+ Câu mâu thuẫn (句子的矛盾構成)

Thí dụ: 他的心情好像沉重, 又好像輕鬆, 好像難 過, 又好像 掁 奮о 發生的這 一塲鬥爭好像出乎他的意料之外,又好像都在他的意料之中о

Tâm trạng của nó dường như rất nặng nề, lại dường như rất nhẹ nhàng; Dường như rất khó chịu, lại dường như rất phấn khởi. Cuộc đấu tranh (nội tâm) Này được phát sinh dường như nằm ngoài dự kiến của nó, nhưng cũng dường như nằm trong dự kiến của nó. [145,171]

Tác giả Hoàng Kiến Lâm (chủ biên) Trong Từ điển thưởng thức các phép tu từ tiếng Hán cũng có giới thiệu về phép mâu thuẫn như sau: 矛盾 máodùn 在特定的语言外填中,故意用自相矛盾的话以加强表达效果.” [144,170]

Mâu thuẫn: Trong một hoàn cảnh ngôn ngữ nhất định, cố ý dùng lời mâu thuẫn nhau để tăng cường hiệu quả biểu đạt.

Tác giả Hoàng Kiến Lâm hiểu khái niệm rộng hơn nhóm tác giả Lê Vận Hán và Trương Duy Cảnh. Khái niệm “phép mâu thuẫn” được hiểu với dấu hiệu “sự mâu thuẫn của lời nói”  và có tác dụng “tăng cường hiệu quả biểu đạt”  một cách chung chung, không đề cập đến phương diện “hàm ý sâu xa, dư vị bất tận”  như trong quan niệm của nhóm tác giả Lê Vận Hán và Trương Duy Cảnh (tức là đề cập đến tác dụng nhận thúc – triết lý), nên những câu thuộc phép nói mỉa như sau đây cũng được tác giả Hoàng Kiến Lâm xếp vào phép mâu thuẫn: 我的宮女第一,柰致无人能及о 腮边花粉糊涂,觜上脂胭狼藉о 秋波俏似铜铃, 弓眉弯得笔直,春纤十个擂槌,玉体浑身槌添о 柳腰松段一围, 莲瓣淮船 半只… (洪升 ô张生殿” )

Cung nữ đệ nhất của ta, không ai làm sao có thể sánh kịp. Bên má phấn hoa trát lung tung, trên miệng son bôi lỗ chỗ. Ánh mắt dịu dàng [lạnh] tựa chuông đồng, đôi mày cong vòng như cán bút thẳng, tay thon như mười cái chuỳ, ngọc thể toàn thân nổi ngấn khúc. Lưng ong như một khúc gỗ thông, chân sen như nửa chiếc thuyền sông Hoài… (Hồng Thăng, Trường sinh điện) [144,170]

Trước đây, trong bài viết [102] và [103], khi thu thập ngữ liệu nghịch ngữ, chúng tôi ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quan niệm quá rộng của tác giả Hoàng Kiến Lâm.

Các tác giả Trung Quốc cũng cân nhắc vấn đề tên gọi và vị trí của phép mâu thuẫn trong bảng phân loại các phép tu từ. Cuốn Từ điển thưởng thức các phép tu từ tiếng Hán cho biết tên gọi phép mâu thuẫn có thể gây ngộ nhận dẫn đến nhầm lẫn với khái niệm triết học, và phép mâu thuẫn có chỗ giao thoa nội dung với phép cảnh sách 警策 (cũng gọi là cảnh cú 警句, tinh cảnh 精警) Và phép đối đỉnh 对顶 (cũng gọi là phản ngôn 反言). Tư cách độc lập của phép mâu thuẫn có chỗ phải bàn luận.

Tác giả Trần Vọng Đạo trong sách Tu từ học phổ thông định nghĩa về phép cảnh sách như sau: “Từ ngữ giản dị, lời lẽ kỳ lạ mà hàm ý sâu sắc, lay động con người, tên là cảnh sách từ, cũng gọi là cảnh cú, nó giống tựa loài ong mật, hình dáng ngắn nhỏ mà có cả điều trái gở lẫn điều ngọt ngào, thật là khéo và đẹp. Trong văn có phép tu từ này thì thường thường hơi văn vì thế mà mạnh mẽ, phấn chấn.” [143,191]

Tác giả Trần Vọng Đạo chia phép cảnh sách làm ba loại:

• Loại cảnh sách như một dạng cách ngôn

Thí dụ: 虽鞭之长,不及马腹о (ô左传о 宣公十五年” ) Roi tuy dài nhưng không đánh tới bụng ngựa. ( “Tả truyện. Tuyên Công thập ngũ niên”  )

• Loại cảnh sách nêu một chân lý mới nhìn rất khó lý giải

Thí dụ: 尺有所短, 寸有所长о (ô史记о 白起王翦列传赞” ) Thước cũng có chỗ ngắn, tấc cũng có chỗ dài. ( “Sử ký. Bạch Khởi, Vương Tiễn liệt truyện tán”  )

• Loại cảnh sách “kỳ thuyết diệu ngữ”  (奇说妙语; Paradox)

Thí dụ: 善游者溺, 善騎者堕о (ô文子о 符言” )

Người giỏi bơi chết đuối, người giỏi cưỡi ngựa ngã ngựa. ( “Văn Tử. Phù ngôn”  ) 不塞不流, 不止不行о (韩愈ô原道” )

Không tắc thì không thông, không dừng thì không tiến. (Hàn Dũ, “Nguyên đạo”  ) 峣峣者易缺, 皦皦者易污о (ô后汉书о 黄琼列传” )

Cao đầy thì dễ khuyết, sáng rõ thì dễ đục. ( “Hậu Hán thư. Hoàng Quỳnh liệt truyện”  ) [143,191]

Trong ba loại cảnh sách thì loại thứ ba ( “kỳ thuyết diệu ngữ”  奇说妙语;

Paradox) Là tương ứng với khái niệm nghịch ngữ mà chúng tôi nghiên cứu.

Ngoài ra, phép nghịch ngữ còn liên quan đến phép ánh sấn 映衬 (tạm dịch: Phép tương chiếu tương sánh), cũng gọi là phép sấn thác 衬托 hay tương hình 相形. [143,94-96; 144,360]
---------------------------------------------
MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
5. GIÁ TRỊ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ
1. KHÁI NIỆM NGHỊCH NGỮ
2. CƠ CẤU NGỮ NGHĨA CỦA NGHỊCH NGỮ
2.1. Sơ đồ cơ cấu ngữ nghĩa
2.2. Các tiền đề lôgic – ngữ nghĩa
3. ĐẶC ĐIỂM BIỂU ĐẠT CỦA NGHỊCH NGỮ
3.1. Giá trị biểu cảm
3.2. Giá trị nhận thức
3.3. Giá trị gây ấn tượng
4. PHÂN LOẠI NGHỊCH NGỮ
4.1. Phân loại theo cấu trúc
4.2. Phân loại theo quan hệ ngữ nghĩa
4.2.1. Phân loại theo quan hệ mâu thuẫn
4.2.2. Phân loại theo quan hệ phủ định ngữ nghĩa
4.3. Phân loại theo đề tài
5. QUY TẮC GIẢI MÃ NGHỊCH NGỮ
5.1. Hiểu lại khái niệm
5.2. Hiểu ngược lại nghĩa hiển ngôn
5.3. Xác định điểm quy chiếu
5.4. Hiểu lại hình ảnh phi lý
5.5. Xác lập topos mới
5.6. Liên hệ với thực tiễn
6. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỊCH NGỮ
6.1. Trình độ phát triển về tư duy – nhận thức
6.2. Bối cảnh chính trị – xã hội
6.3. Đặc điểm tâm lý, tính cách dân tộc
6.4. Phong cách diễn đạt
6.5. Đề tài và thể loại văn bản
7. PHÂN BIỆT NGHỊCH NGỮ VỚI CÁC KHÁI NIỆM DỄ NHẦM LẪN
7.1. Nghịch ngữ và phép tương phản
7.2. Nghịch ngữ và phép khoa trương
7.3. Nghịch ngữ và phép nói mỉa
7.4. Nghịch ngữ và cái phi lý
7.5. Nghịch ngữ thực và nghịch ngữ giả
Chương 2:  ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ TRONG TIẾNG HÁN
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
2.1. Các dạng cấu trúc thông thường
2.1.1. Nghịch ngữ cụm từ (Oxymoron)
2.1.2. Nghịch ngữ mệnh đề (Paradox)
2.2. Các dạng cấu trúc đặc biệt
3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA
3.1. Xét theo quan hệ mâu thuẫn
3.2. Xét theo quan hệ phủ định ngữ nghĩa
4. ĐẶC ĐIỂM BIỂU ĐẠT
4.1. Biểu cảm
4.2. Nhận thức
4.3. Định danh
4.4. Tạo hiệu quả đặc biệt cho lập luận
4.5. Tượng trưng
4.6. Sự phối hợp với các phép tu từ khác
Chương 3:  ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ TRONG TIẾNG ANH.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
2.1. Các dạng cấu trúc thông thường
2.1.1. Nghịch ngữ cụm từ (Oxymoron)
2.1.2. Nghịch ngữ mệnh đề (Paradox)
2.2. Các dạng cấu trúc đặc biệt
3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA
3.1. Xét theo quan hệ mâu thuẫn
3.2. Xét theo quan hệ phủ định ngữ nghĩa
4. ĐẶC ĐIỂM BIỂU ĐẠT
4.1. Biểu cảm
4.2. Nhận thức
4.3. Định danh
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ GIỮA BA NGÔN NGỮ HÁN, ANH, VIỆT
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2. Đặc điểm cấu trúc
1.2.1. Các dạng cấu trúc thông thường
1.2.1.1. Nghịch ngữ cụm từ (Oxymoron)
1.2.1.2. Nghịch ngữ mệnh đề (Paradox)
1.2.2. Các dạng cấu trúc đặc biệt
1.3. Đặc điểm ngữ nghĩa
1.3.1. Xét theo quan hệ mâu thuẫn
1.3.2. Xét theo quan hệ phủ định ngữ nghĩa
1.4. Đặc điểm biểu đạt
1.4.1. Biểu cảm
1.4.2. Nhận thức
1.4.3. Định danh
1.4.4. Tượng trưng
2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ GIỮA BA NGÔN NGỮ HÁN, ANH, VIỆT
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1. Những điểm tương đồng
2.1.2. Những điểm khác biệt
2.2. Đặc điểm cấu trúc
2.2.1. Những điểm tương đồng
2.2.2. Những điểm khác biệt
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa
2.3.1. Những điểm tương đồng
2.3.2. Những điểm khác biệt
2.4. Đặc điểm biểu đạt
2.4.1. Những điểm tương đồng
2.4.2. Những điểm khác biệt
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------------
keyword: download luan an tien si,  ngu van,chuyen nganh, ngon ngu, hoc so sanh,doi chieu,doi chieu, dac diem, cua phep, tu tu, nghich ngu, trong tieng han, tieng anh, va tieng viet, nguyen the truyen  

 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TU TỪ NGHỊCH NGỮ TRONG TIẾNG HÁN, TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...