Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, moi quan he, giua phat trien, kinh te-xa hoi, va mo hinh, benh tat, tai tp.hcm, giai doan 2000,2008

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XàHỘI VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2000-2008 



A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là một trong các nguồn lực cơ bản giúp cho xã hội tồn tại và phát triển. Trong thời đại hiện nay, dưới tác động của sự biến đổi môi trường toàn cầu nói chung và của khu vực nói riêng thì mô hình bệnh tật đang có sự biến đổi và hậu quả của nó là sức khỏe người dân nhất là sức khỏe người dân đô thị đang bị đe dọa nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân được các nhà nghiên cứu quan tâm là vấn đề ĐTH quá tải.

TP. HCM là thành phố loại đặc biệt, có qui mô dân số lớn nhất nước và đồng thời có tỉ lệ ĐTH cao nhất so với các thành phố khác (83,7%) (2007). Với sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.. . TP.HCM là đích đến chủ yếu của người dân nhập cư từ các vùng phụ cận và cả nước. Mặc dù đã có chính sách hạn chế nhập cư từ sau năm 1975 và hiện vẫn còn áp dụng, thế nhưng dân số thành phố vẫn tiếp tục gia tăng. Tỉ lệ tăng dân số hàng năm của thành phố luôn luôn ở mức cao, tăng từ 1,59%/năm trong giai đoạn 1980-1985 lên đến 3,20%/năm trong giai đoạn 2000-2007. Gia tăng dân s?? TP. HCM chủ yếu là do gia tăng cơ học.

Tại TP. HCM, gia tăng nhanh của dân số đô thị theo thời gian đã dẫn đến sự quá tải cho các dịch vụ xã hội, xuống cấp cơ sở hạ tầng và các khó khăn cho quản lý đô thị. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của thành phố chủ yếu từ hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng và các hoạt động này thường gắn liền với ô nhiễm môi trường ở mức độ cao. Tất cả các vấn đề này đã và đang tạo ra áp lực ngày càng gia tăng cho môi trường thành phố đồng thời làm cho chất lượng cuộc sống, nhất là tại các khu dân cư nghèo, có xu hướng ngày càng sút giảm. Kết quả là tạo điều kiện cho bệnh tật hình thành và phát triển và sức khỏe người dân bị ảnh hưởng.

Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian qua thành phố đã thực hiện nhiều chương trình, dự án như kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất công nghiệpxây dựng-giao thông, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nâng cấp vệ sinh môi trường tại các khu vực ven kênh rạch, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, xã hội hóa vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đẩy mạnh truyền thông môi trường-sức khỏe trong cộng đồng … Ngoài những kết quả đã đạt được, các chương trình, dự án này còn tồn tại các hạn chế như: (1) Nội dung và phương pháp thực hiện không khả thi, vượt quá nguồn lực xã hội; (2) Nội dung và phương pháp thực hiện không phù hợp với nhu cầu người dân, nhất là đối với các cộng đồng dân cư nghèo; (3) Mục tiêu chỉ nhằm giải quyết vấn đề trước mắt và thiếu tính định hướng lâu dài, từ đó không nhân rộng được cho các địa phương khác và (4) Thiếu sự phối hợp với các tác nhân xã hội khác do đó hạn chế hiệu quả và thiếu tính bền vững.

Từ các vấn đề nêu trên, để hỗ trợ cho công tác ngăn chặn và phòng tránh các tác động tiêu cực của biến đổi môi trường đến sức khỏe người dân được hiệu quả cao hơn, nghiên cứu sẽ tập trung vào ba khía cạnh quan trọng sau đây:

- Sự biến đổi mô hình bệnh tật trong xã hội có mối quan hệ với gia tăng dân số đô thị như thế nào?

- Phương cách mà gia tăng dân số đô thị dẫn đến các biến đổi môi trường sống và hình thành bệnh tật trong cộng đồng dân cư?

- Cách tiếp cận nào là phù hợp cho chính sách quản lý đô thị trong thời gian tới?

- Các chương trình BVMT và phòng chống dịch bệnh nên được định hướng với nội dung và phương pháp thực hiện như thế nào để phù hợp với nguồn lực xã hội và của cộng đồng?

Các phát hiện và các đề nghị mà nghiên cứu này đưa ra sẽ hỗ trợ cho các nhà lập chính sách và kế hoạch, các tổ chức ban ngành và các cơ quan nghiên cứu có liên quan có thêm các thông tin và định hướng cần thiết trong việc hoạch định chiến lược cũng như trong việc thiết kế và tổ chức các chương trình hành động để vấn đề quản lý đô thị và chăm sóc sức khỏe người dân mang tính khả thi và hiệu quả hơn. Ngoài ra, các kết quả từ nghiên cứu này còn được sử dụng cho công tác giảng dạy các môn học liên quan ĐTH, bệnh học môi trường và địa lý y học trong các trường đại học.

B- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1- MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đóng góp kinh nghiệm thực tiễn của TP. HCM cho lý thuyết ĐTH và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của ĐTH quá tải đến sức khoẻ người dân.

 2- MỤC TIÊU CỤ THỂ

Mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm: 1- Nhận dạng và phân tích quá trình ĐTH của TP. HCM giai đoạn 19902007 2- Nhận dạng và phân tích các tác động tiêu cực của biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội đến sức khoẻ người dân thành phố trong thời kỳ ĐTH 3- Nhận dạng và phân tích các giải pháp các cơ quan chức năng đã và đang thực hiện• để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và bệnh tật người dân thành phố trong thời kỳ ĐTH 4- Đề xuất các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực về môi trường và sức khỏe người trong thời kỳ ĐTH.

 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. ĐÔ THỊ HOÁ

1.1 KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ HOÁ

Khái niệm ĐTH được quan niệm khác nhau đối với các nhà nhân khẩu học, xã hội học. V.V… Eldridge (1954) Đã định nghĩa: ĐTH là một quá trình tập trung dân cư. Quá trình tập trung dân cư đó theo hai cách: Sự tăng lên của các điểm tập trung dân cư và sự tăng về quy mô của từng điểm tập trung đó. ĐTH được thể hiện ở một số tính chất như: (1) Tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động trong đô thị và năng cao tỷ lệ dân thành thị, (2) Hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là phát triển các thành phố lớn và cực lớn và (3) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị (hay lối sống dịch vụ, nhu cầu văn hoá cao, dễ thích nghi …) Trong khu vực nông thôn.

ĐTH là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ ĐTH, còn theo cách thứ hai, nó có thuật ngữ là tốc độ ĐTH.

Tống Văn Đường (1998) Cho rằng ĐTH được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển các thành phố. Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít thành phố có lịch sử hàng nghìn năm đang tồn tại và phát triển. Sự gia tăng số lượng và qui mô các thành phố về diện tích cũng như dân số, và do đó làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn; Vai trò chính trị-kinh tế-văn hoá của thành phố; Môi trường sống … là những vấn đề được các nhà nghiên cứu ĐTH quan tâm. ĐTH là một khái niệm rộng, bao hàm cả nội dung di dân nông 6 thôn-thành thị là một yếu tố quan trọng làm tăng dân số thành thị, tuy nhiên còn hai yếu tố khác nữa là tăng tự nhiên bởi chính dân thành thị và mở rộng địa giới các thành phố nữa.

Đàm Trung Phường (1995) Cho rằng ĐTH là một quá trình chuyển dịch lao động từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng phân tán trên một diện rộng khắp hầu như toàn quốc sang một diện tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính…. Cũng có thể nói là sự chuyển dịch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp trên một số địa bàn thích hợp hơn gọi là đô thị.

Trình độ ĐTH phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền văn hoá và phương thức tổ chức lối sống xã hội. Do vậy, có thể nói ĐTH là quá trình diễn biến về kinh tếxã hội-văn hoá-không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hoá, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính quân sự. Theo quan điểm này thì ĐTH là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hầu như đụng chạm tới tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, xã hội …. Của con người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Các nhà xã hội học không đồng ý khái niệm ĐTH đơn thuần chỉ là sự tập trung dân số vào một khu vực địa lý. Anderson (1950) Cho rằng ĐTH được hiểu nhiều hơn là “sự chuyển dịch người dân từ nông thôn lên thành phố và từ loại hình nghề nghiệp nông thôn sang loại hình nghề nghiệp thành thị”. Theo quan điểm của Anderson “nếu đơn thuần chỉ là chuyển người dân đến khu vực đô thị thì không cần thiết phải “ĐTH (Urbanize)”  họ (mặc dù điều đó có thể giúp họ 7 trong cuộc sống). Trong lúc đó, người dân nông thôn có thể được “ĐTH (Urbanize)”  rất nhiều mà không cần thiết phải thay đổi nơi cư trú và nghề nghiệp của mình.

ĐTH bao gồm những thay đổi cơ bản về suy nghĩ và hành vi của người dân và những thay đổi trong chuẩn mực và giá trị của họ. Cách tiếp cận này xem ĐTH như là một sự thay đổi hành vi và đây là sản phẩm của cá nhân. Nếu cá nhân chiếm giữ hay sở hữu các kiểu mẫu hành vi đô thị (như cách suy nghĩ và giá trị đô thị) Thì cá nhân đó được xem là được ĐTH. Tương tự, những cá nhân sống tai khu vực nông thôn vẫn có thể được xem là được “ĐTH” nếu họ thể hiện được các kiểu mẫu hành vi đặc thù đô thị. Tiến trình ĐTH được xem là tiến trình được thực hiện bởi cá nhân theo thời gian.

Theo tác giả Trương Quang Thao trong “Đô thị Việt Nam” (2003), thì ĐTH là “hiện tượng liên quan tới những chuyển dịch kinh tế- xã hội- văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc (như tăng sử dụng tài nguyên và tăng chất thải) Gắn liền với những tiến bộ khoa học-kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội … làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lí nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên.”

Định nghĩa trên đã cố gắng làm nổi rõ quá trình ĐTH như một hiện tượng kinh tế-xã hội-văn hoá-không gian-môi trường bao trùm với hai vế: Tác nhân sinh ra hiện tượng và hệ quả mà hiện tượng ấy mang lại. Về tác nhân, nổi rõ hai yếu tố: Một là sự phát triển của khoa học-kỹ thuật và công nghệ sản xuất, và hai 8 là sự phát triển của chính sản xuất tức nền kinh tế. Về hệ quả, có thể phân thành ba cụm chính: Cụm một là các hệ quả kinh tế-xã hội bao gồm những sự kiện quan trọng trong cấu trúc xã hội-nghề nghiệp và dịch cư xã hội cũng như những biến động trong cấu trúc gia đình. Cụm hai là các hệ quả văn hoá-xã hội gồm sự tăng trưởng của mức sống, sự thay đổi trong lối sống và nhu cầu giao tiếp xã hội.

Cụm ba là các hệ quả không gian-môi trường gồm những biến động trong yếu tố tạo thị và yếu tố kết tụ không gian trong cấu trúc của từng quần cư cũng như của hệ thống các quần cư.

Tóm lại, về nguồn gốc thì ĐTH là qúa trình chuyển hoá của dân cư từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp - cũng là quá trình phát triển của sự phân công xã hội. Quá trình này hình thành sơ khai từ hình thái kinh tế nông nghiệp vào thời đồ đá mới (thời đại kim khí) Khi một số người tách khỏi hoạt động trồng trọt để chuyên sản xuất công cụ phục vụ canh tác và chế biến lương thực, cư trú tập trung tại các khu vực thuận lợi giao thông và trao đổi buôn bán hàng hóa. Thứ hai, ĐTH về cơ bản là hiện tượng tất yếu, một quy luật mang tính khách quan và có tính toàn cầu, tiến bộ rõ rệt với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường … từ nông thôn sang thành thị, sự tập trung dân cư tại các đô thị theo tỷ lệ ngày càng cao.

Thứ ba, ĐTH là một phạm trù lịch sử ở các quốc gia và các khu vực khác nhau và ĐTH không phải chỉ diễn ra trong một giai đoạn mà đây là một quá trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội … Quá trình ĐTH luôn luôn gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa (CNH) Đây là hai quá trình không thể tách rời. Trong đó CNH là động lực của ĐTH, thúc đẩy quá trình ĐTH phát triển và ĐTH là điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa. ĐTH gắn liền quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu 9 nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng và chức năng môi trường từ dạng nông thôn sang thành thị. ĐTH dẫn đến quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, làm nâng cao vai trò thành thị đối với sự phát triển của xã hội và thúc đẩy sự phát triển không gian đô thị. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với xu hướng BVMT đô thị, các quốc gia phát triển và đang phát triển có xu hướng xây dựng/ điều chỉnh lại chức năng của các thành phố. Trong đó, chức năng dịch vụ (như giáo dục, thương mại, vận tải) Được thay cho chức năng công nghiệp truyền thống.
-------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
C. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐÔ THỊ HÓA
1.1 KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ HOÁ
1.2 CÁC MÔ HÌNH VÀ KHUYNH HƯỚNG ĐÔ THỊ HOÁ
1.3 ĐÔ THỊ HOÁ QUÁ TẢI
2. ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN THẾ GIỚI
2.1 ĐÔ THỊ HOÁ TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
2.2 ĐÔ THỊ HOÁ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐÔ THỊ HOÁ
3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÔ THỊ HOÁ, MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ TẠI VIỆT NAM VÀ TP. HCM
D. KHUNG NGHIÊN CỨU
1. KHUNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
2. NHỮNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
E. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
1. MÔ HÌNH – LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1 MÔ HÌNH DPSIR
1.2 LÝ THUYẾT CHỨC NĂNG CƠ CẤU
2. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHO CÁC PHẦN CỦA LUẬN ÁN
3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.2 Phương pháp xử lý và thuyết minh dữ liệu
3.2.3 Giới hạn nghiên cứu
3.2.4 Kế hoạch nghiên cứu
PHẦN KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ DÂN SỐ – XÃ HỘI THÀNH PHỐ HCM
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
1.1.2 Địa hình
1.1.3 Khí hậu
1.1.4 Tài nguyên nước
1.2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ-KINH TẾ-XÃ HỘI
1.2.1 Dân số
 1.2.2 Đặc điểm kinh tế
1.2.3 Đặc điểm giáo dục
1.2.4 Quản lý đô thị
1.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010
CHƯƠNG HAI: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2006
2.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2 GIA TĂNG DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1 Gia tăng dân số
2.2.2 Gia tăng dân số các quận huyện
2.2.3 Gia tăng dân số khu vực đô thị của TP. HCM
2.2.4 Chính sách di dân
2.2.4.1 Chính sách di dân quốc gia
2.2.4.2 Chính sách di dân của TP. HCM
2.3 MỞ RỘNG KHÔNG GIAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.1 Mở rộng diện tích TP. HCM
2.3.2 Mở rộng diện tích khu vực đô thị của TP. HCM
2.3.3 Định hướng phát triển không gian TP. HCM đến năm 2025
2.3.3.1 Vùng đô thị TP. HCM
2.3.3.2 Định hướng phát triển không gian các khu vực trong TP. HCM
CHƯƠNG BA: BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2007
3.1 BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
3.1.1 Biến đổi môi trường đất
3.1.1.1 Ô nhiễm đất do rác thải sinh hoạt
3.1.1.2 Ô nhiễm đất do sản xuất công nghiệp
3.1.1.3 Thoái hoá đất
3.1.2 Biến đổi môi trường nước
3.1.2.1 Chất lượng nước mặt
3.1.2.2 Chất lượng nước dưới đất
3.1.2.3 Ngập lụt
3.1.3 Biến đổi môi trường không khí
3.2 BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
3.2.1 Nha tạm bợ
3.2.2 Ùn tắc giao thông
3.2.3 Nghèo đói
3.2.4 Lối sống đô thị
3.2.5 Tệ nạn xã hội
Tiểu kết
CHƯƠNG BỐN: MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI TP HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ1990-2007
4.1 MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN1990-2007
4.1.1 Giai đoạn 1990-1995
4.1.2 Giai đoạn 1996-2007
4.2 BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ
4.2.1 Bệnh tật liên quan đến môi trường đất
4.2.2 Bệnh tật liên quan đến môi trường nước
4.2.2.1 Bệnh đường ruột
4.2.2.2 Sốt xuất huyết
4.2.3 Bệnh tật liên quan đến môi trường không khí
4.3 BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
4.3.1 HIV/ AIDS
4.3.2 Rối loạn tâm thần
4.3.3 Tai nạn giao thông
4.3.4 Ngộ độc thực phẩm
4.3.5 Bệnh nghề nghiệp
Tiểu kết
CHƯƠNG NĂM: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ-KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ1990-2007
5.1 HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1.1 CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1.2.1 Quản lý rác thải
5.1.2.2 Quản lý chất lượng nước
5.1.2.3 Quản lý khí thải
5.1.3 HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1.3.1 Chiến lược nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường TP. HCM đếnnăm 2010
5.1.3.2 Các hoạt động truyền thông môi trường hiện hữu
5.1.3.3 Nhận xét về các hoạt động truyền thông hiện hữu
5.1.4 THAM GIA CỦA XÃ HỘI VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH/ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1.4.1 Tham gia người dân trong các hoạt động BVMT do địa phương tổchức
5.4.2 Tham gia người dân trong các hoạt động BVMT do các dự án tổ chức
5.2 HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE – KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH
5.2.1 MẠNG LƯỚI CƠ SỞ Y TẾ
5.2.1.1 Cơ sở y tế
5.2.1.2 Giường bệnh
5.2.1.3 Cán bộ y tế
5.2.1.4 Hoạt động khám chữa bệnh
5.2.1.5 Thành tựu và tồn tại5.2.1.6 Qui hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành y tế đến 2020
5.2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH TẠI TP HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2007
5.2.2.1 Hoạt động phòng chống và kiểm soát dịch bệnh
5.2.2.2 Hiệu qủa của các hoạt động phòng chống dịch bệnh
5.2.3 THAM GIA CỦA XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH
PHẦN KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 1-KẾT LUẬN
1.1 Đặc điểm quá trình đô thị hóa TP. HCM giai do? N 1990-2007
1.4 Các hoạt động bảo vệ môi trường TP. HCM giai do? N1990-2007
1.5 Các hoạt động phòng chống bệnh tật TP. HCM giai do? N1990-2007 2-KIẾN NGHỊ
2.1 Kiểm soát đô thị hoá
2.2 Nâng cao công tác quản lý môi trường
2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý môi trường của Nhà nước
2.2.2 Tăng cường vai trò đầu mối điều phối các hoạt độngcủa Sở chức năng
2.2.3 Tăng cường bộ máy giám sát hành vi tuân thủ môi trường
2.2.4 Giảm bớt tác động tiêu cực của các dự án chỉnh trang đô thị
2.2.5 Tăng cường sự tham gia cộng đồng vào hoạt động BVMT
2.2.6 Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các cộng đồng nghèo
2.3 Tăng cường hoạt động nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng.
2.3.1 Cơ chế và chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động.
2.3.2 Tổ chức và phối hợp hoạt động giữa các bên có liên quan
2.3.3 Cách tiếp cận định hướng giáo dục môi trường
2.3.4 Triển khai luật bảo vệ môi trường
2.4 Nâng cao hoạt động phòng chống bệnh tật
2.4.1 Đầu tư cho công tác y tế dự phòng
2.4.2 Xã hội hoá công tác y tế dự phòng
2.4.3 Định hướng tổ chức và phối hợp cho các chương trìnhphòng chống bệnh tật
2.4.4 Điều chỉnh loại hình và nội dung hoạt động của các chương trìnhphòng chống bệnh tât
2.5 Xoá đói giảm nghèo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
--------------------------------------------
keyword: download luan an tien si,  moi quan he, giua phat trien, kinh te-xa hoi, va mo hinh, benh tat, tai tp.hcm, giai doan 2000,2008   

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XàHỘI VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2000-2008 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...