Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, sinh hoc,chuyen nganh, thuy sinh, vat hoc, nghien cuu, danh gia, cac dac diem, thuy sinh, dieu kien sinh thai, moi truong, lam co so, khoa hoc, de phat trien, nuoi hai san, ben vung vung,ven bien ca mau, nguyen minh nien

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC 

Chuyên ngành: Thủy sinh vật học
Mã số: 62.42.50.01 


NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM THỦY SINH, ĐIỀU KIỆN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI HẢI SẢN BỀN VỮNG VÙNG VEN BIỂN CÀ MAU 

  Người hướng dẫn khoa học: PGS-TSKH. Nguyễn Tác An, TS. Nguyễn Văn Hảo 



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Đánh giá các điều kiện môi trường, đặc điểm thủy sinh vật và hiện trạng nghề nuôi hải sản vùng ven biển BĐCM có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định những mặt thuận lợi và không thuận lợi của chúng làm cơ sở khoa học cho sự lựa chọn các chỉ tiêu môi trường, đối tượng nuôi, phương thức nuôi để triển khai các loại hình nuôi hải sản và đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả nghề nuôi mà không làm ảnh hưởng đến môi trường.

1.1. Cơ sở khoa học để phát triển nuôi hải sản bền vững

1.1.1. Những lý luận cơ bản của nghề nuôi NTTS là nuôi các đối tượng thủy sinh như: Cá, nhuyễn thể, giáp xác và các động vật khác, tảo đơn bào, rong, thực vật bậc cao bằng cách sử dụng các phương pháp quảng canh (QC) Và thâm canh (TC) Nhằm mục đích nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, cao hơn sản lượng của các quần thể thủy sinh vật trong tự nhiên [145,118,161]. NTHS là nuôi trồng các loài mà các giai đoạn riêng biệt trong chu kỳ sống của chúng có liên hệ với biển [116]. Về bản chất, theo Karpevich (1985), NTTS là khoa học nghiên cứu các quy luật xuất hiện các đặc tính của các đối tượng nuôi, vạch ra các phương pháp thực hiện chúng trong các điều kiện tự nhiên và nhân tạo, cũng như xác định và thiết lập vùng nuôi và đối tượng nuôi nhằm thu được sản lượng cao nhất trên đơn vị diện tích hoặc thể tích trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất [dẫn từ 116].

Các cơ sở NTTS là những thành phần mới trong sinh quyển - các hệ sinh thái nhân tạo, do đó cũng như thủy sinh vật trong các hệ sinh thái tự nhiên, các loài nuôi có các mối quan hệ tương hỗ với các điều kiện môi trường vô sinh và hữu sinh, đặc biệt là các mối quan hệ qua lại giữa các loài nuôi với các quần thể tự nhiên. Theo Đặng Ngọc Thanh (1974) Và Vũ Trung Tạng (1997), quan hệ thức ăn thường xảy ra giữa các thủy sinh vật ở các bậc dinh dưỡng trên đối với các bậc dưới. Trong quần xã thủy sinh vật mối quan hệ thức ăn rất phức tạp, nhưng diễn ra với một điều kiện thích ứng để đảm bảo sự cân bằng giữa vật ăn và vật bị ăn. Sự phát triển mạnh mẽ 4của vật ăn sẽ mau chóng làm giảm số lượng vật bị ăn, kết quả lại đưa tới sự giảm số lượng của chính vật ăn. Quan hệ thức ăn trong quần xã thủy sinh vật tạo nên chuỗi thức ăn thường là gồm 3 – 4 khâu, có khi tới 5 – 6 khâu, rất ít khi 2 khâu. Chuỗi thức ăn càng kéo dài, vật chất và năng lượng tiêu hao đi qua các khâu càng lớn.

Quan hệ cạnh tranh thường xảy ra giữa các thủy sinh vật thuộc cùng một bậc dinh dưỡng do cạnh tranh nơi ở, nơi đẻ, nhưng thường do cạnh tranh thức ăn. Cạnh tranh thức ăn đưa tới kết quả giảm số lượng của vật đối địch. Quan hệ vật chủ - vật ký sinh rất phổ biến ở thủy sinh vật. Trong NTHS, người nuôi có thể điều khiển các mối quan hệ vật nuôi với các yếu tố môi trường trong giới hạn cho phép nhằm đạt được hiệu quả cao. Để hạn chế tiêu hao vật chất và năng lượng trong chuỗi thức ăn cần tạo các chuỗi thức ăn ngắn.

Cạnh tranh thức ăn cùng loài có thể giải quyết được nếu nuôi với mật độ phù hợp, bảo đảm đủ thức ăn cho loài nuôi trong mô hình nuôi đơn. Trong mô hình nuôi ghép, cần bố trí các loài có phổ thức ăn khác nhau để tận dụng không gian và cơ sở thức ăn, đồng thời áp dụng các biện pháp tiêu diệt địch hại cạnh tranh thức ăn với các loài nuôi. Để giảm nguy cơ dịch bệnh, theo Dushkina (1998), điều quan trọng không phải ở chỗ trị bệnh khi nó đã xảy ra mà phải biết trước khả năng xảy ra bệnh để có các phương pháp phòng hữu hiệu như: Cải tạo ao nuôi; Tiêu diệt mầm bệnh; Tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản [116].

Tiêu chí đầu tiên của NTTS là chọn các đối tượng nuôi phù hợp vùng nuôi về các đặc tính sinh lý, sinh thái như khả năng thành thục, sự sống sót của cá thể còn non, tốc độ lớn, cấu trúc quần thể, tập tính sống, ngưỡng chống chịu và tính bền vững với các yếu tố môi trường; Xác định phương pháp nuôi dựa trên các đặc tính sinh lý, sinh thái và tập tính của loài và mối quan hệ của đối tượng nuôi với điều kiện môi trường có thể chọn nuôi cả chu kỳ hoặc nuôi theo giai đoạn, nuôi đơn hay nuôi ghép với các mô hình QC hoặc TC. Tuy nhiên, khi phát triển nuôi TC cần phải chú ý mối quan hệ của nó với các hệ sinh thái vì mật độ nuôi cao gấp nhiều lần trong điều kiện tự nhiên góp phần “tích lũy” các hiện tượng không có lợi cho môi trường liên quan đến hoạt động NTTS.

Thứ hai, môi trường và thủy sinh vật ở các bãi nuôi thực tế không điều khiển được và dao động của chúng có thể ảnh hưởng 5tiêu cực đến đời sống vật nuôi. Bởi thế, khi chọn vùng nuôi cần phải xác định khả năng tác động của các yếu tố môi trường đến đối tượng nuôi như cường độ chiếu sáng, sự thay đổi nhiệt độ, độ muối, lũ, lụt, sóng, gió, thức ăn, địch hại và khả năng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp. Thứ ba, nghiên cứu các loài nuôi và vùng nuôi nhằm giải quyết các nhiệm vụ cơ bản của nghề nuôi. Những tiếp cận khoa học NTHS rất đa dạng, bao gồm hầu như tất cả các nguyên tắc và phương pháp sinh học đã biết [116].

Tóm lại, để phát triển NTHS có hiệu quả thì điều quan trọng là cần phải xem xét mối quan hệ của loài nuôi với môi trường vô sinh và hữu sinh mà nó tồn tại để lựa chọn đối tượng nuôi, vùng nuôi và phương thức nuôi phù hợp. Đồng thời, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do hoạt động NTHS, bảo vệ RNM, vùng cửa sông ven biển và duy trì sự cân bằng sinh thái trong vùng.

1.1.2. Các nhân tố môi trường vô sinh và ảnh hưởng của chúng lên đời sống của các loài nuôi

1.1.2.1. Nhiệt độ

Phạm vi biến đổi của nhiệt độ nước nhỏ hơn so với trên cạn song vô cùng quan trọng và phạm vi chống chịu với nhiệt độ của thủy sinh vật nhỏ hơn so với sinh vật trên cạn [40]. Vai trò của nhiệt độ nước đối với thủy sinh vật và đối tượng nuôi đã được nhiều tác giả nghiên cứu [40,57,103,106,112,133,158]. Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất, nhịp độ sinh sản và phát triển của thủy sinh vật [64]. Trong giới hạn sinh thái, tốc độ trao đổi chất của sinh vật tăng khi nhiệt độ tăng, ngược lại, tốc độ đó giảm khi nhiệt độ giảm [57,58]. Khoảng thích hợp của nhiệt độ đối với hệ động vật nhiệt đới từ 14-15oC đến 32-35oC [116].

Cá rô phi (Oreochromis mossambicus) Sống ở nhiệt độ từ 8 đến 42oC, cá rô phi vằn (O. Niloticus) Là 20 - 32oC, cá chẽm (Lates calcarifer) Là 15 - 28oC và cá đối mục (Mugil cephalus) Từ 24 đến 30o oC. Cua biển Scylla thích nghi tốt ở nhiệt độ từ 20 đến 30 C [84]. Đối với tôm sú (Penaeus monodon), nhiệt độ thích hợp ở các giai đoạn phát triển khác nhau đã được AQUACOP (1983) [103], Vũ Văn Toàn (1991) [83], Staples và Heales (1991) [149], Fast và Boyd (1992) [120], Hoàng Bích Đào (1995) [10] nghiên cứu. Tôm sú có khả năng chịu được nhiệt độ cao tới 37,5oC nhưng ở12oC tôm chết [95,104,130] và nhiệt độ thích hợp từ 21 đến 33oC [105,112,120,130,133,134,148]. Kết quả nghiên cứu ở miền Bắc cho thấy nhiệt độ từ 30 đến 37oC tôm lớn nhanh, sau 90 ngày đạt trung bình 15,7 g/con. Ở nhiệt độ từ 17 đến 25oC tôm lớn chậm, sau 90 ngày chỉ đạt 4,2 g/con [83]. Nhiệt độ là yếu tố giới hạn, tác động mạnh đến đời sống thủy sinh vật vì chúng là các sinh vật biến nhiệt [40], do đó chọn mùa vụ nuôi có nhiệt độ thích hợp với đối tượng nuôi có ý nghĩa quan trọng. Đối với tôm, cua, cá nước lợ vùng nuôi nên có nhiệt độ từ 20 đến 32oC.

1.1.2.2. Nồng độ muối

Nước ở các thủy vực trong thiên nhiên có nồng độ muối hòa tan rất khác nhau. Về mặt thủy sinh học, đối với mỗi loài, nồng độ và thành phần muối hòa tan của nước có một khu hệ thủy sinh vật đặc trưng [64]. Muối đóng vai trò quan trọng trong điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của cơ thể, duy trì sự ổn định đời sống sinh vật trong môi trường nước [58]. Mỗi loài thủy sinh vật thường sống ở những giới hạn độ mặn thích hợp [64]. Các loài cá rô phi và rô phi vằn sống được ở nước ngọt và nước lợ, cá đối mục sống tốt ở các vùng nước có độ mặn từ 15 đến 30‰ và đối với cá chẽm là 2 - 35‰ [84]. Mỗi loài tôm có khoảng độ mặn thích ứng khác nhau và thay đổi theo giai đoạn phát triển [109,130,131].

Khoảng độ mặn của tôm sú là 5 - 32‰ [1,95,122,132,134], tốt nhất là 28 - 32‰ cho sinh sản và 15 - 20‰ cho sinh trưởng và phát triển [38]. Theo Reyes (1984), độ muối có ảnh hưởng lớn hơn nhiệt độ đến tỷ lệ nở và sống sót từ nauplius đến giai đoạn đầu của zoea [143]. Đối với cua Scylla, khoảng nhiệt độ thích hợp là 2 - 38‰ tùy giai đoạn phát triển: ấu trùng zoea từ 25 đến 30‰, giai đoạn megalopa từ 21 đến 27‰, giai đoạn từ cua con trở đi là 2 - 38‰ và thời kỳ đẻ trứng là 22 - 32‰. Khoảng độ mặn thích hợp của sò huyết (Anadara granosa) Là 15 - 20‰ [38]. Độ mặn ảnh hưởng đến phân bố của thủy sinh vật, do đó cần nắm vững sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian tại các vùng nuôi để có sự điều chỉnh hợp lý.

1.1.2.3. PH

Trong thủy vực, độ pH được tự điều chỉnh nhờ hệ đệm cacbonat. Giữa pH 7của nước và thủy sinh vật có quan hệ qua lại rất mật thiết. Hoạt động sống của thủy sinh vật làm thay đổi pH của nước. Ngược lại, pH của nước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phân bố và hoạt động sống của thủy sinh vật. Độ pH thay đổi còn làm thay đổi cân bằng các hệ thống hóa học trong nước, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh vật [64]. Mối quan hệ của pH với các loài thủy sinh theo Swingle (1969) Là: Khi pH = 4 - điểm chết axít; PH từ 4 đến 5 - không tái sản xuất; PH từ 4 đến 6,5 - lớn chậm; PH từ 6,5 đến 9 - thích hợp cho sinh trưởng; PH = 11 - điểm chết kiềm [107]. Ở biển, pH thuận lợi cho đời sống sinh vật với giá trị là 8,1 - 8,4 [57]. Chiên (1992) Dựa trên nghiên cứu độc tố đề nghị pH nước tối ưu cho nuôi tôm biển là 7,5 - 8,5 [112]. Cua biển có thể chịu được pH từ 7,5 đến 9,2 và khoảng thích hợp nhất là 8,2 - 8,8 [38]. Theo Vũ Trung Tạng (1997), khi thiếu cacbonat và CO2 ở tình trạng bão hòa, pH của nước có thể giảm đến 5,67. Ở những nơi nước chứa nhiều phèn, pH có thể xuống 3,4 khi cacbonat ít nhưng lại có mặt của H2SO4. Trong điều kiện quang hợp mạnh, pH đôi khi lên đến 10 hay hơn nữa, trong nước không còn CO2 [57]. Như vậy, pH là yếu tố biến đổi rất phức tạp vì thế trong NTHS cần theo dõi và hạn chế sự biến động của nó.

1.1.2.4. Ôxy hòa tan (DO)

Nhu cầu ôxy của động vật thủy sinh rất khác nhau và phụ thuộc vào loài, kích thước, cường độ bắt mồi, hoạt động sống, nhiệt độ nước, hàm lượng ôxy hòa tan v.v… Trong các thủy vực, hàm lượng ôxy thay đổi theo thời gian và không gian do hoạt động quang hợp và hô hấp của thủy sinh vật, quá trình phân giải chất hữu cơ, sự trao đổi ôxy giữa môi trường nước và không khí. Trong đó, hoạt động sống của sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật và tảo có vai trò quyết định. Hàm lượng ôxy trong nước là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của động vật thủy sinh. Khoảng ôxy thích hợp cho cá theo Swingle (1969) Là trên 5 mg/l [106]. Tôm sú sử dụng thức ăn kém và dễ nhiễm bệnh khi hàm lượng ôxy < 4 mg/l [109]. Theo Nguyễn Trọng Nho (1990), tác hại do hàm lượng ôxy thấp tùy thuộc vào lượng ôxy và thời gian mà tôm phải chịu đựng. Tôm nổi đầu đi thành đàn xung quanh bờ ao khi DO < 2 mg/l, song ít khi phát hiện tôm chết. Khi 8lượng ôxy chỉ còn ở mức 0,8 - 0,9 mg/l thì sau 1 - 2 giờ tôm chết hàng loạt [37].

Keo (1994) Thì cho rằng ở nhiệt độ 29 - 30oC tôm bắt đầu chết khi hàm lượng ôxy < 2 mg/l [131]. Lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi tôm cần khống chế vào khoảng 4 - 8 mg/l [150,156] và tối ưu nên ở mức 4 - 6 mg/l [121,154]. Trong các thủy vực tự nhiên cũng như trong các ao nuôi thủy sản, khi thiếu ôxy trong nước, tôm, cá thường nổi đầu, do đó nên tránh nuôi mật độ cao vào mùa mưa.

1.1.2.5. PO4-P

Phốt pho là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng bậc nhất trong các hệ thống sinh học [58]. Theo Odum (1978), thực vật đòi hỏi phốt pho vô cơ ở dạng Orthophotphat (PO4 3-). Orthophotphat là nguồn cung cấp và điều hòa sức sản xuất của các nguồn nước tự nhiên. Orthophotphat vô cơ thì có khả năng hòa tan rất ít trong nước mặn. Hầu hết dạng Orthophotphat bị lắng tủa và bị hấp thụ bởi nền đáy.

Lượng phốt phát có thể sử dụng được cho tảo phụ thuộc vào tốc độ phân hủy vật chất hữu cơ trong nước, vào tốc độ lắng tủa và quang hợp của tảo [40]. Muối phốt phát cần cho quá trình phát triển của thực vật trong sự tạo thành các sản phẩm sinh dục [64]. Có rất ít tài liệu đề cập đến khoảng giới hạn của muối phốt phát cho các loài thủy sản nuôi. Theo Boyd (1990), giá trị của PO4-P cho phép trong nguồn nước NTTS là 1,0 mg/l [107] nhưng theo Alabaster (1980), ở các trại nuôi thủy sản ở châu Âu, lượng phốt phát không nên vượt quá 0,1 mg/l [102]. Tuy phốt pho ở dạng hợp chất không gây độc cho thủy sinh vật nhưng khi hàm lượng phốt phát cao cũng làm nhiễm bẩn nguồn nước, tảo phát triển mạnh, đặc biệt khi tảo “nở hoa”  sẽ ảnh hưởng đến các loài động vật thủy sinh [40].

1.1.2.6. NH3-N

Ammonia tồn tại trong nước dưới hai dạng là ammonium NH4 + Và ammoniac NH3 nhưng chỉ có NH3 gây độc cho tôm, cá. Độc tính của ammoniac được coi là làm chậm tốc độ tăng trưởng hơn là gây chết cho thủy sinh vật [102]. Theo Vũ Thế Trụ (1993), nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần hàm lượng NH3 nhưng độ độc của ammonia gây ra không đáng ngại lắm trong ao hồ vì thực vật phiêu sinh giữ cho độ độc này ở mức thấp. Tuy nhiên, nếu ao hồ có mật độ cao quá thì hàm lượng NH3 9cao vẫn có thể xuất hiện [87]. Theo Boyd (1990), đối với ao nuôi tôm TC lượng NH3-N nên duy trì ở mức 0,5 mg/l [107] nhưng Chien (1992) Cho rằng NH3-N tối đa là 0,1 mg/l [112]. Theo Svobodova (1993), độc tính ammoniac càng cao ở nguồn nước có pH và nhiệt độ càng cao.

 Ở 30oC, độc tính ammoniac chiếm 44,6% khi pH = 9; Độc tính giảm còn 20,3% khi pH = 8,5; Xuống 7,64% khi pH = 8 và xuống thấp hơn 3% khi pH = 7,5. Hơn nữa, do ảnh hưởng của độ mặn, ammoniac gây độc giảm khi có độ mặn tăng cao. Ở các vùng NTHS có độ mặn từ 32 đến 40‰ thì khả năng gây độc của ammoniac chỉ chiếm 1/5 so với vùng nước ngọt ở cùng nhiệt độ và pH [151]. Tuy nhiên, trong nước rất khó xác định sự tồn tại của NH4 + Và NH3 vì chúng biến đổi phụ thuộc vào biến động của pH và nhiệt độ nước [102], vì vậy duy trì pH và nhiệt độ thích hợp có thể giảm mức độc hại của NH3 đối với các loài nuôi.

1.1.2.7. NO3-N

Nitơ tham gia vào thành phần cấu trúc của protein cho nên đóng vai trò quan trọng như một yếu tố giới hạn đối với nhiều quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể, đặc biệt trong thời kỳ tăng trưởng. Bản thân thực vật dinh dưỡng muối nitơ (đạm) ở dạng nitrat (NO3-) Hoặc ion amon (NH4+) [58]. Theo Boyd (1990), muối nitơ rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của thực vật, vì vậy nó được thực vật hấp thụ rất mạnh ở tầng mặt thủy vực. Hàm lượng đạm nitrat được coi như không độc đối với tôm, cá. Tuy nhiên, hàm lượng cao của nitrat trong nước cho thấy có nhiều quá trình phân giải đạm và chất hữu cơ đã xảy ra, tiêu tốn nhiều ôxy. Nếu quá trình xảy ra liên tục thì nguồn nước nghèo ôxy và sự thiếu ôxy thường xuyên sẽ dẫn đến các quá trình phân giải yếm khí tạo ra các sản phẩm độc hại cho tôm, cá như nitrit và ammoniac. Giá trị cho phép của NO3 trong nguồn nước NTTS là 0,5 mg/l [107].


1.1.2.8. Đất đai và nền đáy:

 Theo Đặng Ngọc Thanh (1974), nền đáy của thủy vực là điều kiện tồn tại và phát triển của khu hệ sinh vật đáy đồng thời là nơi ở, nơi ăn trong từng giai đoạn của nhiều sinh vật trong tầng nước [64]. Đất ven biển và các ao, đầm nuôi nước lợ thường chứa pyrite sắt và có tính axít. Các chất lắng đọng chứa pyrite chìm xuống và yếm khí, chúng giảm đi và ít thay đổi. Nếu chất lắng đọng được phơi ra không khí, các sản phẩm ôxy hóa và axít sulphuric được hình thành theo phản ứng:

FeS2 + 3.75H2O => Fe (OH) 2 + 2SO4 2- + H (theo Dent, 1986)

Fe (OH) 2 có màu nâu đỏ ở nền đáy. Sau khi được phơi ra, chất đáy có chứa pyrite được gọi là đất axít. Đất axít được hình thành làm cho pH của đất giảm (<3,5) Do quá trình ôxy hóa pyrite [107]. Đất axít thường gặp trong vùng ngập triều ven biển nhiệt đới. Các ion hòa tan Fe, Al và một số kim loại nặng sinh ra trong quá trình ôxy hóa tác động tiêu cực đến thủy sinh vật [27]. Đặc tính của nền đáy có một ý nghĩa quyết định đối với đời sống thủy vực và phụ thuộc vào hai yếu tố: Thành phần cơ học của nền đáy và chất lắng đọng [64]. Mỗi loài thủy sinh vật tùy thuộc vào giai đoạn phát triển có tập tính thích nghi khác nhau với nền đáy.

 Nhiều loài thuộc họ tôm he thích nghi sống ở vùng cửa sông trong thời kỳ chưa trưởng thành: Các loài Penaeus indicus, P. Merguiensis, P. Vannamei, Metapenaeus ensis phân bố ở nơi có nền đáy là bùn; Loài Penaeus monodon ở nơi bùn - cát; Loài Penaeus japonicus ở nơi cát - bùn. Đặc biệt loài tôm đất Metapenaeus ensis thích nghi được với nhiều loại chất đáy, khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt cao nên vùng phân bố rộng. Cua biển có tập tính sống và cư trú khác nhau tùy loài và giai đoạn phát triển. Loài Scylla serrata ở giai đoạn tiền trưởng thành thích sống ở vùng nước nông và có giá thể như rong biển, tảo và rể cây đước. Loài Scylla paramamosain con kiếm mồi ban đêm ở bãi bùn trung triều và các quần thể lớn thường sống gắn liền với RNM, đặc biệt là vùng cửa sông.

Sò huyết (Anadara granosa) Thích nghi ở nền đáy bùn - cát vùng cửa sông [38]. Cá chẽm phân bố ở vùng cửa sông, RNM và ven bờ có đáy bùn, bùn - cát. Cá đối mục thích nghi sống ở nền đáy cát, cát pha bùn vùng ven bờ và cửa sông. Các loài cá rô phi và rô phi vằn sống nơi có đáy bùn, bùn - cát [84]. Như vậy, RNM và các vùng cửa sông ven biển khá thích hợp cho các loài tôm, cá nước lợ cư trú và phát triển.

1.1.3. Các nhân tố môi trường hữu sinh và ảnh hưởng của chúng lên đời sống của các loài nuôi

1.1.3.1. Các sinh vật làm thức ăn

 Động thực vật thủy sinh bao gồm thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, thực vật đáy, thực vật lớn ven bờ, động vật sống quanh bụi cây thủy sinh, động vật tự bơi, vi khuẩn, quan trọng nhất là các nhóm: Tảo giáp, tảo khuê (tảo silic), tảo lục, luân trùng, giáp xác nhỏ, động vật nguyên sinh, ấu trùng, giun ít tơ và nhiều tơ, trai ốc nhỏ. Chúng là nguồn thức ăn cho các đối tượng thủy sản [65]. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loài và giai đoạn phát triển mà các đối tượng nuôi có tập tính thích nghi khác nhau về thức ăn. Cá chẽm là loài cá dữ, ăn các loài cá, tôm. Với cá đối mục, thức ăn của chúng là phiêu sinh vật, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. Cá rô phi vằn có tính ăn tạp [84].

Tôm he là động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật và có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc thiếu thức ăn. Ở giai đoạn zoea, ấu trùng ăn thực vật nổi (chủ yếu là tảo silic). Ở các giai đoạn mysis và postlarvae, chúng ăn động vật nổi như luân trùng, ấu trùng của giáp xác khác. Từ giai đoạn chưa trưởng thành đến trưởng thành, tôm sú ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật như: Giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ, một số loài rong tảo, mùn xác hữu cơ, xác động vật chết. Cua biển, ở giai đoạn ấu trùng, ăn động vật nổi; ở giai đoạn cua con, chúng ăn tạp như: Rong, tảo, giáp xác, nhuyễn thể, các xác chết động vật; ở giai đoạn chưa trưởng thành, cua ăn động vật hai mảnh vỏ; ở giai đoạn trưởng thành, chúng lại ăn tạp như: Cá, tôm, nhuyễn thể [38]. Thức ăn chi phối mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài nuôi. Chọn vùng nuôi có đủ thức ăn về lượng và chất là yếu tố quan trọng trong NTHS.
--------------------------------------
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học để phát triển nuôi hải sản bền vững
1.1.1. Những lý luận cơ bản của nghề nuôi
1.1.2. Các nhân tố môi trường vô sinh và ảnh hưởng của chúng lên đời sốngcủa các loài nuôi
1.1.2.1. Nhiệt độ
1.1.2.2. Nồng độ muối
1.1.2.3. PH
1.1.2.4. Ôxy hòa tan (DO)
1.1.2.5. PO -P
1.1.2.6. NH -N
1.1.2.7. NO -N
1.1.2.8. Đất đai và nền đáy
1.1.3. Các nhân tố môi trường hữu sinh và ảnh hưởng của chúng lên đời sốngcủa các loài nuôi
1.1.3.1. Các sinh vật làm thức ăn
1.1.3.2. Các vật dữ, vật cạnh tranh, vật ký sinh
1.1.3.3. Các sinh vật gây hại khác
1.1.4. Tiếp cận với quan điểm phát triển bền vững
1.2. Các thông tin đánh giá hiện trạng môi trường vùng ven biển BĐCM
1.2.1. Nghiên cứu điều kiện môi trường
1.2.2. Nghiên cứu thủy sinh vật
1.3. Các thông tin về hiện trạng nuôi trồng hải sản
1.3.1. Nghiên cứu về nuôi hải sản
1.3.2. Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội của các mô hình NTTS
1.3.3. Nghiên cứu phân vùng sinh thái ở ĐBSCL và BĐCM
CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quan điểm tiếp cận
2.2. Nguồn tài liệu kế thừa
2.3. Nghiên cứu bổ sung
2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1.1. Địa điểm
2.3.1.2. Thời gian nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp thu mẫu
2.3.3. Phương pháp phân tích
2.4. Công cụ xử lý
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân vùng sinh thái nuôi trồng hải sản ở bán đảo Cà Mau
3.1.1. Những đặc trưng cơ bản điều kiện tự nhiên vùng BĐCM
3.1.2. Cơ sở khoa học phân vùng sinh thái NTHS
3.1.3. Yếu tố phân vùng
3.1.4. Kết quả phân vùng sinh thái nuôi trồng hải sản
3.2. Chất lượng nước vùng nghiên cứu
3.2.1. Trên toàn vùng
3.2.1.1. Nhiệt độ
3.2.1.2. Độ mặn
3.2.1.3. Độ pH
3.2.1.4. Ôxy hòa tan (DO)
3.2.1.5. Nhu cầu ôxy hóa học (COD)
3.2.1.6. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD)
3.2.1.7. PO -P
3.2.1.8. NH -N
3.2.1.9. NO -N
3.2.2. Chất lượng nước tại các vùng sinh thái NTHS
3.3. Đặc điểm thủy sinh vật vùng nghiên cứu
3.3.1. Trên toàn vùng
3.3.1.1. Thực vật nổi (Phytoplankton)
3.3.1.2. Động vật nổi (Zooplankton)
3.3.1.3. Các loài sinh vật nổi gây hại
3.3.2. Thủy sinh vật tại các vùng sinh thái NTHS
3.4. Đặc điểm kỹ thuật và kinh tế xã hội nghề nuôi hải sản ở vùng nghiên cứu
3.4.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở bán đảo Cà Mau
3.4.2. Đặc điểm các mô hình nuôi tôm sú tại các vùng sinh thái NTHS
3.4.2.1. Nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT)
3.4.2.2. Nuôi tôm luân canh trồng lúa
3.4.2.3. Nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh
3.4.2.4. Nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn
3.4.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú
3.5. Cơ sở phát triển nuôi hải sản trên các vùng sinh thái
3.6. Các giải pháp quản lý phát triển NTHS bền vững
3.6.1. Phân vùng chức năng sinh thái
3.6.2. Quy hoạch phát triển
3.6.3. Khoa học công nghệ
3.6.4. Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực
3.6.5. Đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất và chính sách đối với NTTS
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề nghị
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-------------------------------------------
keyword: dowwnload luan an tien si, sinh hoc,chuyen nganh, thuy sinh, vat hoc, nghien cuu, danh gia, cac dac diem, thuy sinh, dieu kien sinh thai, moi truong, lam co so, khoa hoc, de phat trien, nuoi hai san, ben vung vung,ven bien ca mau, nguyen minh nien 

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC  

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM THỦY SINH, ĐIỀU KIỆN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI HẢI SẢN BỀN VỮNG VÙNG VEN BIỂN CÀ MAU 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...