Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, chuyen nganh, chan thuong, chinh hinh,dieu tri, cac hinh thuc, khop gia, va mat doan xuong, phan mem, phia truoc, phuc tap, o cang chan, bang han xuong, chay mac, loi sau, le phuc

ĐIỀU TRỊ CÁC HÌNH THỨC KHỚP GIẢ VÀ MẤT ĐOẠN XƯƠNG, PHẦN MỀM PHÍA TRƯỚC PHỨC TẠP Ở CẲNG CHÂN BẰNG HÀN XƯƠNG CHÀY MÁC LỐI SAU  

Hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. Ngô Bảo Khang,  2: PGS. Võ Thành Phụng 




ĐẶT VẤN ĐỀ

Khớp giả hai xương cẳng chân ở người lớn là di chứng thường gặp tại các cơ sở điều trị chấn thương chỉnh hình. Đây là một trong những thách thức lớn nhất của tổn thương hệ vận động nói chung và chi dưới nói riêng, nhất là khi phần mềm (cơ, gân, da,. V.V…) Mặt trước cẳng chân bị mất nhiều, sẹo xấu, không cho phép vào ổ khớp giả bằng lối vào từ phía trước.

Gãy hai xương cẳng chân ở người lớn, tùy tác giả, có xuất độ bị khớp giả trung bình 5 – 8% [43] [80] [93]. Gãy càng phức tạp tỷ lệ khớp giả càng cao.

Gãy kín, đơn giản, di lệch ít, tỷ lệ khớp giả khoảng 1%; Di lệch nhiều: 15%.

Gãy hở độ III tỷ lệ khớp giả tới 30% [36] [37] [59] [65]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Huệ, trong 4 năm từ 1997 đến cuối năm 2000 tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy có 176 khớp giả thân xương dài trong tổng số 1875 ca, tỉ lệ 9,4% [8].

Theo Bùi Văn Đức, tại Bệnh viện Bình Dân thuộc Bộ môn Chấn thương Chỉnh hình Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong 488 ca gãy hai xương cẳng chân có 47 khớp giả, tỉ lệ 9,63% [5] [6].

Theo Heppental tại Hoa Kỳ mỗi năm có 2 triệu gãy xương dài và 100.000 trường hợp không lành xương sau đó, tỉ lệ 5% [52] [66]. Với sự tiến bộ của kỹ thuật điều trị, khớp giả các xương đùi, cánh tay, cẳng tay ngày càng giảm; Riêng khớp giả xương chày ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Vào năm 1935 Sever cho rằng khớp giả xương cánh tay thường gặp nhất; Đến những năm 1960 Boyd và cộng sự ghi nhận khớp giả chia đều cho các xương chày, đùi, cánh tay và cẳng tay. 15 năm sau Connolly ghi nhận khớp giả xương chày 2 đặc biệt cao chiếm 62% các ca khớp giả xương dài của cơ quan vận động [16] [66].

Có nhiều nguyên nhân đưa đến khớp giả hai xương cẳng chân chủ yếu do gãy hở nặng hoặc trải qua nhiều phẫu thuật từ trước không đúng quy cách, hoặc nhiễm trùng hoặc mất xương, v.v…. Bệnh nhân đến khám với xương chày không lành, xương mác lành thẳng trục hoặc lệch (trục) Từ nhẹ tới nặng.

Đặc biệt những trường hợp trong nghiên cứu này phần mềm mặt trước cẳng chân hư hỏng nặng, sẹo xấu rất dễ bị hoại tử nếu chọn lối vào tại đây.

Phần mềm hư hỏng do chấn thương ban đầu dập nát, sau một thời gian da và phần mềm bị hoại tử phải lấy bỏ, hoặc do những cuộc mổ: Mô cơ, màng xương, v.v… bị bóc tách quá nhiều, rồi những can thiệp phẫu thuật tiếp theo làm xương không còn đủ phần mềm che phủ. Khi vết thương lành để lại sẹo xấu với diện rộng hoặc nhỏ. Tình trạng s? O dính xuong với nhiều mức độ: Thật sát xương, hoặc còn một lớp mỏng phần mềm. Tuy nhiên sẹo xấu đủ để phẫu thuật viên tiên lượng hậu quả nặng nề nếu chọn lối vào từ phía trước: Hoại tử da, khó bóc tách để bộc lộ ổ gãy, nhiều khả năng bị lộ xương, làm vấn đề phức tạp hơn.

Nhiều phương thức phẫu thuật có thể áp dụng điều trị khớp giả hai xương cẳng chân, từ một phẫu thuật đơn giản ghép xương vào ổ khớp giả tại xương chày theo phương pháp ghép xương kinh điển rồi bó bột hoặc kết hợp xương [3] cho tới những phẫu thuật phức tạp kéo xương kiểu thang máy (từ đoạn gần đến xa, hoặc từ xa đến gần) Qua các loại khung cố định ngoại vi khác nhau (bộ cọc nén ép – căng giãn ren ngược chiều theo phương pháp Nguyễn Văn Nhân [19] hoặc dạng khung Ilizarov [26] v.v…) Hoặc kỹ thuật ghép xương mác có nối mạch bằng kĩ thuật vi phẫu [25]. Kỹ thuật cắt xương cũng có 3 nhiều: Cắt vỏ xương hoặc kiểu thông thường. Tuy nhiên có thể nói hầu như không một phương thức nào được coi phù hợp cho mọi dạng mức độ của tổn thương này.

Khi cẳng chân đã qua giai đoạn loạn dưỡng, vết thương phần mềm đã lành, không còn lỗ dò, tình trạng nhiễm trùng về mặt lâm sàng khá ổn định, xương chày và mác không còn loãng xương nặng, tầm vận động khớp gối và cổ chân phục hồi mức độ tương đối; Xương mác không gãy hoặc gãy và lành xương thẳng trục ở mức độ chấp nhận; Xương chày tuy không lành nhưng di lệch của hai đoạn gãy ở mức độ không phải sửa trục; Các chỉ số sinh học như tốc độ máu lắng và/hoặc CRP cho thấy nhiễm trùng đã ổn định, phương pháp hàn xương chày mác, kể cả chày – chày, bằng lối vào sau (còn gọi sau bên) Là kỹ thuật nên chọn lựa và đem lại kết quả rất khích lệ.

Tại vùng cẳng chân, khi xương chày bị tổn thương không còn khả năng đảm đương nhiệm vụ chống đỡ thì xương mác luôn được xét đến như phương tiện thay thế đầu tiên. Tùy mức độ toàn vẹn và khả năng chịu lực của xương mác mà nhiều kỹ thuật đã được phát minh và áp dụng.

Hahn là người khởi xướng từ năm 1884 và Huntington năm 1905 đã giới thiệu những kết quả lâm sàng. Nhiều tác giả sau đó như: Merle D’Aubigné, Campanacci, v.v… trình bày những kỹ thuật hiệu quả để hàn chày mác.

Xương mác trở thành nhân tố chủ lực có sự liên kết với xương chày để đảm đương chức năng chống đỡ của cẳng chân.

Khi phần mềm mặt trước cẳng chân hư hại nặng, chọn lối vào từ phía trước là không thể thì lối vào sau là chọn lựa thích hợp.

Harmon thuộc trường Đại học Y khoa Sayre, Pennsylvania Hoa Kỳ là người đầu tiên đề xuất lối vào này năm 1945. Lối vào sau của Harmon được giới 4 thiệu và mô tả chi tiết trong tạp chí chuyên khoa chấn thương chỉnh hình Journal of Bone and Joint Surgery, số 27, trang 496-8, năm 1945. Sau đó ởHoa Kỳ Freeland, Hanson, Jones, v.v… [46] [49] [57], ở Pháp có Vidal, Evrard, v.v… [88] [101] sử dụng lối vào này giải quyết nhiều trường hợp khớp giả và mất đoạn xương chày mà phần mềm mặt trước hư hỏng nặng.

Tại Khoa Phẫu thuật Chi dưới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tuyến cuối tiếp nhận và điều trị bệnh nhân từ các tỉnh thành những trường hợp khớp giả và mất đoạn xương chày dù đã qua nhiều lần điều trị. Để khắc phục những thất bại trong điều trị lâm sàng trước đó và mang lại niềm tin cho người bệnh, đề tài “Điều trị các hình thức khớp giả và mất đoạn xương, phần mềm phía trước phức tạp ở cẳng chân bằng hàn xương chày mác lối sau” được tiến hành nghiên cứu với ba mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu phương pháp hàn xương chày mác bằng xương ghép tự thân đơn thuần qua lối vào sau (còn gọi sau bên) Điều trị các trường hợp khớp giả và mất đoạn xương chày mà phần mềm mặt trước cẳng chân bị sẹo xấu, da dính sát xương; Nhưng trục cẳng chân thẳng hoặc di lệch ở mức độ chấp nhận.

2. Đánh giá kết quả lành xương: Hàn xương chày mác gần và chày mác xa, cũng như chày – chày. Phục hồi chức năng chi gãy: Khả năng đi lại, tầm vận động khớp, mức độ teo cơ.

3. Phân tích lợi ích và biến chứng của phẫu thuật này nhằm đưa ra những chỉ định thích hợp và chọn lựa bệnh sau này.
----------------------------------------------------

MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về khớp giả
1.1.1 Khái niệm về chậm liền xương và khớp giả
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương, nguyên nhân gây chậm liền xương và khớp giả
1.1.2.1 Yếu tố toàn thân
1.1.2.2 Yếu tố tại chỗ
1.1.3 Đặc điểm giải phẫu bệnh ổ khớp giả
1.1.3.1 Quá trình hình thành khớp giả
1.1.3.2 Mô tả một khớp giả điển hình
1.1.4 Phân loại khớp giả
1.1.4.1 Phân loại của Béranger – Féraud
1.1.4.2 Phân loại của Merle D’Aubigné
1.1.4.3 Phân loại theo Weber & Cech
1.1.4.4 Khớp giả hai xương cẳng chân với phần mềm mặt trước hư hại nặng
1.1.4.5 Phân loại khớp giả theo phương diện vi khuẩn học
1.1.5 Tổng quan về điều trị khớp giả
1.1.5.1 Nguyên tắc điều trị khớp giả
1.1.5.2 Các phương pháp điều trị khớp giả không phẫu thuật
1.1.6 Các phương pháp điều trị khớp giả bằng phẫu thuật
1.1.6.1 Phẫu thuật ghép xương
1.1.6.2 Một số nghiên cứu diễn biến mô bệnh học mảnh xương ghép
1.1.6.3 Kỹ thuật ghép xương Phemister
1.1.6.4 Kỹ thuật ghép xương Khakhoutov
1.1.6.5 Kỹ thuật ghép xương Tchakline
1.1.6.6 Kỹ thuật ghép xương kiểu onlay
1.1.6.7 Kỹ thuật ghép xương kiểu inlay
1.1.6.8 Kỹ thuật ghép xương kiểu Matti
1.1.6.9 Ghép xương xốp để hở kiểu Papineau
1.1.6.10 Phương pháp đục bóc tách vỏ xương
1.1.6.11 Phương pháp kết xương bên trong phối hợp với ghép xương
1.1.6.12 Phương pháp kết xương bằng khung cố định ngoài
1.1.6.13 Phương pháp ghép xương có nối mạch bằng kỹ thuật vi phẫu
1.2 Khớp giả hai xương cẳng chân ở người lớn
1.2.1 Chẩn đoán khớp giả nhiễm trùng
1.2.1.1 Lâm sàng
1.2.1.2 Phân loại theo lâm sàng
1.2.1.3 X-quang qui ước
1.2.1.4 CT Scan và cộng hưởng từ
1.2.1.5 X-quang lỗ dò
1.2.1.6 Y học hạt nhân
1.2.1.7 Sinh thiết
1.2.1.8 Vi trùng học
1.2.2 Điều trị phẫu thuật khớp giả hai xương cẳng chân
1.2.2.1 Nguyên tắc chung
1.2.2.2 Kết xương bằng đinh nội tủy
1.2.2.3 Kết xương bằng nẹp vít
1.2.2.4 Cố định vững có nén ép bằng khung cố định ngoài
1.2.2.5 Nguyên lý – kỹ thuật phương pháp Ilizarov
1.2.2.6 Phương pháp hàn chày mác
1.2.2.7 Phương pháp ghép xương tự do có nối mạch bằng vi phẫu
1.3 Phẫu thuật hàn xương chày mác bằng lối vào sau
1.3.1 Lịch sử
1.3.2 Cơ sở giải phẫu học
1.3.3 Bộc lộ khoảng chày mác từ phía sau
1.3.4 Kỹ thuật Hahn
1.3.5 Kỹ thuật Huntington
1.3.6 Kỹ thuật Merle D’Aubigné
1.3.7 Kỹ thuật Campanacci
1.3.8 Kỹ thuật Duparc
1.3.9 Ứng dụng phương pháp hàn xương chày mác theo lối vào sau để điều trị khớp giả xương chày tại Việt Nam
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
2.1.3 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân khớp giả hai xươngcẳng chân
2.1.3.1 Vị trí khớp giả
2.1.3.2 Nguyên nhân khớp giả
2.1.3.3 Gãy kín/ hở
2.1.3.4 Độ cũ của khớp giả
2.1.3.5 Những lần mổ trước
2.1.3.6 Tình trạng nhiễm trùng trước mổ
2.1.3.7 Phân loại khớp giả theo Weber & Cech
2.1.3.8 Tổn thương phần mềm mặt trước cẳng chân
2.1.3.9 Tình trạng cẳng chân
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu
2.2.2 Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
2.2.3 Kỹ thuật mổ
2.2.3.1 Lối vào sau
2.2.3.2 Ghép xương
2.2.3.3 Cố định ổ khớp giả
2.2.3.4 Kháng sinh trị liệu
2.2.3.5 Vật lý trị liệu
2.2.4 Theo dõi bệnh nhân
2.2.5 Đánh giá kết quả gần
2.2.6 Đánh giá kết quả xa
2.2.7 Đánh giá biến chứng
2.2.8 Xử lý và phân tích số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Phân bố theo giới tính
3.1.2 Phân bố theo tuổi
3.1.3 Nguyên nhân gãy xương
3.1.4 Phân bố theo vị trí khớp giả
3.1.5 Tình trạng cẳng chân
3.1.5.1 Trục xương chày
3.1.5.2 Trục xương mác
3.1.6 Sẹo xấu mặt trước cẳng chân
3.1.7 Phân bố theo phân loại Weber & Cech
3.1.8 Tỉ lệ theo gãy kín/ hở
3.1.9 Tình trạng nhiễm trùng tại ổ khớp giả
3.2 Phương pháp điều trị khớp giả
3.2.1 Thời điểm mổ sau gãy xương
3.2.2 Số lần mổ trước
3.2.3 Thời gian mổ
3.2.4 Sử dụng kháng sinh
3.2.4.1 Loại kháng sinh sử dụng
3.2.4.2 Cách sử dụng kháng sinh
3.2.5 Phương tiện cố định ổ khớp giả sau ghép xương
3.3 Kết quả
3.3.1 Kết quả gần
3.3.2 Kết quả xa
3.3.2.1 Thời gian theo dõi
3.3.2.2 Kết quả liền xương
3.3.2.3 Kết quả phục hồi chức năng
3.3.2.4 Kết quả ngắn chi
3.3.2.5 Tình trạng teo cơ
3.3.2.6 Kết quả theo phương pháp cố định
3.3.2.7 Kết quả theo phân loại khớp giả của Weber & Cech
3.3.2.8 Trở lại công việc làm cũ
3.3.2.9 Biến chứng
3.3.2.10 Kết quả theo tổng hợp của Hanson
Trường hợp minh họa
Trường hợp minh họa
Trường hợp minh họa
3.4 Tóm tắt
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1 Phẫu thuật hàn xương chày mác lối sau
4.1.1 Vấn đề phân loại khớp giả
4.1.2 Khi phần mềm mặt trước cẳng chân hư hỏng nặng
4.1.3 Lối vào sau: Một giải pháp cho khớp giả hai xương cẳng chân mà phần mềm mặt trước hư hỏng nặng
4.1.4 Kỹ thuật mổ
4.1.5 Cố định khớp giả sau ghép xương
4.1.6 Vật lý trị liệu
4.2 52 trường hợp khớp giả và mất đoạn xương chày với phần mềm mặt trước hư hỏng nặng
4.2.1 Nguyên nhân khớp giả hai xương cẳng chân
4.2.2 Vị trí khớp giả ở xương chày
4.2.3 Những lần mổ trước
4.2.4 Thời điểm mổ sau gãy xương
4.3 Đánh giá hàn xương chày mác
4.3.1 Vấn đề ghép xương
4.3.2 Ghép xương thêm
4.3.3 Kết quả lành xương
4.4 Phục hồi chức năng chi khớp giả
4.4.1 Mức độ chấp nhận của các di lệch xương chày và mác
4.4.2 Tầm vận động khớp
4.4.3 Ngắn chi
4.4.4 Vấn đề lệch trục
4.4.5 Trở lại công việc làm cũ
4.5 Biến chứng
4.5.1 Đoạn chi
4.5.2 Biến chứng trong khi mổ
4.5.3 Biến chứng lâu dài
4.5.4 Vấn đề nhiễm trùng tại ổ khớp giả và bùng phát nhiễm trùng sau mổ ghép xương
4.5.5 Vấn đề nhiễm trùng còn lỗ dò sau mổ
4.5.6 Vấn đề teo cơ, loạn dưỡng
Kết luận
Triển vọng của đề tài
Kiến nghị
Danh mục công trình công bố của tác giả
Tài liệu tham khảo
---------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Lâm Bình (2009), Nghiên cứu điều trị khớp giả không nhiễm khuẩn do chấn thương thân xương đùi và xương chày bằng phương pháp “bóc vỏ xương”. Luận án tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
2. Thái Văn Di, Lương Đình Lâm (1987), Những hình thức dùng xương mác cùng bên điều trị Khớp giả – Mất đoạn xương chày có viêm xương. Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y Dược, số 31, tr.35–38.
3. Trần Anh Dũng (2006), Đánh giá kết quả điều trị chậm liền xương – khớp giả vô khuẩn thân xương đùi bằng đinh nội tủy có chốt. Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y.
4. Đỗ Tiến Dũng (2001), Điều chỉnh sự chênh lệch độ dài hai chi dưới bằng phương pháp kéo dài chi theo nguyên lý của Ilizarov, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
5. Bùi Văn Đức (1987), Điều trị gãy xương chày mất đoạn xương chấn thương. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 Chấn thương Chỉnh hình. Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
6. Bùi Văn Đức (1987), Điều trị 15 ca gãy thân xương chày mất đoạn xương. Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y Dược, số 31, tr.38-39
7. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Tế bào gốc và khả năng sử dụng tế bào gốc trong điều trị”, Tạp chí Y học Việt Nam, 302, tr.3-20
8. Nguyễn Văn Huệ (2001), Tình hình khớp giả thân xương dài cơ quan vận động ở người lớn và kết quả điều trị. Luận văn thạc sĩ Y khoa. Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Mạnh Khánh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Tiến Bình và cộng sự (2007), “Ghép tế bào gốc tủy xương tự thân điều trị khớp giả thân xương chầy”, Tạp chí Ngiên cứu Y học, 51 (4), tr.4-8
10. Nguyễn Mạnh Khánh, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2008), “Ghép tế bào gốc tủy xương tự thân điều trị khớp giả thân xương chầy”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 33 (1), tr.102-107.
11. Nguyễn Quang Long và cộng sự (1986), “Xương ghép và ghép xương (điểm lại 25 năm ghép xương)”, ngoại khoa, 14(2), tr.6-10.
12. Nguyễn Quang Long (1986), Các kiến thức mới và tiến bộ liên quan đến gãy xương. Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y dược, số 3, tr.5-11.
13. Nguyễn Quang Long (1987), Gãy xương vùng cẳng chân. Tổng quan và Chuyên khảo ngắn Y dược, số 31, tr.1-4.
14. Nguyễn Quang Long (2006), Viêm xương tủy không đặc hiệu mãn tính. Hội nghị khoa học thường niên Chỉnh Hình Nhi lần thứ XII. Bệnh viện chấn thương chỉnh hình tr.1-5.
15. Ngô Tử Minh (2003), Ghép xương đồng loại đông khô: thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Trần Thanh Mỹ (2006), Điều trị phẫu thuật khớp giả thân xương cánh tay do chấn thương ở người lớn. Luận văn bác sĩ chuyên khoa 2. Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
17. Chu Nghi, Nguyễn Văn Nhân (1973), Kết quả điều trị khớp giả – mất đoạn xương, di chứng gãy mở do h?a khí ở chi dưới. Báo cáo tổng kết hội nghị khoa học Viện Quân Y, tháng 3, tr.109
18. Nguyễn Bình Nguyên (2004), Đánh giá kết quả điều trị biến chứng chậm liền xương và khớp giả xương chầy bằng phương pháp cố định ngoài tại Bệnh viện 103, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Nhân (1960), Điều trị không liền xương – khớp giả – mất đoạn xương cẳng chân bằng phương pháp phẫu thuật. Luận án bảo vệ học vị Phó tiến sĩ Y học Moskva.
20. Nguyễn Văn Nhân (1961), “Kinh nghiệm điều trị khớp giả và không liền xương bằng phương pháp ghép xương kiểu Phemister”, Ngoại khoa, 2(1), tr.51-69.
21. Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Thanh Dần, Trần Đình Chiến (2005), “Kết quả điều trị chậm liền xương và khớp giả ít lệch trục thân xương chầy bằng cố định ngoài”, Tạp chí y dược học quân sự, 30(4), tr.101-105.
22. Cao Thỉ (2006), “Đánh giá hiệu quả ghép tủy xương vào ổ gãy hở xương chầy”, Tạp chí y dược lâm sàng 108, Số đặc biệt Hội nghị thường niên Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam lần thứ V, tr.214-216.
23. Đinh Văn Thủy và cộng sự (2003), Ứng dụng kỹ thuật căng dãn, nén ép của Ilizarov điều trị mất đoạn xương-khớp giả ở chi dưới bằng khung cố định ngoài tự chế. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Ngoại khoa Quốc gia Việt Nam, lần thứ 12, tr.191-195
24. Nguyễn Việt Tiến (1999), “Kết quả 31 trường hợp ghép xương mác có nối mạch nuôi bằng kỹ thuật vi phẫu trong điều trị mất đoạn thân xương dài”, Tạp chí Y học thực hành 9/1999, tr.43-47
25. Nguyễn Việt Tiến (1995), Nghiên cứu ứng dụng ghép xương mác có nối mạch nuôi trong điều trị mất đoạn xương dài. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dược, Học viện Quân Y, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Tín (2003), Điều trị mất đoạn xương –khớp giả có ngắn chi ở chi dưới theo phương pháp kết xương nén ép và căng dãn bằng khung cọc ép ren ngược chiều. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 292, tr.153-156.
27. Nguyễn Văn Tín (1996), Điều trị mất đoạn xương khớp giả có ngắn chi ở chi dưới bằng phương pháp kết xương nén ép và căng dãn theo nguyên lý Ilizarov, Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược, Học viện Quân Y, Hà Nội.
28. Trần Công Toại (2002), Nghiên cứu chất lượng mô ghép được xử lý và bảo quản theo các phương pháp khác nhau. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
29. Mai Trọng Tường (2000), Sử dụng phương pháp Ilizarov điều trị mất đoạn xương chày. Y học Tp. Hồ Chí Minh. Phụ bản số 4, tập 4, tr.247-251.
30. Nguyễn Tiến Văn (2008), Đánh giá kết quả điều trị chậm liền xương và khớp giả vô khuẩn thân xương chày bằng kết xương nẹp vít kết hợp ghép xương tự thân tại bệnh viện 103. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y, Hà Nội. 

TIẾNG ANH
31. Bhargava R. et al (2007), “Percutaneous autologous bone marrow injection in the treatment of delayed or nonunion”, Indian Journal Orthopaedic, 41(1), pp.67-71.
32. Bong M.R., Egol K.A., Koval K.J. (2003), “Nonunion of the proximal tibia”, Techniques in Knee Surgery, 2(4), pp.267-273.
33. Brinker M.R., O’Connor D.P. (2002), “The use of Ilizarov external fixation following failed internal fixation”, Techniques in Orthopaedics, 17(4), pp.490-505.
34. Canadian Orthopaedic Trauma Society (2003), “Nonunion Following Intramedullary Nailing of the Femur with and without Reaming. Results of a Multicenter Randomized Clinical Trial”. J Bone Joint Surg.Am, 85(1)1, pp.2093-2096.
35. Canale S.T.; Beaty J.H. (2008), Delayed union and Nonunion of fractures. Campbell’s Operative Orthopaedics, The CV Mosby Company, pp.3529-3574.
36. Chapman M.W; (2001), Principles of treatment of Nonunion and malunion. Chapman’s Orthopaedic Surgery. Third edition. Lippincott William & Wilkins, pp.847-885.
37. Charnley J. (1961), The closed treatment of common fractures. Ed.3. Baltimore, William & Wilkins
38. Christensen N.O. (1973), “Kšntscher intramedullary reaming and nail fixation for non-union of fracture of the femur and the tibia”, J Bone Joint Surg. Br, 55(2), pp.312-318.
39. Connolly J. et al (1989), “Development of an osteogenic bone-marrow preparation”, J Bone Joint Surg. Am, 71(5), pp.684-691
40. Crenshaw, A.H. (1980), Delayed union and Nonunion of fractures. Campbell’s Operative Orthopaedics, The CV Mosby Company, pp.808-870
41. Dabov G. (2003), Osteomyelitis. Campbell’s Operative Orthopaedics. 10th edition. Mosby Company pp.661-683
42. DeBoer H.H. (1998), “The history of bone grafts”, Clinical Orthopaedics and Related Research, 226, pp.292-298
43. De Palma A.F (1970), The management of fractures and dislocations. W.B. Saunders Company, pp.1506-1541
44. Finkemeier C.G. (2002), “Bone-Grafting and Bone-Graft Substitutes”, J Bone Joint Surg. Am, 84(3), pp.454-464
45. Forbes D.B (1961), Subcortical iliac bone graft in the fractures of the tibia. JBJS. 43B: pp.672
46. Freeland A.E; Mutz S.B (1976), Posterior bone grafting for infected ununited fractures of the tibia. JBJS. 58A: pp.653-657
47. Goulet J.A.; Hak D.J. (2001), Nonunion and malunion of the tibia. Chapman’s Orthopaedic Surgery. Third edition. Lippincott William & Wilkins, pp.977-999
48. Green S.A (1990), Basic Ilizarov Techniques in orthopaedics, Aspen Publishers, Inc.
49. Hanson L.W; Eppright R.H (1966), Posterior bone grafting of the tibia for nonunion: A review of twenty four cases. JBJS. 48A: pp.27-43
50. Harmon P.H (1945), The simplified surgical approach to the posterior tibia for bone grafting and fibular transference. JBJS. 27: p.496
51. Harris L.W; and Reckling F.W (1974), Cancellous Bone Grafting. Posterolateral Approach to union problems of the tibia. J. Kansas Med. Soc. 75: pp.82-86
52. Heppenstall R.B (1980), Fracture treatment and healing, W.B. Saunders Company, pp.80-96
53. Hernigou Ph. et al (2005), “Percutaneous Autologous Bone-Marrow Grafting for Nonunions. Influence of the Number and Concentration of Progenitor Cells”, J Bone Joint Surg. Am, 87(7), pp. 1430-1437
54. Hernigou P. et al (2005), “ The use of percutaneous autologous bone marrow transplantation in nonunion an avascular necrosis of bone”, J Bone Joint Surg. Br, 87(7), pp. 896-902
55. Hernigou Ph. et al (2006), “Percutaneous Autologous Bone-Marrow Grafting for Nonunions. Surgical Technique”, J Bone Joint Surg. Am, 88 (S1, part 2), pp.322-327
56. Johnson E.E. (2000), “Chronic infection and infected non-union”, AO principles of Fracture Management, pp. 769-781
57. Jones K.G (1965), Treatment of infected nonunion of the tibia through the posterolateral approach. Clin Orthop. 43, pp.103-109
58. Jones K.G; Barnett H.C (1955), Cancelllous bone grafting for nonunion of the tibia through the posterolateral approach. JBJS. 37A; pp.1250-1260
59. La Velle D.G (2003), Delayed union and Nonunion of Fractures. Campbell’s Operative Orthopaedics. Chapter 56. Mosby Company, pp.3125-3165
60. Lamb R.H (1969), Posterolateral Bone Graft for Nonunion of the tibia Clin. Orthop. 64: pp.114-120
61. Milch H. (1939), Synostosis operation for persistent nonunion of the tibia. JBJS, 21, pp.409-413
62. Miller W; Jeter G.L; Frank G.R (1969), Posterior Bone Grafts in Nonunion of fracture of the shaft of the tibia. A review of 27 cases. Southern Med J. 62: pp.1254-1258
63. Moore K.L.; Dalley A.F. (2006), Clinically oriented anatomy. Lippincott William & Wilkins, p.637
64. Mšller M.E., Thomas R.J. (1979), “Treatment of non-union in fractures of long bones”, Clinical Orthopaedics and Related Research, 138, pp.141-153
65. Nicoll E.A (1964), Fracture of the tibial shaft: a survey of 705 cases. JBJS. 46B. pp.373-387
66. Orthopaedic Advisory Panel (1986), Guidance on investigational Device Exemption and Premarket Approval Application for Bone Growth Stimulation Devices. Food and Drug Administration, p.5
67. Papineau L.J; Pilon L; Alfageme A.; et al (1976), Chronic osteo myelitis of long bones: resection and bone grafting with delayed skin closure. JBJS. 58B, p.138
68. Perry C.F. (1999), “Bone repair techniques, bone graft, and bone graft substitutes”, Clinical Orthopaedics and Related Research, 360, pp.71-86
69. Phieffer L.S., Goulet J.A. (2006), “Delayed Unions of the Tibia”, J Bone Joint Surg. Am, 88(1), pp.205-216
70. Phemister D.B (1947), Treatment of ununited fractures by onlay bone grafts without screw or tie fixation and without breaking down of the fibrous union. JBJS, 29: pp.946-960
71. Reckling F.W; Waters C.H (1980), Treatment of nonunions of Fractures of the Tibial Diaphysis by Posterolateral Cortical Cancellous Bone Grafting. JBJS, 62 – A, No 6, September, pp.93-97
72. Rodriguez-merchan E.C., Florriol F. (2004), “Nonunion: General principles and experimental data”, Clinical Orthopaedics and Related Research, 419, pp.4-12
73. Rodriguez-merchan E.C. et al (2004), “Internal Fixation of Nonunions”, Clinical Orthopaedics and Related Research, 419, pp. 13-20
74. Rosen H. (1992), Nonunion and Malunion. Skeletal Trauma. W.B. Saunders Company, pp.501-541
75. Rosen H., et al (1992), “Pseudarthroses”, Manual of Internal Fixation. Techniques recommended by the AO-ASIF group, 3rd Ed, 19, pp.713-742
76. Safdar N.K. et al (2005), “The Biology of Bone Grafting”, Journal American Academy of Orthopaedic Surgeons, 13(1), pp.77-86
77. Salama R. (1983), “Xenogeneic bone grafting in Humans”, Clinical Orthopaedics and Related Research, 174, pp.113-121
78. Shaw W.W; Hidalgo D.A (1987), Microsurgery in Trauma; Futura Publishing Company Inc.
79. Smith, H. (1965), Delayed union and Nonunion of fractures. Campbell’s Operative Orthopaedics, The CV Mosby Company, pp.795-946
80. Trafton P.G. (1992), Tibial shaft fractures. Skeletal Trauma. WB. Saunders Company, pp.1771-1869
81. Trafton P.G. (2008), Tibial shaft fractures. Skeletal Trauma. WB. Saunders Company, pp.1826-1977
82. Urist M.R., et al (1954), “The pathogenesis and treatment of delayed union and non-union”, J Bone Joint Surg Am, 36, pp.931-980
83. Webb L.X., Winquist R.A., Hansen S.T. (1986), “Intramedullary nailing and reaming for delayed union or nonunion of femoral shaft: A report of 105 consecutive cases”, Clinical Orthopaedics and Related Research, 212, pp.133-141
84. Weber H; Cech O (1976), Pseudarthrosis. Bern. Huber. Verlag.  TIẾNG PHÁP
85. Bizot P.; Zucman J. (1991), Enclouage sécondaire du tibia dans les défauts de consolidation “à risque septique”. Indications et résultats. Revue de Chirurgie Orthopédique et Réparatrice de l' Appareil locomoteur, Vol. 77, pp.241-248
86. Bùi Tung (1957): Traitement par greffe osseuse des fractures de guerre du tibia avec perte de substance. Thèse de Medecine, Hanoi
87. De Mourgues G.; Fisher L.P.; Carret J.P. (1980), Pseudarthose fistuleuse de la jambe: greffe inter – tibio – péronière et fixateur externe. 7 è Journeé internationale. Le fixateur externe d' Hoffmann. Sous la direction du Pr. J. Vidal – Avignon, Janvier
88. Evrard J. (1992), Place de la greffe inter – tibio – péronière dans le traitement des fractures et preudarthroses infectées de jambe. Revue de Chirurgie Orthopédique et Reparatrice de l' appareil locomoteur, 78, pp.389-398
89. Judet R.; Letournel E.; Brunet J.C. (1975), Pseudarthrose suppureé. Actualités de chirurgie orthopédique de l' Hôpital Raymond – Poincaré et de l' institut de recherches orthopédiques. Tome XII, Masson et Cie Editeur, pp.176-207
90. Judet R.; Lannelongue J. (1962), Utilisations du fixateur externe. Actualités de chirungie orthopédique de l' Hôpital Raymond – Poincaré, Tome I. Masson et Cie Editeurs, pp.81-124
91. Judet R.; Letournel E. (1965), Le traitement des pseudarthroses suppurées par décortication. Actualités de chirurgie orthopédique de l' Hôpital Raymond – Poincaré, Tome IV. Masson et Cie Editeurs. pp.144-260
92. Lê Kính (1973), La nonconsolidation des fractures de jambe. Tập san Chuyên khoa chỉnh trực, số 1, tháng 11 – 12, tr.61-67.
93. Ménégaux G. (1970), Manuel de pathologie chirurgicale. Masson et Cie. Tome I, pp.284-293
94. Merle D' Aubigné et Ramadier (1968), Pseudarthroses de jambe. Traumatismes anciens. Rachis – Membre inférieur. Nouveau précis de pathologie chirurgicale. Tome I. Masson et Cie. pp.337-370
95. Moyikoua A.; Pena – Pitra B. (1998), Intérêt de la greffe intertibio – péronière dans les pseudarthroses de jambe à risque septique. A propos de 21 cas. Revue de chirurgie orthopédique et reparatrice de l' appareil locomoteur. Vol.84, pp.358-362
96. Nguyen Quang Long; Ngo Bao Khang; Dang Kim Chau; Nguyen Vinh Thong et al (1990), Trente ans d' expérience de greffe osseuse: Technique de conservation d' os, la place du péroné autogène dans le traitement des grosses perte de substance osseuse. Echanges scienti-fiques Franco – Vietnamiens, Ho Chi Minh ville, aôut, pp.2.1-2.9
97. Nguyen Van Nhan; Nguyen Van Tin (1996), Traitement des pertes de substance osseuse et des pseudarthroses selon le principe de l' ostéosynthèse à compression et distraction. Maitrise orthopédique, N0 59, décembre, pp.4-9
98. Nguyen Van Nhan (1972), Résultats de l' emploi des homogreffons réfrigerés à basse température. Trav. Scien. Pharmaco – Médicaux, Tome III. pp.101-107
99. Rieunau G (1983), Manuel de Traumatologie. Masson. pp.245-251
100. Torabi D; Khalife S.; Berlemont M.; Moussaoui R.; Pruvost C. (1987), Evolution lointaine de la greffe inter tibio – péronière dans le traitement des pseudarthroses septiques de jambe. Rev. Chir. Orthop, 73, Suppl. II, pp.106-110
101. Vidal J.; Buscayret CH.; Finzi M. et Melka J. (1982), Les greffes inter – tibio – péronières dans le traitement des retards de consolidation jambiers. A propos de 47 cas. Revue de Chirurgie Orthopédique et réparatrice de l' appareil locomoteur. Vol. 68. pp.123-132
102. Witvoet J. (1968), Tibialisation du péroné. EMC, Techniques Chirurgicales, 43105, pp.1-3
103. Youmachev G. (1981), Traumatologie et Orthopédie. Mir, Moscou. 
----------------------
keyword: download luan an tien si, y hoc, chuyen nganh, chan thuong, chinh hinh,dieu tri, cac hinh thuc, khop gia, va mat doan xuong, phan mem, phia truoc, phuc tap, o cang chan, bang han xuong, chay mac, loi sau, le phuc  



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...