Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, tu tuong, khoan dung, ho chi minh, doi voi su nghiep, doi moi o, viet nam


TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM




PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tư tưởng khoan dung từ trước đến nay dù ở phương Đông hay phương Tây đã từng là chất keo gắn kết, tạo sự giao lưu hòa hợp giữa các quốc gia, dân tộc; Giữa các vùng, miền trên thế giới, vượt qua mọi sự ngăn cách bởi không gian, thời gian hay các vấn đề về truyền thống, phong tục, tập quán, quan điểm chính trị, tư tưởng …. Tuy nhiên, tình hình thế giới hiện nay diễn biến rất phức tạp, những tư tưởng kì thị, chia rẽ nảy sinh, phong trào li khai được các thế lực phản động khuyến khích phát triển. Theo Ehsan Naraghi, cố vấn của UNESCO, thì đó là một “cuộc chiến tranh huỷ hoại ghê gớm nhất trong lịch sử – một cuộc chiến được châm ngòi bởi một hệ tư tưởng loại biệt và cố chấp” [123, tr. 8].

Việc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization gọi tắt là UNESCO) Được thành lập vào năm 1946 nhằm xây dựng một nền văn hóa hoà bình lâu dài qua giáo dụckhoa học và văn hoá đã phần nào phản ánh sự lo lắng này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào phổ biến và giáo dục tinh thần khoan dung, làm cho nó trở thành một trong các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và là một trong những nhân tố góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, vì “hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc tuyệt nhiên không phải là kết quả tất yếu của tiến bộ trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người. Không một xã hội nào là miễn dịch đối với những cám dỗ của tư tưởng loại biệt và cố chấp, nếu không luôn luôn tỏ ra quyết tâm và cảnh giác. Ngay cả những xã hội đã từng cởi mở với các dân tộc khác vào một số thời điểm trong lịch sử” [123, tr. 8].

Không phải ngẫu nhiên mà Liên hiệp quốc lấy năm 1995 là Năm quốc tế về 2 khoan dung nhằm kêu gọi các quốc gia trên thế giới nỗ lực đề ra những chiến lược phát triển, và phổ biến rộng rãi nền văn hóa thấm đượm tinh thần hòa bình dựa trên cơ sở tôn trọng tự do, dân chủ, công bằng, đoàn kết và khoan dung. Trong bối cảnh thế giới nêu cao tư tưởng khoan dung, việc tổng kết và đánh giá những giá trị khoan dung của thế giới và của Việt Nam sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề này.

Trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam không ngừng đấu tranh để bảo tồn, giữ gìn những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù, nhằm đồng hóa dân tộc ta và bắt dân tộc ta theo những giá trị của dân tộc khác; Song cũng sẵn sàng rộng lượng, tha thứ đối với những người mắc lỗi lầm nhưng biết nhận ra sai lầm, biết ăn năn hối lỗi, cải tà quy chính, trở về với dân tộc; Đồng thời đón nhận, tiếp thu cái hay, cái đẹp từ bốn phương, cải biến chúng thành những giá trị của chính mình. Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước được đánh dấu bằng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đó là thời kỳ mở cửa, quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới, nhằm đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.

Cùng với sự mở cửa về kinh tế là sự giao lưu, hợp tác về nhiều mặt giữa dân tộc ta và các dân tộc khác trên thế giới. Thực tế lịch sử phát triển các nước trên thế giới đã cho thấy rằng, có những nước phát triển cao về kinh tế nhưng đang phải gánh chịu một thời kỳ xuống cấp về giá trị do không có một triết lý đúng đắn về phát triển, không xác định được những chuẩn mực sống phù hợp, coi nhẹ tinh thần cộng đồng, đạo lý, tình người … để cho chủ nghĩa cá nhân và 3 xu hướng tiêu thụ, hưởng lạc chi phối, để cho đồng tiền khuynh đảo các quan hệ xã hội, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng làm băng hoại các giá trị đạo đức. Ở Việt Nam, những quan niệm và nếp sống khoan dung từ lâu đời đã là một phần cơ bản làm nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Trong sự biểu hiện đa dạng và phong phú đó thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu trưng cho nét đẹp của tính cách Việt Nam, Người là tấm gương tiêu biểu cho sự kết hợp ý chí cách mạng với tấm lòng khoan dung, nhân ái. Tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị tinh thần của phương Đông và phương Tây, của truyền thống và hiện đại; Hơn nữa được Người nâng lên thành mẫu mực của khoan dung trong thời đại mới, lấy chủ nghĩa nhân văn cộng sản làm nền tảng, hướng tới mục tiêu cao nhất là giải phóng con người, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người và trả lại cho con người các quyền vốn có.

Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh được thể hiện không những qua từng lời nói, cử chỉ của Người, mà còn thể hiện qua cách đối xử của Người với nhân dân Việt Nam cũng như với nhân dân các nước khác. Mọi hành động của Người đều toát lên tấm lòng khoan dung, nhân ái, độ lượng, thể hiện một tâm hồn cao thượng, một tình yêu bao la đối với tất thảy mọi người, một phong cách của một nhà văn hóa và một nhà tư tưởng lớn. Chính vì vậy mà năm 1990, nhân dịp k niệm một trăm năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO đã quyết định tổ chức kỷ niệm Người với tính cách một vị anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

Trong Nghị quyết của UNESCO về tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ những đóng góp của Người đối với sự phát triển của văn minh nhân 4 loại. Nghị quyết có đoạn: “Xét thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Xét thấy sự đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật … những tư tưởng của Người thể hiện những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” [122, tr. 51].

Ngày nay khi sự tồn vong của nhân loại đang phải chịu nhiều thử thách hết sức lớn lao, nhiều vấn đề toàn cầu mới nảy sinh, đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các nước để cùng nhau giải quyết, và do vậy khoan dung trở nên nhu cầu bức bách hơn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh tỏ ra cần thiết, nhất là khi đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nội lực, đồng thời chủ trương mở cửa, giao lưu và hợp tác với tất cả các nước; Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng khoan dung đã được các nhà nghiên cứu phân tích như một thành tố của sự giao lưu, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc, từ đó đã tạo nên tinh thần đối thoại giữa các khu vực trên thế giới. Trong lịch sử, tư tưởng này đã được phân tích đan xen trong các công trình tìm hiểu lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Bên cạnh đó có một số tác phẩm tìm hiểu tinh hoa văn hóa tư tưởng nhân loại dưới góc độ khoan dung văn hóa, tôn giáo, nhất là vào thời kỳ Phục hưng và cận đại. Trong một số tác phẩm như “Di sản Cổ đại trong văn hóa Phục 5 hưng”  (Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, 1984), “Những giao điểm của lịch sử”  (A. C. Alepxeep, Nhà xuất bản Mátxcơva 1976), “Phương Đông và phương Tây”  (N. Konrat, Nxb Giáo dục năm 1996), “Triết học Đông – Tây”  (Viện thông tin Khoa học Xã hội, 1996) … đều dành phần đáng kể đánh giá khoan dung văn hóa nói chung, trong đó triết học là một phần của nó.

Trong tạp chí “Người đưa tin”  của UNESCO, số ra tháng 6 năm 1992 có bài “Ca ngợi đức khoan dung”  của Ehsan Naraghi, trên cơ sở phân tích chỉ ra hậu quả của sự không khoan dung, tác giả đã đi tới một kết luận chính xác rằng: “Hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc tuyệt nhiên không phải là kết quả tất yếu của tiến bộ trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người”  [123, tr. 8] mà chỉ có thể là kết quả của thái độ ứng xử khoan dung và sự thực hành khoan dung rộng rãi trong xã hội. Cũng trong số này còn có bài “Chống lại thái độ khoan dung”  của Edgard Pisani, tác giả đã phân tích vai trò của khoan dung trong xã hội, nhất là xã hội hiện nay, khi các quan hệ kinh tế thị trường thâm nhập ngày càng sâu vào các quan hệ xã hội, tác giả cũng chỉ ra những hậu quả của sự bất khoan dung đối với loài người, và khẳng định vai trò tích cực của việc chống lại thái độ không khoan dung là làm cho con người trở nên khoan dung hơn.

Số ra tháng 12 năm 1994 có bài “Từ dã man đến khoan dung”  của Kanan Makiya đã phân tích lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng khoan dung. Số ra tháng 3 năm 1996 có bài “Gốc rễ của chủ nghĩa chủng tộc”  của Bahgat Elnadi và Adel Rifaat, từ việc phân tích cội nguồn phát sinh những tư tưởng đề cao thái quá một dân tộc này và coi thường các dân tộc khác, các tác giả đã cho rằng chủ nghĩa chủng tộc là một trong những nguyên nhân cơ bản nảy sinh những tư tưởng bất khoan dung và kêu gọi hãy loại bỏ tư tưởng này khỏi đời sống xã 6 hội, cũng như trong quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa các dân tộc.

Cũng trong số này có bài “Chủ nghĩa chủng tộc và chống chủ nghĩa chủng tộc”  của Etienne Balibar, trên cơ sở thừa nhận quyền bình đẳng của con người, quyền bình đẳng giữa các chủng tộc, các dân tộc và coi đó là quyền cơ bản của con người, tác giả đã phân tích những cơ sở nảy sinh tư tưởng bất khoan dung và khẳng định tư tưởng này là một trong những nguyên nhân cơ bản đẩy nhân loại đi tới vực thẳm của sự huỷ diệt. Ở Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng khoan dung nói riêng đã có nhiều công trình đề cập đến. Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một số công trình điển hình được công bố từ năm 1990, nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước hết, tại Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1990), các nhà khoa học đã nhất trí đánh giá Người là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, bậc thiên sứ của văn hóa khoan dung. Tạp chí “Người đưa tin”  của UNESCO, số ra tháng 5 năm 1990, đăng toàn văn Nghị quyết của Tổ chức này về tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là vị anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của Việt Nam, và đã giành nguyên phần phụ trương nói về Hồ Chí Minh, cũng như những lời phát biểu của các nhân vật có uy tín trên thế giới tại cuộc hội thảo và lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay, khi Liên hiệp quốc quyết định lấy năm 1995 là năm quốc tế về khoan dung, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về khoan dung.

Từ cách tiếp cận của triết học văn hóa, Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Khái Vinh và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuấn trong tác phẩm “Bàn về khoan dung 7 trong văn hóa”  (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997), xuất phát từ việc phân tích lịch sử tư tưởng khoan dung, chỉ ra những cơ sở và đặc điểm của khoan dung phương Tây và khoan dung phương Đông, các tác giả đã dành hẳn một mục lớn của chương 4 để phân tích tư tưởng và đạo đức khoan dung Việt Nam - Hồ Chí Minh và toàn bộ chương 5 để phân tích khoan dung Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong tác phẩm này, các tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa thích nghi với khoan dung và đã chính xác khi cho rằng: “Thích nghi chỉ là nấc thang thứ nhất, là một mặt của khoan dung”  [131, tr. 77], nhưng các ông lại coi thỏa hiệp là cấp độ thấp của khoan dung [131, tr. 131].

Hay như trong tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách con người và về chính sách xã hội”  do Lê Sỹ Thắng chủ biên với sự tham gia của Hoàng Tùng, Nguyễn Trọng Chuẩn, Bùi Đình Thanh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996), khoan dung được xem như một trong mười hai nội dung lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Trong tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”  (Võ Nguyên Giáp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997), đã phân tích khá chi tiết các cơ sở của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã đánh giá chính xác vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh khi khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin là nhân tố quyết định tạo sự thay đổi về chất đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, và tác giả đã khái quát tư tưởng của Người thành chín nội dung cơ bản, trong đó đã khẳng định: “Người là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo cộng sản, là tấm gương mẫu mực về đạo đức mới và là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới”  [32, tr. 74].
-------------------------------------------
MỤC LỤC: 
MỞ ĐẦU
Chương 1: KHÁI NIỆM “KHOAN DUNG” VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH 
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ THỰC CHẤT CỦA TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH 
Chương 3: Ý NGHĨA VÀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI  SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 
KẾT LUẬN
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 I. TIẾNG VIỆT
1. Đào Duy Anh (1992), Hán – Việt từ điển, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Trần Khánh Bật (chủ biên) (1992), Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
4. Trần Thái Bình (2008), Hồ Chí Minh-Sự hình thành một nhân cách lớn, Nxb. Trẻ.
5. Trường Chinh (1991), Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội.
6. Ép-Ghê-Nhi Cô-bô-lép (1983), Đồng chí Hồ Chí Minh, Theo bản in lần thứ 2, Cận vệ Thanh niên, Nxb. Matxcơva (người dịch: Nguyễn Minh Châu, Mai Lý Quảng)
7. V. N. Cudơnetsốp, B. V. Maieerốpxki, A. F. Griadnov (1986), Triết học Tây Âu thế kỷ XVIII, Nxb. Đại học, Mátxcơva.
8. Daniel Hemery, Nguyễn Trọng Cổn (lược dịch) (2001), Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác, Nxb. Lao động, Hà Nội.
9. Phan Thanh Diễn (2005), Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
10. Kim Dung, Nguyễn Chí Thắng và Phạm Đức (1999), Bao dung nhân ái Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.  181  
11. Thành Duy (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Thành Duy (1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà tư tưởng, danh nhân văn hóa thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Trần Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb. Hà Nội.
14. Thanh Đạm (1998), Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước, Nxb. Nghệ An – Trẻ.
15. Trần Bạch Đằng (2008), Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.  182  
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chặng đường qua hai thế kỷ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đạo đức học Phật Giáo (1999), Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (phát hành).
30. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
31. Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh – quá khứ, hiện tại và tương lai, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội.
34. TS. Lê Kim Hải (2005), Hồ Chí Minh với quan hệ ngoại giao Việt – Pháp thời kỳ 1945-1946, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Hiền và Đinh Xuân Lý (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.  183  
36. Nguyễn Thế Hinh (2001), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ kháng chiến ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 2.
37. Lê Như Hoa (1998), Bản lĩnh văn hóa Việt Nam – một hướng tiếp cận, Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
38. Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh (1990), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
39. Đỗ Quang Hưng (1999), Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động, Hà Nội.
40. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
41. Nguyễn Thừa Hỷ (1999), Lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam giản yếu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
42. Kinh thánh Tân ước, Tin mừng theo thánh Mát – thêu (1998), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1851 – 1853.
43. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa-Thông tin.
44. Ts. Nguyễn Văn Khoan (1999), Bao dung Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động.
45. Ts. Nguyễn Văn Khoan (2005), Nhân ái Hồ Chí Minh, Nxb. Công an nhân dân.
46. Yevgeny Kobelev (1999), Hồ Chí Minh, Nxb. Thế giới.
47. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục.  184  
48. Thanh Lê (1999), Văn hóa và lối sống hành trang vào thế kỷ 21, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
49. Thanh Lê (2003), Hồ Chí Minh thiên tài trí tuệ sáng tạo thế kỷ XX, Nxb. Thanh niên.
50. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, Tập 45, Tiến bộ, Nxb. Mátxcơva (bản tiếng Việt).
51. GS. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1999), Sổ tay tra cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ Tịch HCM, Nxb. Hải Phòng.
52. Phan Ngọc Liên-Trịnh Vương Hồng (2001), Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
53. John Locke (1960), Các tác phẩm chọn lọc, Tập 2, Nxb. Tư tưởng, Mátxcơva.
54. C. Mác – Ph. Ăng Ghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
55. C. Mác – Ph. Ăng Ghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Nguyễn Duy Niên, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh (2008), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh sống mãi với dân tộc Việt Nam và bầu bạn quốc tế (2001), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
58. Hồ Chí Minh trong trái tim và trí tuệ nhân loại (2005), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.  185  
60. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
64. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1998), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.  186  
72. Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa (1990), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
73. Bùi Thị Minh (1993), Quan điểm vì con người trong tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Thông tin lý luận, số 3.
74. ThS. Nguyễn Anh Minh (2006), Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân.
75. Một số tôn giáo ở Việt nam (1995), Phòng thông tin tư liệu ban tôn giáo của chính phủ.
76. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) (2000), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động, Hà Nội.
77. Nguyễn Thế Nghĩa – Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) (2000), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
78. Phan Ngọc (2000), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb. Thanh niên.
79. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb. Văn hóa – Thông tin.
80. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
81. PGS. TS. Trần Quang Nhiếp (2006), Tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Nxb. Công an nhân dân.
82. Đỗ Văn Nhung (1999), Đại cương lịch sử văn minh phương Tây, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
83. Đào Phan (1998), Suy tưởng trước Ba Đình, Nxb. Văn hóa-Thông tin.  187  
84. Đào Phan (2000), Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa, Nxb. Văn hóa-Thông tin.
85. Đào Phan (1996), Đạo Khổng trong văn Bác Hồ, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
86. PGS. TS. Bùi Đình Phong (2007), Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Lao động, Hà Nội.
87. GS. Nguyễn Hồng Phong (1998), Văn hóa chính trị Việt Nam, truyên thống và hiện đại, Nxb. Văn hóa-Thông tin.
88. TS. Nguyễn Phúc (2000),Văn hóa phát triển và con người Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
89. Đỗ Thanh Phương (1997), Quan hệ giữa phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 5.
90. GS. TS. Đình Quang (1999), Nhận thức và xử lý văn hóa trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. V. M. Rôđin (2000), Văn hóa học, (bản dịch của Nguyễn Hồng Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. Lê Khánh Soa (sưu tầm và biên soạn) (1999), Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên.
93. Trần Trọng Tân (1999), Về công tác tư tưởng và văn hóa, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
94. Tạp chí triết học số 02 (53) Tháng 6 năm 1986 , Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
95. Tạp chí triết học, tháng 3 năm 2000, Viện Triết học.  188  
96. Lê Sỹ Thắng (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về chính sách xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Nguyễn Thế Thắng (2000), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động, Hà Nội.
98. GS. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
99. Ngô Quang Thành (2001), Mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền công bằng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh sáng tỏ đường lối và thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam, tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5.
100. Trần Thành – Lê Quang Hoan (2000), Hồ Chí Minh với nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1.
101. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch (1976), in lần thứ hai có bổ sung và sửa chữa, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
102. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục.
103. Nguyễn Duy Thinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
104. Nguyễn Xuân Thông (1999), Bác Hồ sự cảm hóa kỳ diệu, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
105. Thơ văn Lý – Trần (1989), Tập 2, quyển Thượng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
106. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
107. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 2, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.  189  
108. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 3, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
109. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 4, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
110. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 5, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
111. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 6, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
112. Đỗ Lai Thủy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
113. Trần Dân Tiên (1999), Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb. Trẻ.
114. Nguyễn Trãi (1999), Về tác giả và tác phẩm, Nxb. Giáo dục.
115. GS. VS Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
116. Vũ Anh Tuấn (1997), Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 7.
117. Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (1999), Viện Văn học, Nxb. Giáo dục.
118. Từ điển Tiếng Việt (1994), Trung tâm từ điển học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
119. Từ điển triết học (1975), Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
120. Khổng Tử san định (1972), Kinh thư, Trung tâm học liệu – Bộ Giáo dục.  190  
121. UNESCO, Tạp chí “Người đưa tin” , Tháng 06 năm 1989 (Bản tiếng Việt).
122. UNESCO, Tạp chí “Người đưa tin”, Tháng 05 năm 1990 (Bản tiếng Việt)
123. UNESCO, Tạp chí “Người đưa tin”, Tháng 06 năm 1992 (Bản tiếng Việt).
124. UNESCO, Tạp chí “Người đưa tin”, Tháng 11 năm 1994 (Bản tiếng Việt).
125. UNESCO, Tạp chí “Người đưa tin”, Tháng 03 năm 1996 (Bản tiếng Việt).
126. Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng CSVN (2000), Nxb. Giáo dục.
127. Hồ Trọng Viện (1977), Nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 4.
128. Hồ Trọng Viện (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và con đường phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 5.
129. GS, TS. Huỳnh Khái Vinh (2000), Phát triển văn hóa-phát triển con người, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
130. GS. TS. Huỳnh Khái Vinh (2000), Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
131. GS, TS. Huỳnh Khải Vinh và TS. Nguyễn Thanh Tuấn (1997), Bàn về khoan dung trong văn hóa , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
132. GS, TS. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.  191  
133. Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy tân, Nxb. Đà Nẵng.
134. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa – Thông tin.
135. Lê Văn Yên (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, Nxb. Lao động.

 II. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
136. G. F. Hegel (1993), Bài giảng về triết học lịch sử, Nxb. Khoa học Sanh Petécbua (Bản tiếng Nga).
137. Lê Văn Hóa (1995), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh. Người dịch Nguyễn Viết Long, Hà Nội, (Cultural Foundation of Hồ Chí Minh’s Revolutionary Ideology; Northwestern University, 1989). Sách ngoài bìa Lê văn, Hóa John.
138. Morgan, Joseph Gerard (1993). "The Vietnam Lobby: The American Friends of Vietnam, 1955-1975." [Volumes 1 & 2] (Georgetown University)
139. B.B Sokolov (1984), Triết học Châu Âu thế kỷ 15-17, Nxb. Đại học, Mátxcơva (Bản tiếng Nga).
140. Http://www.aljeera.com
141. Http://www.crossroad.to
142. Http://www.ecademy.com
143. Http://www.facingthechallenge.org
144. Htttp://en.wikipedia.org
145. Http://www.iep.utm.edu
146. Htttp://www.Kidshealth.org  192  
147. Http://portal.unesco.org
148. Http://www.teachingtolerance.org
149. Http://www.tolerance.org
150. Http://www.uneco.org
151. Http://www.washingtonpost.com
152. Htttp://www.wsu.edu.8080 
------------------------------------
keyword: download luan an tien si, tu tuong, khoan dung, ho chi minh, doi voi su nghiep, doi moi o, viet nam

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ

TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...