Chuyển đến nội dung chính

luan an tien sy, triet hoc,chuyen nganh, chu nghia, duy vat bien chung, va chu nghia, duy vat lich su,vai tro, cua gia dinh, doi voi, su phat trien, nguon nhan luc, trong su nghiep, cong nghiep hoa, hien dai hoa, o tp. ho chi minh, ha van tac


VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TP. HỒ CHÍ MINH 




MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên phạm vị toàn thế giới, sự phát triển với tốc độ như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã khiến cho tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ởViệt Nam vừa có những thời cơ, thuận lợi, vừa phải đương đầu với những thử thách, khó khăn. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi chúng ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực cùng hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nguồn lực quan trọng nhất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực này được tạo ra từ các thiết chế xã hội hiện hành, trong đó thiết chế có ảnh hưởng trực tiếp là gia đình. Bởi lẽ, với tư cách “tế bào của xã hội”“hạt nhân của xã hội”  hay “xã hội thu nhỏ”, gia đình và việc “xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, thật sự trở thành “tổ ấm của mỗi người”, thành “tế bào lành mạnh của xã hội”  chính là môi trường quan trọng bậc nhất cho việc hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của gia đình trong phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, các nhà sáng lập chủ nghĩa MácLênin trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển học thuyết về 2 chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam và Đảng ta trong những năm tháng lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong hơn 20 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã luôn nói tới vai trò quyết định của gia đình trong việc phát triển nguồn lực con người – nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng xã hội mới.

Có thể khẳng định, quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về gia đình và vai trò của gia đình là cơ sở lý luận nền tảng, là phương pháp luận chủ đạo để chúng ta xác định chủ trương, chính sách xây dựng gia đình “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”  và đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc phát huy vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song, để có thể vận dụng sáng tạo quan niệm, tư tưởng, quan điểm đó một cách phù hợp với bối cảnh mới ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu với những nhạn thức mới, đúng đắn.

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự nỗ lực về nhiều phương diện của mỗi cá nhân, có thể khẳng định, gia đình, nhà trường và xã hội là những tác nhân chủ yếu hình thành các phẩm chất, năng lực quy định bản chất của người lao động, của nguồn nhân lực. Mỗi tác nhân này đều có những ưu thế riêng của nó trong quá trình phát triển nguồn nhân lực, kể từ khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể lực đến phát hiện năng khiếu, truyền thụ tri thức, nâng cao học vấn, bồi dưỡng nhân tài, hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống,…

Giữa các tác nhân gia đình, nhà trường và xã hội vừa có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, vừa có sự độc lập tương đối của nó trong việc phát triển nguồn nhân lực. Chính vì thế, sự kết hợp đồng bộ giữa các tác nhân này sẽ tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Ngược lại, nếu thiếu sự đồng bộ, đồng thuận giữa các tác nhân này có thể sẽ dẫn đến sự phân lực, gây lãng phí xã hội, làm chậm quá trình phát triển đất nước.

Kinh nghiệm thực tiễn của một số nước phát triển trên thế giới đã cho chúng ta thấy chính sách đúng đắn để phát huy vai trò của gia đình trong việc tổ chức quản lý và phát triển xã hội là một bí quyết quan trọng dẫn đến thành công. Bởi lẽ, gia đình là một thiết chế xã hội có khả năng rất lớn và hết sức đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực hành động cho con người mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được.

Thế nhưng, ở nước ta hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn chủ yếu dựa vào ngành giáo dục và đào tạo, còn gia đình thì lại chưa được thực sự quan tâm một cách đúng mức. Chúng ta không chỉ thiếu sự định hướng và chỉ đạo chặt chẽ, mà còn thiếu cả các chính sách có hệ thống, mang tầm chiến lược của Nhà nước nhằm tác động vào gia đình để giúp gia đình trở thành một chủ thể tự giác trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

Dường như, mọi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho các thành viên gia đình trở thành người hữu dụng chủ yếu vẫn do các gia đình tiến hành một cách tự phát, tuỳ tiện theo kinh nghiệm của mình. Đã có hiện tượng chạy theo những giá trị ảo, sai lệch trong việc đầu tư, chăm 4 sóc và giáo dục con cái trong một bộ phận gia đình hiện nay. Chẳng hạn, họ cho con đi du học tự túc bằng mọi giá, bất chấp khả năng thực tế về học tập của con; Hay bằng mọi cách tạo áp lực buộc con theo học những ngành thời thượng nhưng không phù hợp với năng lực, sở thích của con…

Một bộ phận không nhỏ, thậm chí có thể nói là nhiều gia đình chưa ý thức được sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta sẽ cần những gì ở con cái họ và có lẽ cũng do đó mà họ chưa biết được mình cần phải làm gì và làm như thế nào cho đúng trong việc đầu tư chăm sóc, giáo dục con cái để con cái họ có được những phẩm chất, năng lực cần thiết, đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Thực tiễn những năm thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đã cho thấy vấn đề nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập về chất lượng và hiện đang là một trong những vấn đề bức xúc, nan giải cho sự phát triển của Việt Nam không chỉ trong những năm trước mắt, mà còn trong nhiều thập niên tới.

Việc nghiên cứu các khả năng, điều kiện, những vấn đề đặt ra cũng như các phương hướng và giải pháp để phát huy vai trò của gia đình trong việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là cách để khai thác nguồn nội lực, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển đất nước.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Phát triển nguồn nhân lực bảo đảm thực hiện thắng lợi tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi gia đình và mỗi thành viên gia đình, của tất cả các địa phương trong cả nước, 5 trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh – nơi có số dân đông và số lượng gia đình nhiều vào bậc nhất so với cả nước - đóng vai trò hết sức quan trọng.

Cùng với tiến trình đổi mới của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã trải qua hơn 20 năm đổi mới với nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát huy vai trò của gia đình trong việc phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Song, không phải vì thế mà việc nâng cao và phát huy một cách có hiệu quả vai trò của gia đình đối với sự phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố này không còn những vấn đề bất cập, cần phải được quan tâm nghiên cứu cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn để xác định đúng định hướng và tìm ra những giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thành phố này trước những yêu cầu mới.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Con người là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, yếu tố quyết định năng suất lao động xã hội và đại diện cho năng lực xã hội. Do đó, bàn đến vị trí và vai trò của con người trong sản xuất chính là đề cập đến nguồn nhân lực. Do tính chất quan trọng đặc biệt này của nguồn nhân lực, của việc phát triển nguồn nhân lực, trong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực để từ đó, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân 6 lực nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xung quanh vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, đã có một số công trình nghiên cứu tương đối quy mô, như: “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Nghiên cứu xã hội học)”  do GS, TS. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1996; “Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá”  do GS, TSKH. Vũ Hy Chương (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2002; “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh nghiệm Đông Á”  của tác giả Lê Thị Ái Lâm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003; “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”  của TS.

Nguyễn Hữu Dũng, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2003; “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn”  do GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS, TS. Nguyễn Thế Nghĩa và PGS, TS. Đặng Hữu Toàn (Đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; V.V..

Nhìn tổng thể, có thể nói, các công trình trên đây đều tập trung làm rõ tầm quan trọng, tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Đồng thời nêu lên một cách khái quát những đặc điểm của nguồn nhân lực hiện nay ởViệt Nam. Trong đó, nhiều công trình đã không chỉ nhấn mạnh các phẩm chất đáng quý, những ưu điểm vốn có của con người Việt Nam, của nguồn nhân lực, mà còn chỉ ra và phân tích một cách khá thấu đáo, sâu sắc những hạn chế, yếu kém của con người Việt Nam, của nguồn nhân lực, nhất là những hạn chế, yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, 7 nghiệp vụ để từ đó, khẳng định cần đổi mới và phát triển giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là ngành đóng vai trò quyết định trong việc phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Song, trong những công trình này, các tác nhân khác có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sự phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, đến số lượng, chất lượng cần có của nguồn nhân lực, như gia đình thì lại chưa đề cập một cách chuyên sâu; Và nếu có, như trong công trình “Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, thì vấn đề vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực cũng mới chỉ được đề cập đến một cách sơ lược, trên một phương diện và theo một khía cạnh nào đó. Ở Việt Nam những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về gia đình. Các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về giáo dục gia đình; Về tình trạng bạo hành, ly hôn, về vai trò người phụ nữ trong gia đình; Về văn hoá, lối sống gia đình… Đặc biệt, gần đây nhất là các công trình của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Các công trình này đã đề cập đến gia đình một cách khá đầy đủ theo các phương diện đã nói trên.

Song, về đại thể có thể nói, vấn đề gia đình và vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chủ yếu mới chỉ được xem xét từ góc độ xã hội học. Chúng ta có thể kể đến các công trình, như: “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”  của GS. Lê Thi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; “Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, 8 hiện đại hoá đất nước”  của nhóm tác giả Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; V.V..

Ngoài ra, về những vấn đề này, chúng ta còn có thể kể đến các công trình, như: “Hôn nhân và gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh (nh? N di? N v d? Bo)”  của tác giả Nguyễn Minh Hoà, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998; “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam”  của nhiều tác giả, do tác giả Tương Lai (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991; “Gia đình trong tấm gương xã hội học”  của nhiều tác giả, do tác giả Mai Quỳnh Nam (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; “Trẻ em - Gia đình - Xã hội”  của nhiều tác giả, do tác giả Mai Quỳnh Nam (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.

Cùng với những công trình kể trên, ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển nguồn nhân lực. Các công trình này, khi tập trung nghiên cứu về xây dựng gia đình văn hoá, về giáo dục gia đình; Về tệ nạn bạo hành trong gia đình và tình trạng gia tăng các vụ ly hôn; Về vai trò người phụ nữ trong gia đình; Về văn hoá, lối sống gia đình… cũng đã ít nhiều xem xét vai trò của gia đình đối với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá;

Đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đó chúng ta có thể kể đến các công trình, như: “Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em”  của tác giả Võ Thị Cúc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; “Gia đình Việt Nam thời mở cửa”  của tác giả Nguyễn Thị Oanh, Nxb Trẻ, 1998; “Phát huy nguồn lực trí thức Việt Nam trong sự 9 nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”  của TS. Đỗ Thị Thạch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”  của TS. Nguyễn Thanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

Tuy nhiên, khi đề cập đến gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các tác giả của những công trình đã kể trên chỉ đề cập đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá như là bối cảnh làm chuyển biến gia đình về cấu trúc, chức năng, chứ chưa đề cập đến những nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự đáp ứng của gia đình đối với các nhu cầu đó ra sao. Thêm nữa, chưa có công trình nào trong số các công trình đó vạch ra một cách đầy đủ, có hệ thống về những đóng góp của gia đình cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay và sắp tới. Và, hơn nữa, cũng chưa có công trình nào trong số các công trình đó đề xuất và luận giải một cách thấu đáo phương hướng và các giải pháp để nâng cao vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Từ góc độ triết học, nghiên cứu về gia đình và xây dựng gia đình trên phạm vi cả nước nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong khuôn khổ của một Luận án Tiến sĩ, ở nước ta trong những năm gần đây, cũng đã được một số nghiên cứu sinh lựa chọn, thực hiện. Trong số những Luận án Tiến sĩ đã được bảo vệ về đề tài này, chúng ta có thể kể đến Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Vững (2005) Và Luận án của nghiên cứu sinh Phạm Lê Quang (2010).

Trong Luận án “Gia đình trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Vững đã đưa ra và luận giải sự biến đổi gia đình về quy mô, đặc điểm, vị trí và vai trò trước những tác động của quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm đầu đổi mới và từ đó, đưa ra những giải pháp để xây dựng gia đình bền vững, phù hợp và đáp ứng được quá trình đô thị hoá ngày một gia tăng ở Thành phố này.

Còn trong Luận án “Xây dựng gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới”, nghiên cứu sinh Phạm Lê Quang cũng đã đưa ra và luận giải tính khả thi của một số giải pháp cho việc xây dựng gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên cơ sở làm rõ lý luận chung về gia đình và những yếu tố tác động đến gia đình ở Thành phố này trong những năm đổi mới vừa qua.

Ngoài những Luận án kể trên, ở nước ta trong những năm gần đây, chưa có một Luận án Tiến sĩ triết học nào được thực hiện với đề tài “Vai trò của gia đình đối với sự phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh”.

Như vậy, có thể nói, cho đến nay, vấn đề nghiên cứu trong đề tài này vẫn còn là một vấn đề hoàn toàn mới, vừa có ý nghĩa lý luận bức thiết, vừa có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án này là làm rõ cơ sở lý luận về gia đình và vai trò của gia đình đối với sự phát triển nguồn nhân lực; Luận giải thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề đang được đặt ra đối với việc phát huy vai trò này của gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay để trên co sở đó, xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ của luận án này là:

Thứ nhất, luận giải cơ sở lý luận về gia đình và vai trò của gia đình đối với sự phát triển nguồn nhân lực qua việc phân tích nội hàm các khái niệm: Gia đình, chức năng gia đình, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực.

Thứ hai, phân tích thực trạng phát huy vai trò của gia đình đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề hiện đang được đặt ra.

Thứ ba, xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của gia đình đối với sự phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án này là quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình và vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng gia đình và phát huy vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Các phương pháp được sử dụng để thực hiện luận án này là: Phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, khái quát hoá lý luận và tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh và đối chiếu.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vai trò của gia đình, của nguồn nhân lực và phát huy vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực.

Phạm vi nghiên cứu của luận án này được giới hạn ở những kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn thực hiện chức năng gia đình và phát huy vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua.

6. Cái mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, trên cơ sở của lý thuyết tiếp cận hệ thống, luận án đã trình bày một cách tương đối có hệ thống và luận giải một cách có căn cứ các quan điểm lý luận về gia đình, khi đặt gia đình trong mối quan hệ với phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ hai, khi xem xét gia đình với tư cách một thiết chế xã hội, luận án đã chỉ ra tầm quan trọng, những khả năng to lớn của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ở Việt Nam nói chung.

Thứ ba, luận án đã khẳng định quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực cho tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về phương diện khoa họcluận án đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu về gia đình và vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Về phương diện thực tiễn, luận án đã làm rõ thực trạng biến đổi gia đình và vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 20 năm đổi mới, từ đó xác định định hướng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi đối với sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nội dung và những kết quả đã đạt được của luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong hoạch định chủ trương, chính sách xây dựng gia đình, phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung.

Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề có liên quan đến gia đình, đến con người, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử,…

8. Kết cấu của luận án

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, lu? N án gồm 3 chương, 8 tiết.

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1. Lý luận chung về gia đình

Gia đình, với các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, là vấn đề mà ngay từ đầu, đã được các ông dành cho một sự quan tâm đặc biệt.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình, nhất là với việc sản sinh ra con người, chăm sóc, nuôi dưỡng, đào tạo và phát triển con người, qua đó góp phần tạo ra nguồn lực xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển, các ông đã dành không ít công sức để nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò và chức năng vốn có của gia đình trong đời sống xã hội. Mặc dù không dành riêng một tác phẩm nào để chuyên bàn về gia đình, song trong nhiều tác phẩm, kể cả trong những tác phẩm đầu tay, các ông đã dành không ít trang để viết, để nói về gia đình.

Trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, gia đình là tế bào của xã hội; Gia đình tham gia vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất hàng hoá đến sản xuất ra đời sống văn hoá-tinh thần, từ việc tạo ra con người đến việc đào tạo, bồi dưỡng con người, phát triển nguồn lực xã hội. Với quan niệm này, các ông đã xem xét gia đình với tư cách một xã hội thu nhỏ, xem xét các hình thức lịch sử của gia đình, mối quan hệ giữa gia đình với các thiết chế xã hội khác. Không chỉ thế, các ông còn nghiên cứu gia đình trong quan hệ tính giao - vấn đề hôn nhân, và gia đình với tư cách yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất trong lịch sử phát triển xã hội.

Trong một tác phẩm nổi tiếng – “Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác và Ph. Ăngghen đã cho rằng, quan hệ gia đình “tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển của lịch sử: Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái” [55, tr. 41]. Với quan niệm này, trong một tác phẩm mà có lẽ là duy nhất bàn về nguồn gốc của gia đình trong mối quan hệ với chế độ tư hữu và nhà nước – “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph. Ăngghen còn cho rằng, “những danh hiệu như cha con, anh em và chị em không phải chỉ đơn thuần là những danh hiệu tôn kính, mà còn bao hàm những nghĩa vụ hoàn toàn rõ rệt và rất nghiêm túc của người ta đối với nhau và toàn bộ những nghĩa vụ đó hợp thành một bộ phận trọng yếu trong chế độ xã hội của những người dân đó” [58, tr. 56].

Như vậy, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, với tư cách tế bào của xã hội, thành tố cấu thành lực lượng sản xuất, gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng, bồi dưỡng và phát triển con người, ươm mầm tài năng và qua đó, góp phần phát triển nguồn lực con người - nguồn nhân lực với tư cách thành tố giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện cả quan hệ sản xuất.

Không chỉ thế, với quan niệm duy vật về lịch sử, khi xem xét về gia đình với tư cách là tế bào của xã hội, thành tố cấu thành lực lượng sản xuất và nghiên cứu mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác còn đặc biệt lưu ý rằng, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, cũng như sự phát triển của mối quan hệ này, cần phải được xem xét trên hai phương diện. Một mặt, là sự tác động của xã hội,  của đời sống xã hội đến sự hình thành và phát triển của gia đình, của quan hệ gia đình, đến kết cấu, vị trí, vai trò và các chức năng của gia đình trong đời sống xã hội. Mặt khác, là sự tác động của gia đình, của quan hệ gia đình đến xã hội, đến đời sống xã hội. Và, khi cho rằng, nhân tố quyết định trong lịch sử nhân loại, suy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chất, các ông đã khẳng định vai trò quyết định của các yếu tố kinh tế, xã hội, của đời sống kinh tế-xã hội đối với sự hình thành và phát triển của gia đình.

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, suy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp (đời sống vật chất). Thế nhưng, bản thân sự sản xuất này lại luôn bao gồm hai mặt. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: Thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu ấy; Mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Rằng, trong những trật tự xã hội mà ở đó, các cộng đồng người của mỗi thời đại lịch sử nhất định, của mỗi quốc gia nhất định đang sinh sống, một mặt, là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác, là do trình độ phát triển của gia đình [Xem: 58, tr. 44].

Khẳng định sự tồn tại và phát triển của xã hội luôn dựa trên hai cơ sở nền tảng là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra bản thân con người, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác còn cho rằng, việc tái sản xuất ra con người, ra các thế hệ tương lai, một mặt, đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội, của sự phát triển xã hội; Mặt khác, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của các thành viên gia đình, bảo đảm niềm vui và hạnh phúc gia đình và qua đó, bảo đảm cho chính nhu cầu phát triển gia đình.

Do vậy, theo các ông, chức năng tái sản xuất ra con người và cùng với nó là chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái, tạo điều kiện để con cái và các thành viên khác trong gia đình phát triển toàn diện, trở thành những người lao động có đủ những phẩm chất và năng lực mà xã hội đòi hỏi - đó là chức năng hết sức quan trọng của gia đình. Chức năng này của gia đình, theo Ph. Ăngghen, chỉ được chuyển giao cho xã hội khi các tư liệu sản xuất đã chuyển thành tài sản chung của toàn xã hội, bởi khi đó, “gia đình cá thể sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa”  và do vậy, “việc nuôi dạy con cái trở thành công việc chung của xã hội”  [58, tr. 118].

Nghĩa là, theo Ph. Ăngghen, chỉ khi nào xã hội cộng sản chủ nghĩa mà ở đó, chế độ gia đình không còn lệ thuộc vào quan hệ sở hữu, không còn bị quan hệ sở hữu chi phối nữa, được thiết lập, thì khi đó, chức năng nuôi dạy con cái, phát triển con người mới không còn là chức năng của gia đình nữa, mới trở thành chức năng của xã hội, còn trong xã hội xã hội chủ nghĩa, chức năng đó vẫn là chức năng quan trọng, không thể thay thế của gia đình.

Nhấn mạnh chức năng tái sản xuất ra con người, nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách con người, phát triển nguồn lực xã hội của gia đình, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác còn khẳng định một chức năng khác cũng hết sức quan trọng của gia đình – đó là chức năng tái sản xuất ra của cải vật chất và những sản phẩm tinh thần cho xã hội, cho gia đình.

Theo các ông, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, gia đình có thể trở thành một đơn vị kinh tế cơ sở, hoạt động độc lập và tự chủ, hoặc tham gia với những mức độ nào đó vào các hoạt động kinh tế -xã hội của xã hội. Để duy trì và phát triển gia đình, ngày càng nâng cao đời sống gia đình, trong bất cứ điều kiện nào, gia đình cũng phải đảm bảo thoả mãn cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần cho mỗi thành viên gia đình.

Thông qua đó, gia đình tham dự vào quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất và những sản phẩm tinh thần cho xã hội. Không chỉ thế, khi trở thành một đơn vị tiêu dùng, với những nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về của cải vật chất lẫn sản phẩm tinh thần, gia đình đã gián tiếp trở thành yếu tố thúc đẩy tiến trình sản xuất vật chất và tinh thần của cả xã hội phát triển. Thêm nữa, với chức năng tổ chức đời sống gia đình, quản lý mọi hoạt động gia đình, bất cứ gia đình nào cũng cần đến việc xây dựng môi trường văn hoá gia đình, bảo đảm sự cân bằng về tâm – sinh lý, thoả mãn các nhu cầu tình cảm giữa các thành viên gia đình để củng cố sự bền vững của gia đình và tạo điều kiện cho gia đình phát triển. Thông qua đó, gia đình đã góp phần tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển của xã hội.
-----------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Lý luận chung về gia đình
1.2. Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong tiến trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hóa
1.3. Vai trò của gia đình trong phát triển nguồn nhân lực cho côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH, THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA DO BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TP. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm gia đình TP. Hồ Chí Minh
2.1.1. Khái quát về TP. Hồ Chí Minh
2.1.2. Đặc điểm gia đình TP. Hồ Chí Minh
2.2. Thực trạng phát huy vai trò gia đình trong phát triển nguồnnhân lực ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
2.2.1. Gia đình với việc thực hiện chức năng chăm sóc sức khoẻnguồn nhân lực
2.2.2. Gia đình với việc thực hiện chức năng nâng cao trình độ họcvấn cho các thành viên gia đình
2.2.3. Gia đình với việc thực hiện chức năng phát hiện, bồi dưỡngnăng khiếu, đào tạo nhân tài
2.2.4. Gia đình với việc thực hiện chức năng định hướng, đào tạonghề nghiệp cho các thành viên gia đình
2.2.5. Gia đình với việc thực hiện chức năng giáo dục đạo đức, tácphong cho các thành viên gia đình
2.3. Biến đổi gia đình và những thách thức đối với việc phát huy vaitrò gia đình trong phát triển nguồn nhân lực ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
2.3.1. Những biến đổi gia đình ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
2.3.2. Những thách thức đối với việc phát huy vai trò gia đình trongphát triển nguồn nhân lực ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
Chương 3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TP. HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
3.1. Quan điểm và phương hướng phát huy vai trò gia đình trongphát triển nguồn nhân lực ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
3.1.1. Quan điểm phát huy vai trò gia đình trong phát triển nguồnnhân lực ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
3.1.2. Phương hướng phát huy vai trò gia đình trong phát triển nguồnnhân lực ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
3.2. Một số giải pháp cơ bản để phát huy vai trò gia đình trong pháttriển nguồn nhân ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò gia đình trong phát triển nguồnnhân lực
3.2.2. Gia tăng phát triển kinh tế gia đình
3.2.3. Tăng cường phát triển văn hóa – xã hội
3.2.4. Đổi mới thể chế chính trị – xã hội Thành phố gắn với phát huyvai trò gia đình
3.2.5. Tăng cường giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân Thànhphố tham gia xây dựng gia đình văn hóa
3.2.6. Tăng cường xây dựng mạng lưới dịch vụ; Thực hiện chính sáchưu tiên và trợ giúp xã hội; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợptác quốc tế về gia đình
KẾT LUẬN
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------
keyword: download luan an tien sy, triet hoc,chuyen nganh, chu nghia, duy vat bien chung, va chu nghia, duy vat lich su,vai tro, cua gia dinh, doi voi, su phat trien, nguon nhan luc, trong su nghiep, cong nghiep hoa, hien dai hoa, o tp. ho chi minh, ha van tac 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...