Chuyển đến nội dung chính

download luan an tien si, triet hoc,chuyen nganh, lich su, triet hoc,tu tuong, phan boi chau, ve con nguoi, va y nghia, lich su, cua no, cao xuan long

Chuyên ngành: Lch s triết hc
Mã s: 62.22.80.01

TƯ TƯỞNG PHAN BI CHÂU V CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA LCH S CA NÓ 


Người hướng dn khoa hc:  HD.1. GS.TS.NGUYN HÙNG HU, HD.2. PGS.TS.TRNH DOÃN CHÍNH




PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu thế kỷ XXI, trên phạm vi toàn thế giới đã và đang có nhiều biến đổi sâu sắc trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi bật là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, là vấn đề toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong điều kiện ấy, loài người cũng phải đối mặt với những biến đổi xã hội khó lường và những thách thức to lớn từ nhiều phía, như môi trường sinh thái, an ninh lương thực, nguồn nước, thiên tai, dịch bệnh lạ, nguy cơ chiến tranh hạt nhân và “s xâm nhp ca các văn hóđc hi, nhng khuynh hướng sùng bái, lai căng, mt gc,  tâm lý sùng báđng tin, bt chđo lý, coi thường các giá tr nhân văn [41, tr. 111].

Trong công trình nghiên cứu Dự báo thế kỷ XXI, các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định: “Con người hiđi hiu rng cái mđã li dng nhng điu kin do cái cũ to ra, thu hút nhng nhân t tích cc ca cái cũ đ trưởng thành, làm cho lượng biến trong cái mi so vi lượng biến trong cái cũ được tiến hành vi tđ nhanh hơn. Bánh xe thi gian đượđy ti giai đon chuyn giao thế k, nhđiý thc ca con người tr nên mãnh lit, con người có s cm nhn ph biến v gia tc. Có l đy chính là hing chuyn giao thế k mà con người chờ đợi” [35, tr. 69]. Cho nên, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta vừa phải kế thừa những bài học kinh nghiệm lịch sử, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, vừa biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa và giá trị nhân văn của nhân loại để vận dụng thành công vào công cuộc đổi mới vì sự nghiệp “dân giàu, nước mnh, xã hi công bng, dân ch văn minh  [44, tr. 85-86] ở Việt Nam hiện nay.

Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có sự biến động to lớn về mọi mặt. Sự biến động ấy đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó vấn đề bức thiết nhất đó là tìm tòi, xác định về con đường, cách thức để 6 giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi ách áp bức bóc lột và những bất công trong xã hội. Chính vì vậy, nhiều nhà tư tưởng đã đưa ra những phương án khác nhau cho việc giải đáp những vấn đề cấp thiết đó của xã hội. Những phương án ấy do hạn chế nhất định của điều kiện lịch sử và quan điểm tư tưởng, có thể thành công ở những mức độ khác nhau.

Nhưng đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử tư tưởng giai đoạn chuyển tiếp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu ở giai đoạn này là Phan Bội Châu (1867 - 1940). Hồ Chí Minh đã viết Phan Bội Châu là “bc anh hùng, v thiên sđng x thân vì đc lp, được 20 triu con người trong vòng nô l tôn sùng”  [98, tr. 172], bởi “tm lòng cao thượng và cuđđy hy sinh, nhiu nguy nan công  [98, tr. 172] cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, giải phóng con người ởViệt Nam lúc bấy giờ. Còn GS. Trần Đình Hượu đã nhận định: “Phan Bi Châu như mt hin tượng xã hi tt yếu, tiêđim phánh mt thi k lch s dân tc, và vì Vit Nam lúđó có nhng vđ chung ca vùng Đông Á chng ch nghĩđế quc và nhng vđ có ý nghĩa thế gii ca thi k cđi - hiđi ca nhân loi, nên Phan Bi Châu cũng là tiêđim phánh hin tượng có tính thế giđó trong lch s thế gii [66, tr. 269]. Luật sư Bona (người Pháp) Cũng đã viết về Phan Bội Châu rằng: Ông “là người qu không h là k ái quc, ái qun chân chính. Du tôi là người Pháp, đi vi c Phan tôi cũng phi ngưỡng m. Tôi ngưỡng m là ngưỡng m cái thân thế quang minh, cái tinh thn cao thượng, cái ngh lc bt di, bt khuđã chng t ra trong vic làm ca c [134, tr. 753].

Trong cuộc đời hoạt động của mình, Phan Bội Châu đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng có giá trị, tiêu biểu và xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng của ông đó là tư tưởng về con người và vấn đề giải phóng con người. Ông đã kết hợp một cách khá nhuần nhuyễn tư tưởng văn hóa Đông - Tây với truyền thống văn hóa Việt Nam trong tư tưởng về con người của mình. Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người thực sự là một những vấn đề có giá 7 trị thiết thực không chỉ về mặt lý luận mà còn có giá trị về mặt thực tiễn trong việc phát triển nhân tố con người giai đoạn hiện nay.

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) Là đại hội mở ra thời kỳ đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, hội nhập, mở cửa - một thời kỳ con người thực sự được quan tâm và có điều kiện phát triển toàn diện. Văn kiện Đại hội VI đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong tiến trình phát triển của xã hội. Từ đó con người được chuyển dịch dần vào vị trí trung tâm của mọi quá trình phát triển. Các Văn kiện Đại hội sau tiếp tục khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Ly vic phát huy nhân t con người là yếu t cơ bn cho s phát trin nhanh và bn vng  [41, tr. 85]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4 -2001) Một lần nữa xác định phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạokhoa học - công nghệ là những khâu đột phá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để làm được điều đó trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ chúng ta phải: “Xây dng và hoàn thin giá tr, nhân cách con người Vit Nam, bo v và phát huy bn sc văn hóa dân tc trong thi k công nghip hóa, hiđi hóa, hi nhp kinh tế quc tế. Bi dưỡng các giá tr văn hóa trong thanh niên, hc sinh, sinh viên, đc bit là lý tưởng sng, li sng, năng lc trí tuđđc và bn lĩnh văn hóa con người Vit Nam [45, tr. 106].

Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên bên cạnh đó còn những hạn chế như chưa phát huy hết tiềm năng, nội lực của đất nước, các cơ chế chính sách cho việc phát huy nhân tố con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ 8 trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhưng chưa thực sự có cơ chế, chính sách cụ thể cho việc phát huy tối đa nguồn lực con người. Do vậy, nghiên cứu “Tư tưởng Phan Bi Châu v con người và ý nghĩa lch s ca nó”  có ý nghĩa thiết thực và là bài học lịch sử bổ ích cho sự nghiệp phát triển con người, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Do tính chất đặc sắc của nó, tư tưởng Phan Bội Châu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên nhiều mặt từ cuộc đời, sự nghiệp, đến quan điểm tư tưởng,… với nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, tư tưởng của Phan Bội Châu về con người đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, với các ý kiến trao đổi phong phú và sâu sắc, nhưng tựu trung có một số hướng chính sau:

Hướng thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu qua tiến trình lịch sử và nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trước hết là tác phẩm “Đi cương lch s VitNam, (Toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003), của GS. Trương Hữu Quýnh, GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. Lê Mậu Hãn (Chủ biên). Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày một cách khá hệ thống về đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… của giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu về sự phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn này còn có công trình “S phát trin ca tư tưởng  Vit Nam t thế k XIX đến Cách mng Tháng Tám, gồm 3 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 của GS. Trần Văn Giàu.

 Đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ đề cập quá trình chuyển biến của ba hệ tư tưởng nối tiếp nhau, xen kẽ và đấu tranh với nhau, đó là: Hệ ý thức phong kiến; Hệ ý thức tư sản; Hệ ý thức vô sản. Đặc biệt trong tập 2 - Hệ tư tưởng tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử ở Chương 2. Phan Bội Châu - Nhà tư tưởng tiêu biểu ở đầu thế kỷ XX (từ trang 118 đến trang 168), trong mục 1.3. Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản trong tư 9 tưởng về con người của Phan Bội Châu, trong mục này tác giả khẳng định rằng, tất cả những vấn đề trong tư tưởng triết học mà Phan Bội Châu bàn như “v tri, v qu thn, v tôn giáo là vì con người, là nhm gii phóng tư tưởng cho con người  [56,2, tr. 130].

Cùng tập trung nghiên cứu tình hình tư tưởng thời kỳ này, còn có công trình nghiên cứu “Bước chuyn tư tưởng Vit Nam cui thế k XIX đu thế k XX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, do PGS. TS. Trương Văn Chung, PGS. TS. Doãn Chính (đồng chủ biên) Và đề tài “Tư tưởng Vit Nam cui thế k XIX - đu thế k XX qua mt s chân dung tiêu biu, (Mã số: B2004-18b-06) Do PGS. TS. Vũ Văn Gầu làm chủ nhiệm đề tài. Thông qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trong đề tài các tác giả của các đề tài trên đã phân tích nêu bật được những vấn đề như: Tiền đề xuất hiện tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Nội dung, đặc điểm và bài học lịch sử của tư tưởng Việt Nam ở thời kỳ này.

Trong công trình “Tư tưởng ci cách  Vit Nam na cui thế k XIX, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, của Lê Thị Lan, tác giả đã trình bày khá sâu sắc các điều kiện xuất hiện các tư tưởng cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX; Một số đóng góp căn bản trên phương diện tư tưởng của các nhà canh tân và có sự so sánh các tư tưởng này của Việt Nam với Nhật Bản, Thái Lan để làm sáng tỏ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các đề nghị cải cách không được hiện thực hóa; Qua đó tác giả cũng đã nêu lên vị trí, ý nghĩa của của tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX trong lịch sử cũng như trong hiện tại;

Hay trong luận án tiến sĩ “Bước chuyn tư tưởng chính tr Vit Nam t cui thế k XIX đu thế k XX - giá tr và bài hc lch s  của Phạm Đào Thịnh, tác giả đã làm rõ ba vấn đề: Một là, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thế giới; Những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ở nước ta; Những tiền đề lý luận và yếu tố chủ quan của các nhà tư tưởng tạo nên bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hai là, từ những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị, tác giả đã trình bày khái quát nội dung, đặc điểm của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thông qua tư tưởng của của các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, và thông qua các trào lưu tư tưởng Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, ba là, trên cơ sở nội dung và đặc điểm tác giả đã rút ra giá trị và bài học lịch sử của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đối với nhận thức nói chung và công cuộc đổi mới ởViệt Nam hiện nay.

Nghiên cứu nội dung tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng Phan Bội Châu thời kỳ này còn có cuốn sách “Phong trào dân tc Vit Nam và quan h ca nó vi Nht Bn và châÁ: Tư tưởng ca Phan Bi Châu v cách mng thế gii, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, của Shiraishi Masaya (bản dịch của Trần Sơn). Nội dung của tác phẩm được kết cấu thành 14 chương, với gần 900 trang sách (nguyên bản) Đã chứng tỏ đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tác giả về vấn đề này.

Chủ đề của công trình là nghiên cứu phong trào dân tộc Việt Nam, tác giả đã đặt trọng tâm vào việc xem xét đường lối, chủ trương hoạt động của Phan Bội Châu, chủ yếu trong thời kỳ Phan Bội Châu ở Nhật Bản để từ đó khái quát, phân tích những đặc điểm của phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX; Hay trong tác phẩm “Nho giáo và văn hc Vit Nam trung cđi, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, GS. Trần Đình Hượu; Tác giả cũng đã nghiên cứu tư tưởng triết lý Nho giáo, qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ trung đại và cận đại. Trong đó đặc biệt có phần liên quan đến đề tài là: “Phan Bi Châu và Ngh Tĩnh nghiên cu theo hướng xem xénh hưởng Nho giáo và cho ngày hôm nay  và phần “Văn chương “ông già Bến Ng  người chí sĩ cô độc quay về với con người đạo đức theo Nho giáo” (từ trang 257 đến 277).

 Trong công trình nghiên cứu “Nho giáo xưa và nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, của tập thể tác giả, Lê Sỹ Thắng đã tập trung nghiên cứu về Phan Bội Châu với bài viết “Phan Bi Châu và Nho giáo  khá sâu sắc. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà tư tưởng 11 tiêu biểu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng được các nhà khoa học nghiên cứu và cống bố trên các tạp chí chuyên ngành như: “Tìm hiu mt s quan đim chi phi tư duy các nhà ci cách Vit Nam na cui thế k XIX, Tạp chí Triết học, số 1,1995; “Nhân t quyếđnh ti s xut hin tư tưởng ci cách  Vit Nam thế k XIX, Tạp chí Triết học, số 4,1999; “V nh hưởng ca tư tưởng canh tân na cui thế k XIX đi vi vua quan triu Nguyn và tng lp sĩ phu đương thi, Tạp chí Triết học, số 3,2000; “My suy nghĩ tìm hiu thêm v lý do tht bi ca vic thc hin tư tưởng canh tân dưới triu Nguyn, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Huế, số 3,1994.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
1.1.1. Điều kiện lịch sử xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng Phan Bội Châu về con người
1.1.2. Điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
1.2.1. Truyền thống văn hóa Việt Nam với việc hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
1.2.2. Quan điểm con người của phương Đông - phương Tây vớiviệc hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI QUA MỘT SỐ SỰ KIỆN VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
2.1.1. Thời kỳ ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ trong tư tưởng Phan Bội Châu về con người (trước năm 1911)
2.1.2. Thời kỳ chuyển từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ tư sản (từnăm 1911 đến khoảng năm 1924)
2.1.3. Thời kỳ tư tưởng của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (từ năm 1924 đến khi qua đời năm 1940)
2.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
2.2.1. Tư tưởng của Phan Bộ i Châu về con người dưới góc độ triế t học
2.2.2. Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người dưới góc độ chính trị -xã hội
2.2.3. Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người dưới góc độ giá trị đạo đức, văn hóa
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương 3. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
3.1. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
3.1.1. Giá trị trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
3.1.2. Hạn chế trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.2.1. Đề cao vai trò, vị trí và giá trị con người, tất cả vì con người làý nghĩa lịch sử sâu sắc trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
3.2.2. Giải phóng con người, phát triển hoàn thiện con người bằng sức mạnh đoàn kết dân tộc và phát triển giáo dục trên cơ sở chủnghĩa yêu nước là ý nghĩa lịch sử quan trọng trong tư tưởng Phan Bội Châu về con người
KẾT LUẬN CHƯƠNG
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------------------------------------------
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1]. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb.Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
[2]. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb.Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[3]. Đào Duy Anh (1954), Trung Hoa sử cương từ nguyên thủy đến năm 1937, Nxb.Bốn phương, Sài Gòn.
[4]. Đào Duy Anh (hiệu đính Phan Bội Châu, 1996), Hán Việt từ điển, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Đỗ Bang (1998), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn, những vấn đề đặt ra hiện nay, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[6]. Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm, Hoàng Văn Lân, Lưu Anh Rô, Nguyễn Quang Trung Tiến, Nguyễn Trọng Văn (1999), Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, Nxb.Thuận hóa, Huế.
[7]. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[8]. G.Boudarel (1997), Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông, Nxb.Văn hóa thông tin, Hà Nội (bản dịch của Chương Thâu, Hồ Song).
[9]. Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX-một cách tiếp cận mới, Nx b.Đại học sư phạm, Hà Nội.
[10]. Bình luận khoa học, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[11]. J.G.Caiger, R.H.P.Mason (2003), Lịch sử Nhật Bản, Nxb.Lao động, Hà Nội.
[12]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 1, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[13]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 2, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[14]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 3, Nxb.Thuận Hoá, Huế. 232
[15]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 4, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[16]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 5, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[17]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 6, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[18]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 7, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[19]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 8, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[20]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 9, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[21]. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 10, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[22]. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc (thượng và hạ) Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh.
[23]. Trường Chinh (1957), Cách mạng Tháng Mười và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, Nxb.Sự Thật, Hà Nội.
[24]. Doãn Chính (chủ biên, 1994), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[25]. Doãn Chính, Nguyễn Thế Nghĩa (chủ biên, 2002), Lịch sử triết học-Tập 1 Triết học cổ đại, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[26]. Doãn Chính (chủ biên, 2004), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[27]. Doãn Chính (2009), Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[28]. Doãn Chính, Trương Văn Chung (đồng chủ biên, 2005)), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[29]. Ngô Vinh Chính, Vương Miện Qúy (chủ biên, 1994)), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[30]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên, 2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[31]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Hữu Toàn (chủ biên, 1997), Cách mạng Tháng Mười Nga và ý nghĩa thời đại của nó, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 233
[32]. Phạm Như Cương (chủ biên, 1978), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[33]. Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường (1998), Một số vấn đề về pháp chế thời Nguyễn. Nxb. Thuận Hóa, Huế.
[34]. Will Durant (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, 1971), Lịch sử văn minh Trung Quốc, Nxb.Vạn Hạnh, Sài Gòn.
[35]. Dự báo thế kỷ 21 (1998), Nxb.Thống kê, Hà Nội.
[36]. Nguyễn Văn Dương (biên soạn, 1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng.
[37]. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1,2,3,4, (1991,1998), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[38]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (gồm 2 tập), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
[39]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
[40]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
[41]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[42]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[43]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[44]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[45]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[46]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết lý luận (2005), Báo cáo tổng kết Một số vấn đề lý luận-234 Thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[47]. Đạo đức kinh (bản dịch của Nghiêm Toản, 1959), Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn.
[48]. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên, 2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[49]. Kim Định (1973), Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, Nxb.Nguồn sáng, Sài Gòn.
[50]. Kim Định (1969), Những dị biệt của hai nền triết lý Đông-Tây, Nxb.Khai trí, Sài Gòn.
[51]. Nguyễn Văn Động (2005), Quyền con người quyền công dân trong hiến pháp Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[52]. Lam Giang (1959), Giảng luận về Phan Bội Châu, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn.
[53]. Nguyễn Thạch Giang (2000), Từ điển văn học quốc âm, Nxb.Văn hóa -thông tin, Hà Nội.
[54]. Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam-Tư tưởng yêu nước, Nxb. Văn nghệ, Tp.Hồ Chí Minh.
[55]. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh.
[56]. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập 1,2,3, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh.
[57]. Dương Quảng Hàm (1986), Việt Nam văn học sử yếu, NXB. Bộ giáo dục-Trung tâm học liệu, Sài Gòn.
[58]. Lê Mậu Hãn (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam-Các đại hội và hội nghị Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[59]. Lê Đình Hà (2000), Cuộc đời Phan Bội Châu, Nxb.Thanh niên, Hà Nội. 235
[60]. Nguyễn Hùng Hậu, Doãn Chính, Vũ Văn Gầu (2002), Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb.Đại học quốc gia, Hà Nội.
[61]. Nguyễn Văn Hoà (2006), Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[62]. Lê Quang Hoan (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[63]. Hội đồng biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995...2002), Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1,2,3,4, Nxb.Từ điển, Hà Nội.
[64]. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb.Văn học, Hà Nội.
[65]. Vũ Thị Minh Hương, Vũ Văn Sạch, Philippe Papin (biên soạn, 1997), Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, Nxb.Văn hóa, Hà Nội.
[66]. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb.Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.
[67]. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nxb.Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
[68]. Ishida Kazuyoshi (1973), Nhật Bản tư tưởng sử-tư tưởng thời cận đại và hiện đại, tập 2. Nxb.Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn.
[69]. Nguyễn Văn Kiệm (2003), Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam, Nxb.Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
[70]. Đàm Gia Kiện (chủ biên, 1993), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[71]. Trần Trọng Kim (1991), Nho giáo, (thượng và hạ), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
[72]. Kinh Thư (1972), Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn, (bản dịch của Thẩm Quỳnh).
[73]. Vũ Khiêu (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 236
[74]. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[75]. Lê Thị Lan (2002), Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[76]. Phùng Hữu Lan (1968), Đại cương triết học sử Trung Quốc, Vạn Hạnh, Sài Gòn, (bản dịch của Nguyễn Văn Dương).
[77]. Phùng Hữu Lan (1966), Trung Quốc triết học sử, Nxb.Khai Trí, Sài gòn, (bản dịch của Nguyễn Hữu Ái).
[78]. Phạm Minh Lăng (2001), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb.Văn hóa-thông tin, Hà Nội.
[79]. Đinh Xuân Lâm (chủ biên, 1997)), Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[80]. Nguyễn Hiến Lê (1968), Đông Kinh nghĩa thục, Nxb.Lá Bối, Sài Gòn.
[81]. Nguyễn Hiến Lê (1993), Văn học Trung Quốc hiện đại (1989-1960), Nxb.Văn học, Hà Nội.
[82]. Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang (1998), Lịch sử thế giới, tập 1,2, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[83]. V.I Lênin (1978), Toàn tập, t.2, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
[84]. V.I Lênin (1981), Toàn tập, t.7, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
[85]. V.I Lênin (1968), Toàn tập, t.29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
[86]. V.I Lênin (1976), Toàn tập, t.31, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
[87]. Lịch sử phong kiến Việt Nam, tập 1,2,3 (1960), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[88]. Luận ngữ (1950), Trí Đức, Sài Gòn, (bản dịch của Đoàn Trung Còn).
[89]. Luật giáo dục (2005), Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[90]. Hầu Ngoại Lư (chủ biên, 1959), Bàn về tư tưởng Trung Quốc cổ đại, NXB. Sự thật, Hà Nội.
[91]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 237
[92]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[93]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[94]. Mạnh Tử, Trí Đức (1950), Sài Gòn, (bản dịch của Đoàn Trung Còn).
[95]. Shiraishi Masaya (2000), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và Châu Á-Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng thế giới (tập 2), Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội (bản dịch của Trần Sơn).
[96]. Trần Văn Hải Minh (1967), Bách gia Chư tử lược khảo, Nxb. Đất sống, Sài Gòn.
[97]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[98]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[99]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[100]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[101]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[102]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[103]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[104]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[105]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[106]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[107]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[108]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[109]. Chie Nakane (1990), Xã hội Nhật Bản, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[110]. Nguyễn Phong Nam (chủ biên, 1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
[111]. Nam Hoa kinh (1963), Nxb.Khai Trí, Sài Gòn, (bản dịch của Nguyễn Duy Cần). 238
[112]. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
[113]. Thái Ninh (1987), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb.Sách giáo khoa Mác -Lênin, Hà Nội.
[114]. Vũ Hữu Ngoạn (chủ biên, 2001)), Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện đại hội IX của Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[115]. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb.Văn hóa-thông tin, Hà Nội.
[116]. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb.Văn hóa-thông tin, Hà Nội.
[117]. Những vấn đề con người và xã hội (1992), Nxb.Ban khoa học xã hội thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
[118]. Lê Văn Quán (1991), Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[119]. Lê Văn Quán (1993), Khảo luận tư tưởng Chu dịch, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
[120]. Quốc sử quán triều Nguyễn, tập 35 (1963), Nxb. Sử học, Hà Nội.
[121]. Dương Kinh Quốc (1988), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[122]. Hồ Sỹ Quý (chủ biên, 2002), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[123]. Trương Hữu Quýnh (chủ biên, 2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1,2,3, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
[124]. Sakaiya Taichi (2004), Mười hai người lập ra nước Nhật, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[125]. Chiếm Tế (1997), Lịch sử thế giới cổ đại, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[126]. Hồng Tiềm, Nhiệm Hoa, Uông Tử Tung (1957), Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1957.
[127]. Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên, 1985), Lịch sử Việt Nam, tập 1,2, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội. 239
[128]. Ngô Tất Tố (dịch và chú giải, 1991), Kinh dịch-trọn bộ, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh.
[129]. Ngô Tất Tố (1959), Mặc Tử, Nxb.Khai Trí, Sài Gòn.
[130]. Nguyễn Anh Thái, (chủ biên, 1991), Lịch sử Trung Quốc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[131]. Hoài Thanh (1978), Phan Bội Châu, Nxb.Văn hóa, Hà Nội.
[132]. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam-tập 2, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[133]. Lê Sỹ Thắng (chủ biên, 1994), Nho học tại Việt Nam, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[134]. Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thắng (1991), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[135]. Chương Thâu (2004), Nghiên cứu Phan Bội Châu, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[136]. Chương Thâu (2005), Phan Bội Châu nhà yêu nước-nhà văn hóa lớn, Nxb. Nghệ An.
[137]. Chương Thâu (2003), Góp phần tìm hiểu một số nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[138]. Chương Thâu, Nguyễn Anh Vinh (1988), Thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế 1926-1940, Nxb.Thuận Hóa, Huế.
[139]. Chương Thâu (2005), Giai thoại Phan Bội Châu, Nxb. Nghệ An.
[140]. Chương Thâu (2000), Về một số vấn đề về văn hoá-xã hội-chính trị, Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[141]. Chương Thâu (1985), Văn Thơ Phan Bội Châu, Nxb.Văn học, Hà Nội.
[142]. Chương Thâu, Trần Ngọc Vương (2001), Phan Bội Châu về tác giả và tác phẩm, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
[143]. Hồ Thích (1969), Trung Quốc triết học sử, Nxb.Khai Trí, Sài Gòn (bản dịch của Huỳnh Minh Đức).
[144]. Lê Ngọc Thông (2003), Thế giới quan Phan Bội Châu, Nxb.Lao động, Hà Nội. 240
[145]. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam-Trọn bộ (gồm 6 tập), Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh.
[146]. Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam-tập 1, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[147]. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và nho học ở Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
[148]. Tư tưởng canh tân dưới triều Nguyễn (1999), Nxb.Thuận Hoá, Huế.
[149]. Từ điển triết học (1986), Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva.
[150]. Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử văn hoá Việt Nam (1998), Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam-Những gương mặt tiêu biểu, Nxb.Văn Hoá-Thông tin, Hà Nội.
[151]. Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây (2005), Phong trào Đông du và Phan Bội Châu, Nxb. Nghệ An.
[152]. Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Hội nghiên cứu quyền con người Trung Quốc (2003), Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam-Truyền thống, lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[153]. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (1997), Phan Bội Châu-con người và sự nghiệp, Nxb.Đại học quốc gia, Hà Nội.
[154]. Phùng Văn Tửu, Đỗ Ngoạn (1985), Văn học phương Tây thế kỷ XVII, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[155]. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam và Ban Tôn giáo chính phủ (1988), Một số vấn đề lịch sử Đạo Thiên chú trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nxb.Viện khoa học xã hội và Ban tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh.
[156]. Nguyễn Hoài Văn (2002), Tìm hiểu tư tưởng chính trị nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[157].Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển chính tả tên người nước ngoài, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội. 241
[158]. Viện Triết học (1984), Một số vấn đề lý luận về tư tưởng Việt Nam, Hà Nội.
[159]. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (1958), Lịch sử triết học-Triết học của xã hội nô lệ, Nxb.Sự thật, Hà Nội.
[160].Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (1962), Lịch sử triết học-Triết học cổ điển Đức, Nxb.Sự thật, Hà Nội.
[161].Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào duy tân, Nxb.Đà Nẵng.  TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
[162]. Lý Bình (chủ biên, 1999), Nghiên cứu triết học nước ngoài, Quảng Đông Nhân dân xuất bản xã.
[163]. Lý Bình (chủ biên, 1999), Thời đại và triết học, Trung Sơn Đại học xuất bản xã, Quảng Châu.
[164]. Lịch sử phát triển Trung Quốc cận hiện đại (1997), Trung Sơn Đại học xuất bản xã, Quảng Đông.
[165]. Trần Thiếu Minh (chủ biên, 1999), Kinh điển và giải thích, Quảng Đông Nhân dân xuất bản xã.
[166]. Hàn An Quý (chủ biên, 1999), Xây dựng triết học Trung Quốc đương đại, Quảng Đông Nhân dân xuất bản xã. 
--------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, triet hoc,chuyen nganh, lich su, triet hoc,tu tuong, phan boi chau, ve con nguoi, va y nghia, lich su, cua no, cao xuan long 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...