Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, sinh hoc, chuyen nganh, thuy sinh, vat hoc,nghien cuu, moi quan he, giua quan xa, ca ran, voi mot so, dac trung, va hien trang, ran san ho, o vung bien, ven bo, nam trung bo, nguyen van long


NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẦN XÃ CÁ RẠN VỚI MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VÀ HIỆN TRẠNG RẠN SAN HÔ Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Võ Sĩ Tuấn, 2. PGS. TS. Tore Johan Hoisaeter 



MỞ ĐẦU

Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái biển điển hình và quan trọng bậc nhất ở vùng biển nhiệt đới. Bên cạnh việc tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới, chúng còn đóng góp một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế biển, duy trì cân bằng sinh thái và chúng thật sự góp phần nâng cao đời sống của nhiều cộng đồng ngư dân ở nhiều quốc gia vùng ven biển nhiệt đới. Nhiều cộng đồng ngư dân vùng ven biển sống phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào rạn san hô bởi việc khai thác các nguồn lợi sinh vật sống trên rạn như tôm, cá, mực, ốc,…

Bên cạnh những giá trị về mặt hải sản, các rạn san hô còn được sử dụng cho các hoạt động du lịch biển, và hàng năm cũng đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều cộng đồng.

Rạn san hô con được xem là nơi có tính đa dạng và năng suất sinh học cao nhât so với các hệ sinh thái khác trên cạn và dưới biển trên trái đất [62,169,196]. Ran san hô la nơi cư tru cho hang ngan loai sinh vât thuôc cac nhom khac nhau, trong đo hai miên co đên 5.000 loai, thích ty bào (11.000 loai), ca ran (4.000 loai) Va hang ngan loai giun, giap xac, thân mêm, da gai, rua va răn. Với sự đa dạng về hình thái và màu sắc, rạn san hô đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ mà không dễ nơi đâu có được và chung đã trở thành tài nguyên quý giá mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhiều quốc gia vùng biển nhiệt đới. Vơi sư phưc tap vê hinh thai câu truc va sư đa dang cua thanh phân loai sinh vât, ran san hô đươc xem là môt hê sinh thái phức tap va có sức lôi cuốn con người.

Mặc dù chỉ chiếm diện tích khoảng 284.300 km2 [212] hoặc 600.000 km2 [211], nhưng hàng năm rạn san hô đã đóng góp khoảng 10 % sản lượng nghề cá trên toàn thế giới [211].  Sản lượng xuất khẩu cá rạn sống của khu vực Đông Nam Á hàng năm khá lớn và tăng dần từ 400 tấn trong năm 1989 lên đến 5.000 tấn trong năm 1995, nhưng lại giảm đến 22% vào năm 1996 [91].

Thống kê từ nghề thương mại cá rạn nhập khẩu vào thị trường Hồng Kông và Trung Quốc hàng năm từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (chủ yếu là các nước Indonesia, Philippin, Australia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,Đài Loan, Fiji, Maldives, quần đảo Marshall, Papua New Guinea, Seychelles, Singapore và quần đảo Salomon) Dao động từ 18.000 – 240.000 tấn/năm với doanh thu ước tính có thể lên đến 810 triệu đôla mỹ/năm. Sản lượng nhập khẩu cá rạn sống vào thị trường Hồng Kông và Trung Quốc trong giai đoạn 1998 – 2002 có chiều hướng giảm dần từ 22.000 tấn trong năm 1998 xuống 13.000 tấn vào năm 2002 với doanh thu ước tính có thể lên đến khoảng 350 triệu đôla mỹ/năm [191].

 Mặc dù nghiên cứu cá rạn san hô biển Việt Nam cũng đã được tiến hành trong những thập niên gần đây, song nhiều vấn đề liên quan về thành phần loài, phân bố, mật độ, cấu trúc, mối quan hệ với các thành phần sinh vật khác trong rạn san hô, biến động theo thời gian và khả năng phục hồi của quần xã cá rạn san hô trong khu bảo tồn biển ở vùng biển Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN

- Xác định được cấu trúc quần xã cá rạn (thành phần loài, tính chất phân bố và mật độ) Và mối quan hệ với các đặc trưng rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ.

- Nắm được mức độ ảnh hưởng của các mối tác động đối với rạn san hô vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ thông qua quần xã cá rạn san hô, từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học biển ở Việt Nam.

NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN

- Nghiên cứu cấu trúc quần xã cá rạn san hô (thành phần loài, tính chất phân bố và mật độ) ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ, có so sánh với các vùng biển khác ở Việt Nam.

- Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã cá rạn theo thời gian và theo các kiểu hình thái rạn san hô.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã cá rạn với thành phần và cấu trúc nền đáy rạn san hô.

- Nghiên cứu một số nhóm loài cá rạn đặc trưng chủ yếu cho các nhóm rạn chịu các kiểu tác động khác nhau.

- Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã cá rạn san hô giữa các vùng rạn được bảo vệ và không được bảo vệ.

Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Đối với Việt Nam

- Luận án được xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu khá toàn diện nhiều vấn đề liên quan đến các đặc trưng và tính chất (thành phần loài, phân bố, mật độ, cấu trúc, mối quan hệ với các thành phần và độ phủ nền đáy rạn san hô, biến động theo thời gian) Và khả năng phục hồi của quần xã cá rạn san hô trong khu bảo tồn biển ở vùng biển Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung 4 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ cá rạn san hô ở Việt Nam.

- Trên cơ sở phân tích và so sánh, luận án đã đề xuất phân chia khu hệ cá rạn san hô biển Việt Nam thành 7 khu vực phân bố chính gồm Bắc vịnh Bắc Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, vùng biển Đông Nam, vùng biển Tây Nam và Trường Sa.

- Luận án đã chỉ ra rằng tính chất phân bố của khu hệ cá rạn là do cấu trúc và mức độ phong phú trong quần xã chi phối hơn là do tính chất thành phần loài. Điều này góp phần cải tiến phương pháp luận trong cách tiếp cận nghiên cứu liên quan đến việc phân chia khu hệ sinh vật.

Đối với thế giới

- Kết quả của luận án đã góp phần làm sáng tỏ và khẳng định rằng phân bố và cấu trúc của quần xã cá rạn không chỉ do độ phủ của san hô sống quyết định mà còn chịu sự chi phối bởi thành phần, cấu trúc và mức độ phong phú của các sinh cảnh nhỏ (micro-habitats) Dạng cành và dạng phủ thuộc các giống Acropora, Montipora và Millepora.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Thành phần loài và phân bố ca ran san hô

Nghiên cứu rạn san hô trên thế giới được tiến hành từ rất sớm nhưng những nghiên cứu về các đặc trưng phân bố và sinh học của quần xã cá rạn san hô mới chỉ được quan tâm nghiên cứu từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20.


1.1.2. Các yếu tố chi phối phân bố và cấu trúc quần xã cá rạn san hô

Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà sinh thái rạn san hô là xác định các yếu tố chi phối sự phân bố và cấu trúc của quần xã cá rạn. Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố chi phối đối với quần xã cá rạn san hô là khá đa dạng. Sự khac nhau vê phân bố của cá rạn san hô phụ thuộc vào vị trí địa lý [48,218], độ sâu [49,48,80,82,126,178], dòng 6chảy và chất lượng nước [112,216], mức độ ảnh hưởng của sóng [68,214,231,223], đơi ran [126,68], khoang cach tư cac nguôn tac đông [26,93,232,126], nguồn thức ăn sẵn có [217], quá trình định cư [66,161] và sự di chuyển của cá [56,81,133,236], sinh vật địch hại [32,107,110], nơi cư trú và trốn tránh kẻ thù [50,67,108,109,173,208], sự phức tạp về hình thái va cấu trúc của rạn [48,135] và độ phủ san hô sống [35,47].

Những kết quả nghiên cứu của Luckhurst và Luckhurst (1978) [135], Jennings va công sư (1996) [117], Chabanet va công sư (1997) [55], Cadoret va công sư (1999) [49] cho thấy tính đa dạng loài và sự phong phú của quân xa ca rạn bị chi phối bởi sự phức tạp của cấu trúc nền đáy rạn, trong khi đo môt sô tac gia khac lai không tim thây co sư liên quan nay [34,173]. Nhiêu nghiên cưu chưng minh răng đô phu san hô sông co quan hê mât thiêt vơi mưc đô giau co thanh phân loai ca ran [52,35,49], trong khi đo cac kêt qua cua Luckhurst va Luckhurst (1978) [135], Roberts va Ormond (1987) [173], Lecchini va công sư (2003) [126] lai cho thây không co sư quan hệ ro rang. Măc du đa co một số kêt qua nghiên cưu thể hiện mối quan hệ mât thiêt giữa độ phủ san hô sống với quân xa ca ran như đa đê câp ơ trên, nhưng co thê noi cho đên nay vân đê nay vân con đang con tranh luân. Một số vấn đề được đặt ra là trong thành phần san hô sống, yếu tố nào (dạng hình thái tập đoàn, giống san hô) Đóng vai trò quan trọng và chi phối mối quan hệ này thì chưa được quan tâm nghiên cứu.

1.1.3. Sự thay đổi của quần xã và các nhóm loài cá rạn đặc trưng theo các kiểu hình thái rạn san hô

Nhìn chung, nhưng nghiên cưu chi tiêt vê sư thay đôi cua quân xa ca ran theo hinh thai va câu truc ran la rât it. Kêt qua cua môt sô nghiên cưu cho răng hình thái và cấu trúc phức tạp của của rạn sẽ ảnh hưởng đến thanh phân loai va sự phong phú của cá rạn [38]. Sự đa dạng, phân bố và mưc đô phong phu của cá rạn chịu sự chi phối bởi thanh phân câu truc cua quân cư [141,213]. Galzin 7va Legendre (1987) [86] xac đinh 4 kiêu tâp hơp quân xa ca ran san hô ơ khu vưc Polynesia (Phap) Va cho răng chung co liên quan mât thiêt đôi vơi sư khac nhau vê câu truc hinh thai cua cac kiêu ran như ran riêm, lagun, mặt bằng ran va sươn dôc ran bên ngoai. Letourneur (1996a) [127] nghiên cưu quân xa ca ran ơ vung đao Reunion cung đa xac đinh 3 kiêu tâp hơp quân xa ca ran phân bô theo cac đơi khac nhau.

Gladfelter va Gladfelter (1978) [88] khi nghiên cưu câu truc quân xa ca ran trong cac lagun ơ quân đao Virgin – Australia cho răng sư thay đôi câu truc quân xa ca ran co liên quan đên sư khac nhau cua câu truc quân cư. Galzin (1987) [85] đa ghi nhân sư đông nhât vê cac tâp hơp thanh phân loai ca ran ơ đô sâu 3 – 30m khu vưc đao Moore – Polynesia (Phap). Ơ cac ran khu vưc Tulear (Madagascar), Harmelin-Vivien (1977) [100] xac đinh 2 kiêu quân xa riêng biêt trên cac đơi nông va sâu > 20m cua ran san hô.

Letourneur và cộng sự (2000) [130] ghi nhận phân bố của quần xã cá rạn san hô không có sự đồng nhất giữa 3 kiểu rạn (rạn chắn, rạn nền và rạn riềm) ở vùng biển New Caledonia, trong đó vùng rạn chắn có sinh khối và trữ lượng cao hơn so với vùng rạn nền và rạn riềm.
-------------------------------------------------

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH SÁCH CÁC HÌNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG GIẢI THÍCH CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
MỞ ĐẦU
Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Thành phần loài và phân bố ca ran san hô
1.1.2. Các yếu tố chi phối phân bố và cấu trúc quần xã cá rạn san hô
1.1.3. Sự thay đổi của quần xã và các nhóm loài cá rạn đặc trưng theo các kiểuhình thái rạn san hô
1.1.4. Sự thay đổi của quần xã cá rạn dưới các mối tác động
1.1.5. Sự thay đổi của quần xã cá rạn theo thời gian
1.1.6. Sự thay đổi cua quần xã cá rạn san hô trong các khu bảo tồn biển
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ RẠN SAN HÔ Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG ĐỘ PHỦ CÁC RẠN SAN HÔ VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ
3.2. CẤU TRÚC QUẦN XÃ CÁ RẠN SAN HÔ VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ
3.2.1. Tính chất thành phần loài và phân bố
3.2.2. Độ giàu có về loài
2.3. Mật độ cá rạn
3.2.4. Các chỉ số của quần xã cá rạn
3.2.5. So sánh với các vùng biển khác ở Việt Nam
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẦN XÃ CÁ RẠN SAN HÔ VỚI THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC NỀN ĐÁY RẠN SAN HÔ
3.4. SỰ THAY ĐỔI CỦA QUẦN XÃ CÁ RẠN THEO CÁC KIỂU HÌNH THÁI RẠN SAN HÔ
3.5. SỰ THAY ĐỔI CỦA QUẦN XÃ CÁ RẠN THEO THỜI GIAN
3.5.1. Sự thay đổi độ giàu có về loài
3.5.2. Sự thay đổi mật độ
3.6. SỰ THAY ĐỔI CỦA QUẦN XÃ CÁ RẠN DƯỚI CÁC TÁC ĐỘNG
3.6.1. Sự thay đổi của quần xã cá rạn dưới tác động tai biến nở hoa của tảo
3.6.2. Sự thay đổi của quần xã cá rạn san hô dưới tác động của con người
3.7. SỰ THAY ĐỔI CỦA QUẦN XÃ CÁ RẠN GIỮA CÁC VÙNG RẠN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ
3.7.1. Sự thay đổi độ giàu có về loài
3.7.2. Sự thay đổi mật độ
3.7.3. Sự thay đổi về sinh khối
3.8. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT RẠN SAN HÔ TRONG VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ RẠN SAN HÔ VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ
PHỤ LỤC 3: DANH MỤC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ RẠN SAN HÔ MỚI PHÁT HIỆN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ
PHỤ LỤC 4: ẢNH CHỤP CÁC LOÀI CÁ RẠN SAN HÔ MỚI PHÁT HIỆN ỞVÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ
--------------------------------
KEYWORD: download luan an tien si, sinh hoc,  chuyen nganh, thuy sinh, vat hoc,nghien cuu, moi quan he, giua quan xa, ca ran, voi mot so, dac trung, va hien trang, ran san ho, o vung bien, ven bo, nam trung bo, nguyen van long

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẦN XÃ CÁ RẠN VỚI MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VÀ HIỆN TRẠNG RẠN SAN HÔ Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ NAM TRUNG BỘ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...