Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, kinh te, chuyen nganh, kinh te, chinh tri,nang cao, chat luong, tang truong kinh te, o thanh pho, ho chi minh, trong hoi nhap, kinh te quoc te, do phu tran tinh

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.01


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ  


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:  1. TS Nguyễn Chí Hải, 2. TS Nguyễn Văn Bảng 



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là mục tiêu của hầu hết các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển. Đây là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng đói nghèo của quốc gia, khắc phục sự lạc hậu, làm cho đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, thế giới ngày càng chứng kiến những mặt trái của tăng trưởng kinh tế nhanh, đó là tình trạng tàn phá tài nguyên môi trường ngày càng nghiêm trọng, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, văn hoá - xã hội không theo kịp phát triển kinh tế…Trước thực tế đó, ngày nay trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia hay các địa phương, vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được quan tâm và nhấn mạnh.

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) Chiếm 0,6% diện tích và hơn 7,8 % dân số cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước. Có thể nói thành phố là hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với mức đóng góp hơn 65% GDP trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đóng góp hơn 20% GDP của cả nước. TP. HCM là nơi hoạt động kinh tế năng động, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nếu như năm 1991 tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố là 9,1 % thì đến năm 2007 tăng lên 12,6% và năm 2008 là 10,7%.

Tính bình quân giai đoạn 1991 – 1995 GDP thành phố tăng trưởng là 12,6%/năm, giai đoạn 1996 – 2000 GDP tăng trưởng là 10,3 %/năm, giai đoạn 2001 – 2005 GDP thành phố đạt mức tăng trưởng 11%/năm và giai đoạn 2006 – 2008 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,63 %/năm. Những thành tựu về kinh tế, chính trị và xã hội thời gian qua đã góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm kinh tế đứng đầu cả nước.

Tuy nhiên, khi đề cập đến kinh tế TP. HCM nhiều chuyên gia cũng như nhà quản lý thường nói: “Kinh tế TP. HCM thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao!”. Nhưng khi đề cập đến cơ sở nào khẳng định: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố chưa cao”? Thì cho đến nay chưa có trả lời nào mang tính hệ thống, mà chỉ nhìn nhận, đánh giá ở một khía 2 cạnh hẹp như hiệu quả đầu tư còn thấp hay kết cấu hạ tầng kỹ thuật không theo kịp tăng trưởng kinh tế hay ô nhiễm môi trường ngày càng tăng…

Xuất phát từ những trăn trở trên đã đặt ra các câu hỏi: Chất lượng tăng trưởng kinh tế là gì? Chất lượng tăng trưởng kinh tế được đo lường thông qua những tiêu chí nào? Chất lượng tăng trưởng kinh tế của TP. HCM hiện nay như thế nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố?

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết để thành phố xứng đáng là trung tâm kinh tế của cả nước và góp phần nâng cao đời sống của người dân thành phố. Đó là lý do tôi chọn đề tài“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, để nghiên cứu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM trong thời gian tới.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu chỉ tập trung đề cập đến mặt tốc độ tăng trưởng. Về chất lượng của tăng trưởng kinh tế mới được các tác giả tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây, song các nghiên cứu đề cập nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu là các công trình:

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của GS. TS Nguyễn Văn Nam và PGS. TS Trần Thọ Đạt. Công trình này bày khái quát thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam về tốc độ và chất lượng giai đoạn 1991 – 2005, trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích các nhân tố có tác động tích cực cũng như các nhân tố cản trở đối với việc nâng cao tốc độ và chất lượng kinh tế ở Việt Nam.

Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam của TS Đinh Văn Ân. Công trình này trình bày quan niệm về phát triển nhanh, bền vững và chất lượng cao trên thế giới cũng như ởViệt Nam. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp trong những năm tới để phát triển nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nhưng rào cản cần phải vượt qua của GS. TS Nguyễn Văn Thường. Công trình đã đi sâu vào việc phân tích các rào cản đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến những rào cản đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời kỳ 2001 – 2010 của TS Trương Thị Minh Sâm. Công trình này tập trung vào việc phân tích những thành tựu và hạn chế của việc tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2010.

Về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM, hầu hết các công trìnhnghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiêu biểu có các công trình sau:

Mức sống dân cư và diễn biến phân hoá giàu nghèo tại TP. HCM, đề tài của Viện Kinh tế TP. HCM do PGS. TS Nguyễn Thị Cành làm chủ nhiệm đã tiến hành thực hiện trong giai đoạn 1995 – 2000. Với 1500 mẫu điều tra các hộ trên địa bàn thành phố, đề tài đã nghiên cứu, khái quát được mức phân hoá giàu nghèo ở địa bàn thành phố qua các mặt về thu nhập, ngành nghề, tài sản. Đồng thời tác giả đã đề ra một số giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước để giải quyết vấn đề này.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. HCM nhằm tăng trưởng nhanh và bền vững, đề tài của Viện kinh tế TP. HCM thực hiện. Đề tài đã phân tích động thái chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố giai đoạn 1996-2003. Qua đó, đánh giá những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố trong giai đoạn này. Đề tài đã đưa ra các chính sách, giải pháp, cơ chế thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. HCM.

Tăng trưởng và hiệu quả kinh tế TP. HCM 1995-2003, công trình do Cục thống kê TP. HCM chủ biên đã đánh giá các yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư của thành phố trong giai đoạn 1995-2003.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước TP. HCM hiện trạng và giải pháp, đề tài của Viện kinh tế TP. HCM do TS Lê Vinh Danh là chủ nhiệm, đề tài đã đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ởTP. HCM giai đoan 1993-2002. Qua đó, đề xuất một số chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước TP. HCM thời gian tới.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong điều kiện hội nhập: Nhận diện thách thức và cơ hội, đề tài của Viện kinh tế TP. HCM do Ths Nguyễn Thiềng Đức làm chủ nhiệm đã nghiên cứu khảo sát năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước tại TP. HCM. Qua đó, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất những công việc phải làm đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập.

Kinh tế TP. HCM 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), công trình do viện kinh tế phối hợp với sở văn hóa thông tin TP. HCM chủ trì. Công trình này đã giới thiệu bức tranh tổng thể những thành tựu kinh tế của thành phố trong 30 năm và một số vấn đề kinh tế đang đặt ra trong thời gian tới.

Những công trình trên đã trình bày các khía cạnh khác nhau của tăng trưởng kinh tế ở thành phố. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đánh giá một cách toàn diện chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM. Do đó, bản thân tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu của mình là phân tích và đánh giá một cách tổng quát chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM thông qua các mặt hiệu quả sử dụng các nguồn lực, phúc lợi xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái và năng lực cạnh tranh tăng trưởng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng trưởng kinh tế của TP. HCM trong những năm qua. Từ đó, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Hướng tới mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ sau:

- Luận án phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng tăng trưởng kinh tế.

- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ởTP. HCM thời gian qua. Qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được và những mâu thuẫn đặt ra về chất lượng tăng trưởng kinh tế.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án sẽ đưa ra hệ thống các định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP. HCM trong hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

a. Đối tượng nghiên cứu: Luận án là vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Trong quá trình nghiên cứuluận án không đi vào nghiên cứu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ tập trung vào những yếu tố cơ bản nhất tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố, bao gồm các vấn đề về hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong quá trình tăng trưởng, về phúc lợi xã hội, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái và về năng lực cạnh tranh tăng trưởng.

b. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của luận án là từ năm 1991 đến năm 2008. Trong đó tập trung chủ yếu vào phân tích giai đoạn 1994 – 2008.

- Về không gian, luận án nghiên cứu trên địa bàn TP. HCM. 65. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu của luận án

a. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu mối quan hệ của các nhân tố cơ bản quan trọng tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM thời gian qua.

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học có một vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận án. Trong quá trình nghiên cứuluận án không đi vào nghiên cứu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ tập trung vào những yếu tố cơ bản nhất tác động trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố, thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, về phúc lợi xã hội, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái và về năng lực cạnh tranh.

Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp, khảo sát, mô hình hóa có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình phân tích, luận án chú trọng phân tích, đánh giá với dẫn chứng để chứng minh bằng số liệu cụ thể; Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

b. Nguồn số liệu nghiên cứu của đề tài

Thứ nhất, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn thành phố năm 1994,2002,2004,2006,2008 của Cục thống kê TP. HCM. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu trong niên giám thống kê TP. HCM qua các năm 1993,1996,1999,2000,2004,2006,2007,2008 và các báo cáo tổng hợp của Sở Lao động Thương binh Xã hội TP. HCM, Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo thành phố, Sở kế hoạch đầu tư TP. HCM.

Thứ hai, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành điều tra, khảo sát 539 mẫu đánh giá các nhóm dân cư trên địa bàn thành phố về các vấn 7 đề liên quan đến phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống, cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố. Qua đó, có được đánh giá thực tế hơn về một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu.

6. Những điểm mới của luận án

Một là, luận án phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Làm rõ khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế theo quan điểm của luận án và xây dựng các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Hai là, luận án phân tích, rút ra các bài học kinh nghiệm của các nước trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giúp TP. HCM tham khảo những kinh nghiệm thành công cũng như tránh được những sai lầm mà các nước khác đã trải qua.

Ba là, luận án phân tích, đánh giá bức tranh tổng quát chất lượng tăng trưởng kinh tế TP. HCM thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, về phúc lợi xã hội, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái và về năng lực cạnh tranh tăng trưởng. Qua đó, chỉ ra những thành tựu đạt được và mâu thuẫn đang đặt ra về chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Bốn là, trên cơ sở khái quát lý luận và thực tiễn chất lượng tăng trưởng kinh tế ởTP. HCM thời gian qua, kết hợp các bài học kinh nghiệm các nước, luận án đưa ra hệ thống các định hướng và giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM thời gian qua

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ởTP. HCM trong hội nhập kinh tế quốc tế.
-----------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
 1.1. Một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc phân tích
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2. Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế
1.2. Lý luận chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Các quan điểm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.2. Các khung phân tích về chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.3. Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội
1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơsở hạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường
1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh tăng trưởng
1.2.4. Các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.4.1. Các yếu tố về nguồn lực và sử dụng nguồn lực
1.2.4.2. Các yếu tố về thể chế
1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.4. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc nâng caochất lượng tăng trưởng kinh
1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởngkinh tế giai đoạn 1950 – 1970  
1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore trong việc nâng cao chất lượng tăngtrưởng kinh tế
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao chất lượng tăngtrưởng kinh tế       
1.4.4. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.4.5. Những bài học kinh nghiệm chung     
Tóm lược chương 1     
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TP. HCM THỜI GIAN QUA      
2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM thời gian qua
2.1.1. Giới thiệu khái quát về TP. HCM      
2.1.2. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế TP. HCM GĐ 1991 – 2008
2.2. Phân tích chất lượng TTKT ở TP. HCM giai đoạn 1991 – 2008
2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực      
2.2.1.1. Hiệu quả sử dụng lao động địa bàn thành phố
2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trên địa bàn thành phố
2.2.1.3. Đóng góp của TFP đối với TTKT trên địa bàn thành phố
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo và đáp ứngcác dịch cơ bản trong xã hội     
2.2.2.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập vàmức sống     
2.2.2.3. Tăng trưởng kinh tế về vấn đề công bằng xã hội
2.2.3. Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố
2.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
2.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
2.2.4. Phân tích tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sởhạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường      
2.2.4.1. Tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng
2.2.4.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường
2.2.5. Phân tích về năng lực cạnh tranh tăng trưởng
2.3. Đánh giá chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM thời gian qua      
2.3.1. Những thành tựu đạt được về chất lượng tăng trưởng kinh tế
2.3.2. Những mâu thuẫn phát sinh về chất lượng tăng trưởngkinh tế của TP. HCM
Tóm lược chương 2           
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TP. HCM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. Cơ sở đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượngtăng trưởng kinh tế TP.
3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với TP. HCM
3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nâng caochất lượng tăng trưởng kinh
3.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởngkinh tế ở TP. HCM trong thời gian
3.2.1. Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
3.2.2. Các mục tiêu cơ bản trong thời gian tới      
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP. HCM trong hộinhập kinh tế quốc
3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
3.3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.3.1.2. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ
3.3.1.3. Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.3.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ tàinguyên môi trường     
3.3.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
3.3.2.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường      
3.3.3. Nhóm giải pháp về thể chế      
3.3.4. Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hộitrên địa bàn thành
3.3.4.1. Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động
3.3.4.2. Giải pháp nâng cao phúc lợi xã hội
3.3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo
3.3.4.4. Giải pháp giải quyết vấn đề công bằng xã hội
Tóm lược chương 3
KẾT LUẬN           
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO      
PHỤ LỤC          
-----------------------------------------------
keyword: download  luan an tien si, kinh te, chuyen nganh, kinh te, chinh tri,nang cao, chat luong, tang truong kinh te, o thanh pho, ho chi minh,  trong hoi nhap, kinh te quoc te, do phu tran tinh  


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...