Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si triet hoc,dao cao dai, hien nay, va anh huong, cua no, den doi song, van hoa, tinh than, cua cong dong, nguoi viet, vung dong nam bo


ĐẠO CAO ĐÀI HIỆN NAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, TINH THẦN CỦA CỘNG  ĐỒNG NGƯỜI VIỆT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo không chỉ có gốc rễ trong xã hội và nhận thức của con người, mà nó còn là nhu cầu tâm linh của các tầng lớp, cộng đồng dân cư. Ảnh hưởng của tôn giáo có tác động rất lớn đến sự tồn tại hoặc suy vong quyền lực của các thể chế chính trị nhất định. Bởi thế, trong xã hội có đối kháng giai cấp, bất kỳ Nhà nước nào cũng quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo và các hoạt động tôn giáo chí ít là trong phạm vi đất nước mình. Vì lợi ích cụ thể của mỗi Nhà nước, mỗi thế lực cầm quyền mà tôn giáo được sử dụng theo những phương thức và thủ đoạn khác nhau. Các Nhà nước của giai cấp bốc lột đã sử dụng tôn giáo vào mục đích cai trị, xâm lược, ru ngủ quần chúng tín đồ, dập tắt sự đấu tranh của họ, phục vụ cho lợi ích chính trị của mình.

Các Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa với cách nhìn nhận khách quan và khoa học về tôn giáo luôn phấn đấu để loại bỏ yếu tố chính trị, phản động trong tôn giáo, vạch ra những điểm tương đồng, phù hợp giữa tôn giáo và Chủ nghĩa Xã hội, đưa tôn giáo hội nhập vào sự phát triển của Quốc gia, dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ rõ: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới [42,128].

Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống của một bộ phận nhân dân. Nhưng trong lịch sử, các tôn giáo ở Việt Nam cũng đã từng bị các thế lực thù địch, xâm lược, các tập đoàn chính trị phản động lợi dụng, sử dụng vào mưu đồ chính trị. Cao Đài là một trong hai tôn giáo do người Việt Nam 2 sáng lập, ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi Thực dân Pháp đang đô hộ, xâm lược nước ta nên cũng không tránh khỏi quy luật đó. Trong lịch sử, Đạo Cao Đài vừa mang tính chất đạo, vừa mang tính chất tôn giáo, vừa mang tính chất văn hóa và màu sắc chính trị. Vì vậy, nó là một tôn giáo không thuần nhất và có những biến đổi phức tạp. Song, bản thân Đạo Cao Đài vẫn còn những chức năng xã hội cần thiết mà những nhân tố và tổ chức xã hội khác không thể thay thế được. Chính vì vậy, Đạo Cao Đài còn tồn tại và sẽ tồn tại lâu dài trong xã hội chúng ta. Hiện tại, Đạo Cao Đài có mặt ở 34 tỉnh, thành phố với khoảng 2,5 triệu tín đồ, hàng ngàn chức sắc, chức việc, hàng ngàn nơi thờ tự và cơ sở tôn giáo.

Trong xu thế đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng của các tôn giáo ở Việt Nam và xây dựng chính sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp với thực tiễn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo trở thành căn cứ luận khoa học cho các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua.

Riêng Đạo Cao Đài, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng hầu như các công trình nghiên cứu còn mang tính riêng lẻ, chưa toàn diện, sâu sắc về những vấn đề có tính quy luật của Đạo Cao Đài, từ lịch sử hình thành cũng như khuynh hướng phát triển của nó đến việc xác định thực trạng và mức độ ảnh hưởng của Đạo Cao Đài đến đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận nhân dân, chưa được đầu tư nghiên cứu, nhất là sau hơn 30 năm giải phóng Miền Nam, mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng thay đổi. Đặc biệt, đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa, bản thân Đạo Cao Đài có những thay đổi nhất định cả về nội dung lẫn hình thức.

 Trong khoảng thời gian gần 30 năm tự điều chỉnh, các yếu tố phi tôn giáo của Đạo Cao Đài đã bị loại bỏ, Cao Đài hiện nay đã trở 3 thành một tôn giáo thuần túy. Song, trong quá trình biến đổi bản thân Đạo Cao Đài vẫn còn nhiều phức tạp, đó là những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu. Đồng thời trong các hệ phái của Đạo Cao Đài, Cao Đài Tây Ninh là một phái lớn nhất, có các hoạt động tôn giáo và chính trị phức tạp nhất, để lại trong nhận thức và đánh giá khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu Đạo Cao Đài nói chung, phái Cao Đài Tây Ninh nói riêng dưới góc độ triết học, làm rõ diện mạo của Đạo Cao Đài hiện nay và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân vùng Đông Nam Bộ để góp phần xác lập cơ sở khoa học, nhằm phát triển và hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng là việc làm cần thiết và hữu ích.

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Đạo Cao Đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ” làm luận án Tiến sĩ khoa học triết học của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đạo Cao Đài chính thức ra đời năm 1926, từ một hiện tượng tín ngưỡng mang màu sắc chính trị, Đạo Cao Đài phát triển thành một tôn giáo và tồn tại cho đến ngày nay. Quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Đạo Cao Đài ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội và tư tưởng của một bộ phận nhân dân ở nước ta. Chính vì vậy, từ lâu Đạo Cao Đài là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước, trong Đạo và ngoài Đạo quan tâm.

Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Đạo Cao Đài dưới góc độ lịch sử, tư tưởng, chính trị, xã hội được công bố. Song, các tác giả tiếp cận Đạo Cao Đài ở nhiều góc độ khác nhau, với những quan điểm khác nhau, nên việc lý giải, đánh giá về sự ra đời và những hoạt động của Đạo Cao Đài cũng khác nhau. Có thể phân thành một số nhóm nghiên cứu như sau:

Nhóm tác giả nhiên cứu về lịch sử, năm 1929 ông Đào Trinh Nhất, sau thời gian cộng tác với Tòa Thánh Tây Ninh trong việc dịch thuật kinh sách Cao Đài ra tiếng Hán đã viết “Cái án Cao Đài”  (Imprimerie Commereial, Sài Gòn năm 1929) Nói về nguồn gốc ra đời, giáo lý sự thờ phụng, cách thức hành đạo của Cao Đài, về tổ chức và hoạt động của các chức sắc Cao Đài. Qua mấy lời nói đầu của tác giả được biết cuốn sách đã đăng trên báo công luận năm 1928 dưới bút danh là Trương Văn Thu. Về nguồn gốc của Cao Đài, Đào Trinh Nhất không phân tích hoàn cảnh, điều kiện xã hội ở Nam Bộ mà miêu tả các hoạt động Cơ bút của một số nhà tư sản, địa chủ và công chức của Pháp dẫn đến việc ra đời Đạo Cao Đài.

 Ông cho rằng những người sáng lập Đạo Cao Đài đã lấy tín ngưỡng Cầu Tiên của Á Đông đem trộn với thuật chiêu hồn Phương Tây theo công thức tổ chức của Tòa Thánh Vatican, cộng thêm với mũ mão cân đai của hát bội nữa là ra Cao Đài. Là một trí thức duy lý, bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống, sau khi nghiên cứu giáo lý “Tam giáo”, “Ngũ chi”, “Tam Kỳ Phổ Độ”, nhất là mối quan hệ giữa “Jésus và Đạo Cao Đài”, giữa “Lão Tử và Đạo Cao Đài”, giữa “Phật Thích Ca và Đạo Cao Đài”, giữa “Khổng Tử và Đạo Cao Đài”, giữa “Lý Thái Bạch và Đạo Cao Đài”, giữa “Quan Công, Khương Tử Nha và Đạo Cao Đài”, ông Đào Trinh Nhất phê phán Đạo Cao Đài là tà giáo. Về sự phát triển của Đạo Cao Đài, ông Đào Trinh Nhất thừa nhận rằng Đạo Cao Đài phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, về ảnh hưởng của Đạo Cao Đài, ông cho rằng


Sau khi “Cái án Cao Đài”  ra đời, ông Băng Thanh đã viết “Cải án Cao Đài”  để phản biện lại quan điểm của Đào Trinh Nhất. Cuốn sách này, mặc dù không rõ năm ấn hành, nhưng có lẽ được xuất bản năm 1930 ngay sau khi “Cái 5 án Cao Đài”  của Đào Trinh Nhất ra đời. Ông Băng Thanh cho rằng Đạo Cao Đài ra đời xét về mặt đạo đức là cần thiết. Ông Băng Thanh viết “Tương lai hiện thời đã quá cùng, người đã hẳn đổi, cang thường đã nghiên ngửa, phong tục đã suy đồi, … nói về sự loạn thì ngày nay hoá ra cực điểm vì thế mà bao nhiêu cái tinh thần của Tam giáo và Gia giáo đều bị tay phàm đánh đổ cả…” nên “…lấy theo cái lý mà suy thì thời kỳ này mà có nền Đạo Cao Đài xuất thế tưởng cũng không quá đáng”  [141,11-27].

Khi phân tích về giáo lý, ông Băng Thanh nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức của các tôn giáo mà Cao Đài tổng hợp, đến tư tưởng Tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam mà Cao Đài kế thừa. Ông viết: “Đạo Phật ví cũng như mặt Nhựt, Đạo Tiên cũng như mặt Nguyệt, Đạo Nho cũng như Ngũ Tinh, bộ Nhựt – Nguyệt – Tinh, ba cái đó ở trên đời, thiếu một cũng không đặng. Nho để trị phần đời, Tiên để trị phần xác thân, còn Phật để trị về phần cốt tuỷ. Đó là cái ý cao thượng của Thượng đế đã sắp đặt trong nền Đạo Cao Đài vậy” [141,8-27].

Một nhà văn người Pháp – ông G. Gobron, sau khi trở thành một chức sắc của Đạo Cao Đài, năm 1948,1949 đã cho xuất bản tại Paris một số ấn phẩm về Đạo Cao Đài: Lịch sử Đạo Cao Đài (Histoire do Caodaisme - Boudhisme renové, Paris, Dervy, 1948), Lịch sử và triết lý Đạo Cao Đài (Histoire et Philoso – phie du Caodaisme, Paris, Dervy, 1948), Lịch sử Đạo Cao Đài (Histoire du Caodaisme, Paris, 20 Rue de la Trimolle, 1948). Gobron chỉ đề cập thoáng qua về lịch sử Đạo Cao Đài và tập trung giới thiệu về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức Giáo hội của Đạo Cao Đài. Gobron cho rằng đặc điểm nổi bật của Đạo Cao Đài là “tinh thần tổng hợp tôn giáo”, là “Thuật chiêu hồn Việt Nam”. Tuy nhiên, khi xét Cao Đài trong mối quan hệ với Phật giáo, ông cho rằng Cao Đài là Đạo Phật canh tân, giống như Đạo Tin lành với Đạo Công giáo. Xét về cách thức hành đạo Gobron khen rằng Đạo Cao Đài là đạo đơn giản nhất ngày nay [177]. 6

Tác giả Trần Văn Giàu trong công trình: Sự phát triển của tư tưởng ViệtNam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám đã dành 40 trang để lý giải hiện tượng Cao Đài từ góc độ lịch sử tư tưởng với tựa đề: “Đạo Cao Đài”. Trong phần này, sau khi điểm lướt những nhận định đánh giá về Đạo Cao Đài của tác giả người Việt và người Pháp trước đó, ông Trần Văn Giàu đã nhấn mạnh “Đạo Cao Đài chủ yếu bắt đầu từ tục đồng cốt Cầu Tiên, nhất là tư tưởng tín ngưỡng và tư tưởng Tam giáo phổ biến ở Việt Nam từ lâu đời [48,203-220]. Tác giả còn nhấn mạnh đến nguyên nhân sự ra đời của Đạo Cao Đài là do các tôn giáo tại chỗ bị sa sút, yếu kém đã không đáp ứng nổi nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Về thực chất của Đạo Cao Đài, tác giả thống nhất với cách đánh giá của một số tác giả đi trước, rằng Đạo Cao Đài tổng hợp các tôn giáo theo cách “xào bần”.

Tác giả còn cho rằng: “Chẳng qua thuở mới ra đời “quy nguyên phục nhứt”, “góp hợp tất cả các đạo trên thế giới”  là một cách nói nhằm làm dễ dàng cho các tín đồ Phật giáo, Đạo giáo, Gia tô và những người dân thường vào Đạo Cao Đài” [48,203-220]. Tuy không kết luận Cao Đài là một tổ chức chính trị, nhưng tác giả cho rằng: “Đạo Cao Đài là một tôn giáo vẫn không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp mang màu sắc và ý nghĩa chính trị [48,203-220].

Năm 1993, trong sách Một số tôn giáo ở Việt Nam (Ban Tôn Giáo của Chính phủ xuất bản, Hà Nội, 1993) Có dành 30 trang viết về Đạo Cao Đài, khẳng định Đạo Cao Đài ra đời là một điều kiện tất yếu trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Nam Bộ từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất đến trước Cách mạng Tháng Tám. Đạo Cao Đài ra đời “còn là biểu hiện sự phản ứng của nhân dân trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đương thời, là phản ứng mâu thuẫn tích tụ giữa các giai tầng trong xã hội với các chính sách cai trị hà khắc của Pháp” [165,227]. Về sự phát triển của Đạo cao Đài đó là “quá trình chia rẽ về mặt tổ chức và phân hoá về thái độ chính trị”  [165,227-253].

Vào những năm 1990, một công trình nghiên cứu quan trọng về Đạo Cao Đài của tập thể tác giả Viện nghiên cứu tôn giáo do Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn chủ biên được công bố với tựa đề “Bước đầu tìm hiểu về Đạo Cao Đài”, với độ dài 422 trang, sách gồm 5 phần của 5 tác giả về Đạo Cao Đài.

Đây là một công trình nghiên cứu với quy mô lớn về Đạo Cao Đài không chỉ thời gian tiến hành mà lực lượng tham gia cũng khá đông, đúng như lời giới thiệu của cuốn sách: “Đó là kết quả của hai năm nghiên cứu trên sách vở, khảo sát ở các địa phương khác nhau, đặc biệt ở Tây Ninh, Bến Tre và các tỉnh Đồng

Bằng Sông Cửu Long. Cuốn sách đề cập đến hoàn cảnh ra đời, quá trình hình thành, sự cấu thành nội dung, tổ chức, nghi thức của Đạo Cao Đài nói chung, các giáo phái nói riêng [160,11-71].

Trong công trình này, đánh giá về Đạo Cao Đài, giáo sư Đặng Nghiêm Vạn khẳng định Đạo Cao Đài là một thực thể khách quan, một thế ứng xử của người dân Nam Bộ. Tác giả cho rằng, sở dĩ Đạo Cao Đài thành công được vì nó là một tôn giáo nhập thế, hiểu được tâm lý xã hội của nông dân đương thời: “Cao Đài mang tính thực hành, một Đạo chú trọng đến việc thu hút quần chúng bằng cách đưa cho người dân đương thời món ăn tinh thần, trộn cái đời thường với cái siêu hình, muốn tìm cho họ con đường giải thoát ức chế của cuộc sống thường ngày” [160,11-71].

Nhóm tác giả nghiên cứu về văn hoá, tư tưởng, năm 1929, một học giả người Pháp – ông G. Coulet đã từng làm thầy giáo ở Trường Pétrus Ký (Sài Gòn) Khi nghiên cứu về văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam đã đề cập đến

Đạo Cao Đài. Trong sách “Thờ cúng và tôn giáo ở các xứ Việt Nam trong Đông Dương”  (Cultes et Religions de l’Indochine An-namite) Xuất bản năm 1929 ở Sài Gòn, G. Coulet đã cho rằng sỡ dĩ Đạo Cao Đài ra đời được là do người Việt Nam có đức tín khoan dung tôn giáo, và nhất là truyền thống Tam giáo (Phật, Lão, Nho) Từ lâu đời. Tuy nhiên, G. Coulet lại cho rằng tinh thần khoan dung tôn giáo của người Việt Nam đã dẫn đến sự pha trộn văn hoá tín ngưỡng một cách không lựa chọn. Sau khi xem xét thấy yếu tố Thuật chiêu hồn của Phương Tây trong Đạo Cao Đài và nhất là đa số những người sáng lập Đạo Cao Đài là những công chức của chính quyền thuộc địa, G. Coulet đã nhận đinh rằng: “Đạo Cao Đài là một linh hồn Pháp – Việt mà chính phủ ta (chính phủ Pháp) Đã đào tạo từ 60 năm nay”  [175]. Tuy không kết luận dứt khoát Cao Đài là tổ chức hội kín nhưng trong sách Tổ chức hội kín ở Việt Nam (Les Socétés secrètes en Tèrred’ Annam), xuất bản năm 1929 ở Sài Gòn, G. Coulet đã cho rằng hoạt động chính trị ở Nam Kỳ thời kỳ này gồm ba khía cạnh chính không thể tách rời nhau được là: Phép thuật (dựa vào sức mạnh siêu nhiên), tôn giáo (để vận động quần chúng) Và tổ chức trần tục (hoạt động kinh doanh, đóng góp, tương trợ lẫn nhau).

Sau khi nhận định như vậy, G. Coulet đưa ra kết luận: “không thể đơn giản dùng bạo lực, biện pháp hành chánh Pháp luật để đối phó tiêu diệt những tổ chức chính trị mang màu sắc tôn giáo, hay những tôn giáo mang màu sắc chính trị như thấy ở Nam Kỳ” [176,15].

Năm 1999, Viện nghiên cứu Đông Phương, Matxcơva cho xuất bản công trình nghiên cứu của Sergei Blagov với tựa đề “Đạo Cao Đài: Một phong trào tôn giáo mới”  (The Caodai: A new religious movement (1999), Moscow, The Insti – tute of Oriantal Studies – 168. PP). Thực ra chuyên khảo này là sự mở rộng luận văn Phó Tiến sĩ ngành Dân tộc học với đề tài“Đạo Cao Đài ở ViệtNam”  năm 1991 của tác giả tại Phân viện Dân tộc học Michicô Mắclai thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Qua nội dung bản tóm tắt, tác giả Blagov cho rằng “điều kiện tiên quyết cho việc xuất hiện Đạo Cao Đài chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào chính trị tôn giáo với các tư tưởng truyền thống biểu hiện qua các giáo phái không chính thống” [13,6-22]. Đạo Cao Đài trong chừng 9 mực nào đó “là sự phản ánh quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra khá phức tạp ởMiền Nam Việt Nam”  [13,6-22], do đó, có thể xem “Đạo Cao Đài như một thử nghiệm hoà giải mâu thuẫn giữa sự sùng bái những giá trị truyền thống với nền văn minh Phương Tây”  [13,6-22]. Nghiên cứu sự phát triển của Đạo Cao Đài, S.


Nhóm tác giả nghiên cứu về chính trị, trong những tài liệu của chính quyền Pháp về Đạo Cao Đài có nhiều bản báo cáo quan trọng có giá trị như những nghiên cứu khoa học. Đó là tập báo cáo số 7 năm 1934 mang tựa đề Le Caodaisme (1925 – 1934) Của Louis Matry, Giám đốc Phòng II – Phòng Chính trị và an ninh chung - thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương; Tập báo cáo năm 1933 cũng mang tự đề Le Caodaisme của Lalaurette, Thanh tra Chính trị sự vụ và hành chính Nam Kỳ (L’impecteur des Affaires politiques et Administratives de la Cochinchine) Và Vilmont, Tham biện chủ tỉnh Tây ninh (L’Ad-ministrateur eds Services Civilas chef de la province de Tây Ninh).

Tập báo cáo số 7 của Louis Matry gửi Toàn quyền Đông Dương, sau khi đề cập nguồn gốc và giáo lý của Đạo Cao Đài là liên quan đến Phật, Lão, Nho, Louis Matry có nhận định tương tự như Đào Trinh Nhất và Trần Huy Liệu – chủ bút tờ “Đông Dương thời báo”, rằng: “Đạo Cao Đài không phải là tôn giáo, cũng chẳng phải là chính trị… Đạo cao Đài chỉ là một công cuộc làm ăn để khai thác tính nhẹ dạ của những kẻ ngây thơ”, “… và về phương diện xã hội ảnh hưởng của nó rất phiến diện, như một thời trang sẽ qua đi”  [180,17].

Tập Le Caodaisme của Lalaurette và Vilmont thực ra là hai bản báo cáo của Lalaurette đề ngày 01 tháng 6 năm 1931 gửi Thống Đốc Nam Kỳ.

Với phương pháp nhìn nhận khá khoa học và khách quan, hai ông Lalaurette và Vilmont đã phân tích môi trường xã hội Nam Kỳ lúc Đạo Cao Đài 10 ra đời, trong đó có nhấn mạnh yếu tố văn minh Châu Âu (hay phong trào Âu hoá) Diễn ra hàng ngày và đang tác động đến cuộc sống của từng gia đình, nhất là các vùng đô thị và ven đô. Hai ông cho rằng các tôn giáo, tín ngưỡng đương thời tỏ ra mệt mỏi và lỗi thời trước sự phát triển của khoa học hay nói cách khác là sự thay đổi về mặt xã hội ở Nam Kỳ đã tạo ra một hố ngăn cách giữa văn hoá tín ngưỡng tôn giáo truyền thống với lối sống mới. Và đã đến lúc, như tác giả đã nhận xét: “Con người ở Nam Kỳ mong ước có một tôn giáo ít tà ma quỷ quái hơn và thích hợp với tiến bộ vật chất và xã hội mới hơn”  [191,3].

Về hoạt động của Đạo Cao Đài, cùng với thái độ của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ và nhà vua Campuchia đối với Đạo Cao Đài thời kỳ đầu, hai ông cho biết thái độ của Thực dân Pháp là đi từ thiện cảm ban đầu đến nghi ngờ và hạn chế. Mặc dù hai ông đều cho rằng ngoài yếu tố chính trị, xã hội và tư tưởng ở Nam Kỳ để xuất hiện Đạo Cao Đài, còn yếu tố quan trọng là chế độ trực trị của Pháp ở Nam Kỳ “cởi mở”  hơn so với Trung Kỳ và Bắc Kỳ đã giúp Cao Đài ra đời, tồn tại và phát triển được.

Năm 1981, bà Jayne Susan Werner, một nhà nghiên cứu người Mỹ tạiTrung tâm Nghiên cứu Nam Á thuộc Viện Đại học Yale, bang Connecticut (Mỹ), công bố chuyên khảo với chủ đề “Chính trị nông dân và giáo phái: Nông dân và chức sắc trong Đạo Cao Đài ở Việt Nam”  (Peasant Politics and Priest in the Caodaisme in Vietnam). Trong chuyên khảo này, tác giả J. S. Werner đánh giá Đạo Cao Đài là một phong trào nông dân lớn nhất Việt Nam thời Pháp thuộc, xuất hiện khoảng năm 1925 ở miền Nam Việt Nam (Nam Kỳ thuộc Pháp). Đạo Cao Đài cho đến năm 1950 đã thu hút tín đồ nhiều hơn bất cứ các nhóm nông dân nào khác ở miền Nam. Đạo Cao Đài đã có ảnh hưởng đáng kể đối với nền chính trị miền Nam trong hơn nữa thế kỷ.

Tác giả viết: “Thực vậy, trong số ba phong trào quần chúng lớn ở miền Nam thời thuộc Pháp, Đạo Cao Đài được tổ 11 chức tốt nhất và thành công nhất”  [171,1]. Về cơ bản, tác giả thống nhất với ông Trần Văn Giàu trong cách lý giải sự ra đời của Đạo Cao Đài. Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh đến nguyên nhân chính trị, kinh tế, xã hội qua mối quan hệ giữa nông dân (là tín đồ) Với địa chủ, tư sản (là chức sắc). Tác giả đã thể hiện quan điểm này trong phần kết luận, rằng: “Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng nông dân theo Đạo Cao Đài vì những lý do chính trị và kinh tế, xã hội”  [171,55-56]. Xét về mặt tư tưởng – ý thức hệ, tác giả cho rằng “Đạo Cao Đài có được một điều gì đó giành cho mọi người. Sự khéo léo tổng hợp truyền thống Tam giáo và sự diễn giải minh bạch, chính xác truyền thống Tam giáo, không những tạo ra sức hút văn hoá mãnh liệt và hẳn còn sinh lực. Đạo Cao Đài còn là sự phản ứng lại sự quyết liệt truyền Đạo Công Giáo của người Pháp, vì nhiều người Việt Nam coi Đạo ấy là Đạo của quân xâm lược. Nền cai trị của Pháp nghèo nàn về ý thức hệ cùng với hoàn cảnh kinh tế, xã hội tuyệt vọng, đã tạo ra môi trường văn hoá thuận lợi cho Đạo Cao Đài”.

Ngoài những nội dung nêu trên, tác giả còn đề cập đến mối quan hệ giữa Đạo Cao Đài với cách mạng (được gọi là Việt minh, Cộng sản), chủ yếu dựa trên hai phương diện ý thức hệ và vấn đề quần chúng.

Nói tóm lại, đây là một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu và có giá trị nhiều mặt. Tuy nhiên, tác giả chú trọng nhiều đến cơ sở xã hội và tư tưởng của sự ra đời Đạo Cao Đài, về giáo thuyết Cao Đài. Tác giả chưa có dịp đề cập nhiều đến những diễn biến của Đạo Cao Đài qua các giai đoạn lịch sử, về sự chia rẽ của Đạo Cao Đài và về những ảnh hưởng của Đạo Cao Đài.

Năm 2001, Nhà xuất bản Trẻ – Thành phố Hồ Chí minh, xuất bản tập sách: Cao Triều Phát – Nghĩa khí Nam Bộ của tác giả Phan Văn Hoàng. Với độ dài 240 trang, nội dung của cuốn sách chủ yếu giới thiệu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của cụ Cao Triều Phát – Chưởng quản Cao Đài Minh Chơn Đạo Hậu Giang, Chủ tịch Cao Đài cứu quốc mười hai phái thống nhất, Giáo Tông Hội Thánh duy nhất Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Thông qua việc giới thiệu chân dung sĩ khí Nam bộ Cao Triều Phát, tác giả Phan Văn Hoàng đã công bố những tư liệu rất quý về cụ Cao Triều Phát, về chi phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, về những hoạt động yêu nước của đồng bào theo Đạo Cao Đài trong kháng chiến chống Pháp qua tổ chức Cao Đài cứu quốc 1947 – 1954.

 Đối với cụ Cao Triều Phát, tác giả làm rõ hình ảnh một lãnh tụ phong trào Cao Đài yêu nước – người đã kết hợp một cách xuất sắc giữa đạo với đời, giữa đạo với dân tộc và cách mạng. Tác giả đã dẫn câu nói nổi tiếng của cụ Cao Triều Phát về trách nhiệm của người tín đồ tôn giáo khi Tổ quốc lâm nguy, rằng: “Bàn thờ tôn giáo thì nhiều, nhưng bàn thờ tổ quốc chỉ có một”  [55,164].

Trong quá trình vận động và lãnh đạo cách mạng ở miền Nam, một số nhà hoạt động chính trị đã nghiên cứu về Đạo Cao Đài. Ông Lê Duẩn khi là Bí thư Xứ Uỷ Nam Bộ trong báo cáo tình hình chung ở Nam Bộ (1949) Đã nhận định Đạo cao Đài phần nào có tính chất phản đế, nhưng lại là một tôn giáo hỗn hợp, vừa phản ánh ý thức giai cấp tư sản, muốn xây dựng lực lượng tập trung thống nhất, vừa mang tính hình thức cát cứ địa phương của địa chủ phong kiến xen lẫn hình thức sản xuất nhỏ phân tán của tiểu tư sản, trên nền tảng một thứ văn hoá suy đồi, không Cổ, không Kim, không Âu, không Á, dưới sự lũng đoạn của Đế quốc Pháp. Do đó, theo ông: “Ở Nam Bộ, bên cạnh sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng Sản là chủ yếu, còn tồn tại song song một “hình thức lãnh đạo”, nếu có thể gọi như vậy của giai cấp tư sản, điạ chủ trong tôn giáo Cao Đài với màu sắc quốc gia nông nổi thần bí, và đã là thần bí thì nó cũng có thể có một sức mạnh nào đó” [33,42].

Những công trình công bố đã nghiên cứu nói trên đều mang tính chất giới thiệu về lịch sử và tôn giáo của Đạo Cao Đài. Đó là những tư liệu rất quý và 13 sinh động mà tác giả luận án sẽ chọn lọc kế thừa khi thực hiện luận án của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án

Luận án tập trung làm rõ nguồn gốc, đặc trưng của Đạo Cao Đài, phân biệt thực trạng và quá trình biến đổi của phái Cao Đài Tây Ninh qua hai giai đoạn (từ 1926 – 1975), (từ 1975 – 2007) Và những khuynh hướng của phái Cao Đài Tây Ninh. Đồng thời, làm rõ ảnh hưởng của Đạo Cao Đài Tây Ninh hiện nay đến đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ.

Phân biệt rõ vai trò xã hội của Đạo Cao Đài Tây Ninh ở hai giai đoạn trước kia và hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Nghiên cứu, trình bày nguồn gốc kinh tế- xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý của Đạo Cao Đài, vạch ra đặc trưng và lịch sử phát triển của Đạo Cao Đài.

- Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1975, những thay đổi về giáo lý, nghi lễ, tổ chức Giáo hội và các hoạt động chính trị của Cao Đài Tây Ninh.

- Cao Đài Tây Ninh hiện nay – ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ.

4. Phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở Cao Đài Tây Ninh đối với đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ. Bởi lẽ, trong các hệ phái của Cao Đài, Cao Đài Tây Ninh là hệ phái lớn nhất, có số lượng tín đồ đông nhất, có mặt ở tất cả các tỉnh ở Nam Bộ, và những hoạt động tôn giáo của Cao Đài Tây Ninh mang tính chất tiêu biểu.

5. Cái mới của luận án

- Trên góc độ Triết học tôn giáo làm rõ nguồn gốc và những đặc trưng cơ bản của Đạo Cao Đài và những thay đổi về giáo lý, nghi thức thờ cúng, tổ chức Giáo hội phái Cao Đài Tây Ninh.

- Khảo sát đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ Cao Đài Tây Ninh và những ảnh hưởng của Đạo Cao Đài Tây Ninh đến đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ hiện nay.

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp triết học tôn giáo, xã hội học, tâm lý học, văn hoá học, nhân học, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê… và một số biện pháp kỹ thuật như: Chụp ảnh, phỏng vấn sâu để phục vụ luận án.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án chia làm 3 chương, 12 tiết.
---------------------------------------------------------------
MỤC LỤC: 
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG VÀ NỘI DUNG GIÁO LÝ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI 
CHƯƠNG 2: CAO ĐÀI TÂY NINH HIỆN NAY – NHỮNG THAY ĐỔI VỀ GIÁO LÝ, NGHI THỨC VÀ TỔ CHỨC GIÁO HỘI 
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐÔNG NAM BỘ 
KẾT LUẬN
----------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  Tiếng Việt
1. Phan An (1981), “Một số vấn đề kinh tế xã hội của vùng nông thôn Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Vấn đề dân tộc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Phan An, Nguyễn Xuân Nghĩa (1981), “Dân tộc Khmer”, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam), Nxb. KHXH.
3. Toan Ánh (1995), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.
4. Ph. Ănghen (1971), Chống Đuyrinh, Nxb. Sự thật. H.
5. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia.
6. Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Tây Ninh (1983), Phương hướng nhiệm vụ công tác tôn giáo từ năm 1983 – 1985.
7. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Tây Ninh (1995), Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường.
8. Ban Tôn Giáo tỉnh Tây Ninh (1996), Báo cáo 6 tháng đầu năm về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động tôn giáo.
9. Ban Tôn Giáo chính phủ (2006), Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước sau 10 năm (1995 – 2005) công nhận về tổ chức đối với Đạo Cao Đài và phương hướng nhiệm vụ trong những năm tới.
10. Ban Tốc ký Tòa Thánh (1995), Con đường thiêng liêng hằng sống, Đường sáng, Hoa Kỳ. 161
11. Đỗ Thanh Bình (1995), Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, H. Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Công Bình, Mạc Đường (chủ biên) (1995), “Làng xã Đồng Bằng Sông Cửu Long: tính cách “mở” và xu hướng phát triển”, Làng xã châu Á và ở Việt Nam, Nxb Tp.HCM, tr 75 – 81.
13. S. Blagov (1991), Đạo Cao Đài ở Việt Nam, Bản tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ, phân viện dân tộc học Michicô Mắclai, Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, bản dịch của Hoàng Thị Thảo, Ban Tôn Giáo chính phủ, Hà Nội.
14. B.C. Burianốp (1987), Thế giới quan khoa học, Nxb. Văn hoá chính trị, Moscow, Bản tiếng Nga.
15. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh (1950), Đại Thừa Chơn Giáo, Trước tác tàng thơ Thủ Thiêm, Gia Định.
16. G. Condominas (2003), “Tôn giáo Việt Nam”, Nghiên cứu tôn giáo (2), tr 31 – 38.
17. Cơ quan phổ thông giáo lý Đại Đạo (1991), Cao Đài vấn đáp.
18. Cơ quan phổ thông giáo lý Đại Đạo (2006), Yếu điểm giáo lý Đại Đạo, Nxb. Tôn giáo.
19. Cơ quan phổ thông giáo lý Đại Đạo (2006), Đại Đạo khai minh, Nxb. Tôn giáo
20. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tôn giáo – Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nxb. Phương Đô
21. Cao Văn Chánh (1926), Đạo Cao Đài, Tân Thế Kỷ, tr 21.
22. Hoàng Châu (1930), Trả lời Cao Đài Đàm, Tòa Thánh Tây Ninh.
23. Liêm Châu (1994), Thất sơn truyền kỳ, Hội văn nghệ Châu Đốc.
24. Liêm Châu (1997), Mười đỉnh núi thiêng liêng, Văn nghệ Châu Đốc. 162
25. Phan Kỳ Chưởng (1973), Đạo Cao Đài và chính trị, Luận văn tốt nghiệp, Học viện chính trị quốc gia hành chánh.
26. Trần Thanh Danh (1926), Cao Đài xuất thế, Tòa Thánh Tây Ninh.
27. Denis, Léon (1928), Sau khi chết, Người dịch: Nguyễn Trọng Diệm, Nguyễn Ngọc Thơ, Nxb. nhà in xưa và nay.
28. Denis, Léon (1928), Yếu lý thần linh học: Đạo lý và Thiết nghiệm, Sách vấn đáp, Nxb. xưa và nay.
29. Lê Xuân Diệm (1982), “Vài nét về con đường phát triển kinh tế văn hoá trong buổi đầu lịch sử của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Một số vấn đề khoa học và xã hội vềĐồng Bằng Sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội.
30. Lê Anh Dũng (1996), Lịch sử Cao Đài tiềm ẩn 1920 – 1926, Nxb. Thuận Hoá, Huế.
31. Lê Anh Dũng (1994), Con đường Tam giáo Việt Nam, Nxb. Tp.HCM.
32. Lê Anh Dũng (2004), “Cao Đài qua mắt nhìn của mục sư Victor. L. Oliver”, Nghiên cứu tôn giáo, (4), tr 79 – 86.
33. Lê Duẩn (1978), Giai cấp công nhân và liên minh công nông, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
34. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hoá tâm linh Nam Bộ, Nxb Hà Nội.
35. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Viện nghiên cứu tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội.
36. Trần Dương (1994), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo”, Tạp chí Cộng Sản, (10), tr 30 – 32.
37. Trần Đình Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX. H. Đại học Quốc gia Hà Nội. 163
38. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Phái Tiên Thiên (1952), Kinh Nhật Tụng, Tam thanh Bửu điện, Long An.
39. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Phái Tiên Thiên (1969), Kinh Thượng Thừa Chơn Pháp, Tam thanh Bửu điện, Long An.
40. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần VII Ban chấp hành TW Đảng khoá IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Đinh Văn Đệ (1997), Nói chuyện Cao Đài, Nxb. Thuận Hoá, Huế.
42. Hiếu Để (1998), Công việc của người tu đức sống đạo, Nxb. Thuận Hoá, Huế.
43. Tô Minh Đức(2001), “Đôi nét về Cao Đài Minh Chơn Đạo qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc”, Nghiên cứu tôn giáo, ( 4), tr 58 – 63.
44. Đạt Đức (1995), Cao Đài khái yếu, Nxb Thuận Hoá, Huế.
45. Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất (1968), Kinh Bình Minh, Sài Gòn, tập 1.
46. Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất (1970), Kinh Bình Minh, Sài Gòn, tập 2.
47. Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất (1972), Kinh Bình Minh, Sài Gòn, tập 3.
48. Trần Văn Giàu (1975), “Thực chất của Đạo Cao Đài”, Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng tám, Nxb. Khoa học xã hội, tập II, tr 188 – 229.
49. D. G. E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Bùi Thanh Sơn và nhiều người dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia.
50. Đinh Văn Hạnh (1999), Đại tứ ân hiếu nghĩa của người Việt Nam ở Nam Bộ, Nxb. Trẻ.
51. Nguyễn Hùng Hậu (1993), “Góp phần tìm hiểu quan điểm của Mác với tôn giáo”, Tạp chí Triết học, (3), tr 72 – 74.
52. Nguyễn Trung Hậu (1928), Châu thân giải, in lần thứ nhất, nhà in xưa và nay. 164
53. Hương Hiếu (1958), Đạo sử Tòa Thánh Tây Ninh.
54. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, H.
55. Phan Văn Hoàng (2001), Cao Triều Phát – Nghĩa khí Nam Bộ, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
56. Hội Thánh Trung Ương Trung Việt tại Tam Quan (1961), Kinh Tam Thừa Chơn Giáo, ấn tống.
57. Nguyễn Văn Hồng (2000), Danh nhân Đại Đạo, Tòa Thánh Tây Ninh.
58. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Thanh Hải (2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nxb. Tổng hợp Tp.HCM.
59. Chí Hùng (1994), Tìm hiểu tôn giáo Cao Đài, Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo.
60. Đỗ Quang Hưng (2002), “Hồ Chí Minh và nền tảng luật pháp tôn giáo ở nước ta”, Nghiên cứu tôn giáo, (3).
61. Đỗ Quang Hưng (2003), “Vận dụng sáng tạo quan niệm Mác – xít về tôn giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”, Nghiên cứu tôn giáo, (6), tr 3 – 7.
62. Nguyễn Văn Kinh (1970), Giảng đạo yếu ngôn, Tòa Thánh Tây Ninh.
63. Đinh Văn Khá (1975), Đại lễ vía Đức Chí Tôn, Viện Đại học Sài Gòn.
64. Võ Sĩ Khải (2002), Văn hoá Đồng bằng Nam Bộ, Nxb. khoa học xã hội, H.
65. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb. Khoa học xã hội.
66. Vũ Tự Lập (1978), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb. Giáo dục, T1.
67. V. I. Lênin (1976), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ Mátxcơva, T12
68. V. I. Lênin (1976), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ Mátxcơva, T17 165
69. V. I. Lênin (1976), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ Mátxcơva, T29
70. Nguyễn Thanh Long (1985), Vài nét về Đạo Cao Đài và việc giải quyết vấn đề tôn giáo Cao Đài theo chính sách của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, Khoa CNXH-HK, Học viện chính trị Quốc gia Tp. HCM, Luận văn 159.
71. Nguyễn Đức Lữ (1995), Tìm hiểu đặc điểm Cao Đài và thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đối với Đạo Cao Đài, Khoa CNXH – KH, Học viện chính trị quốc gia Tp. HCM.
72. Nguyễn Đức Lữ (2002), “Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo và một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, Nghiên cứu tôn giáo, (6), tr 4 – 11.
73. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb. Tp.HCM.
74. Trần Thị Thu Lương, Võ Thành Phương (1991), Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 – 1873), Nxb. Tp.HCM.
75. Trần Thị Thu Lương, Mạc Đường (chủ biên) (1995) , “Phụ canh ruộng đất giữa các làng Việt ở Nam Bộ nữa đầu thế kỷ XIX”, Làng xã châu Á và ở Việt Nam, Nxb. Tp.HCM, Nxb. Trẻ.
76. C. Mác, Ph, Ăng-ghen (1984), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, T1
77. C. Mác, Ph, Ăng-ghen (1984), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, T4
78. C. Mác, Ph, Ăng-ghen (1984) Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, T5
79. C. Mác, Ph, Ăng-ghen (1984), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, T6
80. C. Mác, Ph, Ăng-ghen (1984), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, T7
81. C. Mác, Ph, Ăng-ghen, Lênin (2001), Bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Người dịch: Trần Khang, Lê Cư Lộc, Học viện hành chính quốc gia.
82. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T4
83. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T5 166
84. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T6
85. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T7
86. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T9
87. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T10
88. Huỳnh Minh (1972), Tây Ninh xưa và nay, Sài Gòn.
89. Sơn Nam (1997), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb. Trẻ, Tp. HCM.
90. Sơn Nam (1959), Tìm hiểu đất Hậu Giang, Nxb. Phù Sa.
91. Sơn Nam (1971), Miền Nam đầu thế kỷ XX: Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân, Nxb. Phù Sa.
92. Sơn Nam (1992), Cá tính của miền Nam, Nxb. Văn Hoá.
93. Lưu Văn Nam (1999), “Người Khmer ở Nam Bộ”, Nam Bộ xưa và nay, Nxb. Tp.HCM và Tạp chí xưa và nay.
94. Thuỷ Ninh (1991), “Tín ngưỡng và mê tín”, Tạp chí tuyên truyền, (4), tr 34 – 36.
95. Nguyễn Thị Nga (2003), “Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về bản chất tôn giáo và việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay”, Lý luận chính trị, (6), tr 33-38.
96. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
97. Đào Trinh Nhất (1929), Cái án Cao Đài, Imprimerie commercial, Sài Gòn.
98. Trần Duy Nghĩa (1973), Nền tảng chính trị đạo, Tòa Thánh Tây Ninh.
99. Huệ Phong (1998), Đại Đạo triết lý nhân bản, Tòa Thánh Tây Ninh.
100. Võ Văn Phuông (1990), Đạo Cao Đài và quá trình đấu tranh bỏ mặt chính trị phản động của các giáo phái Cao Đài Tây Ninh trong giai đoạn 167 cách mạng hiện nay, L.V. 324, Khoa CNXH – KH, Học viện Chính trị Quốc gia Tp. HCM.
101. Thạch Phương và Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội.
102. Phan Quang (1967), Việt sử: xứ Đàng Trong (1558 – 1777), Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.
103. Phan Quang (1981), Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nxb. Văn Hoá.
104. Trần Văn Quế (1973), Tìm hiểu căn bản triết học Cao Đài, Đồng Tân, Sài Gòn, Cao Hiên xuất bản.
105. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, Toàn tập, Nxb. Giáo dục.
106. Trần Văn Rạng, Vân Đằng (1967), Vị thế Cao Đài trong Quốc sử, Đại học Văn Khoa Sài Gòn xuất bản..
107. Trần Văn Rạng (1970), Đại Đạo sử cương, Đại Đạo năm thứ 14, Tòa Thánh Tây Ninh xuất bản, Q1.
108. Trần Văn Rạng, Vân Đằng (1971), Đại Đạo sử cương, Tòa Thánh Tây Ninh xuất bản, Q2.
109. Trần Văn Rạng (1972), Chân dung Đức Hộ Pháp, Tòa Thánh Tây Ninh xuất bản.
110. Nguyễn Viết Tá (1990), Miền Đông Nam Bộ kháng chiến (1945 – 1975), H: Quân đội nhân dân.
111. Phạm Công Tắc (1936), Giảng về mật thiết triết lý của Đạo Cao Đài, Đại Đạo, (4), tr 9 – 13.
112. Phan Văn Tâm, Nguyễn Thanh Liêm (1963), Lược thuật Tòa Thánh Tây Ninh. 168
113. Đồng Tân (1972), Lịch sử Cao Đài – Phần vô vi, Cao Hiên xuất bản, Sài Gòn, Q1.
114. Đồng Tân (1974), Tìm hiểu căn bản triết học Cao Đài, Cao Hiên xuất bản, Sài Gòn.
115. Đồng Tân (1974), Tìm hiểu Đạo Cao Đài, Cao Hiên xuất bản.
116. Tỉnh ủy Tây Ninh (1995), Cao Đài Tây Ninh và những việc làm sắp tới.
117. Tỉnh uỷ Tây Ninh (2000), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện chỉ thị 37 – CT/TW của Bộ Chính Trị và kế hoạch 33 – KH/TU của Tỉnh uỷ Tây Ninh về công tác 6 tháng đầu năm 2000.
118. Tỉnh uỷ Tây Ninh (2001), Báo cáo tình hình và công tác 6 tháng đầu năm 2001.
119. Tỉnh uỷ Tây Ninh (2000), Báo cáo tình hình và công tác đối với Đạo Cao Đài Tây Ninh.
120. Tỉnh uỷ Tây Ninh (2002), Báo cáo tình hình hoạt động của Đạo Cao Đài Tây Ninh từ khi được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đến nay (5/1997 – 02/2002), công tác quản lý nhà nước và một số kiến nghị đề xuất chuẩn bị cho Đại hội nhân sanh, ĐHHT nhiệm kỳ mới (2002 – 2007).
121. Tỉnh uỷ Tây Ninh (2006), Báo cáo tình hình và công tác đối với Cao Đài Tây Ninh.
122. Tòa Thánh Tây Ninh (1965), Pháp nhân Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
123. Tòa Thánh Tây Ninh (1997), Hiến chương Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
124. Tòa Thánh Tây Ninh (2002), Hiến chương Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
125. Tòa Thánh Tây Ninh (1927), Thánh ngôn hiệp tuyển, in lần thứ nhất, Q1.
126. Tòa Thánh Tây Ninh (1956), Danh nhân Đại Đạo, trích trong bộ sách Cao Đài Từ Điển của Đức Nguyên. 169
127. Tòa Thánh Tây Ninh (1960), Thánh ngôn hiệp tuyển, in lần thứ nhất, Q2.
128. Tòa Thánh Tây Ninh (1972), Tân luật Pháp Chánh Truyền.
129. Tòa Thánh Tây Ninh (1973), Lịch sử Cao Đài phần thứ nhứt – Tòa Thánh đến Miên Quốc 1926-1937.
130. Tòa Thánh Tây Ninh (1974), Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp năm Kỷ Sửu và Canh Dần (1949 – 1950), in lần thứ nhất, Q3.
131. Tòa Thánh Tây Ninh (1974), Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp năm Mậu Tý (1948), in lần thứ nhất, Q2.
132. Tòa Thánh Tây Ninh (1975), Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp năm Tân Mão (1951), in lần thứ nhất, Q 4.
133. Tòa Thánh Tây Ninh (1991), Tài liệu thực hành nghi tiết cúng lễ.
134. Tòa Thánh Tây Ninh (1992), Kinh Thiên đạo và Thế đạo.
135. Tòa Thánh Tây Ninh (1999), Giới luật tôn giáo Cao Đài – Bí pháp và thể pháp.
136. Tòa Thánh Tây Ninh (2002), Báo cáo hành đạo của Hội Đồng Chưởng Quản khoá V, nhiệm kỳ 1997 – 2002.
137. Tòa Thánh Châu Minh (1997), Tư liệu sự kiện lịch sử Cao Đài Tiên Thiên.
138. X. A. Toxarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, Nxb. Chính trị Quốc gia. H.

 Tiếng Anh
167. L.P.Briggs (1950), The Khmer Empire and the Malay Peninsula, Corn. Univ.
168. M. Sarkisyanz (1984), On the place of Caodaisme culturally, Jounal of Asia studies, vol 18, (No 2).
169. R. B. Smith (1970), An Introdution to Caodaisme I, II, University of London.
170. J. L. Shork (1968), The Caodai, Minority group in the republic of Vietnam, Headquarters Department of Army.
171. J. S. Werner (1981), Peasant Politics and religionus sectarianisme: Peasnt and priest in the Cao Dai in Vietnam, Yale University Southeast Studies, New Haven, Connecticut, USA,.  Tiếng Pháp
172. Cendrieux, Jehan (1928), “Une Jérusalam nouvelle”, Extrême – Asie, (25), P.33 – 37.
173. G. Coedes (1944), Histoire ancienne des etats hindouises d’etreme, Orient, Hanoi.
174. G. Coulet, Georges (1928), Bonzes, pagodes et sociétér secrètes en cochinchine, Extrême – Asie, Revue Indochinoise illustrée.
175. G. Coulet (1929), Cultes et religions de l’indochine Annamite, impr. C. Ardin, Saigon.
176. G. Coulet (1926), Les socétés secrètes en Tèred’ Annam, Impr, C. Ardin Saigon.
177. G. Gobron (1848), Histoire du Caidaisme – Boudhisme Renové, Paris, Dervy. 173
178. G. Gobron (1848), Histoire et philosophie du Caodaisme, Paris, 20 rue de la trimolle.
179. Lalaurette et Vilmont (1933), Le Caodaisme Rapport à gouvernement de la Cochinchine, Saigon.
180. L. Matry (1934), Le Caodaisme 1925 – 1934, vol 4 – contribution à l’histoire des mouvements politiques de l'Inodichine Francaise, Impar, De L’Extrème Orient.
181. G. Meilon (1960), Le Caodaisme, Le Ruban Rouge – Paris pubshed, (6), Sepet. 

KEYWORD: download luan an tien si triet hoc,dao cao dai, hien nay, va anh huong, cua no, den doi song, van hoa, tinh than, cua cong  dong, nguoi viet, vung dong nam bo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...