Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si triet hoc,chuyen nganh, lich su triet hoc,triet hoc dao duc, cua immanuel kant, va anh huong, cua no doi voi, triet hoc duc, the ky xix, ngo thi my dung


TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC CỦA IMMANUEL KANT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC ĐỨC THẾ KỶ XIX 

Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS. TS. VŨ TÌNH 



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Như Engels đã nói, một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận, mà muốn phát triển năng lực tư duy đó thì cho tới nay, không có cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ lịch sử triết học thời trước [41,487]. Việc nghiên cứu tư tưởng triết học đạo đức Kant có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử tư tưởng triết học nói chung và triết học cổ điển Đức nói riêng, góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận.

Sự hình thành và phát triển của mỗi học thuyết triết học gắn liền với hoàn cảnh lịch sử đã sản sinh ra nó và dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng văn minh nhân loại. Trong lịch sử triết học, nhất là thời kỳ trước Marx, không có chủ nghĩa duy vật nào là triệt để và cũng không có chủ nghĩa duy tâm nào lại không tìm thấy trong nó những hạt nhân tiến bộ.

Triết học Marx ra đời không chỉ chịu sự qui định của những điều kiện lịch sử, kinh tế – xã hội Đức những năm 40 của thế kỷ XIX, mà còn là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng văn hóa tinh thần nhân loại, được đúc kết trong các học thuyết triết học từ cổ đại đến cận đại. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử triết học trước Marx, trong đó có triết học đạo đức Kant, là cần thiết bởi khó có thể hiểu hết giá trị và ý nghĩa của triết học Marx nói riêng và chủ nghĩa Marx nói chung nếu nghiên cứu chúng trong sự tách rời với những vấn đề trên.

Với việc đề cao vai trò hoạt động lý tính của con người, nghiên cứu con người như một chủ thể hoạt động tích cực trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, triết học Kant nói chung và triết học đạo đức của ông nói riêng, đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. Từ đấy về sau, mọi trào lưu triết học đều ít nhiều xoay quanh những những vấn đề mà Kant đã đặt ra.

Cách đặt vấn đề của Kant về con người và vị trí con người trong thế giới, về tự do và phẩm giá con người, cũng như việc khẳng định rằng con người là “mục đích cuối cùng của mọi mục đích” ( “Endzweck aller Zwecke”  ), đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nền triết học cổ điển Đức, khơi dậy nguồn cảm hứng cho các trào lưu triết học phương Tây từ thế kỷ XIX đến nay như triết học Marx, chủ nghĩa Kant mới, triết học hiện sinh và một số học thuyết triết học chính trị phương Tây hiện đại.

Tiếp tục những vấn đề mà triết học đạo đức Kant đã đặt ra, các nhà triết học Đức thế kỷ XIX (J. G. Fichte, G. W. F. Hegel, K. Marx, F. Engels, H. Cohen…) Đã xem con người là trung tâm của mọi vấn đề triết học, nghiên cứu con người như một chủ thể của quá trình hoạt động thực tiễn, từ đấy hướng con người sống và hành động vì con người và tương lai của loài người, mặc dù cách giải quyết những vấn đề trên có thể rất khác nhau.

Việc nghiên cứu bản chất con người gắn liền với khái niệm tự do và đời sống đạo đức, tâm linh, tình cảm, của con người trong triết học đạo đức Kant, đã khơi dậy nguồn cảm hứng cho các nhà hiện sinh (M. Heidegger, K. Jaspers, J. - P. Sartre,…) Đi tìm bản chất con người trong đời sống nội tâm của chính mình. Kế thừa Kant, các nhà triết học hiện sinh đều đề cao tự do, xem nó là đặc trưng cơ bản làm nên phẩm giá và bản chất con người, mặc dù khái niệm tự do được hiểu khác nhau.

Nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người của triết học đạo đức Kant, xem con người “mọi lúc là mục đích, chứ không bao giờ chỉ là phương tiện”  đã trở thành cơ sở lập luận cho một số học thuyết triết học chính trị hiện đại ( “Một học thuyết về sự công bằng”  ( “A Theory of Justice”  ) (1971) Của J. Rawls (1921), hay “Công bằng xã hội”  ( “Just Community” ) Của L. Kohlberg (1927 – 1987)). Kế thừa Kant, Rawls và Kohlberg đều cho rằng công bằng chỉ có thể trở thành hiện thực khi mọi người đều bình đẳng về quyền tự do cơ bản và giá trị của mỗi người là giá trị của một con người.

Trong thời đại ngày nay, những tư tưởng nhân văn của triết học đạo đức Kant vẫn còn nguyên giá trị. Việc xem con người là “mục đích của chính mình” ( “Selbstzweck” ) Và là “mục đích cuối cùng của mọi mục đích”, cũng như nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người của triết học đạo đức Kant, giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn ý nghĩa của cuộc sống con người, hướng chúng ta sống và hành động vì con người.

Đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không nằm ngoài mục đích vì con người. Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nội lực của phát triển. Phát triển con người, về thực chất, là phát triển và hoàn thiện nhân cách. Và để phát triển, hoàn thiện nhân cách con người thì ngoài việc giáo dục ý thức đạo 4 đức, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần phải có một nhà nước pháp quyền với những chính sách kinh tế – xã hội cụ thể để con người có thể sống xứng đáng với phẩm giá làm người.

Mặc dù những tư tưởng của Kant về việc xây dựng một nhà nước pháp quyền còn nhiều hạn chế bởi thế giới quan duy tâm và sự qui định của tính lịch sử thời đại, nhưng những vấn đề mà nó đặt ra về quyền và trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân và xã hội, cũng như của xã hội đối với mỗi người thông qua hệ thống quyền lực nhà nước, vẫn còn có những giá trị nhất định đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở ViệtNam.

Sự khẳng định quyền con người (Menschenrecht) Xuất phát từ quyền tự do và phẩm giá làm người, cũng như việc cần thiết phải xây dựng nhà nước tốt nhất ở mọi dân tộc, hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu trong tương lai của triết học Kant là những tư tưởng mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện hiện khát vọng của toàn nhân loại.

Việc nghiên cứu những tư tưởng triết học đạo đức Kant, một mặt, giúp chúng ta hiểu biết thêm về những giá trị đạo đức mang tính nhân văn chung của toàn nhân loại, góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận, mặt khác, còn đưa ra những gợi ý thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về quyền và phẩm giá con người trong bối cảnh cuộc sống có nhiều biến động của chúng ta hiện nay.

Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn: “Triết học đạo đức của Immanuel Kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX”  làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Triết học Kant là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo quốc tế diễn ra hàng năm trên thế giới.

Năm 2004, kỷ niệm hai trăm năm ngày mất của Kant, hội thảo quốc tế về triết học Kant được tổ chức tại Đức, Ý, Trung Quốc, Việt Nam, v.v…, trong đó các bài báo cáo về triết học đạo đức của ông chiếm đa số. Tuy cùng nghiên cứu về triết học đạo đức Kant nhưng do đứng trên thế giới quan và lập trường tư tưởng khác nhau nên các nhà nghiên cứu đã lập luận, đưa ra những đánh giá khác nhau về nội dung và ý nghĩa của triết học đạo đức Kant. Ở Đức, triết học đạo đức Kant được nghiên cứu sâu rộng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Các nhà triết học của chủ nghĩa Kant mới (mà đại biểu là Friedrich Albert Lange, Hermann Cohen và Wilhelm Windelband) Đã chú trọng nhiều đến tư tưởng nhân văn của triết học đạo đức Kant, từ đó đi đến kết luận rằng triết học đạo đức Kant là nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội.

Trong các tác phẩm “Lập luận của Kant về đạo đức học”  ( “Kants Begruendung der Ethik”  ) (1877), Nxb. Reclam, Stuttgart, tái bản năm 1983, và “Đạo đức học của ý chí thuần túy”  ( “Ethik des reinen Willens”  ) (1904), Nxb. Reclam, Stuttgart, tái bản năm 1989, Cohen đã đưa ra nhận định rằng sự tiến bộ của lịch sử là sự tiến bộ của những quan niệm đạo đức và nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người trong triết học đạo đức Kant: Không bao giờ được xem con người chỉ như là phương tiện mà 6 luôn là mục đích, là tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là cương lĩnh đạo đức để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tương lai.

Trong các tác phẩm “Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant là nguyên tắc của hành động đúng”  ( “Kants Kategorischer Imperativ als Kriterium der Richtigkeit des Handelns) Của Schnoor Christian, Nxb. Tuebingen, xuất bản năm 1989, cũng như tác phẩm “Triết học đạo đức của Kant” ( “Kants

Moralphilosophie” ) Của Steigleder, Klaus, Nxb. Stuttgart/Weimar, xuất bản năm 2002; “Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức. Một sự bình luận tổng hợp”  ( “Grundlegung zur Metaphysik der Sitten. Ein kooperativer Kommentar”  ) Do Otfried Hoeffe chủ biên, Nxb. Suhrkamp, Frankfurt am Main, xuất bản năm 2000; Hay “Lập luận của Kant về triết học thực tiễn”  ( “Kants Begruendung der praktischen Philosophie”  ) Của Freudiger, Juerg, Nxb. Bern, xuất bản năm 1993…, các nhà triết học Đức đã phân tích nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant (mệnh lệnh tuyệt đối, nhân phẩm con người, cái thiện tối cao, vấn đề hạnh phúc, tự do, tự chủ), từ đấy đưa ra những nhận định về giá trị và ảnh hưởng nó đối với thời đại.

Phân tích về ảnh hưởng của triết học Kant đối với nền triết học Phương Tây, các nhà triết học Đức nhất trí rằng, hầu hết các học thuyết triết học cận, hiện đại đều bắt đầu từ Kant, dù đó là triết học lý luận hay triết học thực tiễn. Có những học thuyết dùng triết học Kant làm cơ sở lý luận cho học thuyết của mình, cũng có học thuyết dùng nó để tranh luận hay bác bỏ những quan điểm đối lập. Những nhận định này được thể hiện rõ trong tác phẩm “Immanuel Kant. Cuộc sống, tác phẩm, ảnh hưởng”  ( “Immanuel Kant. Leben, Werk, Wirkung”  ), của Sandvoss E. R., Nxb Kohlhammer, Stuttgart, xuất bản năm 1983. Cụ thể hơn, trong tác phẩm “Immanuel Kant”, của Otfried Hoeffe, Nxb. Muenchen, xuất bản năm 1996, Hoeffe viết: “Cho dù một triết gia được người đời sau cải tiến, phát triển sáng tạo, hay bị ngộ nhận đến thế nào đi nữa, thì lịch sử triết học sau Kant, về một phần cơ bản, phải được hiểu như lịch sử sự ảnh hưởng, như sự tiếp thu và tiếp tục phát triển, như sự tái tạo, phê phán và tiếp thu chính những tư tưởng của Kant” [87,301 – 302].

Trong tác phẩm trên, Hoeffe đã đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của triết học Kant đối với triết học phương Tây cận, hiện đại và khẳng định rằng triết học Kant đã tạo nên bước ngoặt thời đại. Nó chứa đựng một tiềm lực tư duy không thể tát cạn và cho đến nay vẫn chưa thể đo lường hết được.

Đồng ý với nhận định trên của Hoeffe, trong tác phẩm “Lịch sử triết học”  ( “Geschichte der Philosophie”  ), tập 2, Nxb. Herder, tái bản năm 1991 tại Freiburg, Johannes Hirschberger đưa ra nhận định: Quan điểm của Kant về bổn phận đạo đức, về tự do, tự trị và phẩm giá con người đã làm đảo lộn tư duy triết học thế kỷ XVII – XVIII và đặt cơ sở nền tảng cho mọi vấn đề triết học từ đấy về sau. Ông viết: “Kant được xem là triết gia Đức lớn nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời cận đại, là triết gia của nền văn hóa tân thời và của nhiều lĩnh vực khác nữa. Dù người ta có đánh giá Kant gì đi nữa, điều không thể chối cãi là ít nhất Kant đã nâng triết học Đức tiến lên một giai đoạn mới. Danh tiếng của ông đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và tỏa sáng lên những gì đi sau” [85,268 – 269]

Trong tác phẩm “Kant và Marx. Một sự đối thoại thời đại”  ( “Kant und Marx. Ein Epochengespraech”  ) Của Oskar Negt, Nxb. Steidl, Goettingen, xuất bản năm 2003, Negt đã đồng ý với nhận định của nhiều nhà triết học phương Tây rằng, không có Kant sẽ không có Fichte, Schelling, Hegel và Marx. Negt cũng đưa ra những nhận định về sự tương đồng giữa triết học Kant và triết học Marx. Ông đánh giá cao tư tưởng nhân văn của triết học đạo đức Kant và cho rằng khó có thể hiểu được cặn kẽ tư tưởng nhân văn của Marx, nếu trước đó không có sự hiểu biết về Kant. Ngược lại, đọc các tác phẩm của Marx có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Kant. Theo Negt, những nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant như: Tự do, tự trị và phẩm giá con người có ảnh hưởng nhất định đến quan điểm của Marx về vấn đề con người.

Nghiên cứu triết học đạo đức Kant, các nhà triết học Đức đề cập đến nhiều tác phẩm của ông. Tuy nhiên, ba tác phẩm cơ bản: “Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức”  ( “Grundlegung einer Metaphysik der Sitten”  ) (1785), “Phê phán lý tính thực tiễn”  ( “Kritik der praktischen Vernunft”  ) (1788) Và “Siêu hình học của đạo đức”  ( “Metaphysik der Sitten”  ) (1797), vẫn dành được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà nghiên cứu.

Mặc dù các nhà nghiên cứu Đức đứng trên nhiều lập trường và quan điểm khác nhau để phân tích, đánh giá giá trị tư tưởng của nó đối lịch sử tư tưởng triết học, nhưng họ đều khẳng định rằng triết học Kant nói chung và triết học đạo đức của ông nói riêng, là một cuộc cách mạng rất quan trọng 9 trong lĩnh vực tư tưởng triết học phương Tây và ông xứng đáng được xem là người đã khai sáng một kỷ nguyên mới của khoa học con người. Ở Việt Nam, trước năm 1975 cũng có khá nhiều sách báo đã đăng tải các công trình nghiên cứu về triết học Kant. Đó là những bài viết của Nguyên Sa về “Triết học Kant”, đăng trên tạp chí Sáng tạo số 11 và 12, năm 1957; Bài: “Thử tóm tắt học thuyết Kant”  của Hòa Nguyên Nguyễn Hóa, đăng trên tạp chí “Bách khoa”, số 13, năm 1957.

 Trong những bài viết này các tác giả đã trình bày một cách khái quát nhất nội dung triết học Kant và đưa ra những nhận định của mình về giá trị tư tưởng của triết học Kant đối với một số học thuyết triết học phương Tây đương đại. Đặc biệt tác phẩm “Triết học Kant”  của Trần Thái Đỉnh, do Nxb. Văn mới, xuất bản năm 1974, đã đề cập đến tư tưởng triết học Kant một cách có hệ thống với sự phân tích, đánh giá cụ thể ba tác phẩm cơ bản của Kant thời kỳ phê phán. Tác phẩm “Triết học Kant”  đã được Nxb. Văn hóa thông tin tái xuất bản năm 2005.

Trong những năm gần đây, số lượng các công trình nghiên cứu về triết học đạo đức Kant đã tăng lên đáng kể. Phần lớn các công trình tập trung phân tích những tư tưởng cơ bản của triết học đạo đức Kant, từ đó, hoặc là so sánh với các học thuyết triết học đạo đức khác, hoặc là đánh giá về mặt giá trị tư tưởng và ý nghĩa nhân văn của nó đối với thời đại.

Tác phẩm “Triết học Imanuin Cantơ”  của GS. TS. Nguyễn Văn Huyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1996 và tác phẩm “I. Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức”  của GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, GS. TS. Nguyễn Văn Huyên, PGS. TS. Đặng Hữu Toàn 10 (đồng chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1997, đã phân tích mệnh lệnh tuyệt đối của triết học đạo đức Kant và đưa ra những nhận định về giá trị và ý nghĩa của nó. GS. TS. Nguyễn Văn Huyên nhận định rằng “ý tưởng nhân đạo của triết học đạo đức của Kant cho đến hôm nay vẫn còn nguyên tính chất thời sự. Nó cho ta phương pháp nhìn nhận tương lai để đấu tranh chống lại chủ nghĩa phi nhân đạo của thuyết vị khoa học - kỹ thuật hiện đại; Chống lại quan niệm tách biệt, mâu thuẫn và đối lập giữa tiến bộ khoa học - công nghệ với tiến bộ loài người; Và ý nghĩa lớn lao nhất có tính chất nhân loại bao trùm nhất là nó cho ta thấy rằng, ý nghĩa cuộc sống con người không phải là cái gì trừu tượng mà là thực tiễn cụ thể; Hơn nữa, không chỉ là cụ thể của hiện tại mà còn của tương lai, của những khả năng” [25,175].

Trong kỷ yếu hội thảo quốc tế “Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học”  của Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2006, có 23 báo cáo tham luận trong và ngoài nước nghiên cứu về triết học đạo đức Kant. Hầu hết các báo cáo tham luận đều đề cao tính nhân văn của triết học đạo đức Kant. GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng, triết học đạo đức Kant thấm đượm tinh thần nhân văn, thể hiện khát vọng đem lại cho con người một cách nhìn mới hơn về thế giới và về chính bản thân mình. Tinh thân nhân văn và lạc quan đó thể hiện ra như là những tư tưởng vượt thời đại nhằm hướng tới các giá trị toàn nhân loại.

Các bài nghiên cứu của các PGS. TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS. TS. Đặng Hữu Toàn, PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng, ThS. Nguyễn Kim Lai ThS. Vũ Thị Thu Lan, TS. Lê Công Sự, v.v…, đã tập trung làm rõ những luận điểm cơ bản của triết học đạo đức Kant, vai trò của triết học đạo đức trong hệ thống triết học của Kant, cũng như ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây đương đại.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
4. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
6. Cái mới của luận án
7. Ý nghia lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
8. Kết cấu của luận án
Chương 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT
1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Immanuel Kant
1.2. Các thời kỳ phát triển của triết học Immanuel Kant
1.3. Vị trí của triết học đạo đức trong triết học Immanuel Kant
Kết luận chương
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC IMMANUEL KANT
2.1. Cơ sở xác định giá trị đạo đức
2.2. Mệnh lệnh tuyệt đối và những đặc trưng cơ bản củanó
2.3. Đạo đức học ứng dụng
Kết luận chương
Chương 3: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC IMMANUEL KANT ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC ĐỨC THẾ KỶ XIX
3.1. Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kantđối với triết học Johann Gottlieb Fichte
3.2. Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kantđối với triết học Georg Wilhelm Friedrich Hegel
3.3. Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kantđối với triết học Marx
3.4. Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kantđối với triết học Hermann Cohen
Kết luận chương
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
-----------------------------------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bryan Magee (2003), Câu chuyện triết học (Huỳnh Phan Anh-Mai Sơn dịch), Nxb. Thống kê.
3. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C. Mác-Ph. Ăngghen, V. I. Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Quang Chiến (chủ biên) (2000), Chân dung triết gia Đức, Nxb. Trung tâm văn hóa-ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên) (1997), I. Cantơ-Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2001), Quan điểm lịch sử triết học của Hêghen, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền của Hêghen, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Đạo đức học của Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 433-440.
9. Ngô Thị Mỹ Dung (2006), “Triết học đạo đức của Cantơ và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây”, Triết học cổ điển Đức: 162   Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 433-440.
10. Bùi Đăng Duy (2006), “Immanuen Cantơ và nền triết học hiện đại ở phương Tây”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 446-154.
11. Bùi Đăng Duy-Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại (sách tham khảo), Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Durant, Will (2000), Câu chuyện triết học, Nxb. Đà Nẵng
13. Trần Thái Đỉnh (1974), Triết học Kant, Nxb. Văn mới.
14. Michel Gerten (2006), “Quan hệ giữa tự do, pháp quyền và nhà nước trong học thuyết pháp quyền của G. Phíchtơ”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Lương Đình Hải (2006), “Góp thêm mấy ý kiến về việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu triết học cổ điển Đức ở nước ta hiện nay”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 833-839.
16. Hòa Nguyên Nguyễn Hóa (1957), “Thử tóm tắt học thuyết Kant”, Bách Khoa, số 13, tr. 14-20.
17. Nguyễn Vũ Hảo (2006), “Tư tưởng của I. Cantơ về sự thống nhất của lý luận nhận thức, đạo đức học trong nhân học”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 155-169. 163   
18. Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, Nxb. Lý luận chính trị, Hà nội.
19. Hegel, G. W. F. (2006), Hiện tượng học tinh thần (Phaenomenologie des Geistes), Bùi Văn Nam Sơn (dịch và chú giải), Nxb. Văn học, Hà Nội.
20. Đỗ Thị Hòa Hới (2006), “Tìm hiểu một số quan niệm đạo đức của I. Cantơ (qua so sánh với quan niệm đạo đức của Mạnh Tử)”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 496-511.
21. Đỗ Minh Hợp (1997), “Vai trò của triết học Cantơ đối với sự phát triển của triết học”, I. Cantơ-Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 294-298.
22. Trịnh Duy Huy (2006), “Quan hệ giữa cá thể và cộng đồng trong học thuyết đạo đức học của Cantơ”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 529 -539.
23. Đỗ Huy (2006), “Đạo đức học của C. Mác và Ph. Ăngghen-Bước phát triển mới so với các tư tưởng đạo đức học của các nhà triết học cổ điển Đức”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 561-577.
24. Nguyễn Quang Hưng (2006), “Chủ nghĩa nhân đạo trong đạo đức học của I. Cantơ: Ảo tưởng hay hiện thực ? (Qua phân tích ý tưởng của I. Cantơ về một nền hòa bình vĩnh cửu)”, Triết học cổ điển Đức: Những 164   vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 512-528.
25. Nguyễn Văn Huyên (1996), Triết học Imanuin Cantơ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Huyên (1997), “Tư tưởng đạo đức trong những tác phẩm thời kỳ đầu của I. Cantơ. Mối quan hệ đạo đức-thẩm mỹ”, I. Cantơ-Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 127-138.
27. Nguyễn Văn Huyên (1997), “Vấn đề loài người và tương lai của loài người trong triết học I. Cantơ”, I. Cantơ-Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 112-120.
28. Nguyễn Văn Huyên (2006), “Triết học Cantơ-một triết học văn hóa”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 578-588.
29. Immanuel Kant (2004), Phê phán lý tính thuần túy (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), Nxb. Văn học, Hà Nội.
30. Immanuel Kant (2007), Phê phán lý tính thực hành (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), Nxb. Tri thức, Hà Nội.
31. Immanuel Kant (2007), Phê phán năng lực phán đoán (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), Nxb. Tri thức, Hà Nội.
32. Đỗ Văn Khang (2006), “Immanuen Cantơ và nhận thức luận hiện đại”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 264-270. 165   
33. Nguyễn Kim Lai (2006), “Thế giới đạo đức trong triết học thực tiễn của Cantơ”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 589-603.
34. Vũ Thị Thu Lan (2004), Mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Cantơ (luận văn thạc sỹ), Viện triết học, Hà Nội.
35. Vũ Thị Thu Lan (2006), “Đạo đức học Cantơ và tư tưởng văn hóa hòa bình”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 604-612.
36. Dương Thị Liễu (2006), “Định hướng phê phán duy hạnh phúc luận trong đạo đức học Cantơ”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 628-638.
37. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (2002), Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, t. 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (2002), Toàn tập, t. 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, t. 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
--------------------------------------------------------------
keyword: download luan an tien si triet hoc,chuyen nganh, lich su triet hoc,triet hoc dao duc, cua immanuel kant, va anh huong, cua no doi voi, triet hoc duc, the ky xix, ngo thi my dung 

TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC CỦA IMMANUEL KANT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC ĐỨC THẾ KỶ XIX 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...