luan an tien si, kinh te,chuyen nganh, kinh te chinh tri,quan he, to chuc, quan ly, dat dai, trong nong nghiep, va phat trien, nong thon, thoi ky, chuyen doi, kinh te, o viet nam,nguyen tan phat
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 62.31.01.01
QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. Nguyễn Tiến Dũng, 2. TS. Hoàng Minh Tuấn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển xã hội loài người, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Dù rằng xã hội ngày nay có nhiều quốc gia đã đạt trình độ phát triển cao nhưng nông nghiệp vẫn bất khả thay thế và tiếp tục thể hiện vai trò thiết yếu đến phát triển bền vững. Đối với những quốc gia đang phát triển, nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định xã hội trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm; Là nguồn lực ban đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trên nhiều khía cạnh như vốn, nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại…
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí trọng yếu trong cơ cấu của nền kinh tế và xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2007, nông nghiệp chiếm khoảng 20,3% GDP, 22,6% giá trị xuất khẩu, 72% dân số sống ở nông thôn và 54% lực lượng lao động trong nông nghiệp.
Trong điều kiện hội nhập vào kinh tế thế giới và đẩy nhanh quá trình CNH cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm mực nước biển dâng cao xâm thực nên bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khan hiếm đất nông nghiệp là sự thách thức lớn cần tập trung giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Bên cạnh đó, tác động của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 và những diễn biến xã hội đáng chú ý về tam nông: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn của các nước Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines; Châu Phi: Algeria, Congo, Ghana, Zimbabwe; Châu Mỹ Latinh: Cuba, Bolivia, Haiti, Venezuela… trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc đến góc nhìn về tam nông ở ViệtNam. Trước những tác động trong và ngoài nước về yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp, Nghị quyết Trung ương VII (Khóa X) Của ĐCSVN ra đời về vấn đề tam nông nhằm đề cao tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, đất đai là TLSX đặc biệt; Là môi trường sống cả về khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội; Môi trường của quá khứ, hiện tại và tương lai của nông dân ở nông thôn. Sự phát triển không ngừng của đời sống KT-XH đã phải thu hẹp đất đai nông nghiệp để đáp ứng các nhu cầu phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng, đô thị hóa… đã ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Vì vậy, việc tổ chức, quản lý đất đai nông nghiệp có hiệu quả luôn là bài toán đặt ra cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển.
Trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, vấn đề đất đai đang có tính thời sự thu hút sự quan tâm nhiều phía từ người nông dân nông thôn đến cư dân thành thị, chính quyền các cấp, nhà đầu tư. Thị trường đất đai ngày càng có ảnh hưởng đến hoạt động của các thị trường tài chính, tín dụng, lao động… đồng thời các tranh chấp, xung đột xoay quanh chủ đề đất đai giữa các chủ thể ngày càng phổ biến, gay gắt và mức độ phức tạp ngày càng tăng, xuất hiện tình trạng khiếu kiện đông người gây mất trật tự an ninh xã hội. Những phát sinh từ quan hệ tổ chức – quản lý đất đai ngày càng nhiều như vấn đề thu hồi đất để phát triển các KCN, khu đô thị mới với tình trạng mất đất của nông dân, ảnh hưởng đến việc làm, môi trường sống đến việc thu hẹp đất canh tác nông nghiệp đe dọa đến an ninh lương thực.
Các quyền về đất đai của nông dân được mở rộng cả khía cạnh pháp lý và thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân làm xuất hiện thị trường mua bán, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai ở nông thôn. Song song quá trình đó là vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất vào tay một số cá nhân, tình trạng một bộ phận nông dân không có đất và thiếu đất sản xuất phải đi làm thuê.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn đặt ra những vấn đề cần giải quyết, khai thông về lý luận lẫn thực tiễn. Công tác tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp ở nông thôn đang được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ địa chính cấp cơ sở với số lượng và trình độ như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc thực thi đúng chủ trương chính sách của nhà nước và phục vụ tốt nông dân.
Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai phức tạp trở thành rào cản cho phát triển thị trường bất động sản; Thị trường tín dụng liên quan đến đất đai; Hạn chế đến quy hoạch và cấu trúc đô thị; Giảm tiến độ đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng và bất bình đẳng trong xã hội. Sự vận động của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong thời gian qua tạo nên những trạng thái đối lập nhau: Vừa tích cực đối với sự phát triển KT - XH, vừa lại phát sinh những mối quan ngại như tranh giành đất đai, đầu cơ đất đai, tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ đất đai, sự chuyển dịch khó kiểm soát của các luồng tài chính từ thị trường chứng khoán, tín dụng sang bất động sản và ngược lại.
Những vụ việc tiêu cực liên quan đến đất đai trước hết xuất phát từ những quy định, cách hiểu và quán triệt chính sách đất đai. Một số nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu cực, lãng phí đất đai đó là khâu tổ chức – quản lý và trình độ, đạo đức của cán bộ quản lý đất đai cấp cơ sở.
Vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn hiện nay nhằm phát hiện những bất cập của chính sách đất đai, sự kém hiệu quả của công tác tổ chức – quản lý đất đai cấp cơ sở để tìm ra giải pháp hoàn thiện quan hệ tổ chức – quản lý đất đai góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó là lý do tôi chọn đề tài “QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM” làm luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến luận án, xin giới thiệu khái quát các vấn đề quan hệ tổ chức, quản lý đất đai trong nông nghiệp mà các nhà khoa học quan tâm:
Thứ nhất, PGS. TS Lâm Quang Huyên, nghiên cứu vấn đề sở hữu ruộng đất và tác động của nó đến nền nông nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Tác phẩm: Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, được xuất bản năm 2002 và tái bản năm 2007. Trong tác - 4 - phẩm này nội dung chủ yếu nghiên cứu quan hệ sở hữu ruộng đất trước thời kỳ đổi mới và đề cập một phần trong thời kỳ đổi mới (lần tái bản 2007, phần thứ ba). Như vậy trong điều kiện hội nhập và đẩy mạnh CNH những vấn đề phức tạp nảy sinh chưa được nghiên cứu.
Thứ hai, đầu những năm 1990 quan hệ sở hữu ruộng đất có sự biến động gây ra tình trạng mất đất ở các tỉnh ĐBSCL, đã thu hút một số tác giả nghiên cứu:
Nguyễn Thế Nhã (1998), Lê Du Phong (1998), Lê Đình Thắng (1998), Bùi Văn Trịnh, Võ Thành Danh (2000) … Các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu ở phạm vi ĐBSCL chưa nghiên cứu các vùng ĐBSH, ĐNB, Tây nguyên. Ngoài ra cũng chưa đi sâu nghiên cứu tình trạng thiếu đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và cây lâu năm.
Thứ ba, một số vấn đề phát sinh từ quan hệ sở hữu đất đai trong những năm gần đây khi một số địa phương thực hiện đô thị hóa, phát triển các KCN đã phát sinh vấn đề thất nghiệp, suy thoái môi trường và thu hẹp sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đã có một số tác giả nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc: Lê Thu Hoa (2007) Nghiên cứu trường hợp ở Hà Nội; Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Huyền, Võ Trọng Thành (2007), nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Hải Dương.
Trong khi các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ĐNB mức độ đô thị hóa và CNH rất nhanh lại có ít các công trình nghiên cứu để minh chứng. Ngoài ra, việc phát triển thủy điện ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng tác động lớn đến vấn đề tái định cư và sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số cần phải được nghiên cứu.
Thứ tư, các quyền về đất đai (quyền sở hữu, quyền sử dụng) Trong chính sách đất đai và thị trường đất đai nông thôn cũng được đề cập rất nhiều, Lê Văn Tứ (2003), Nguyễn Điền (2000), Đỗ Kim Chung (2000). Ngoài ra, quan hệ sở hữu đất đai cũng được lồng ghép trong các chủ đề chính sách đất đai trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế: Lê Đình Thắng, Hoàng Cường, Vũ Thị Hảo (2003), Lê Văn Hùng, Phạm Văn Minh (2007), Lý Hoàng Mai, Phan Thị Hạnh Thu (2007), Trần Thị Thái Hà (2004) … Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến các quyền về về đất đai đó là quyền hưởng dụng chưa được các tác giả trên nghiên cứu. Ngoài ra, có rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu vấn đề phát triển nông thôn, phát triển kinh tế trang trại và các nông trường quốc doanh. Như vậy, vấn đề quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam có tính thời sự, có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn đặt ra. Những đóng góp của các nhà khoa học về các vấn đề trên là rất lớn góp phần làm sáng tỏ hoặc gợi lên những vấn đề bức xúc cần giải quyết về quan hệ sở hữu đất đai trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một phần của vấn đề đất đai như là sở hữu đất đai, một vài điểm bất cập của chính sách đất đai; Hoặc gợi lên một vấn đề bức xúc trong tổ chức quản lý như là quy hoạch, đền bù giải tỏa; Hoặc nghiên cứu việc tổ chức quản lý theo địa phương nào đó. Vì vậy, các công trình trên chưa nghiên cứu hệ thống để phản ánh đầy đủ bức tranh tổng thể về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ chuyển đổi kinh tế. Do đó, chưa phát hiện đầy đủ những bất cập về chính sách đất đai và chưa nghiên cứu công tác cán bộ địa chính cấp cơ sở ảnh hưởng đến việc tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp ở nông thôn. Đồng thời, chưa có hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện chính sách đất đai và tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp nông thôn hướng đến phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trong xu thế hội nhập.
Vì vậy, bản thân tác giả đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu của mình là nghiên cứu có hệ thống các vấn đề thuộc quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay bao gồm: (1) Cơ sở lý luận hình thành quan hệ tổ chức, quản lý đất đai trong nông nghiệp; (2) Phân tích chính sách đất đai trong nông nghiệp và việc tổ chức quản lý đất đai nông nghiệp nhằm phản ánh sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế đến nay. Các số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận án dựa trên việc khảo sát nông dân, cán bộ địa chính để minh chứng cho các vấn đề mà luận án giải quyết như khiếu kiện, khiếu nại đất đai, quy hoạch “treo”, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, khảo sát về số lượng và chất lượng của cán bộ địa chính cấp cơ sơ; (3) Hệ thống giải pháp hoàn thiện quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trên hai phương diện: Cơ chế, chính sách đất đai nông nghiệp và công tác thực hiện tổ chức, quản lý. Đây là những điểm khác biệt của luận án so với các công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết về sở hữu đất, quyền hưởng dụng đất và hệ thống tổ chức – quản lý đất trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, nghiên cứu sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất nông nghiệp trong thời gian qua và nhận diện nguyên nhân của những bất cập về cơ chế chính sách đất đai và công tác tổ chức, quản lý đất đai nông nghiệp ở Việt Nam.
Thứ ba, đề nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp.
-----------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ và kịch bản giải pháp
MỞ ĐẦU
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1.1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai, nông nghiệp, nông thôn
1.1.1 Vị trí, vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế – xã hội
1.1.2 Vai trò của nông nghiệp, nông thôn
1.2 Một số nội dung lý luận về sở hữu và sở hữu ruộng đất
1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sở hữu và sở hữu ruộng đất
1.2.2 Quan điểm tư sản về sở hữu ruộng đất và các mô hình về chế độ sở hữu ruộng đất ở các nước TBCN
1.2.3 Lý luận về sở hữu trong nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc
1.3 Một số nội dung lý luận về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.3.1 Khái niệm, nội dung quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.3.2 Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
1.4 Chính sách đất đai một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.4.1 Chính sách đất đai ở một số nước
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai của cácnước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tổng kết chương 1
Chương 2 - THỰC TRẠNG QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về tình hình đất đai trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
2.2 Những thay đổi cơ bản của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam
2.2.1 Đổi mới hệ thống tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.2.2 Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân về đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.3 Sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam
2.3.1 Về tổ chức - quản lý đất đai từ lúc chuyển đổi kinh tế đến nay
2.3.2 Quan hệ giữa các nông hộ trong giao dịch trao đổi, mua bán đất đai nông thôn và sự xuất hiện tình trạng nông dân không có đất, thiếu đất sản xuất
2.3.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với nông dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án
2.3.4 Một số vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp
2.4 Đánh giá chung về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam
2.4.1 Những thành tựu của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp từ khi đổi mới đến nay
2.4.2 Những bất cập hiện nay của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp
2.4.3 Những thách thức đang đặt ra đối với quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Tổng kết chương 2
Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
3.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
3.1.1 Xu hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân và nông thôn
3.1.2 Cơ hội và thách thức phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn khi Việt Nam thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại quốc tế trong lĩnh vực nôngnghiệp
3.1.3 Dự báo một số tiêu chí về dân số và đất đai nông nghiệp đến năm 2020.
3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ tổ chức - quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai nông nghiệp
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức - quản lý đất đai NN
3.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác
3.3 Một số kiến nghị
Tổng kết chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
I. SÁCH, VĂN KIỆN, NGHỊ ĐỊNH
1. Nguyễn Huy Anh (1998), Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu ở Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
2. TS. Lê Xuân Bá (chủ biên), (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới, Nxb Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập các nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
4. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2003) Tài liệu học tập các Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (dành cho cán bộ, đảng viên cơ sở), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
5. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới (2004), Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Nxb Văn Hóa – Thông Tin.
6. Chính Phủ (2004), Nghị định 182-2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, ngày 29 tháng 10 năm 2004.
7. Chính Phủ (2004), Nghị định 188-2004/NĐ-CP Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, ngày 16 tháng 11 năm 2004.
8. Chính Phủ (2004), Nghị định 197-2004/ NĐ-CP Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, ngày 03 tháng 12 năm 2004.
9. Chính Phủ (2004), Nghị định198-2004/NĐ-CP Về thu tiền sử dụng đất, ngày 03 tháng 12 năm 2004.
10. Chính Phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP Về quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, ngày 25 tháng 05 năm 2007 11. PGS.TS. Ngô Đức Cát, TS. Vũ Đình Thắng (2001), Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
12. PGS. TS. Thái Bá Cẩn, ThS. Trần Nguyên Nam (2003), Thị trường bất động sản những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Tài Chính.
13. Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình, Nguyễn Tiến Triển (2003), Làm gì cho nông thôn Việt Nam, Nxb TP.HCM
14. Quỹ CEG (2006), Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. TS. Hoàng Văn Cường (chủ biên), TS Nguyễn Minh Ngọc, TS. Nguyễn Thế Phán, ThS Vũ Thị Thảo (2006), Thị trường bất động sản, Nxb Xây Dựng
16. C.Mác: Tư Bản (1992), tập thứ ba, phần 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội
17. C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tập (1995), tập 4, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
18. C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tập (1995), tập 12, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
19. C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tập (1995), tập 21, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
20. Phạm Huy Đoán (2004), Hỏi và đáp về Luật đất đai năm 2003, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
21. Trần Hữu Đính (1994), quá trình biến đổi chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu giai cấp ở nông thon đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
22. Trần văn Đỉnh (1984), Thiết kế quy hoạch đất đai nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp.
23. TS. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa những bài học kinh nghiệm, Nxb Thế Giới.
24. PGS.TS Đỗ Hậu, TS. Nguyễn Đình Đồng (2005), Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, Nxb Xây Dựng.
25. Hiếp pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (2001), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 26. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam 1, công ty Tiến Bộ, Hà Nội – 1995
27. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam 3, trang 576, công ty Tiến Bộ, Hà Nội – 1995
28. PGS.TS. Lâm Quang Huyên (2002), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
29. PGS.TS. Lâm Quang Huyên (2007), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội
30. Đỗ Quang Giao (1974), Đất đai và nông nghiệp tại Việt Nam Cộng Hòa, Nxb Trương Vĩnh Ký.
31. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội
32. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác-Lênin (1999), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
33. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (2002), dùng cho khối ngành chuyên Kinh Tế – Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
34. Giáo trình kinh tế nông nghiệp (1991), năm học 1991-1992, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM.
35. Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
36. PGS.TS. Vũ Trọng Khải, TS. Nguyễn Thắng (2006), Đa dạng hóa chủ thể sở hữu doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
37. TS. Lê Văn Lực, PGS.TS Trần Văn Phòng (Đồng chủ biên) (2008), Một số chuyên đề về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tập I, Nxb Lý Luận Chính Trị, Hà Nội.
38. Võ Đại Lược (2006), Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Thành công & Thách thức, Nxb Thế Giới. 39. Những sửa đổi cơ bản của Luật đất đai năm 2003, 2004, Vụ công tác lập pháp, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
40. Niêm giám thống kê Việt Nam các năm 1987, 1990, 2003,2005, 2006, 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội.
41. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội
42. Trình Ân Phú (2007), Kinh tế chính trị học hiện đại, giáo trình cơ bản về kinh tế học và quản lý học trong các trường đại học thế kỷ mới, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
43. GS.TS. Lương Xuân Quỳ, GS.PTS Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông Nghiệp.
44. PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo, TS. Nguyễn Hữu Đạt (đồng chủ biên), (2004), Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
45. Tìm hiểu Luật đất đai năm 2003, 2004, Nxb Tổng Hợp TP.HCM.
46. Tổng Cục thống kê (2002), Tư liệu kinh tế – xã hội chọn lọc từ kết quả Vụ Tổng Thông Tin, 10 cuộc điều tra qui mô lớn 1988-2000, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
47. TS. Nguyễn Văn Trình (2002), Sự phát triển các học thuyết kinh tế, Nxb Lao động – Xã Hội.
48. TS.Trần Bình Trọng (chủ biên), (2003) Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
49. Văn Tạo (1996), Phương thức sản xuất châu Á lý luận Mác – Lênin và thực tiễn Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội
50. Thái Công Tung (1965), Hiện trạng và triển vọng trong sử dụng đất đai tại Miền Nam Việt Nam, Nxb Trương Vĩnh Ký.
51. Từ điển Kinh Tế (1976), Nxb Sự Thật, Hà Nội
52. Lý Kinh Văn (1998), Kinh tế Trung Quốc bước vào thập kỷ XXI, tập 1, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 53. Văn Kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (1986), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội
54. Văn Kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VII (1991), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
55. Văn Kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VIII (1996), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
56. Văn Kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX (2001), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
57. Văn Kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần X (2006), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
58. Về chế độ sở hữu – bài học từ các nước (sách tham khảo) (2005), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
59. Viện quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu (1990), “chế độ sở hữu và kinh nghiệm quốc tế về: chế độ sở hữu cổ phần toàn dân và sự công bằng xã hội”.
60.Viện Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác – Lênin Và Tư Tưởng Hồ Chí Minh (1995), Tổng Luận phân tích: Một số vấn đề về quan hệ sở hữu hiện đại, trang 13.
61. Hoàng Việt (1999), vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
62. Hà Vinh (1997), Nông nghiệp Việt Nam trong bước chuyển sang kinh tế thị trường, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
63. Nguyễn Văn Vĩnh (1998), Cải cách cơ chế quản lý kinh tế ở Trung Quốc – đặc điểm và bài học kinh nghiệm, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
64. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin
II. TẠP CHÍ , BÁO CÁO
65. Ban Bồi Thường – Giải Phóng Mặt Bằng Quận 2 (2008), Báo cáo tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án khu đô thị mới thủ thiêm đến ngày 04/09/2007.
66. Đỗ Kim Chung (2000), “Thị trường đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam: thực trạng và các định hướng chính sách”, Nghiên cứu kinh tế, (260), tháng 10/2000. 67. Đỗ Kim Chung (2008), “Học thuyết kinh tế đối ngẫu trong phát triển nông thôn: bài học kinh nghiêm từ Trung Quốc cho Việt Nam”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (361), tháng 6/2008.
68. Trần Văn Chử, Phạm Thị Khanh (2005), “Những tác động chủ yếu của hiệp định thương mại đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam”, Nghiên Cứu Kinh Tế, tr. 47 tháng 3 – 2005.
69. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Phát (2007), “Roles of Economic Sectors in Vietnam Today”, Economic development, (154), June 2007.
70. TS. Nguyễn Tiến Dũng, ThS. Nguyễn Tấn Phát (2006), “Xác định mô hình kinh tế chính trị việt nam trong thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu khoa học kinh tế sau 20 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn 2006 – 2010, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, tháng 11 – 2006.
71. Cốc Nguyên Dương (2007), “Tình trạng “tam nông” Trung Quốc: thành tựu, vấn đề và thách thức”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (354), Tháng 11/2007.
72. Nguyễn Văn Đặng (2005), “Mấy vấn đề về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, ( 24), tr.12-21, tháng 12 năm 2005.
73. Nguyễn Điển (2004), “Thực trạng và một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh”, Phát Triển Kinh Tế, (163).
74. Lưu Thanh Đức Hải (2008), “Cấu trúc thị trường và chuỗi giá trị ngành hàng cá Tra, Ba sa tại đồng bằng sông Cửu Long”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (356), tháng
1/2008
75. Nguyễn Tấn Hùng (2002), “Phát triển kinh tế tư nhân có trái với nguyên tắc xóa bỏ chế độ tư hữu không?”, Lý Luận Chính Trị, (11), tr. 81 – 83.
76. Lê Văn Hùng, Phạm Văn Minh (2007), “Chính sách đất đai từ khi “đổi mới” – tư duy và hiện thực”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (350), tháng 7/2007.
77. Lê Thu Hoa (2007), “Phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội và vấn đề việc làm cho các lao động có đất bị thu hồi”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (352), tháng 9/2007. 78. Đào Duy Huân (1998), “Nhận thức về chế độ sở hữu trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản và sự vận dụng ở nước ta hiện nay”, Phát Triển Kinh Tế, tr. 13 – 14.
79. Trần Ngọc Hưng (2008), “Tổng quan tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế”, Khu Công Nghiệp Việt Nam, (số tháng 6-2008).
80. GS.TS. Nguyễn Đình Hương (2003), “Phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt nam giai đoạn từ đổi mới đến nay”, Kinh Tế & Phát Triển, (76).
81. Nguyễn Thị Lan Hương (2007), “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: hiện trạng thời kỳ 1990 – 2005 và triển vọng đến năm 2015”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (354), tháng 11/2007.
82. Vũ Trọng Khải (2008), “Tích tụ ruộng đất – trang trại và nông dân”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (365), tháng 10/2008.
83. Nguyễn Đình Kháng (1999), “Nhận thức sở hữu theo tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (250).
84. TS. Lê Khoa (2004), “Nâng cao việc quản lý đô thị”, Phát Triển Kinh Tế, (163).
85. Kinh tế 2003-2004 Việt Nam & Thế giới ( 2004), Thời Báo Kinh tế Việt Nam
86. Kinh tế 2004-2005 Việt Nam & Thế giới ( 2005), Thời Báo Kinh tế Việt Nam
87. Kinh tế 2005-2006 Việt Nam & Thế giới ( 2006), Thời Báo Kinh tế Việt Nam
88. Kinh tế 2006-2007 Việt Nam & Thế giới ( 2007), Thời Báo Kinh tế Việt Nam
89. Kinh tế 2007-2008 Việt Nam & Thế giới ( 2008), Thời Báo Kinh tế Việt Nam
90. Kinh tế 2008-2009 Việt Nam & Thế giới ( 2009), Thời Báo Kinh tế Việt Nam
91. Chử Văn Lâm (2007), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam – mấy vấn đề chủ yếu”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (354), tháng 11/2007.
92. Trần Du Lịch và nhiều người khác (2005), “Cơ chế quản lý để vận hành và phát triển thị trường bất động sản TP.HCM”, đề tài nghiên cứu cấp Thành phố.
93. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và CARE (2006), Kết quả khảo sát thu nhập và đời sống của nông dân. 94.Thùy Linh (2008), “Vốn đầu tư phát triển vẫn trên đà tăng tốc – chuẩn bị lộ trình đón kênh ODA mới”, Kinh tế 2007 – 2008, thời báo Kinh tế Việt Nam.
95. Lý Hoàng Mai, Phan Thị Hạnh Thu (2007), “Quá trình tự do hóa nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986 – 2005”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (345), tháng 2/2007.
96. Nông Đức Mạnh (2008), Xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, trích bài phát biểu Bế mạc Hội nghị Trung ương VII, Đại hội Đảng lần X, ngày 8-6-2008, Hà Nội.
97. Lục Học Nghệ (2007), “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc: biến đổi và phát triển”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (354), tháng 11/2007.
98. Trần Khuyết Nghi (2004), “Xác lập quan điểm mới cho vấn đề quy hoạch sử dụng đất”, Phát Triển Kinh Tế, (163), tháng 05/2004.
99. Phạm Duy Nghĩa (2008), “Nông thôn, nông dân từ góc nhìn sở hữu”, Tia Sáng, (13), tháng 7 /2008.
100. Nguyễn Tấn Phát (2008), “Những bất cập hiện nay của chính sách đất đai và thách thức đối với phát triển tam nông ở Việt Nam”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (366), tháng 11/2008.
101. Nguyễn Tấn Phát (2006), “Chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (332), tháng 1/ 2006.
102. Nguyễn Tấn Phát (2006), “Chính sách công với phát triển bền vững”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (335), tháng 4 – 2006.
103. Nguyễn Tấn Phát (2003), “Vietnam’s Lannd Policy In The Transition Period”, Economic development, (111), November 2003.
104. Nguyễn Tấn Phát (2006), “Land Policy In 1981 – 2005”, Economic development, (139), March 2006.
105. Lê Du Phong (1998), Hộ nông dân không đất và thiếu đất sản xuất ở ĐBSCL – thực trạng và kiến nghị, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 243 – 8/1998. 106. Lê Du Phong (2007), “Vấn đề đất đai ở nông thôn”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (355), tháng 2/2007
107. Trương Thị Lan Phương (2007), Giải pháp ổn định cuộc sống và tiến tới tái định cư cho các hộ dân tạm cư khu vực Xóm Tiêu, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh tế-Đại học Quốc gia TP.HCM.
108. PV (2008), “Diễn đàn: nông nghiệp, nông thôn trong tương lai”, Tia Sáng, (13), tháng 7/2008.
109. Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Thọ (2007), “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu và điều tra”, Quản Lý Kinh Tế, (14 (5+6/2007)).
110. Tâm Thư (2004), “Nâng cao hiệu lực quản lý đô thị”, Phát Triển Kinh Tế, (163), 05/2004.
111. Nguyễn Thị Thơm (2008), “Chính sách quy hoạch phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam: nhìn từ góc độ phát triển bền vững”,Nghiên Cứu Kinh Tế, (365), tháng 10/2008.
112. GS.TSKH. Lê Đình Thắng, TS. Hoàng Cường, ThS. Vũ Thị Thảo (2003), “Chính sách đất đai trong thời kỳ đổi mới ở nước ta”, Kinh Tế & Phát Triển, (76), 10/2003.
113. Đào Xuân Sâm (2007), “Bước khai phá đổi mới tạo lập nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam (1979-1990)”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (351), tháng 8/2007
114. Trần Ngọc Vương (2003), “Quyền sở hữu của cộng đồng Việt Nam và sự vận hành tiếp tục của nó”, Tia Sáng, (2), tháng 02/2003
115. Trần Ngọc Vương (2003), “Ý thức pháp quyền về sở hữu của người Việt Nam rất mờ nhạt”, Tia Sáng, (8), tháng 05/2003
116. Trần Minh Yến (2007), “Việc làm – thực trạng và những vấn đề bất cập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (344), tháng 1/2007. 117. Viện Kinh tế TP.HCM (2005), Báo cáo tổng hợp chuyên đề đánh giá thực trạng, hoàn thiện và cụ thể hóa chính sách về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới thủ thiêm.
118. Đặng Hùng Võ (2004), Đổi mới hệ thống tài chính đất đai là trọng tâm của đổi mới trong Luật Đất đai 2003, Báo cáo tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.
119. Đặng Hùng Võ (2006), Thực hiện chính sách, pháp luật đất đai đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, Báo cáo tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.
120. Đặng Hùng Võ (2006), Cần đổi mới hơn nữa việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, Báo cáo tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.
121. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2002), Quyết định của UBND TP về việc ban hành quy định về đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư trong khu vực quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các khu phục vụ tái định cư tại quận 2, TP.HCM, số 135/2002/QĐ-UB, ngày 21/11/2002
122. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2006), Quyết định về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 135/2002/QĐ-UB ngày 21 tháng 11 năm 2002 và Quy định kèm theo về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư trong khu vực quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các khu phục vụ tái định cư tại quận 2, TP.HCM, số 123/2006/QĐ-UB, ngày 16/08/2006.
123. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2007), Báo cáo tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 08/08/1998 của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác quy hoạch, đền bù khi Nhà nước thu hồi đất và tái bố trí dân cư trên địa bàn TP.HCM, số 26/BC-UBND, ngày 12/03/2007.
124. Mai Thị Thanh Xuân (2003), “Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp ở 3 tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (297), tr. 43, tháng 2/2003.
III. Website
125. Vũ Trọng Khải (2008), Chiến lược phát triển nông thôn bền vững, tạp chí Tia Sáng, số 15 ngày 05-08-2008, website: http://www.tiasang.com.vn/news?id=2789 (truy cập ngày 15/8/2008) 126. Đức Phường (2008), Nông nghiệp Thái Lan-Lời giải từ công nghệ và đổi mới chính sách, http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=78&News=886&CategoryID=32, truy cập 17/8/2009.
127. Tổng Cục Thống kê (2008), Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu, Hiện trạng sử dụng đất (Tại thời điểm 01/01/2007), website: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=7306 truy cập 20/8/2008.
128. Tổng cục Thống kê (2008), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Diện tích và sản lượng lúa cả năm, Website: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=6330 truy cập ngày 20/8/2008.
129. Tổng Cục Thống kê (2008), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Diện tích lúa cả năm phân theo địa phương, website: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3, truy cập 22-8-2008
130. Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (2008), Bí quyết thành công chuyển đổi ruộng đất ở xã Tứ Xa. Website: http://www.cap.gov.vn/news/default.asp (11-8-2008)
131. www.thuthiem.com.vn/urbanareadetail.php?cid=6&id=20. truy cập 16/2/2008
132. www.thuthiem.com.vn/investnewsdetail. Ngày 16/ 02/2008 truy cập 16/2/2008 TIẾNG ANH
133. Advanced Learner`s Dictionary (1995), Oxford University Press, England.
134. Webster`s New World College Dictionary (1996), Macmillan, USA.
---------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, kinh te,chuyen nganh, kinh te chinh tri,quan he, to chuc, quan ly, dat dai, trong nong nghiep, va phat trien, nong thon, thoi ky, chuyen doi, kinh te, o viet nam,nguyen tan phat
Nhận xét
Đăng nhận xét