Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, lich su,chuyen nganh, lich su, viet nam, can dai, va hien dai,phong trao, can vuong, o phu yen,1885-1892, dao nhat kim

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ   

 Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại

Mã số: 62 22 54 05 

 PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở PHÚ YÊN (1885-1892)   

 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.PGS TS. NGUYỄN PHAN QUANG, 2.PGS TS. NGÔ MINH OANH   

 NGHIÊN CỨU SINH: ĐÀO NHẬT KIM



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

 Phú Yên là một tỉnh thuộc miền nam Trung Kỳ, có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước. Năm 1611 tỉnh Phú Yên được thành lập với tên gọi ban đầu là phủ Phú Yên và trở thành bộ phận của quốc gia Đại Việt. Trải qua gần bốn thế kỉ, cư dân các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã đoàn kết một lòng đấu tranh xây dựng vùng đất ngày càng “yên định phú cường” như mong ước của cha ông từ thời đi mở đất. Quá trình đó, cũng đã tạo nên ở người dân Phú Yên những nét riêng về truyền thống lao động cần cù, thông minh, hiếu học và truyền thống yêu nước chống áp bức, chống ngoại xâm. Vào cuối những năm 50 của thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Phú Yên đã kế tục truyền thống yêu nước, tham gia vào quân đội triều Nguyễn chống Pháp trên các chiến trường Đà Nẵng, Gia Định.

Nhưng càng về sau, triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp, rồi trượt nhanh trên con đường đầu hàng, dâng nước ta cho thực dân Pháp để bảo vệ quyền lợi ích kỉ của dòng họ. Với hiệp ước Patenôtre (6 1884) Triều đình nhà Nguyễn đã chính thức công nhận sự thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam, đánh dấu sự cáo chung của nhà nước phong kiến độc lập. Tháng 7-1885, một bộ phận quan lại yêu nước trong phe chủ chiến tổ chức cuộc tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế. Cuộc nổi dậy nhanh chóng thất bại, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết rời khỏi kinh thành hạ Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên chống Pháp. Hòa trong khí thế của phong trào Cần Vương cả nước, các văn thân, sĩ phu và nhân dân Phú Yên đã hưởng ứng kịp thời lời kêu gọi chống Pháp của vua Hàm Nghi.

Nhiều đạo quân ứng nghĩa được thành lập, qui tụ dưới lá cờ nghĩa của chí sĩ Lê Thành Phương, tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang chống xâm lược 2 và triều đình đầu hàng, mở đầu phong trào Cần Vương ở Phú Yên, đưa tỉnh này trở thành một trong những “trung tâm của phong trào kháng chiến dân tộc ở nam Huế”  [48, tr. 40] và đi vào lịch sử như một điểm sáng trong toàn cảnh bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX. Phong trào Cần Vương ở khu vực bắc Trung Kỳ đã được giới sử học quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống trong những công trình chuyên khảo, các tạp chí chuyên ngành và các giáo trình ở đại họccao đẳng.

Trong khi đó, phong trào Cần Vương ở các tỉnh nam Trung Kỳ chỉ được đề cập một cách hạn chế, chưa được nghiên cứu toàn diện và đầy đủ, nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, vẫn còn bỏ ngỏ. Việc nghiên cứu phong trào Cần Vương ở Phú Yên (1885-1892) Trong những năm qua cũng trong tình trạng ấy. Chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện về phong trào này. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn “Phong trào Cần Vương ở Phú Yên (1885-1892)”  làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ với mong muốn có những đóng góp sau:

Về mặt khoa học:

- Luận án sẽ khôi phục bức tranh chân thực về phong trào Cần Vương chống Pháp ở Phú Yên cuối thế kỷ XIX, góp phần làm sáng tỏ thêm về phong trào Cần Vương cả nước trong thời kỳ này.

 -Cung cấp luận cứ khoa học cho việc đánh giá về đặc điểm, nguyên nhân thất bại, vị trí và vai trò cũng như những đóng góp của phong trào Cần Vương Phú Yên đối với phong trào khu vực nam Trung Kỳ và cả nước trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc.

Về mặt thực tiễn:

- Luận án bổ sung những tư liệu thành văn mới và nguồn tư liệu điền dã tại địa phương, giúp cho việc biên soạn và giảng dạy phần lịch sử này tại Trường Đại học Phú Yên cũng như các trường phổ thông trong tỉnh Phú Yên; Đồng thời giảm bớt những mảng trống trong lịch sử Phú Yên thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945.

-Góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất cho các tầng lớp nhân dân Phú Yên, đặc biệt là thế hệ trẻ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

 Phong trào Cần Vương chống Pháp những năm cuối của thế kỷ XIX ở Phú Yên dưới sự lãnh đạo của Lê Thành Phương, Nguyễn Bá Sự là bộ phận của phong trào Cần Vương cả nước và khu vực nam Trung Kỳ. Đây là cuộc đối đầu quyết liệt tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Phú Yên trong cuộc kháng chiến một mất một còn chống Pháp xâm lược. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương Phú Yên (1885 – 1892) Cũng như ở các tỉnh nam Trung Kỳ lâu nay rất ít được sử sách đề cập đến. Tác phẩm Chống xâm lăng là một công trình nghiên cứu lịch sử chống Pháp khá toàn diện của giáo sư Trần Văn Giàu.

Trong mục Phong trào Cần Vương giáo sư chỉ đề cập một cách khái quát phong trào chống Pháp các tỉnh nam Trung Kỳ. Trong lời nói đầu cuốn sách này, Giáo sư cũng đã thừa nhận: “Các cuộc khởi nghĩa ở miền nam Trung Kỳ từ Quảng Nam đến Bình Thuận từ 1885 – 1887 và về sau nữa là rất oanh liệt, nhưng ta viết ít, Tây viết cũng ít” [51, tr. 284] và Giáo sư đưa ra lý do “Tài liệu tìm được về các cuộc khởi nghĩa này hãy còn ít”“trong “kho lưu chiểu của toàn quyền Đông Dương”  hiện nay không còn gì, chỉ còn lại những bìa hồ sơ đề “Vụ Quảng Nam”, “Vụ Bình Thuận”, bên trong thì trống rỗng, Pháp đã lấy đi hết trước khi chúng rời Hà Nội” [51, tr. 584].

Vì vậy, tư liệu về phong trào Cần Vương ở Phú Yên cũng như phong trào Cần Vương của các tỉnh nam Trung Kỳ hết sức hiếm hoi. Một số tác phẩm chỉ đề cập với những nét thoáng qua như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim 4 (Sài Gòn – 1954) Hay Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX) Của Đào Duy Anh (Hà Nội – 1955). Các công trình nghiên cứu của Trần Huy Liệu như Lịch sử 80 năm chống Pháp (Hà Nội – 1955), Tài liệu tham khảo lịch sử Cách mạng cận đại Việt Nam (Hà Nội – 1956), Phong trào văn thân khởi nghĩa, có đề cập phong trào Cần Vương chống Pháp các tỉnh nam Trung Kỳ và phong trào ở Phú Yên chỉ được nhắc đến rất sơ lược. Giáo trình đại học Lịch sử Việt Nam (1858 – cuối thế kỷ XIX) Hà Nội – 1976) Của Hoàng Văn Lân và Ngô Thị Chính đề cập tương đối đầy đủ về phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, nhưng trong phần các tỉnh nam Trung Kỳ tác giả chỉ phản ánh đôi dòng: “Từ năm 1885 trở đi khắp Trung và Bắc Kỳ từ Bình Thuận đến Lạng Sơn, không nơi nào là không có những cuộc khởi nghĩa do văn thân lãnh đạo hưởng ứng Chiếu Cần Vương”  [98, tr. 102].

Kể cả các sách giáo trình gần đây nhất như Lịch sử Việt Nam, tập II (Hà Nội – 1985) Hay Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II (Hà Nội – 1998) Cũng không nêu thêm được gì về phong trào Cần Vương ở Phú Yên. Trong sách Đại Nam thực lục Chính biên (Hà Nội – 1977), một bộ sử chính thống của triều Nguyễn, khi ghi chép những biến cố xảy ra trong giai đoạn lịch sử đau thương này cũng chỉ viết một cách ngắn gọn về phong trào Cần Vương Phú Yên vẻn vẹn một câu “thân hào Phú Yên chiếm giữ thành” [147, tr. 304] và xem phong trào này là “cuộc nổi loạn”  cần phải đánh dẹp.

Gần đây, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện sử học cho ra đời cuốn sách Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 – 1918) Của Dương Kinh Quốc do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1999. Công trình này ghi chép các sự kiện lịch sử dưới dạng biên niên, vắn tắt giúp cho những nhà nghiên cứu tra tìm các sự kiện lịch sử cơ bản xảy ra trên mọi miền đất nước trong giai đoạn 1858 đến 1918. Năm 1885 với nhiều biến cố dồn dập xảy ra trên nước ta 5 sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn hạ Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống Pháp, tác phẩm cũng đã đề cập tương đối đầy đủ sự kiện lịch sử xảy ra ở các tỉnh. Ở Phú Yên tác giả có nhắc đến cuộc nổi dậy của thân hào chiếm giữ thành, lật đổ chính quyền Nam triều thân Pháp, nhưng không đề cập tên người lãnh đạo phong trào [138, tr. 57].

Ở miền Nam trước năm 1975, sách viết có đề cập về Phú Yên thường rất ít và tản mạn. Các sách như Việt Nam Pháp thuộc sử của Phan Khoang (Sài Gòn -1971) Hay Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh (Sài Gòn -1970) Hầu như không đề cập tình hình Phú Yên giai đoạn này. Trong Việt Nam Cách mạng cận sử của Phạm Văn Sơn đã nhận xét: “Đối với các cuộc khởi nghĩa nam Trung Bộ chúng ta lấy làm tiếc không có đầy đủ sử liệu”  (tr. 75). Các công trình nghiên cứu về địa phương như Non nước Phú Yên của Nguyễn Đình Tư (Sài Gòn -1965) Chỉ đề cập đôi nét về tiểu sử một số thủ lĩnh nghĩa quân của phong trào Cần Vương Phú Yên như: Lê Thành Phương, Nguyễn Bá Sự trong phần “nhân vật lịch sử”, chưa làm rõ các sự kiện cơ bản của phong trào [187, tr. 144].

Về phía Pháp, tình hình nghiên cứu và nguồn tư liệu khá khiêm tốn. Các tác phẩm La province de Phu Yen (Tỉnh Phú Yên) Của Albert Laborde hoặc Trần Bá Lộc, tổng đốc de Thuận Khánh, Sa vie et Son Oeuvre (Cuộc đời và sự nghiệp Trần Bá Lộc, tổng đốc Thuận-Khánh) Của George Durwell, Tướng X* * * Với Trung Kỳ từ ngày 5 tháng 7 năm 1885 đến ngày 4 tháng 4 năm 1886 (L’Annam du 5 Juillet 1885 au 4 Avril 1886), J. Jean với Hồi ký của cụ Thượng thư Huỳnh Côn tự Đan Tường (Mémoires de Son Excellence Huỳnh Côn dit Đan Tuong) Cũng chỉ đề cập sơ lược cuộc nổi dậy ở Phú Yên và việc hành quân đàn áp của quân Pháp và Trần Bá Lộc ở các tỉnh Thuận - Khánh - Bình - Phú trong những năm 1885 – 1887.

Đáng kể nhất là giáo sư sử học Pháp – Charles Fourniau cho công bố luận án tiến sĩ quốc gia nghiên cứu về Việt Nam Sự tiếp xúc Pháp – Việt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ từ năm 1885 – 1896 [221] dựa theo nguồn tài liệu lưu trữ tại các thư viện nước ngoài và ở Pháp. Giáo sư nhắc khá nhiều đến cuộc kháng chiến chống Pháp ở Phú Yên - Bình Định. Đến cuối năm 1982, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 207 tháng 11,12-1982) Giáo sư Ch. Fourniau cho công bố bài Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Bình Định – Phú Yên từ 1885 – 1887 [48]. Những nguồn tài liệu mà ông sử dụng chủ yếu dựa vào các báo cáo của những sĩ quan Pháp với các cấp chỉ huy của chúng ở Sài Gòn trong quá trình đưa quân đến Phú Yên – Bình Định đàn áp phong trào chống Pháp của nhân dân ở đây.

 Nguồn tài liệu mà ông cung cấp gợi mở nhiều vấn đề lý thú cho chúng ta về diễn biến của phong trào Cần Vương ở Phú Yên. Tháng 2-1984, giáo sư Đinh Xuân Lâm phát biểu ý kiến của mình nhân đọc bài Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Bình Định – Phú Yên từ năm 1885 – 1887 (Theo những nguồn tài liệu Pháp) [91] đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 tháng 2-1884. Theo giáo sư, thì bài viết của Charles Fourniau trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 207 tháng 11,12-1982 là bài viết mới nhất về đề tài này; Đồng thời giáo sư cũng đã đề cập đến một số vấn đề về sự bùng nổ và ảnh hưởng của phong trào này trong khu vực, nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa ở Bình Định, Phú Yên…

Từ sau 1975 một số tác giả địa phương đã có những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế của tỉnh Phú Yên; Nhất là từ cuối những năm 80 đến nay, nhiều bộ lịch sử Đảng bộ từ tỉnh đến các huyện, xã được biên soạn. Nội dung chủ yếu của những công trình này đề cập vai trò của Đảng Cộng sản ViệtNam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trong các sách nghiên cứu lịch sử này, ở chương mở đầu có nêu những nét khái quát về cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân địa phương thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám.

Vì vậy, 7 phong trào Cần Vương Phú Yên ít nhiều cũng được nhắc đến, đó là những nguồn tài liệu đáng quý để chúng tôi kế thừa. Ví như trong công trình Lịch sử Phú Yên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) Của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên, ở phần mở đầu dành hơn 5 trang để giới thiệu bối cảnh lịch sử xã hội trước 1945, trong đó đề cập truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Phú Yên dưới ngọn cờ Cần Vương. Việc giới thiệu này chỉ có tính chất sơ lược không đủ phác họa một bức tranh lịch sử về phong trào Cần Vương chống Pháp ở Phú Yên. Năm 1989, Nguyễn Thị Khánh Hoà trong luận văn Phong trào chống Pháp của nhân dân Phú Yên những năm 80 của thế kỷ XIX và khởi nghĩa Lê Thành Phương đã đề cập cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Phú Yên trong phong trào Cần Vương do Lê Thành Phương lãnh đạo.

Tác giả luận văn có nêu quá trình chuẩn bị lực lượng, diễn biến và rút ra một số đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương ở Phú Yên, nhưng nhìn chung chưa thật đầy đủ, chỉ dừng lại ở mức độ một luận văn tốt nghiệp đại học. Gần đây, tháng 2-1997 Bảo tàng Phú Yên cho ra mắt tập kỉ yếu Danh nhân lịch sử Lê Thành Phương (1825 – 1887) Nhân kỉ niệm 110 năm ngày mất của nhà yêu nước Lê Thành Phương và lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa mộ và đền thờ ông. Tập kỉ yếu bao gồm các bài viết của Nguyễn Nam Phong, Phan Đình Phùng, Vũ Văn Thoại, có đề cập một số nét về cuộc đời cũng như đóng góp của Lê Thành Phương trong phong trào Cần Vương ở Phú Yên từ 1885 – 1887.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây đã bước đầu phác họa được nội dung cơ bản phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân Phú Yên dưới sự lãnh đạo của Lê Thành Phương, Nguyễn Bá Sự, đề cập một số trận đánh, các thủ lĩnh nghĩa quân cũng như nêu một vài nhận xét về đặc điểm, nguyên nhân thất bại của phong trào… 8 Kế thừa tất cả những thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời dựa vào khối lượng lớn tư liệu sưu tầm tại địa phương trong các chuyến đi điền dã, khảo sát thực địa đã giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận án.

Qua đó, chúng tôi cố gắng dựng lại bức tranh sinh động và hào hùng của nhân dân Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược hưởng ứng Chiếu Cần Vương những năm cuối thế kỉ XIX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân Phú Yên do Lê Thành Phương, Nguyễn Bá Sự lãnh đạo diễn ra từ 1885 đến 1892 cùng với những biểu hiện của nó trên các mặt (quá trình chuẩn bị, diễn biến, kết quả.. .); Đồng thời đặt trong mối liên hệ với phong trào Cần Vương cả nước và khu vực các tỉnh nam Trung Kỳ. - Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, luận án nghiên cứu quá trình từ khi phong trào Cần Vương ởPhú Yên bùng nổ ngày 15 1885 đến khi kết thúc tháng 1-1892. Năm 1885, khởi nghĩa Lê Thành Phương mở đầu phong trào Cần Vương ởPhú Yên bùng nổ.

Mục tiêu của phong trào không chỉ lật đổ chính quyền Nam triều thân Pháp, tổ chức nhân dân chống giặc trong phạm vi tỉnh Phú Yên mà còn vươn ra ngoài tỉnh, hỗ trợ phong trào các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 2-1887, quân Pháp và tay sai Trần Bá Lộc từ Nam Kỳ kéo ra đàn áp làm cho cuộc khởi nghĩa thất bại. Lực lượng nghĩa quân còn lại tập hợp dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Bá Sự, rút về hoạt động ở miền núi phía tây huyện Đồng Xuân tiếp tục cuộc chiến đấu đến năm 1892, khi Nguyễn Bá Sự bị Pháp bắt đánh dấu phong trào Cần Vương ở Phú

Yên kết thúc.

Về không gian: Trong quá trình chiến đấu chống Pháp và các chính quyền tay sai, nghĩa quân Cần Vương Phú Yên không chỉ hoạt động trong tỉnh Phú Yên 9 mà mở rộng ra các tỉnh lân cận (Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận). Do đó, luận án không chỉ nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Phú Yên mà còn mở rộng đến địa phương các tỉnh Bình Định, Khánh Hoà và Bình Thuận- những nơi nghĩa quân Phú Yên đã từng hoạt động chiến đấu.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cụ thể là trên phương diện nhìn nhận, phân tích, đánh giá các sự kiện và nhân vật lịch sử. Phương pháp sử dụng chủ yếu trong luận án là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này. Phương pháp lịch sử cho phép chúng tôi dựng lại bức tranh lịch sử phong trào Cần Vương Phú Yên: Bối cảnh bùng nổ, diễn biến, kết quả… cũng như những sự kiện, nhân vật lịch sử trong các trận đánh, các căn cứ của nghĩa quân… được tái hiện một cách chân thực như đã diễn ra. Trên cơ sở bức tranh lịch sử phong trào Cần Vương Phú Yên, phương pháp lôgic vạch ra bản chất của các sự kiện, mối quan hệ giữa các nhân vật lịch sử để có những đánh giá đúng đắn về vị trí, vai trò và những đóng góp của các thủ lĩnh nghĩa quân trong phong trào đấu tranh yêu nước ở Phú Yên và lịch sử dân tộc.

Phương pháp lôgic còn giúp chúng tôi rút ra những đặc điểm và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương Phú Yên. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, thống kê, đối chiếu so sánh, điền dã và phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn học, địa lý, khảo cổ học khi tìm hiểu thơ văn của các thủ lĩnh nghĩa quân, hay khảo sát, thực địa các di tích lịch sử của phong trào còn sót lại.

5. Nguồn tư liệu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi khai thác nhiều nguồn tư liệu khác nhau.

5.1 Nguồn tư liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn:

 Gồm các tác phẩm chính: 10 - Đại Nam nhất thống chí, tập III, phần ghi chép về tỉnh Phú Yên. Tài liệu này giúp chúng tôi tìm hiểu về đất nước, con người Phú Yên từ khi thành lập cho tới những năm 80 của thế kỷ XIX. Đồng thời xác định địa danh các vùng đất xưa kia để đối chiếu với ngày nay – nơi địa bàn hoạt động của nghĩa quân Cần Vương Phú Yên - Đại Nam thực lục Chính biên, từ tập 29 đến tập 38. Qua các bản tấu trình, lời châu phê của vua quan nhà Nguyễn mà các nhà chép sử ghi lại quá trình đàn áp phong trào Cần Vương Phú Yên của thực dân Pháp, giúp chúng tôi đối chiếu với các tư liệu thành văn, tư liệu điền dã ở địa phương để có thể khẳng định chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra trên các vùng đất trong tỉnh Phú Yên vào thời kỳ này. - Quốc triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục. Tác phẩm ghi chép các khoa thi hương được tổ chức tại các trường thi ở nước ta từ thời Gia Long đến Khải Định. Đặc biệt từ khi tỉnh Bình Định mở khoa thi hương đầu tiên (1852), tạo điều kiện cho sĩ tử Phú Yên tham gia ứng thí và các ông cử, ông tú sau này trở thành các thủ lĩnh lãnh đạo phong trào Cần Vương Phú Yên. Các tác phẩm trên đây là những nguồn tư liệu đáng tin cậy, khi chúng tôi sử dụng trong luận án.

5.2 Tư liệu lưu trữ:

Đây là nguồn tài liệu quan trọng của luận án, chúng tôi sưu tầm tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia I-Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II-Tp. Hồ Chí Minh. Nguồn tài liệu này bao gồm các nghị quyết, nghị định, công điện của toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, tổng trú sứ Bắc-Trung Kỳ liên quan đến việc đưa quân đàn áp phong trào Cần Vương ở Phú Yên. Ngoài ra một số báo cáo của Trần Bá Lộc và các sĩ quan Pháp tham gia trực tiếp việc hành quân đánh dẹp phong trào chống Pháp ở Phú Yên trong giai đoạn này cũng được chúng tôi tham khảo ở mức độ thận trọng khi đối chiếu các nguồn tài liệu khác. Tài liệu lưu trữ được chúng tôi sử dụng nghiên cứu còn có một số tập san, công báo của chính quyền thực dân Pháp xuất bản đề cập đến phong trào Cần Vương Phú Yên như Bulletin de la Société des E’tudes Indochinoises, Revue Indochinoise, Bulletin des Amis du Vieux Hue (BAVH), Journal officiel de l’Indochine francaise…

5.3 Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước:

- Những công trình của tác giả là người nước ngoài có đề cập phong trào Cần Vương Phú Yên, đáng chú ý là:

+ Albert Laborde với tác phẩm La province de Phu Yen.

+ George Durwell với tác phẩm Trần Bá Lộc, tổng đốc de Thuận Khánh, Sa vie et Son Oeuvre.

+ Général X* * * Với L’Annam du 5 Juillet 1885 au 4 Avril 1886

+ J. Jean với Mémoires de Son Excellence Huỳnh Côn dit Dan Tuong.
+ Charles Fourniau với các công trình Sự tiếp xúc Pháp – Việt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ từ năm 1885 – 1896 (Les Contacts Franco-Vietnamiens en Annam et au Tonkin de 1885 à 1896), Annam- Tonkin (1885-1896) Và Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Bình Định – Phú Yên từ 1885 – 1887.

Những tài liệu này cung cấp cho chúng tôi nguồn tư liệu quý trích từ các báo cáo của những tên thực dân tham gia trực tiếp việc đàn áp phong trào Cần Vương Phú Yên.

- Các tài liệu trong nước đáng kể là những công trình viết về địa phương Phú Yên như: Non nước Phú Yên của Nguyễn Đình Tư; Danh nhân Lê Thành Phương của Bảo tàng Phú Yên; Địa chí Phú Yên; Luận văn Phong trào chống Pháp của nhân dân Phú Yên những năm 80 của thế kỷ XIX và khởi nghĩa Lê Thành Phương của Nguyễn Thị Khánh Hoà; Các sách viết về lịch sử Đảng bộ từ tỉnh đến huyện, xã… ở Phú Yên đã phác họa những nét cơ bản về Lê Thành Phương, Nguyễn Bá Sự và các thủ lĩnh nghĩa quân cũng như con người, những 12 vùng đất có liên quan đến phong trào. Đây là những tư liệu quý giá, đáng trân trọng mà chúng tôi kế thừa.

5.4 Nguồn tư liệu điền dã:

 Nguồn tư liệu này phong phú gồm nhiều loại.

 * Những dấu tích còn sót lại: Sau khi dẹp tan phong trào Cần Vương Phú Yên, thực dân Pháp ra sức trấn áp khốc liệt những người tham gia phong trào, đồng thời muốn xóa bỏ tận gốc những gì liên quan đến nghĩa quân. Vì vậy, hầu hết những căn cứ, đồn trại của nghĩa quân bị đốt cháy, san phẳng. Bên cạnh đó, sự kiện lịch sử oai hùng này đã xảy ra cách đây khá lâu nên những dấu tích liên quan đến nghĩa quân nay đã mờ nhạt, chỉ còn lại những tên gọi lưu giữ trong nhân dân. Mặc dù vậy những địa danh như Xuân Vinh, Quán Cau, Xuân Đài, Hòn Đồn, Tiên Châu, Bình Tây, Vườn Xá, Vườn Đình, Tổng Binh… đã giúp cho chúng tôi tái hiện lại vị trí các căn cứ, đồn trại của nghĩa quân cũng như những con đường tiến quân, rút lui trong thời gian phong trào diễn ra.

 Một vài cứ điểm như thành An Thổ chỉ còn sót lại những bờ tường, hào nước, lũy tre đã gợi cho chúng tôi hình dung trận chiến đấu quyết liệt thuở nào. Đặc biệt, chúng tôi phát hiện ra một số căn cứ mà chưa được nói đến trong các tài liệu trước đây. Đó là căn cứ Tây Phú, căn cứ Núi Sầm, căn cứ Mỹ Thạnh, căn cứ Vườn Xá – Hòa Mỹ ở quân khu nam Phú Yên thuộc huyện Tuy Hòa. Trong đó Vườn Xá-Hoà Mỹ là căn cứ hậu cần quan trọng cung cấp quân lương cho lực lượng của Bùi Giảng, Lê Thành Bính chiến đấu trên địa bàn các tỉnh nam Trung Kỳ. Hoặc ở quân khu bắc có căn cứ La Hiên với các cứ điểm Trại Chính, Trại Thứ … hiểm trở giúp cho nghĩa quân duy trì sự tồn tại của phong trào trong một thời gian khá lâu. Qua quá trình khảo sát thực địa chúng tôi phát hiện một số địa danh mà những người nghiên cứu trước nhầm lẫn có liên quan đến nghĩa quân như Lâm Cấm thành Long Cấm; Định Trung thành Định Sơn hoặc đính chính sự kiện Nguyễn Bá Sự bị bắt trong chiến đấu chứ không phải ra đầu thú.

Chúng tôi còn 13 sưu tầm được một số chân dung của các thủ lĩnh nghĩa quân như Lê Thành Phương, Bùi Giảng, Ngô Kim Ký, Trần Kỳ Phong … Những tư liệu này giúp chúng tôi hình dung trong chừng mực nhất định diễn biến, địa bàn hoạt động của phong trào, có ấn tượng rõ rệt về vị thủ lĩnh cũng như những người tham gia phong trào, khắc phục sự thiếu sót của các tư liệu thành văn. * Tài liệu truyền miệng: Đây là nguồn tài liệu khá phong phú tồn tại trong nhân dân qua những câu chuyện kể, ca dao, sự tích …. Trong quá trình khảo sát thực địa, chúng tôi đã đến hầu như tất cả những nơi có liên quan đến phong trào, gặp gỡ các cụ già trên 70 tuổi để khai thác. Họ là lớp hậu duệ của nghĩa quân Lê Thành Phương, Nguyễn Bá Sự, những câu chuyện họ cung cấp là được nghe ông bà kể lại. Những nội dung mà chúng tôi khai thác ở những nhân chứng này tập trung vào các vấn đề: Hoàn cảnh phát sinh, diễn biến phong trào, lãnh tụ nghĩa quân; Những di tích, danh nhân, địa danh, thơ văn về phong trào Cần Vương Phú Yên…

Các câu hỏi và phương pháp cũng được chúng tôi chuẩn bị trước để gợi cho nhân chứng nhớ lại và tránh họ nói theo ý muốn của mình. Những tài liệu này theo đánh giá của chúng tôi là đáng trân trọng, sống động, được truyền từ đời này qua đời khác mà không nguồn tài liệu nào thay thế được. Chính bằng lời kể chất phác và đầy nhiệt tình của các cụ trong chốn trầm lặng của nông thôn đã giúp chúng tôi bắt gặp nguyên dạng của từng bộ mặt cục bộ của phong trào. Tuy nhiên, nguồn tài liệu truyền miệng có hạn chế là thiếu chính xác về thời gian và thiếu tính hệ thống. Để khắc phục nhược điểm, chúng tôi đã đối chiếu loại tài liệu này với các nguồn tài liệu khác, từ đó lọc ra được những tài liệu quý.

* Các tài liệu khác như gia phả các dòng họ, bia mộ, các bài văn tế, thơ văn của các thủ lĩnh nghĩa quân còn sót lại, các công trình khảo cứu của Nguyễn  Hồng Sinh, Bùi Tân, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Khuê … giúp chúng tôi hướng nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử Phú Yên trong thời kỳ này khi đối chiếu với các tư liệu khác. 6. Những đóng góp mới của luận án - Thông qua những nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy luận án đã dựng lại bức tranh lịch sử phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân Phú Yên dưới sự lãnh đạo của Lê Thành Phương, Nguyễn Bá Sự diễn ra từ năm 1885 đến 1892 với những sự kiện lịch sử chân thực, có hệ thống so với những gì đã công bố trước đây.

 Đặc biệt giai đoạn phong trào Cần Vương ở Phú Yên diễn ra dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Bá Sự (từ 1887-1892) Được làm sáng tỏ với những tư liệu mới, và đính chính một số sự kiện mà từ trước đến nay các nhà nghiên cứu đề cập phong trào trong giai đoạn này vốn sơ lược và không chính xác. - Trên cơ sở đó làm rõ đặc điểm, nguyên nhân thất bại và ảnh hưởng của phong trào Cần Vương Phú Yên đối với phong trào chống Pháp cùng thời ở các tỉnh khu vực nam Trung Kỳ và các phong trào sau đó ở địa phương. - Bổ sung nguồn tư liệu mới cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Phú Yên giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám vốn trước đây còn nhiều mảng trống. - Góp phần giáo dục, bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của các lớp cha ông cho thế hệ trẻ hiện nay. -Phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập phần lịch sử ViệtNam cận đại và những ai quan tâm.

7. Cấu trúc của luận án:

 Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án chia làm 4 chương: Chương I: Phú Yên trước năm 1885 và phong trào Cần Vương Chương II: Khởi nghĩa Lê Thành Phương-đỉnh cao của phong trào Cần Vương ở Phú Yên 15 Chương III: Phong trào Cần Vương ở Phú Yên tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Bá Sự Chương IV: Đặc điểm và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương ở Phú Yên.
------------------------------------------
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Nguồn tư liệu
6. Những đóng góp mới của luận án
7. Cấu trúc của luận án
CHƯƠNG 1:  PHÚ YÊN TRƯỚC 1885 VÀ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
1.1 Khái quát về đất nước và con người Phú Yên
1.1.1 Đặc điểm địa lý vùng đất Phú Yên
1.1.2 Lịch sử hình thành và xác lập khu vực hành chính vùng đất Phú Yên
1.1.3 Con người Phú Yên và truyền thống đấu tranh yêu nước
1.2 Phong trào Cần Vương bùng nổ
1.2.1 Quá trình bùng nổ phong trào Cần Vương
1.2.2 Phong trào Cần Vương ở Trung Kỳ
CHƯƠNG 2:  KHỞI NGHĨA LÊ THÀNH PHƯƠNG - ĐỈNH CAO CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở PHÚ YÊN (1885-1887)
2.1 Bối cảnh lịch sử phong trào Cần Vương ở Phú Yên và khởi nghĩa Lê Thành Phương
2.2 Thủ lĩnh Lê Thành Phương và quá trình chuẩn bị lực lượng
2.2.1 Thủ lĩnh Lê Thành Phương
2.2.2 Quá trình chuẩn bị lực lượng
2.3 Các giai đoạn chính của cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương (1885-1887)
2.3.1 Giai đoạn1: Lật đổ chính quyền thân Pháp làm chủ hoàntoàn Phú Yên (15 1885 đến 11-1885)
2.3.2 Giai đoạn 2: Phối hợp với phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa, Bình Thuận giải phóng nam Trung Kỳ (11-1885 đến 6-1886)
2.3.3 Giai đoạn 3: Những cuộc chiến đấu của nghĩa quân
Lê Thành Phương trong thời gian cuối (7-1886 đến 25 1887)
2.4 Vai trò của Lê Thành Phương trong phong trào Cần Vương ở Phú Yên
CHƯƠNG 3:  PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở PHÚ YÊN TIẾP DIỄN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN BÁ SỰ (1887-1892)
3.1 Tình hình Phú Yên sau thất bại của khởi nghĩa Lê Thành Phương
3.2 Phong trào Cần Vương ở Phú Yên tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Bá Sự (1887-1892)
3.2.1 Về thân thế Nguyễn Bá Sự
3.2.2 Nguyễn Bá Sự khôi phục lực lượng và củng cố phong trào Cần Vương ở Phú Yên
3.2.3 Những trận đánh chống càn quét và mở rộng căn cứ
3.2.4 Phong trào Cần Vương ở Phú Yên kết thúc
3.3 Một số nhận định bước đầu về những đóng góp của Nguyễn Bá Sựtrong phong trào Cần Vương ở Phú Yên
CHƯƠNG 4:  ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở PHÚ YÊN
4.1 Đặc điểm của phong trào
4.1.1 Phong trào Cần Vương Phú Yên là một trong những trung tâmkháng chiến phía Nam kinh thành Huế có sự liên kết, phối hợp vớicác tỉnh nam Trung Kỳ, tồn tại trong một thời gian tương đối dài
4.1.2 Phong trào Cần Vương Phú Yên qui tụ nhiều tầng lớp nhân dân thamgia, chiến đấu bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo nhằm mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc
4.1.3 Đội ngũ lãnh đạo phong trào Cần Vương Phú Yên là những vănthân, sĩ phu lớp dưới, gắn bó mật thiết với quần chúng lao động; Trong đó nhiều thủ lĩnh là hậu duệ của văn thần, võ tướng nhà Tây Sơn
4.1.4 Ngoài mục tiêu cứu nước, cứu dân theo Chiếu Cần Vương, phongtrào còn có mục tiêu cụ thể là chống lại âm mưu sát nhập các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận vào Nam Kỳ
4.2 Nguyên nhân thất bại của phong trào
4.2.1 Nguyên nhân thất bại cơ bản và có tính chất bao trùm là phong trào Cần Vương cả nước nói chung và ở Phú Yên nói riêng diễn ra trong bối cảnh giai cấp phong kiến đã lỗi thời về mặt lịch sử; Ý thức hệ phong kiếngiữ vai trò chủ đạo trong phong trào đã lạc hậu và bất lực; Sự đối đầu không cân sức giữa một bên là nghĩa quân được tổ chức, trang thiết bị, phương thức tác chiến và nghệ thuật quân sự lạc hậu với một bên làquân đội thực dân nhà nghề có kỹ thuật, chiến thuật và chiến lượcquân sự hiện đại
4.2.2 Phong trào Cần Vương Phú Yên thất bại, là do thực dân Pháp câu kết chặt chẽ với tay sai, thực hiện âm mưu thâm độc chia rẽ và những thủđoạn khủng bố tàn bạo, làm cho lực lượng nghĩa quân bị tổn thất; Từ đó gây nên tình trạng hoang mang, dao động trong bộ chỉ huy khởi nghĩa, dẫn đến sự đầu hàng phản bội của không ít thủ lĩnh phong trào
4.2.3 Phong trào Cần Vương Phú Yên cuối cùng thất bại, là do không thể vượt qua những hạn chế chủ quan: Thiếu sự liên kết, phối hợp thống nhất và liên tục với phong trào ở các địa phương khác trên địa bàn nam Trung Kỳ vàcả nước; Chủ trương “sát tả” tiến hành một cách cực đoan đã làm hạn chế việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc, suy giảm sức mạnh phong trào
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
---------------------------------------
keyword: download luan an tien si, lich su,chuyen nganh, lich su, viet nam, can dai, va hien dai,phong trao, can vuong, o phu yen,1885-1892, dao nhat kim 

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ   

 PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở PHÚ YÊN (1885-1892)   

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...