luan an tien si y hoc,chuyen nganh, phau thuat dai cuong,nghien cuu, dac diem benh ly, bung ngoai, khoa tren benh nhan, nhiem hiv/aids, nguyen thanh phong
CHUYÊN NGÀNH : PHẪU THUẬT ĐẠI CƯƠNG
MÃ SỐ : 03 . 01. 21
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỤNG NGOẠI KHOA TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1. GS.TS. LÊ QUANG NGHĨA, 2. PGS.TS. TRẦN VĂN PHƠI
MỞ ĐẦU
Với sự gia tăng liệu pháp kháng virus sao chép ngược hiệu quả cao, cùng với điều trị và dự phòng các nhiễm trùng cơ hội, bệnh nhân nhiễm HIV ngày nay sống lâu hơn, tỉ lệ tử vong gây ra bởi nhiễm HIV ngày càng giảm, thầy thuốc ngày càng có nhiều cơ hội điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Ở nước ta, tại bệnh viện Việt Đức có 143 trường hợp (TH) HIV/AIDS trong 3 năm (1999-2001) [Error! Reference source not found. ], bệnh viện Chợ Rẫy có 1.591 TH trong 4 năm (2001-2004) [10], bệnh viện Bình Dân có 604 TH trong 7 năm (2000-2006) [8], [9], bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới theo số liệu của phòng kế hoạch tổng hợp đến tháng 12/2007 đã điều trị cho 15.439 lượt bệnh nhân. Trung bình hàng năm các bệnh viện lớn nhận điều trị hàng trăm bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Ở các nước Âu-Mỹ, đau bụng trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là lý do nhập viện thường gặp trong số đó có 12- 45% do nguyên nhân bụng ngoại khoa.
Chẩn đoán bụng ngoại khoa ở người bình thường khoẻ mạnh, chức năng miễn dịch bình thường, không có bệnh lý nội khoa kèm theo, cho đến nay vẫn còn là thử thách đáng kể, điều này càng khó khăn hơn trên những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Nhiều nguyên nhân gây đau bụng trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS cũng giống như trên người bình thường không nhiễm. Mặt khác, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS cũng có thể nhập viện do các tổn thương liên quan đến bệnh nhiễm HIV của họ.
Vì vậy, khi bệnh nhân HIV/AIDS nhập viện vì triệu chứng đau bụng thường đặt ra cho người thầy thuốc vấn đề rất khó vì có thể lẫn lộn giữa bệnh nhiễm trùng không mổ với bụng ngoại khoa thật sự. Điều này làm chậm trễ thêm việc 2 can thiệp phẫu thuật trên bệnh nhân HIV/AIDS, dẫn tới tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong của phẫu thuật bụng ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS là 50-70% và tỉ lệ biến chứng lên đến 100%. Các tác giả đều thống nhất cho rằng phẫu thuật trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thì vô ích và hơn nữa còn có hại them. Nguyên nhân là:
1. Bụng ngoại khoa trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có biểu hiện không hẳn giống với người bình thường, dấu hiệu phản ứng thành bụng (rất quan trọng để quyết định bệnh nhân có can thiệp phẫu thuật hay không) Có thể biểu hiện trễ hoặc thậm chí không có, ngay cả khi bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
2. Chẩn đoán và điều trị bụng ngoại khoa trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS rất phức tạp do có nhiều chẩn đoán khác nhau và khả năng có nhiều bệnh lý cùng tồn tại do nhiều tác nhân bệnh sinh khác nhau.
Ngày nay, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được phẫu thuật bụng đã giảm đi nhiều, chỉ còn vài phần trăm trường hợp [Error! Reference source not found. ], [Error! Reference source not found. ]. Sự cải thiện đáng kể tỉ lệ tử vong này là nhờ những tiến bộ về liệu pháp kháng virus sao chép ngược hiệu quả cao (HAART), cùng với điều trị và dự phòng bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhưng chủ yếu là nhờ những hiểu biết về bệnh kết hợp với đau bụng và các bệnh trong bụng ngoại khoa thường gặp trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Theo Helena, bụng ngoại khoa là những trường hợp đau bụng cấp (trong vòng 7 ngày), đau dữ dội hay đau tăng dần kèm theo tình trạng toàn thân nặng hơn. Khám có dấu phản ứng thành bụng.
Tăng số lượng bạch cầu. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có: Dấu hiệu hơi tự do 3 trong ổ bụng, dịch tự do cấp tính trong ổ bụng hay xuất huyết nội và thường phải theo dõi sát để can thiệp ngoại khoa kịp thời.
Vậy thì, tiêu chuẩn xác định bụng ngoại khoa theo Helena có áp dụng được trên những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hay không, tình trạng suy giảm miễn dịch có ảnh hưởng ra sao đến diễn tiến bụng ngoại khoa và đâu là những yếu tố giúp chẩn đoán bụng ngoại khoa thật sự; Giá trị của các chẩn đoán hình ảnh bụng ngoại khoa và kết quả điều trị bụng ngoại khoa trên bệnh nhân HIV/AIDS như thế nào.
Hơn hai thập niên qua, y văn thế giới có nhiều nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về đau bụng và phẫu thuật trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Có nhiều vấn đề đã được thống nhất và nhiều nguyên nhân đã được xác định, tuy vậy hãy còn những bàn cãi về chẩn đoán và điều trị bụng ngoại khoa trên những bệnh nhân này.
Y văn trong nước nhiều năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu về dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhưng chưa có nhiều những đánh giá riêng về chẩn đoán và điều trị bụng ngoại khoa cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Vì vậy, đứng ở góc độ phẫu thuật viên ngoại tổng quát, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1. Nêu các đặc điểm, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có hội chứng bụng ngoại khoa.
2. Đánh giá hiệu quả của các chẩn đoán hình ảnh học bụng ngoại khoa trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
3. Đánh giá kết quả ngắn hạn điều trị bụng ngoại khoa trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
-------------------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chẩn đoán sinh học nhiễm HIV/ AIDS
1.2. Chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới về chẩn đoán sinh học nhiễm HIV/ AIDS
1.3. Diễn tiến lâm sàng nhiễm HIV
1.4. Phân loại giai đoạn nhiễm HIV
1.5. Đau bụng cấp
1.6. Đau bụng trên bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS
1.7. Chẩn đoán và điều trị
1.8. Cận lâm sàng
1.9. Các trường hợp đau bụng trên bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDScần can thiệp phẫu thuật
1.10. Nguyên nhân đau bụng không phẫu thuật
1.11. Phẫu thuật trên bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. KẾT QUẢ
3.1. Dịch tễ học
3.2. Đặc điểm bệnh nhân
3.3. Triệu chứng lâm sàng
3.4. Triệu chứng cận lâm sàng
3.5. Điều trị phẫu thuật
3.6. Các bệnh thường gặp
3.7. Kết quả điều trị
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Dịch tễ học
4.2. Tuổi và giới
4.3. Chẩn đoán nhiễm HIV
4.4. Chẩn đoán giai đoạn nhiễm HIV
4.5. Chẩn đoán bụng ngoại khoa trên bệnh nhân nhiễm
HIV/ AIDS
4.6. Nguyên nhân đau bụng
4.7. Phẫu thuật trên bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS
4.8. Cận lâm sàng
4.9. Đặc điểm phẫu thuật trên bệnh nhân nhiễm HIV
4.10. Phẫu thuật thường gặp trên bệnh nhân nhiễm HIV
4.11. Kết quả phẫu thuật bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngô Thanh Bình (2003), "Đánh giá tổn thương X quang phổi trên bệnh nhân lao và HIV", Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 7 (1), tr. 217-22.
2. Lê Bửu Châu, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Chí (2005), "Liên quan giữa lâm sàng, tế bào lymphô và tế bào lymphô T CD4 + trong máu ngoại biên của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM", Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 9 (1), tr. 133-137.
3. Nguyễn Hữu Chí (1996), "Nhiễm HIV/AIDS", Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr. 72-181.
4. Nguyễn Đức Chính và cộng sự (2002), "Điều trị ngoại khoa và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện Việt Đức từ 1/1999 đến 6/2001", Ngoại khoa, tập 4, tr. 18-22.
5. Nguyễn Đình Hối (1996), "Điều trị thủng ruột thương hàn". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr. 8-11, 16-32.
6. Nguyễn Thị Nga và cộng sự (2001), "Nhận xét tỷ lệ nhiễm HIV ở bệnh nhân ngoại khoa-Bệnh viện Việt Đức", Ngoại khoa, tập 6, tr. 12.
7. Nguyễn Thanh Phong, Lê Quang Nghĩa, Trần Văn Phơi (2005), "Thủng ruột trên bệnh nhân nhiễm HIV", Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 9 (1), tr. 88-92.
8. Nguyễn Thanh Phong, Lê Quang Nghĩa, Trần Văn Phơi (2007), “"Đau bụng cấp trên bệnh nhân nhiễm HIV". Y Học TP. Hồ Chí Minh , tập 11 (1), tr. 187-191.
9. Nguyễn Thanh Phong, Lê Quang Nghĩa, Trần Văn Phơi (2007), “"Viêm 159 phúc mạc trên bệnh nhân nhiễm HIV". Y Học TP. Hồ Chí Minh , tập 11 (1), tr. 192-197.
10. Trịnh Thị Thanh Xuân, Nguyễn Phúc Tiến, Đặng Thị Vân Trang (2006), "Khảo sát tình hình nhiễm HIV nhập viện và vai trò của phòng ngừa chuẩn". Y Học TP. Hồ Chí Minh , tập 10 (1), tr. 292-296.
Tiếng Anh
11. Abdul R. , Tajudeen A. (2003), "Causes and determinants of outcome of intestinal perforation in a semiurban community", Ann Coll Surg HK, vol. 7, pp. 116-123.
12. Aboolian A. , Ricci M. , Shapiro K. , Connors A. , LaRaja R. (1999), "Surgical treatment of HIV-related immune thrombocytopenia", Int Surg, vol. 84(1), pp. 81-5.
13. Abrams D. , Lewis B. , Beckstead J. , et al (1984), “"Persistent diffuse lymphadenopathy in homosexual men: endpoint or prodrome?", Ann. Intern. Med, vol. 100, pp. 801-808.
14. Adelman A. , Metcalf L. (1983), "Abdominal pain in an university family practice setting", J Fam Pract, vol. 16, pp. 1107-1111.
15. Ahn S. , Mayo-Smith W. , Murphy B. , et al (2002), "Acute nontraumatic abdominal pain in adult patients: abdominal radiography compared with CT evaluation", Radiology, vol. 225, pp. 159–64.
16. Ahuja T. , Grady J. , Khan S. (2002), "Changing trends in the survival of dialysis patients with human immunodeficiency virus in the United States", J Am Soc Nephrol, vol. 13(7), pp. 1889-93.
17. Albaran R. , Webber J. , Steffes C. (1998), "CD4 cell counts as a prognostic factor of major abdominal surgery in patients infected with the human 160 immunodeficiency virus", Arch Surg, vol. 133 (6), pp. 626-631.
18. Albu E. , Mukherjee A. , Rao D. , et al (1999), "Emergency surgery for generalized peritonitis caused by cytomegalovirus colitis in a patient with AIDS", The American Surgeon, vol. 65(5), pp. 397-398.
19. Arthur G., et al (2002), "Fever and neutropenia", NCCN, vol. 1, pp. 5.
20. Barbosa C. , Macasaet M. , Brockmann S. , et al (1997), "Pelvic inflammatory disease and human immunodeficiency virus infection", Obstet Gynecol, vol. 89, pp. 65–70.
21. Barone J. , Gingold B. , Nealon T. , et al (1986), "Abdominal pain in patients with acquired immune deficiency syndrome", Ann Surg, vol. 204, pp. 619-623.
22. Beaugerie L. , Ngo Y. , Goujard F. , et al (1994), "Etiology and management of toxic megacolon in patients with human immunodeficiency virus infection", Gastroenterology, vol. 107, pp. 858–63.
23. Benedict M., Bucheli B., Battegay E., et al (1997), "First clinical judgment by primary care physicians distinguishes well between organic and nonorganic causes of abdominal or chest pain", J Gen Intern Med, vol.12(8), pp.459–65.
24. Berkowits F. , Nesheim S. (1993), "Chylous ascites caused by Mycobacterium avium complex and mesenteric lymphadenitis in a child with acquired immuno-deficiency syndrome", Pediatr Infect Dis J, vol. 12, pp. 99-101.
25. Binderow S. , Cavallo R. , Freed J. (1993), "Laboratory parameters as predictors of operative outcome after major abdominal surgery in AIDS-and HIV-infected patients", The American Surgeon, vol. 59(11), pp. 754-757.
26. Binderow S. , Shaked A. (1991), "Acute appendicitis in patients with 161 AIDS/HIV infection", Am J Surg, vol. 162(1), pp. 9-12.
27. Bini E. , Weinshel E. , Falkenstein D. (1999), "Risk factors for recurrent bleeding and mortality in human immunodeficiency virus infected patients with acute lower GI hemorrhage", Gastrointest Endosc, vol. 49(6), pp. 748-753.
28. Bizer L. , Pettorino R. , Ashikari A. (1995), " Emergency abdominal operations in the patient with acquired immunodeficiency syndrome". J Am Coll Surg, vol. 180(2), pp. 205-209.
29. Blatt S. , Lucey C. , Butzin C. , et al (1993), "Total lymphocyte count as a predictor of absolute CD4+ count and CD4 percentage in HIV-infected persons". JAMA, vol 269, pp. 622–6.
30. Bonacini M. (1991), "Pancreatic involvement in human immunodeficiency virus infection", J Clin Gastroenterol , vol. 13, pp. 58-64.
31. Bouche H. , Housset C. , Dumont J. , et al (1993), "AIDS-related cholangitis: Diagnostic features and course in 15 patients", J Hepatology, vol. 17, pp. 34-39.
32. Bova R. , Meagher A. (1998), "Appendicitis in HIV–positive patients", Aust N Z J Surg, vol. 68, pp. 337-339.
33. Brivet F. , Loffin B. , Bedossa P. , et al (1987), "Pancreatic lesions in AIDS", Lancet, vol. 2, pp. 570-571.
34. Brown J. , Berman . J, Blickman J. , (1993), "Primary ileocecal tuberculosis", Am J Roentgenol, vol. 160(2), pp. 278.
35. Bricaire F. , Marche C. , Zoubi D. , et al (1987), "Pancreatic disturbances and AIDS: An anatomo-pathological study" , In Proceedings of the Third International Conference on AIDS, Washington, pp. 187.
36. Bricaire F. , Marche C. , Zoubi D. , et al (1988), "HIV and the pancreas", Lancet, vol. 1, pp. 65-66. 162
37. Burack J. , Mandell M. , Bizer L. (1989), "Emergency abdominal operations in the patients with acquired immunodeficiency syndrome", Arch Surg, vol. 124, pp. 285–286.
38. Burke G. , Nichols L. , Balogh K. , et al (1987), "Perforation of the terminal ileum with cytomegalovirus vasculitis and Kaposi's sarcoma in a patient with acquired immunodeficiency syndrome", Surgery, vol. 102(3), pp. 540-545.
39. Calabrese L. , Lederman M. , Spritzler J. , et al (2002), "Placebo-controlled trial of cyclosporin-A in HIV-1 disease: implications for solid organ transplantation", J Acquir Immune Defic Syndr, vol 29(4), pp. 356-62.
40. Cappell M. , Marks M. (1995), "Acute pancreatitis in HIV-seropositive patients: a case control study of 44 patients". Am J Med , vol. 98, pp. 243–8.
41. Cello J. (1989), "Acquired immunodeficiency syndrome cholangiopathy: spectrum of disease", Am J Med, vol. 86, pp. 539-546.
42. Chambers A. , Lord R. (2001), "Incidence of acquired immune deficiency syndrome (AIDS)-related disorders at laparotomy in patients with AIDS", Br J Surg, vol. 88(2), pp. 294-297.
43. Chiu C. , Wong W. , Kuo B. , et al (1999), "Clinical analysis of Mycobacterium tuberculosis infection in patients with acquired immunodeficiency syndrome", J Microbiol Immunol Infect, vol. 32(4), pp.250-256.
44. Chou Y. , Hsu C. , Tiu C. , et al (1992), " Splenic abscess: Sonographic diagnosis and percutaneous drainage or aspiration", Gastrointest Radiol, vol. 17, pp. 262-266.
45. Chulay J. , Lankerani M. (1976), "Splenic abscess. Report of 10 cases and review of the literature", Am J Med, vol. 61, pp. 513-522.
46. Cohen M. , Galera M. , Ruiz M. , et al (1990), "Splenic abscess", World J 163 Surg, vol. 14, pp. 513-517.
47. Cohen C. , Sinei S. , Reilly M. , et al (1998), "Effect of human immunodeficiency virus type 1 infection upon acute salpingitis: A laparoscopic study", J Infect Dis, vol. 178, pp. 1352–1358.
48. Colebunders R. , Ryder R. , Nzilambi N. , et al (1989), "HIV infection in patients with tuberculosis in Kinshasa, Zaire", Am Rev Respir Dis, vol. 139, pp. 1082-1085.
49. Crowe S. , Carlin J. , Stewart K. , et al (1991), "Predictive value of CD4 lymphocytic number for the development of opportunistic infections and malignancies in HIV infected persons" J Acquir Immune Defic Syndr, vol. 4, pp. 770–776.
50. Daley C. , Small P. , Schecter G. , et al (1992), "An outbreak of tuberculosis with accelerated progression among persons infected with the human immunodeficiency virus", N Engl J Med, vol. 326, pp. 231-5.
51. Darin J. , Russell A. , Dmitri V. , et al (2005),"The Surgeon and AIDS. Twenty years later", Arch Surg, vol. 140, pp. 961-967.
52. Davidson T, Allen-Mersh T, Miles A, et al (1991), "Emergency laparotomy in patients with AIDS", Br J Surg, vol. 78, pp. 924–926.
53. Debeuckelaere S. , Schoors D. , Buydens P. , et al (1991), "Splenic abscess: A diagnostic challenge", Am J Gastroenterol, vol. 86, pp. 1675-1678.
54. Deziel D. , Hyser M. , Doolas A. , et al (1990), "Major abdominal operations in acquired immunodeficiency syndrome", The American Surgeon, vol. 56(7), pp. 445-450.
55. Diettrich N. , Cacioppo J. , Kaplan G. , et al (1991), "A growing spectrum of surgical disease in patients with human immunodeficiency virus/acquired immunodeficiency syndrome. Experience with 120 major cases", Arch Surg, vol. 126(7), pp. 860-865. 164
56. Dombal F. (1979), "Acute abdominal pain", Scand J Gastroenterol, vol. 14, pp. 29-43.
57. Dorothy (1984), "Evaluation of abdominal pain in the AIDS patient", Ann Surg, pp. 332-340.
58. Dua R. , Wajed S. , Winslet M. (1990), "Human immunodeficiency virus and the surgeon", J S C Med Assoc, vol 86(9), pp. 479-83.
59. Ellen M. , Fred . L, Sharon L. , et al (2003), "The AIDS patient with abdominal pain: a new challenge for the emergency physician", Emergency Medicine Clinics of North America, vol. 21, pp. 987-1015.
60. Emparan C. , Iturburu I. , Ortiz J. , et al (1998), "Infective complications after abdominal surgery in patients infected with human immunodeficiency virus: role of CD4+ lymphocytes in prognosis", World Journal of Surgery, vol. 22(8), pp. 778-782.
61. Escudero A. , Cummings O. , Kirklin J. , et al (1992), "Cytomegalovirus colitis presenting as hematochezia and requiring resection", Arch Surg, vol. 127(1), pp. 102-104.
62. Ferat E. , Guzman G. , Rosales L. , et al (2005), "Clinical characteristics and follow-up of patients with AIDS and acute abdominal pain", Gac Med Mex, vol. 141(5), pp. 357-362.
63. Ferguson C. (1988), "Surgical complications of human immunodeficiency virus infection", The American Surgeon, vol. 54(1), pp. 4-9.
64. Flum D,, Steinbergs S. , Sarkis A, (1996), "The role of cholecystectomy in acquired immunodeficiency syndrome", J Am Coll Surg, vol. 83, pp. 644-646.
65. Foo E. , Sim R. , et al (1998), "Abdominal Surgery in human immunodeficiency virus (HIV) infected patients-Early local experience", Ann Acad Med Singapore, vol. 27 , pp. 759-62.
..................
keyword: download luan an tien si y hoc,chuyen nganh, phau thuat dai cuong,nghien cuu, dac diem benh ly, bung ngoai, khoa tren benh nhan, nhiem hiv/aids, nguyen thanh phong
Nhận xét
Đăng nhận xét