Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,nhung chuyen bien, kinh te, xa hoi, o nong thon, tinh vinh long, thoi ky doi moi,1986,2005

NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2005)



PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chuyển biến về kinh tế – xã hội là yếu tố phản ánh sự vận động, phát triển của các nền văn minh nhân loại. Sự chuyển biến ấy chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội; Đặc biệt là các quyết định quản lý của giai cấp lãnh đạo. Quá trình vận động và phát triển đó cũng phản ánh ý chí, khả năng chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống cùng khát vọng vươn lên của con người trên hành trình đi đến tương lai. Lịch sử hình thành và phát triển của Vĩnh Long hơn 270 năm qua với những thăng trầm, quanh co, khúc khuỷu nhưng bước đi của nó luôn thể hiện rõ nét quá trình ấy. Là một tỉnh trong thế kỷ XVIII đã từng giữ vai trò trung tâm của vùng Đồng bằng châu thổ song Cửu Long, Vĩnh Long đang từng bước vươn lên để phát triển và hội nhập.

Nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội đối với đất nước ta, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển, nhất là phát triển bền vững. Bởi vì kết quả nghiên cứu ấy không chỉ cho biết thực trạng của một đất nước, một vùng hay một tỉnh so với thế giới, khu vực, tỉnh bạn mà qua đó nó còn chỉ ra những nguyên nhân thành tựu và những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển. Hay nói cách khác kết quả nghiên cứu ấy sẽ là một trong những chỉ dẫn quan trọng cho tiến trình phát triển nói chung. Chính vì vậy, nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội là một yêu cầu đặt ra rất bức bách và nghiêm túc đối với các nhà khoa học, nhất là trong bối cảnh đất nước bước sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vĩnh Long hiện nay là một trong 13 tỉnh, thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với cây lúa là chính. Đối với Vĩnh Long, nông nghiệp và nông thôn đã, đang và sẽ còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh.

Nền kinh tế tiểu nông, đậm chất thuần nông ở Vĩnh Long đã có những đóng góp rất quan trọng trong lịch sử nhưng bước sang thời kỳ mới nó đang bộc lộ những yếu kém, cản ngại trên con đường phát triển. Trong bối cảnh chung của vùng, của đất nước đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang từng bước hội nhập, từng bước hoà mình với kinh tế quốc tế, Vĩnh Long cũng không thể đi ra ngoài con đường đó. Một câu hỏi lớn được đặt ra rất bức bách là: Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Vĩnh Long phải làm gì và làm như thế nào để có thể đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế từ nền kinh tế tiểu nông, từ một vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của cả nước mà vẫn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực? Đây là câu hỏi khó không chỉ đặt ra đối với Vĩnh Long mà với cả Đồng bằng sông Cửu Long, rất cần được quan tâm nghiên cứu, giải đáp.

Do đó, nghiên cứu về nông thôn mà cụ thể là chuyển biến kinh tế – xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long thời kỳ đổi mới là vấn đề rất bức thiết, có ý nghĩa trên cả hai phương diện: Khoa học và thực tiễn.

1.1.1. Về phương diện khoa học:

Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Long cũng là tỉnh nông nghiệp, do đó vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu khoa học như đã trình bày. Cùng ở khu vực Đồng bằng song Cửu Long, nhưng lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, xã hội của Vĩnh Long không hoàn toàn giống so với các tỉnh khác trong vùng. Bên cạnh những nét tương đồng, nông thôn tỉnh Vĩnh Long có nhiều nét riêng. Những nét riêng ấy không chỉ thể hiện ở điều kiện tự nhiên mà còn ở điều kiện xã hội, ở việc 3 thực hiện đường lối do Đảng đề ra.. .

Mặt khác, thời kỳ 1986 – 2005 đã tạo ra những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, của nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Vĩnh Long nói riêng. Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, đời sống của người nông dân cũng được cải thiện một bước quan trọng, nông thôn được đổi mới. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội nông thôn đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải giải quyết để nông thôn có thể đi tới trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tham gia ngày càng có hiệu quả vào quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Do vậy, việc nghiên cứu nông thôn tỉnh Vĩnh Long sẽ làm phong phú thêm bức tranh kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước và sẽ góp phần vào việc nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, nông thôn cả nước nói chung.

1.1.2. Về phương diện thực tiễn:

Nghiên cứu nông thôn tỉnh Vĩnh Long sẽ góp phần khảo sátđánh giá vấn đề chuyển biến kinh tế – xã hội trong quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đối với một tỉnh thuần nông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó chỉ ra những tồn tại, thách thức, triển vọng cùng với những khuyến nghị về tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh để các nhà lãnh đạo, quản lý, nhất là lãnh đạo địa phương có thể tham khảo ban hành các quyết định quản lý thích hợp.

Mặt khác, việc nghiên cứu nông thôn tỉnh Vĩnh Long thời kỳ đổi mới còn mang ý nghĩa tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở một địa bàn cụ thể, góp phần vào việc tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước.

Vì những lý do khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài“Những chuyển biến kinh tế – xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam hiện đại.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Xuất phát từ lý do khoa học và thực tiễn như đã trình bày, việc nghiên cứu đề tài này sẽ nhằm vào 4 mục tiêu:

Một là, nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế – xã hội nông thôn Vĩnh Long trong những năm đổi mới (1986 – 2005), trong đó tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá nguyên nhân, động lực làm chuyển biến kinh tế Vĩnh Long từ trạng thái thuần nông đi vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hai là, nghiên cứu đánh giá vai trò nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Long đối với sự phát triển của tỉnh và góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội, đồng thời chỉ ra những nhân tố khách quan, chủ quan làm cho Vĩnh Long không thể đi nhanh cùng cả nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ba là, nghiên cứu hiện trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và những thách thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Long trong mối quan hệ với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bốn là, nghiên cứu khả năng hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Vĩnh Long - một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của cả nước và trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:

Kinh tế – xã hội nông thôn miền Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng luôn giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Chính vì vậy, từ trước đến nay lĩnh vực này luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và cả của các cấp chính quyền. Từ 5 trước năm 1975 cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa họcluận vănluận ánbài báo khoa học, sách.. . Đề cập đến những nội dung trên với những cấp độ khác nhau. Những công trình khoa học này đã đặt nền móng quan trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề kinh tế – xã hội nông thôn đang đặt ra trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trước năm 1975, ở phạm vi miền Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, có các công trình nghiên cứu và tác phẩm như “Vấn đề hoạch định và thực hiện kế hoạch phát triển hạ lưu vực Cửu Long giang trên lãnh thổ ViệtNam”  của Cao Văn Hở (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh Sài Gòn, 1967), “Một số vấn đề phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam”  của Nguyễn Văn Út (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh Sài Gòn, 1971), “Vấn đề tín dụng tại nông thôn Việt Nam”  của Lê Thị Bảo Nguyên (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh Sài Gòn, 1972), “Tài trợ tín dụng cho nông thôn Việt Nam”  của Trần Văn Chốn (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh Sài Gòn, 1972), “Nền kinh tế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1920 – 1930) “của Trịnh Như Kim (Tiểu luận cao học Sử, Viện Đại học Vạn Hạnh, 1973), “Vấn đề phát triển vùng châu thổ sông Cửu Long” của Trần Thị Phương Loan (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia hành chánh Sài Gòn, 1974),.. .. Trong những ấn phẩm trên đáng chú ý là 2 luận văn“Vấn đề hoạch định và thực hiện kế hoạch phát triển hạ lưu vực Cửu Long giang trên lãnh thổ Việt Nam”  của Cao Văn Hở và “Vấn đề phát triển vùng châu thổ sông Cửu Long”  của Trần Thị Phương Loan.

Hai luận văn này đã cung cấp được những số liệu cơ bản về Đồng bằng sông Cửu Long như địa lý, nhân văn, hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương mại.. .. ở những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Qua đó, nêu lên những nhận định về thực trạng và chủ trương của chính quyền Sài Gòn trong phát triển kinh tế nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Vĩnh Long; Đề xuất hướng quy 6 hoạch phát triển như dẫn thuỷ, ngăn mặn, mở đường, xây cầu (Mỹ Thuận, Cần Thơ,.. .) Nghiên cứu giống, phát triển chăn nuôi,.. .. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ tập trung đi sâu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn mà chưa đề cập nhiều đến lĩnh vực trọng yếu ở nông thôn là đời sống của người nông dân. Mặt khác, do lập trường, quan điểm và vị trí của người nghiên cứu nên một số nhận định, đánh giá trong các công trình nghiên cứu này cũng thể hiện những hạn chế nhất định cần được xem xét theo quan điểm sử học với tính chất là một ngành khoa học để có cái nhìn khách quan, khoa học trong nhận thức như về mục đích đầu tư phát triển kinh tế của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long dưới thời chính quyền Sài Gòn.. .

Ngoài ra còn có một số tác phẩm được viết và xuất bản ở miền Bắc như “Kinh tế miền Nam”  của Phạm Thành Vinh (Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1957); “Chủ nghĩa đế quốc với vấn đề ruộng đất Việt Nam”  của GS Nguyễn Công Bình (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 1959, số 1 và 2),.. . Các tác phẩm này nêu bật đặc điểm căn bản của kinh tế miền Nam những năm cuối của thập kỷ 50 (thế kỷ XX) Là miền Nam với điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi có khả năng phát triển kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân, nhưng xuất phát từ mục đích của Mỹ là muốn biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ chống cộng, muốn miền Nam phải lệ thuộc vào Mỹ cho nên họ đầu tư phát triển kinh tế chủ yếu nhằm vào mục tiêu nô dịch dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Bản chất của nền kinh tế miền Nam lúc bấy giờ vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mặc dù Ngô Đình Diệm rồi đến Nguyễn Văn Thiệu đã hai lần thực thi “cải cách điền địa”.

Từ sau năm 1975 đến nay, ở tầm của vùng có một số tác phẩm như “Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”  của Sơn Nam (Nxb tp Hồ Chí Minh, 1985); “Đồng bằng sông Cửu Long”  của Phan Quang (Nxb Mũi Cà Mau 1985); “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ”  do PGS Huỳnh Lứa chủ biên (Nxb tp Hồ Chí Minh, 1987); “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”  của Sơn Nam (NxbVăn Nghệ tp Hồ chí Minh, 1994); “Đồng bằng sông Cửu Long”  của Lê Minh (Nxb tp Hồ Chí Minh, 1984); “Đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu phát triển”  của các tác giả Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Qưới (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995); “Đời sống xã hội ở vùng Nam Bộ”  của GS Nguyễn Công Bình (Nxb Đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh, 2008); “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”  do GS TS Nguyễn Đình Hương chủ biên, (Nxb Chính trị quốc gia, 2000); .. Các tác phẩm trên đây đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về vùng Nam Bộ mà chủ yếu là Đồng bằng song Cửu Long từ thiên nhiên cho đến sản xuất và đời sống xã hội của cư dân.

Trong đó những tác phẩm “Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”  và “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”  của Sơn Nam, “Đồng bằng sông Cửu Long”  của Phan Quang, “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ”  do PGS Huỳnh Lứa (chủ biên) Nêu bật quá trình khai hoang vùng Đồng bằng sông Cửu Long của tuyệt đại đa số nhân dân lao động và chính sách bóc lột, bần cùng hoá của thực dân Pháp ngót 80 năm đối với vùng đồng bằng trù phú này.

Các tác phẩm “Đồng bằng sông Cửu Long”  của Lê Minh;” Đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu phát triển” của các tác giả Nguyễn Công Bình,Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Qưới; “Đời sống xã hội ở vùng Nam Bộ”  của GS Nguyễn Công Bình; “Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp”  do GS TS Nguyễn Đình Hương (chủ biên); .. Đề cập đến tình hình kinh tế - tế xã hội vùng đồng bằng Nam bộ (chủ yếu là thời kỳ sau năm 1975) Mà trọng tâm là Đồng bằng sông Cửu Long. Các tác phẩm này đi sâu nghiên cứu thực trạng Đồng bằng sông Cửu Long trong định hướng phát triển, trong 8 tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như vấn đề nông dân không đất và thiếu đất sản xuất; Đặc biệt trong quyển “Đời sống xã hội ở vùng Nam Bộ”  của GS Nguyễn Công Bình có đề cập đến hai vấn đề rất bức bách đối với Vĩnh Long.

Một là, vấn đề “Vượt qua thuần nông để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp”  đã chỉ ra thực trạng của nền nông nghiệp thuần nông ở Vĩnh Long và cản ngại của nó đối với sự phát triển. Tuy nhiên, Vĩnh Long có khả năng đi lên và con đường đi lên đó là phải đưa khoa học kỹ thuật, đưa công nghiệp vào nông thôn, tức là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Hai là, vấn đề “Phân tầng xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Vĩnh Long”  đã cung cấp nhiều số liệu điều tra, phân tích, nhận định về mức độ phân tầng xã hội, về tình trạng nghèo, về mối tương quan giữa phân tầng xã hội với biến động về ruộng đất ở Vĩnh Long,.. .

Đối với tỉnh Vĩnh Long, cũng có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm tiêu biểu đề cập đến vấn đề kinh tế – xã hội của tỉnh ở nhiều cấp độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu này có thể chia làm 2 dạng.

Dạng thứ nhất, nghiên cứu theo vấn đề, chuyên đề như “Vấn đề xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cửu Long1 “do Tỉnh uỷ, Uỷ Ban nhân dân tỉnh Cửu Long và Viện Khoa học xã hội (KHXH) Tại tp Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện, (Tài liệu hội thảo khoa học, 1989, tập 1 và 2); “Kinh tế Vĩnh Long trong sự nghiệp phát triển ở thập niên đầu thế kỷ 21” do Tỉnh uỷ – Uỷ Ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Viện Khoa học xã hội tại tp Hồ Chí Minh thực hiện (kỷ yếu hội thảo khoa học, 2000); “Vĩnh Long lịch sử và phát triển”  (Nxb tp Hồ Chí Minh, 2001, Kỷ yếu hội thảo khoa học), “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn các giải pháp quản lý văn hoá - xã hội trong quá trình đô thị hoá ở Vĩnh Long”  năm 2002 (đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do GS Nguyễn Công.

Năm 1976 hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập thành tỉnh Cửu Long, ­đến 5/1992 tỉnh Cửu Long tách thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh như cũ  Bình làm chủ nhiệm); “Nghiên cứu đo đạc chỉ số phát triển con người (HDI) Của tỉnh Vĩnh Long năm 2003”  (đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do Phạm Đình Lộc làm chủ nhiệm); .. Các công trình này tuy đề cập đến kinh tế - xã hội (cả trong quá khứ và hiện tại) Nhưng không toàn diện. Mặt khác, ngoại trừ đề tài “Nghiên cứu đo đạc chỉ số phát triển con người (HDI) Của tỉnh Vĩnh Long năm 2003”  có thời gian nghiên cứu đến năm 2003, các đề tài còn lại chỉ đến năm 2001.

Dạng thứ hai, là những công trình mang tính tổng kết kinh tế - xã hội của tỉnh theo giai đoạn như “Cửu Long 15 năm phát triển kinh tế – xã hội 1975 – 1990”  do Viện Khoa học xã hội tại tp Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cửu Long phối hợp thực hiện, 1992); “Vĩnh Long 25 năm xây dựng và phát triển (1975 – 2000) Do Uỷ Ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long thực hiện, 2000); “Vĩnh Long 30 năm xây dựng và phát triển”  do Nguyễn Thanh Hùng chủ biên (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Long xuất bản, 2006); .. Các công trình nghiên cứu này phản ánh tương đối toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh ở những giai đoạn lịch sử khác nhau như giai đoạn 1975 - 1990,1975 - 2000,1975 - 2005. Trong các đề tài nghiên cứu này, ngoại trừ đề tài “Cửu Long 15 năm phát triển kinh tế – xã hội 1975 – 1990”  trên cơ sở nghiên cứu môi trường tự nhiên, xã hội và lịch sử phát triển của tỉnh đề tài đi sâu nghiên cứu chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong phân bố dân cư, cơ cấu sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.. . Từ đó đề xuất những quan điểm định hướng phát triển. Các đề tài tổng kết còn lại chủ yếu là miêu tả, liệt kê. Mặt khác, tuy có đầy đủ nội dung (như kinh tế, văn hoá, xã hội, giao thông,.. .) Và cũng theo từng giai đoạn lịch sử (1975 - 1980,1981 - 1985,1986 - 1990,1991 - 1995,1996 - 2000,2001 - 2005) Nhưng số liệu chưa thật đầy đủ và thiếu tính hệ thống.

Ngoài ra còn có một số cuộc điều tra phạm vi cả tỉnh do Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long và các ngành liên quan thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng

Cục Thống kê hay Uỷ Ban nhân dân tỉnh như điều tra về Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản (5 năm một lần, bắt đầu từ năm 1994); Điều tra về Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn và kinh tế - đời sống các tầng lớp dân cư tỉnh Vĩnh Long 1991- 1998; Điều tra về Mức sống dân cư (2 năm một lần, bắt đầu từ năm 1991); Điều tra về Lao động việc làm (vào thời điểm 1 tháng 7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2000); Quy hoạch Trồng trọt, Chăn nuôi và thuỷ sản do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện năm 2007,.. . Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết về kinh tế – xã hội Vĩnh Long được đăng trên các báo, tạp chí như Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, Vĩnh Long, Nông nghiệp Việt Nam, Xưa và Nay, tạp chí Khoa học xã hội, tạp chí Lịch sử.. .

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về chuyển biến kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trong khoảng thời gian gần 20 năm (từ 1986 đến 2005). Do vậy, tác giả mong muốn trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có để tiếp cận và nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến kinh tế – xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)”  một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Văn học.
2. Lê Văn Bảnh (2008),“Mỗi năm mất 70.000 ha đất nông nghiệp”, Tuổi trẻ cuối tuần, 19 – 08 (1284), tr. 16 – 17.
3. Nguyễn Công Bình (2002), Nghiên cứu lý luận và thực tiễn các giải pháp quản lý văn hoá – xã hội trong quá trình đô thị hoá ở Vĩnh Long. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.
4. Nguyễn Công Bình (2002), Nghiên cứu lý luận và thực tiễn các giải pháp quản lý văn hoá – xã hội trong quá trình đô thị hoá ở Vĩnh Long. Báo cáo chuyên đề.
5. Nguyễn Công Bình (2002), Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng sự phân tầng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường ở Vĩnh Long. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.
6. Nguyễn Công Bình (2008), Đời sống xã hội ở vùng Nam Bộ, Đại học quốc gia, tp Hồ Chí Minh.
7. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2002), Kinh tế hợp tác ở nước ta, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Lê Minh Châu (2008), “Phát triển công nghiệp khu vực ĐBSCL”, Nhân dân, (19.268) ngày 22 tháng 5 năm 2008, tr. 5.
9. Bùi Nhất Chi (1986), Niềm tin thắng lợi , Cửu Long, Vĩnh Long.
10. Trần Văn Chốn (1972), Tài trợ tín dụng cho nông thôn Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cao học.
11. Huỳnh Tịnh Paulus Của (1998), Đại Nam quốc âm vị, Trẻ, tp Hồ Chí Minh. 168  
12. Trần Thị Kim Cúc (2008), “Tiền Giang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thu hút đầu tư khai thác và phát triển ngành dịch vụ – du lịch”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (13), tr. 22-24.
13. Trần Kim Dung (2006), “Phát triển nguồn nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long”, Báo Nhân dân, (18.448), ngày 11 tháng 2 năm 2006, tr. 5.
14. Đào Ngọc Dũng, Hoàng Hiển, Bảo Trung (2008), “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nhân dân, (19.203), ngày 17 tháng 3 năm 2008, tr.1.
15. Đào Ngọc Dũng, Hoàng Hiển, Bảo Trung (2008), “Phương cách bước đầu giải quyết vấn đề “tam nông”ở An Giang”, Nhân dân, (19.206), ngày 20 tháng 3 năm 2008, tr. 1.
16. Đào Ngọc Dũng, Hoàng Hiển, Bảo Trung (2008), “Thách thức và giải pháp ”, Nhân dân, (19.207), ngày 21 tháng 3 năm 2008, tr. 1.
17. Tuấn Dũng (2003), “Đồng bằng sông Cửu Long: bất cập cung – cầu lao động”, Thời báo kinh tế Việt Nam, 182(1.217), ngày 14 tháng 11 năm 2003, tr. 1.
18. Nguyễn Lân Dũng (2008), “Bờ xôi, ruộng mật chính là hồn Việt”, Hồn Việt, (11), tr. 4-7
19. Bảo Đan, Đình Vũ (2008),”Ở nơi người nông dân được nhận “lương hưu”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (15), tr. 32-35.
20. Thế Đạt (1983), Vấn đề khai thác tiềm năng nông nghiệp ở Việt Nam theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Đình Đầu (1999), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh, Trẻ, tp Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Vĩnh Long (Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh), tp Hồ Chí Minh. 169  
23. Phạm Văn Đấu (2007), “Từ cách làm du lịch sinh thái của nông dân Vĩnh Long, nghĩ về sự phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Cộng sản, (782), tr. 81 – 83.
24. Bùi Hữu Đức (2008),”Phát triển thị trường nông sản nước ta trong điều kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới”,Cộng sản, (788), tr.60-64 .
25. Huỳnh Thị Gấm (1998), Những biến đổi kinh tế – xã hội ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến năm 1995, Luận án tiến sĩ lịch sử.
26. Trần Bích Giang (2008), “Hoạt động khuyến nông góp phần xây dựng nông thôn giàu đẹp”,Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (17), tr. 31-34.
27. Trịnh Giang, Đỗ Nam và Văn Bường (2008), “Phát triển nông nghiệp, nông thôn và vấn đề nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Nhân dân, (19.314), ngày 07 tháng 7 năm 2008, kỳ 1, tr. 2.
28. Trịnh Giang, Đỗ Nam và Văn Bường (2008), “Phát triển nông nghiệp, nông thôn và vấn đề nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Nhân dân, (19.315), ngày 07 tháng 7 năm 2008, kỳ 2, tr. 2.
29. Trần Thị Mỹ Hạnh (2001), Sự chuyển biến về kinh tế – xã hội trong nông thôn Vĩnh Long 1945 – 1975 , Luận án Tiến sĩ Lịch sử.
30. An Dĩ Hiên, Phúc Hoài (2008),”Làng dịch vụ nông nghiệp Thành Trung ”, Báo Vĩnh Long, (1.952), ngày 17 tháng 7 năm 2008 , tr.1.
31. Bùi Đắc Hiền (2008), “Quy hoạch phát triển đô thị tập trung ven biển thay thế khu công nghiệp – giải pháp phát triển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long”,Tạp chí Cộng sản, (787), tr . 42 – 43.
32. Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm, Chính trị quốc gia,Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Hoài (2008), “Ổn định đất nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (790), tr. 60 – 64
34. Cao Văn Hở (1967), Vấn đề hoạch định và thực hiện kế hoạch phát triển hạ lưu vực Cửu Long giang trên lãnh thổ Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cao học.
35. Lê Mạnh Hùng, chủ biên (1999), Kinh tế – xã hội Việt Nam 3 năm (1996 – 1998) và dự báo năm 2000, Thống Kê, Hà Nội.
36. Vĩnh Hưng, Nguyễn Duy (2008), “Chậm...do thiếu vốn”, Báo Vĩnh Long, (1.897), ngày 12 tháng 4 năm 2008, tr. 1.
37. Nguyễn Đình Hương, chủ biên (1999), Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (sách tham khảo), Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Quốc Khánh (2005), “Gốm Vĩnh Long”, Báo điện tử Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 12 tháng 12 năm 2005.
40. Việt Khánh (2004), “Đào tạo nghề nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long – Một chương trình hữu ích”, Báo Phụ nữ Việt Nam, 104 (2.429), ngày 27 tháng 8 năm 2004, tr. 2.
41. Nguyễn Bách Khoa (2003), Những biến đổi về ruộng đất và đời sống kinh tế của nông dân tỉnh Vĩnh Long trong quá trình đổi mới (1986 – 2000) Luận văn Thạc sĩ Lịch sử.
42. Nguyễn Bách Khoa (2007),”Mấy suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long”, Khoa học xã hội,06 (106), tr 29-32.
43. Minh Khôi (2008), “Lương thực và an ninh lương thực”, Hồ sơ sự kiện, (39), tr. 3-5. 171  
44. Trần Hoàng Kim (2002), Tư liệu kinh tế – xã hội 631 huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Việt Nam, Thống Kê.
45. Trịnh Như Kim (1973), Nền kinh tế Việt Nam dưới thời pháp thuộc (1920 – 1930), Tiểu luận cao học sử.
46. Vũ Sỹ Kiên (2007), “Áp lực của chính sách thu hồi đất và ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân ven đô”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (7), tr. 21-24.
47. Vũ Kiếm (2008), “Tam nông ở Thái Bình”, Nhân dân, (19.364), ngày 26 tháng 8 năm 2008, tr. 1.
48. Thanh Kiều (2008), “Thời hội nhập của các lành nghề sông Cửu Long”, Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 02 tháng 7 năm 2008.
49. Đào Ngọc Lâm, “20 năm khoán mười”, Báo Thanh Niên, 81(4.472), ngày 21 tháng 3 năm 2008, tr. 1.
50. Trịnh Văn Lâu (1995), Vĩnh Long trên đường đổi mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Long.
51. Phạm Sỹ Liêm (2007), “Cần nhanh chóng đổi mới công tác thu hồi đất”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (7), tr. 25-27.
52. Mai Quốc Liên (2008), “Chuyện nông dân”, Sức khoẻ đời sống, (484), tr. 2
53. Trần Thị Phương Loan, Vấn đề phát triển vùng châu thổ sông Cửu Long – Ban đốc sự khoá XIX 1971 – 1974, Luận văn tốt nghiệp.
54. Chu Viết Luân (2006), Vĩnh Long thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Chính trị quốc gia. Hà Nội.
55. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, tp Hồ Chí Minh. 172  
56. Nguyễn Tấn Lực (2008), “Giúp nông dân chủ động trước vấn đề dành đất cho công nghiệp và đô thị”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (20), tr. 26 – 31.
57. Đỗ Huỳnh Lý (2008), “Cà Mau phát triển các khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (19), tr. 51-54.
58. Lê Minh, (1984), Đồng bằng sông Cửu Long, tp Hồ Chí Minh.
59. Văn Minh, Thanh Tâm ( 2001 ), “Tôi đi bán nông sản”, Báo Vĩnh Long, (992), từ ngày 2/ 8 – 9 / 8 / 2001, tr 1.
60. Huy Nam (2008), “An ninh lương thực: Hồi chuông luôn phải cảnh tỉnh”, Hồ sơ sự kiện, (39), tr. 6 – 8 .
61. Sơn Nam (1984), Đất Gia Định xưa, thành phố Hồ Chí Minh.
62. Sơn Nam (1985), Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa, tp Hồ Chí Minh.
63. Sơn Nam (1994), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.
64. Nguyễn Thành Nam (2000), Việc giải quyết vấn đề ruộng đất trong quá trình đi lên sản xuất lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long 1975 – 1993, Luận án Tiến sĩ Lịch sử.
65. Lê Hữu Nghĩa – Đinh Văn An ( đồng chủ biên ) ( 2004 ), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Nguyễn Ngọc (2005), “Chuyện làng gốm đỏ”, Báo Vĩnh Long, (1820), ngày 03 tháng 9 năm 2005, tr. 1.
67. Lê Thị Bảo Nguyên (1972), Vấn đề tín dụng tại nông thôn Việt Nam , Luận văn tốt nghiệp cao học. 173  
68. Hồ Phúc Nguyên (1999), Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế.
69. Nguyễn Ngọc, Phương Nam (2008), “Những lỗ hổng trong sản xuất nông nghiệp”, Báo Vĩnh Long, (1.952), ngày 17 tháng 7 năm 2008, tr.3.
70. Nguyễn Hữu Nguyên (2008), “Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tầm nhìn toàn cầu”, Tạp chí Cộng sản, (787), tr . 38 – 41.
71. Huỳnh Minh (2002), Vĩnh Long xưa, Thanh niên.
72. Huỳnh Ngọc Phiên (2008), “Mô hình khu công nghiệp thời hội nhập cho Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Cộng sản, (787), tr . 44 – 49.
73. Trần Phương (2008), “Đơn xin giảm giá cá tra”, Báo Vĩnh Long, (1.963), ngày 5 tháng 8 năm 2008, tr. 1.
74. Trần Thanh Phương (1988), Cửu Long địa chí, Cửu Long,Vĩnh Long.
75. Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX ( 1802 – 18884 ), thành phố Hồ Chí Minh.
76. Phan Quang (1985), Đồng bằng sông Cửu Long, Cửu Long, Mũi Cà Mau, Vĩnh Long.
77. Nguyễn Duy Quý (1995), Một số vấn đề kinh tế – xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các tỉnh phía Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, tài liệu nội bộ, Hà Nội.
78. Phạm Thị Quý (2000), Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở Việt Nam, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Bùi Văn Sáu (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh Long, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. 174  
80. Võ Văn Sen (1996), Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975), tp Hồ Chí Minh.
81. Nguyễn Bá Sướng (2008) , “Vai trò Quỹ khuyến nông trong việc phát triển kinh tế”Nhân dân, (19.324), ngày 17 tháng 7 năm 2008, tr.5.
82. Tạ Ngọc Tấn (2008), “Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – triển vọng và thách thức”(báo cáo đề dẫn), Tạp chí Cộng sản, (787), tr . 32 – 37.
83. Trương Văn Tiếp (2008), “Mười năm xây dựng các khu công nghiệp ở Long An bước đột phá trong phát triển kinh tế”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (14), tr. 18-21.
84. Nguyễn Chiến Thắng (chủ biên) (2005), Ca dao, hò, vè Vĩnh Long, Trẻ, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Vĩnh Long.
85. Nguyễn Minh Triết (2005) “Liên kết với các địa phương thành phố sẽ chuyển đổi mạnh mẽ hơn”, Báo Tuổi Trẻ, 130/2005(4.442), ngày 10 tháng 6 năm 2005, tr. 1.
86. Mai Ái Trực (2008), “Phải làm tốt công tác quy hoạch đất đai”, Người đại biểu nhân dân, (19.307), ngày 01 tháng 7 năm 2008, tr. 2.
87. Việt Tùng (2008), “Khủng hoảng lương thực”,Hồ sơ sự kiện, (39), tr. 9 – 12.
88. Nguyễn Đức Tuấn (2006) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam-con đường và bước đi, Chính trị quốc gia, Hà Nội
89. Hưng Văn (2001), “Lúa chất lượng cao”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (112), ngày 17 tháng 9 năm 2001, tr. 1.
90. Phạm Thành Vinh (1957), Kinh tế miền Nam, Sự Thật, Hà Nội.
91. Trần Vịnh (1974), Hệ thống ngân hàng nông thôn và phát triển địa phương, Luận văn tốt nghiệp cao học. 175  
92. Đặng Hùng Võ (2007), “Sử dụng đất cho mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (7), tr. 10-14.
93. Đặng Hùng Võ (2008) “Sử dụng đất cho mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta”, Cộng sản chuyên đề cơ sở, (7) , tr 10 – 14
94. Võ Tòng Xuân (2008), “Nông nghiệp và nông dân phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, (785), tr. 60 – 64.
95. Ban Biên tập lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến (2008), Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, tập 1 (1945 – 1954), Chính trị quốc gia, Hà nội .
96. Ban Chấp hành đảng bộ huyện Tam Bình (1999), Lịch sử truyền thống cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện Tam Bình (1930 – 1975).
97. Ban Chấp hành đảng uỷ xã Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm (1993), Lịch sử truyền thống xã Hiếu Thành anh hùng.
98. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số tỉnh Cửu Long (1981), Lao động tỉnh Cửu Long, tập II.
99. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Vĩnh Long (2000), Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Vĩnh Long năm 1999.
100. Ban Chỉ đạo điều tra lao động việc làm tỉnh Vĩnh Long (2002), Kết quả điều tra lao động việc làm 01 – 7 – 2002, Cục thống kê, Sở Lao động và thương binh xã hội.
101. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm tỉnh Vĩnh Long (2003), Kết quả điều tra lao động việc làm 01-7 – 2003. Cục Thống kê, Sở Lao động và thương binh xã hội.
102. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm tỉnh Vĩnh Long (2005), Kết quả điều tra lao động việc làm 01-7 – 2005, Cục Thống kê, Sở Lao động Thương binh và Xã hội. 176  
103. Ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm tỉnh Vĩnh Long (2006), Kết quả điều tra lao động việc làm 01 – 7 – 2006, Cục Thống kê, Sở Lao động thương binh và xã hội.
104. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản tỉnh Vĩnh Long (2002), Báo cáo kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001.
105. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản tỉnh Vĩnh Long (2007), Kết quả sơ bộ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006.
106. Ban Chỉ đạo và Ban biên tập truyền thống Tây Nam Bộ ( 2000 ), Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945 – 1975)
107. Ban Kinh tế Tỉnh uỷ Vĩnh Long (1999), Tình hình nông dân không đất và thiếu đất (ít đất) ở Vĩnh Long. Phương hướng phát triển và giải pháp khắc phục, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học.
108. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cửu Long, Nghị quyết của Đại hội đại biểu lần I vòng 2 về tình hình nhiệm vụ công tác năm 1997-1998 và phương hướng nhiệm vụ năm 1979-1980
109. Ban Tổng kết 20 năm tỉnh Vĩnh Long (1996), Vĩnh Long 20 năm phát triển kinh tế – xã hội (1975-1995).
110. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cửu Long (1992) , Cửu Long 15 năm phát triển kinh tế – xã hội 1975 – 1990.
111. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cửu Long (1986), Từ diễn đàn Đại hội tỉnh đảng bộ Cửu Long lần thứ IV, Cửu Long
112. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Long (1996), Vĩnh Long hướng tới năm 2000.
113. Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long (2000), Danh nhân, địa danh tỉnh Vĩnh Long. 177  
114. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Long (2002), Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732 – 2000) ,Chính trị quốc gia, Hà nội.
115. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Long (2003), Tìm hiểu văn hoá Vĩnh Long (1732 – 2000), Văn nghệ, tp Hồ Chí Minh.
116. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Long (2005), Vĩnh Long 30 năm xây dựng và phát triển.
117. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Long (2006), Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu đo đạc chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh Vĩnh Long năm
2003.
118. Ban Tuyên giáo tỉnh Cửu Long (1976), Báo cáo chính trị của đồng chí Lê Duẩn, bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, trình trước kỳ họp thứ nhứt Quốc hội chung cả nước.
119. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (1993), Những vấn đề cơ bản của Nghị quyết trung ương lần thứ năm (khoá VII), Chính trị quốc gia, Hà Nội.  
120. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (1994), Những nội dung cơ bản của nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
---------------------------------------
keyword: download luan an tien si,nhung chuyen bien, kinh te, xa hoi, o nong thon, tinh vinh long, thoi ky doi moi,1986,2005

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2005)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...