luan an tien si, ky thuat,chuyen nganh, su dung, va bao ve, tai nguyen, moi truong,nghien cuu, xay dung, phuong phap, danh gia, su co moi truong, trong su dung, khi hoa long, (lpg) o viet nam,ly ngoc minh
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 62.85.15.01
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG KHÍ HOÁ LỎNG (LPG) Ở VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN QUÁN, 2. PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam, với một tiềm năng dầu khí dồi dào, đang phát triển mạnh mẽ công nghiệp khai thác, chế biến nguồn tài nguyên quý giá này thành các sản phẩm có giá trị, trong đó có khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Từ nguồn LPG trong nước do các NM chế biến khí Dinh Cố, NM lọc dầu Dung Quất chế biến và cung cấp, các cơ sở sử dụng LPG trong sản xuất và đời sống ngày càng phát triển. LPG là loại nhiên liệu sạch và cao cấp được sử dụng trong sản xuất đã làm thay đổi hình ảnh khói đen luôn gắn liền với các xí nghiệp công nghiệp; Sử dụng trong các khu đô thị, khu dân cư, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, hộ gia đình…đã làm thay đổi thói quen tiêu thụ nhiên liệu truyền thống là củi, than.. .
Góp phần đáng kể vào công tác BVMT và sức khỏe nguời dân. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò đóng góp những giá trị KT-XH vô cùng to lớn, quá trình chế biến và sử dụng LPG luôn tiềm ẩn nguy cơ gây SCMT và thực tế trên thế giới đã xảy ra các sự cố rò rỉ, cháy, nổ LPG gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, phá hủy tài sản và gây ô nhiễm môi trường như sự cố nổ TB chứa propane trên đường vận chuyển tại Tây Ban Nha năm 1978 làm chết 200 người và bị thương 120 người [14]; Sự cố trật bánh tàu hỏa chở propane (và clorine) Gần Toroto, Canada tháng 11/1979 làm 250.000 người phải sơ tán và nhiều người bị ngộ độc phải nhập viện [14]; Sự cố nổ TB chứa LPG ở khu dân cư của thành phố Mexico ngày 19/11/1984 làm chết 450 người, trên 30.000 người mất nhà cửa phải sơ tán [125]; Sự cố cháy tàu hoả ngày 20/02/2002 tại Ai Cập làm gần 400 người bị chết, hàng trăm người bị thương do nổ bình LPG để nấu ăn trong toa căng tin [125]; Sự cố nổ bình chứa LPG làm sập nhà tại thành phố St. Peterburg – Nga vào ngày 03/06/2003 làm sập toà nhà 9 tầng, gây chết và bị thương nhiều người [125].
Ở ViệtNam, mặc dù các sự cố đã xảy ra trong chế biến và sử dụng LPG chưa mang tính thảm họa nhưng cũng là những dấu hiệu cảnh báo sẽ xảy ra những SCMT nghiêm trọng trong tương lai nếu chúng ta không có biện pháp phòng ngừa. Trong thời gian tới, khi các cơ sở lọc hóa dầu trọng điểm của đất nước dần đi vào hoạt động ổn định PDF created with pdfFactory Pro trial version pdffactory. Com 2 làm cho lượng LPG được chế biến trong nước ngày càng tăng lên thì số cơ sở sử dụng LPG trong sản xuất và đời sống ngày càng nhiều; Trạm cung cấp LPG trung tâm trong khu chung cư cao tầng ngày càng tăng và nhất là khi chủ trương chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu truyền thống (xăng, dầu …) Sang sử dụng LPG cho các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) Được thực hiện rộng rãi nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn của nước ta, các thiết bị chứa LPG được lắp đặt trong các đô thị, khu dân cư ngày càng nhiều thì nguy cơ xảy ra SCMT trong sử dụng LPG sẽ ngày càng tăng, thiệt hại sẽ ngày càng lớn.
Để quản trị rủi ro (QTRR) Trong chế biến và sử dụng hiệu quả, một trong những công việc quan trọng là phải xây dựng được phương pháp đánh giá SCMT một cách định lượng trên cơ sở khoa học, thiết lập quy trình đánh giá sự cố, nêu và phân tích các nguy cơ gây SCMT trong sử dụng LPG, dự báo khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại khi sự cố xảy ra, trong đó một chỉ tiêu rất quan trọng là dự báo phạm vi ảnh hưởng thông qua việc xác định khả năng phát tán chất ô nhiễm môi trường sau sự cố. Nhưng xác định khả năng phát tán chất nguy hại bằng cách đo đạc trong thực tế khi một sự cố xảy ra là điều mà chúng ta không mong đợi. Bởi lẽ, SCMT trong sử dụng LPG nếu xảy ra thì thiệt hại mà nó gây ra đối với con người, môi trường sẽ rất lớn; Thậm chí còn rất nghiêm trọng như các sự cố đã xảy ra trên thế giới và thiệt hại có thể còn lớn hơn mà chúng ta chưa lường hết. Cùng với việc xác định nguy cơ, mức độ ảnh hưởng, xác suất xảy ra sự cố cần đề ra những giải pháp phòng ngừa sự cố trong chế biến và sử dụng LPG một cách hữu hiệu.
Trên thế giới, các nước có nền công nghiệp dầu khí phát triển đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá SCMT trong chế biến và sử dụng LPG nhưng các nghiên cứu này chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ, định lượng tới các tác động mà SCMT, đặc biệt là sự cố nổ vật lý trong chế biến và sử dụng LPG gây ra. Còn ở Việt Nam, vấn đề này hầu như chỉ được đề cập một cách định tính hoặc chưa đầy đủ về mặt định lượng như đã thể hiện trong các tiêu chuẩn, quy định, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các báo cáo tác động môi trường của các dự án quan trọng trong tồn trữ, phân phối LPG, các cơ sở sử dụng LPG trong sản xuất và đời sống.
Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá SCMT trong sử dụng LPG, đề ra các giải pháp phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG một cách đồng bộ, hệ thống, bằng nhiều công cụ đa dạng, thích hợp với sự tham gia của các đối tượng liên quan, có khả năng áp dụng trong điều kiện Việt Nam là cần thiết, bởi lẽ, nếu để SCMT xảy ra thì hoặc là không khắc phục được hoặc nếu khắc phục được cũng hết sức tốn kém và khi đó đã tổn thất về nguời, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng tới môi trường. Luận án được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trên.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá SCMT và giải pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG nhằm hạn chế xảy ra SCMT và giảm thiểu tác động đến con người, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như các nước có điều kiện tương tự.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về LPG, tình hình chế biến và sử dụng LPG ở Việt Nam; Phân tích nguy cơ gây sự cố và hồi cứu một số sự cố đã xảy ra trong chế biến và sử dụng LPG trên thế giới và ở Việt Nam;
2. Đề xuất tiêu chí xây dựng kịch bản sự cố và lựa chọn kịch bản sự cố nổ hoàn toàn thiết bị chứa LPG là sự cố có nguy cơ xảy ra rất cao trong sử dụng LPG ở ViệtNam và gây thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản và môi trường;
3. Xây dựng cơ sở khoa học đánh giá tác động tới con người và môi trường khi nổ thiết bị chứa LPG; Nghiên cứu trường hợp điển hình: Đánh giá sự cố nổ bồn chứa 20 tấn LPG năm 2007 tại Hà Nội.
4. Xây dựng quy trình đánh giá SCMT trong sử dụng LPG dựa trên các cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
5. Nghiên cứu đề xuất khái niệm, quan điểm và xây dựng cơ sở khoa học quản trị rủi ro kỹ thuật trong sử dụng LPG ở Việt Nam.
6. Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân gây sự cố và đề xuất giải pháp phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG phù hợp với thực tế Việt Nam và những nước có điều kiện tương tự.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là phương pháp đánh giá SCMT trong sử dụng LPG.
Khi thực hiện nghiên cứu này, cần thực hiện trên các đối tượng được khảo sát là LPG và thiết bị chứa LPG:
· LPG thương mại trong sản xuất và đời sống (gồm thành phần chính là propane hoặc butane hoặc hỗn hợp propane và butane với tỷ lệ propane: Butane là 50%: 50% theo thể tích và một lượng nhỏ các khí, tạp chất khác [89]. Trong tính toán, luận án lấy LPG công nghiệp với thành phần chính là propane 100% hoặc LPG có tỷ lệ propane: Butane là 50%: 50% theo thể tích) Được chứa trong thiết bị ở trạng thái bão hòa, gồm hỗn hợp lỏng và hơi, trong điều kiện có áp suất và nhiệt độ trên nhiệt độ sôi bình thường của nó.
· Thiết bị chứa LPG bao gồm các bồn chứa LPG trong các hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở có dung tích chứa nước từ 0,45 m3 trở lên [11], bồn chứa LPG trên các xe bồn chuyên dụng [72] và bồn chứa LPG lắp đặt cố định tại các cơ sở công nghiệp và thương mại có dung tích chứa nước từ 150 lít trở lên [73].
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
SCMT trong sử dụng LPG là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp, do vậy, luận án thực hiện trong phạm vi nghiên cứu sau:
· LPG được đề cập trong luận án là LPG thương phẩm, sử dụng trong sản xuất và đời sống [89]; Thiết bị chứa LPG đặt trong môi trường không khí, áp suất khí quyển lấy ở điều kiện tiêu chuẩn 760 mmHg;
· Điều kiện khí tượng lấy khu vực điển hình có nguy cơ cao xảy ra sự cố trong sử dụng LPG là khu vực Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
· Sự cố xảy ra là sự cố nổ vật lý do tác động cơ học từ bên ngoài hoặc do bản thể thiết bị không bảo đảm an toàn làm vỡ bồn chứa LPG [49]. Đây là sự cố có nguy cơ xảy ra rất cao trong sử dụng LPG ở nước ta và những nước có điều kiện KT-XH tương tự;
· Do số liệu thống kê về các sự cố đã xảy ra trong sử dụng LPG ở Việt Nam chưa bảo đảm độ tin cậy để đánh giá xác suất nên luận án tập trung xây dựng phương pháp đánh giá thiệt hại khi nổ thiết bị chứa LPG;
· Quá trình nổ thiết bị chứa LPG giảm áp suất từ áp suất làm việc của LPG trong thiết bị tới áp suất khí quyển diễn ra nhanh chóng, sự trao đổi nhiệt giữa môi chất với môi trường bên ngòai coi như không đáng kể nên quá trình nổ thiết bị được coi là quá trình dãn nở đọan nhiệt;
· Thông số làm việc của LPG:
- Trước khi xảy ra sự cố, LPG chứa trong thiết bị ở trạng thái bão hoà và có các thông số kỹ thuật như sau: Khối lượng mLPG
(kg), nhiệt độ bão hòa To của LPG (phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài và thành phần của LPG). Trong luận án, nhiệt độ bão hòa của LPG được lấy giá trị khoảng 303K, áp suất p1 bão hòa của LPG trong thiết bị khoảng 6 bar [89]. Trong thực tế, áp suất bão hòa của LPG trong thiết bị có thể thay đổi tùy thuộc thành phần và nhiệt độ bên ngoài;
- Sau khi nổ, LPG giảm áp suất tới áp suất khí quyển ở nhiệt độ sôi Tb; Lượng LPG lỏng hóa hơi sau khi thoát ra khỏi bình chứa là VLPG m (kg). Phần LPG lỏng cuốn theo đám mây hơi coi như không đáng kể.
· Trong phạm vi sai số cho phép và để thuận tiện trong tính toán, hơi LPG được coi là khí lý tưởng [135], do vậy một số thông số nhiệt động của LPG như nhiệt dung riêng … được coi là hằng số; Lượng không khí đủ để coi chế độ cháy là hoàn toàn ở điều kiện đẳng áp.
----------------------------------------------------------
MỤC LỤC
NỘI DUNG
· Tóm tắt
· Danh mục ký hiệu
· Danh mục từ viết tắt
· Danh mục bảng
· Danh mục hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Ý nghĩa kinh tế-xã hội
8. Tính mới của luận án
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Sự cố môi trường và đánh giá sự cố môi trường
1.2 Tổng quan về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
1.3 Sơ lược về tình hình chế biến và sử dụng LPG ở Việt Nam
1.4 Một số sự cố môi trường trong chế biến và sử dụng LPG
1.5 Phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong chế biến và sửdụng LPG
1.6 Một số vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở phương pháp luận
2.2 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Cơ sở lý thuyết đánh giá tác động cơ học khi nổ thiết bị chứa LPG
3.2 Cơ sở lý thuyết đánh giá tác động của quả cầu lửa hình thành sau vụ nổ thiết bị chứa LPG
3.3 Cơ sở lý thuyết đánh giá xác suất xảy ra sự cố môi trường trong sử dụng LPG
3.4 Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Xây dựng kịch bản sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam
4.3 Đề xuất quy trình đánh giá sự cố nổ thiết bị chứa LPG
4.4 Nghiên cứu trường hợp điển hình: Đánh giá sự cố nổ bồn chứa 20 tấn LPG năm 2007 tại Hà Nội
4.5 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam
4.6 Xây dựng cơ sở khoa học quản trị rủi ro kỹ thuật trong sử dụng LPG
4.7 Đề xuất giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường trong sử dụng LPG ở Việt Nam
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
--------------------------------------------
I. BÀI BÁO KHOA HỌC
1.1. “Một số nguy cơ cháy, nổ các thiết bị chịu áp lực”, Tạp chí khoa học và công nghệ Nhiệt-Hội KHKT Nhiệt Việt nam, 2/2001.
1.2. “Tìm hiểu nguyên nhân các vụ cháy, nổ các thiết bị chịu áp lực”, Tạp chí khoa học và công nghệ Nhiệt-Hội KHKT Nhiệt Việt nam, 5/2001.
1.3. “Một số giải pháp phòng ngừa sự cố cháy, nổ các thiết bị chịu áp lực”, Tạp chí khoa học và công nghệ Nhiệt-Hội KHKT Nhiệt Việt nam (47/2002).
1.4. “Một số đặc điểm và tính chất lý hóa của khí dầu mỏ hóa lỏng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt-Hội KHKT Nhiệt Việt nam, trang 14-17, số 73-tháng 1/2007.
1.5. “Xây dựng công thức tính lượng hơi LPG sinh ra trong đánh giá sự cố thiết bị chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt-Hội KHKT Nhiệt Việt nam, trang 17-19, số 80-tháng 3/2008.
1.6. “Xây dựng hệ số tiêu thụ oxy, tiêu thụ không khí, hệ số phát thải CO2, phát thải khói khi cháy hỏa hoạn khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt-Hội KHKT Nhiệt Việt nam, trang 14-16, số 82-tháng 7/2008.
1.7. “Xây dựng công thức tính công sinh ra khi nổ thiết bị chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt-Hội KHKT Nhiệt Việt nam, trang 6-10, số 83-tháng 9/2008.
1.8. “Mô hình hóa quá trình phát tán đám mây hơi LPG sinh ra khi nổ thiết bị chứa khí dầu mỏ hóa lỏng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt-Hội KHKT Nhiệt Việt nam, trang 11-14, số 85-tháng 1/2009.
1.9. “Mô hình hóa quá trình phát tán đám mây hơi LPG hình thành sau sự cố vỡ thiết bị chứa khí dầu mỏ hóa lỏng”. Tạp chí dầu khí, số 4/2009, trang 40-43
1.10. “Đề xuất tiêu chí xây dựng kịch bản sự cố môi trường trong chế biến và sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)”. Tạp chí công nghiệp. Trang 12-18, số tháng 1+2+3/2010.
II. BÁO CÁO KHOA HỌC
2.1. “Khảo sát và ứng dụng mô hình tóan học để xác định khả năng phát tán khí nguy hại do sự cố môi trường gây ra trong chế biến và sử dụng khí thiên nhiên”. Trang 43-46. Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần thứ I. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, 2006.
2.2. “Phương pháp xác định khả năng phát tán môi chất lạnh trong đánh giá sự cố môi trường do thiết bị lạnh gây ra”. Tuyển tập báo cáo khoa học (phân ban Nhiệt – Lạnh) tại hội nghị khoa học kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2006.
2.3. “Study and apply the Pasqill-Gifford puff model to calculate the dispersion of the hazard substance in the air for assessing the environmental risk caused by the receiver of the Liquid Petroleum Gas (LPG)”. International Symposium on GeoInformatic for Spatial –Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences. Theme: Geoinfornmatic for Regional Sustainable Development. Hochiminh City, Vietnam, 2006.
2.4. “Đánh giá sự cố nổ thiết bị lạnh bằng mô hình Pasqill-Gifford”. Trang 1-4. Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học công nghệ và đào tạo lần thứ II. Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, 2007.
2.5. “Phương pháp xác định khả năng phát tán môi chất lạnh trong đánh giá sự cố cháy nổ các thiết bị lạnh”. Báo cáo tại hội nghị khoa học lần 2-Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động-Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 2007.
2.6. “Xây dựng quy trình đánh giá sự cố nổ thiết bị chứa LPG”. Báo cáo tại hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường và an toàn lao động”-Trường Đại học Tôn Đức Thắng năm 2008.
2.7. “Building the formula for calculating the mass of the LPG liquid flashing to assess the explosion risk of the LPG tank”. 1st VNU-HCM International Conference for Environment and Nature Resources (ICENR 2008). Ho Chi Minh City, Vietnam, 2008.
2.8. “Xây dựng hệ số tiêu thụ oxy, tiêu thụ không khí, hệ số phát thải CO2, phát thải khói trong đánh giá sự cố cháy, nổ khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học của trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. Tạp chí công nghiệp Việt Nam, số tháng 3+4/2009, trang 24-28.
2.9. “Xây dựng cơ sở khoa học quản trị rủi ro kỹ thuật toàn diện (TERM)-Áp dụng để bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố môi trường trong sử dụng LPG”. Báo cáo tại hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường và an toàn lao động”-Trường Đại học Tôn Đức Thắng năm 2009.
III. CÔNG TRÌNH, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.1. Các báo cáo đánh giá an tòan bồn chứa LPG công nghiệp từ năm 1994-2004 cho các công ty ElfGas Saigon, Petrolimex, Sagon Gas, VT gas … nghiệm thu lắp đặt và kiểm tra định kỳ bồn chứa LPG tại các nhà máy trong ngành công nghiệp phía Nam.
3.2. “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật an toàn”. Chuyên đề tốt nghiệp khóa 2-Chương trình đào tạo và bồi dưỡng 1000 giám đốc do UBND Tp.HCM và ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh tổ chức, năm 1999.
3.3. “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường do các thiết bị chịu áp lực gây ra trong sản xuất công nghiệp, khu vực phía Nam”. Luận văn thạc sĩ. Viện Môi trường và Tài nguyên-Đại học quốc gia TP.HCM, 2005.
3.4. “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phòng ngừa sự cố, bảo đảm an toàn trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài NCKH cấp sở-Sở khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009-2010.
IV. SÁCH CHUYÊN NGÀNH
4.1. “Qủan lý an tòan, sức khỏe, môi trường lao động và phòng chống cháy nổ ở doanh nghiệp”. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
4.2. “Qúa trình và thiết bị truyền nhiệt-ứng dụng trong công nghiệp và môi trường”. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007.
4.3. “Cơ sở thiết kế chế tạo thiết bị trong công nghệ sản xuất và môi trường”. NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2009.
------------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, ky thuat,chuyen nganh, su dung, va bao ve, tai nguyen, moi truong,nghien cuu, xay dung, phuong phap, danh gia, su co moi truong, trong su dung, khi hoa long, (lpg) o viet nam,ly ngoc minh
Nhận xét
Đăng nhận xét