Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si ngu van,chuyen nganh, ngon ngu hoc, so sanh,lich su trong mot so, nghi thuc, giao tiep, tieng viet,co so sanh, voi tieng anh, tieng nga, ta thi thanh tam

 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

  Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
Mã số: 5.04.27

LỊCH SỰ TRONG MỘT SỐ NGHI THỨC GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (Có so sánh với tiếng Anh, tiếng Nga)



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngành ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng, các vấn đề như phát ngôn và văn bản, sự hành chức của ngôn ngữ trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, các vấn đề tương tác trong hội thoại, mối tương quan giữa các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; Hiệu quả của lời nói trong những nghi thức giao tiếp (NTGT) … đang được đi sâu nghiên cứu. Sự xuất hiện của những ngành khoa học với cách tiếp cận liên ngành như ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học xã hội, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tri nhận… phản ánh một kỳ vọng chung là muốn nhận thức vấn đề: Ngôn ngữ và con người, mà cốt lõi của nó là vấn đề bản chất của sự giao tiếp xã hội.

Cùng với các bình diện dụng học ngôn từ khác, hiện tượng LS ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên, ý kiến và các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khác biệt. Nhìn chung, LS ngôn ngữ chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ dưới góc nhìn của các nền văn hóa, đặc biệt là chưa tính đến quan niệm, nhận thức và cách hành xử của người bản ngữ. Rõ ràng, LS không chỉ là một vấn đề thuần túy ngôn ngữ học, ngược lại, nó bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như các nhân tố xã hội, tình huống giao tiếp, phong tục tập quán, văn hóa, tâm lý có tính chất hướng nội cũng như hướng ngoại của chủ thể giao tiếp.

Trong bối cảnh đó, lựa chọn lịch sự (LS) Trong một số NTGT làm đề tài luận án là một việc cần thiết. Đây là cơ hội tốt để chúng tôi tiếp cận sâu hơn lý thuyết LS, và tìm hiểu các mức độ phổ quát của bộ máy khái niệm hiện có được biểu hiện cụ thể như thế nào trong tiếng Việt. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm một cách nhìn mới và toàn diện hơn về chuẩn mực LS trong các biến thể sử dụng, dưới sự tương tác của các quy ước xã hội.

2. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. NTGT là toàn bộ các cách ứng xử mang tính xã hội. Trong đó, việc giải quyết các mối quan hệ giữa “cái tôi” với tư cách là chủ thể đối với khách thể giao tiếp có ý nghĩa quyết định. Trong nhận thức của chúng tôi, quan hệ giữa các 2 vai giao tiếp, tức quan hệ liên nhân (QHLN), hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp có tác động và chi phối đến thang độ LS. Tại đây, luận án chỉ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa phép LS và 2 NTGT dương tính là mời, cảm ơn, và 2 NTGT âm tính là chê, bác bỏ.

2.2. Để đạt được yêu cầu trên, luận án lần lượt giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau:

a. Minh định nội hàm, ngoại diên của thuật ngữ LS và một số khái niệm hữu quan.

b. Nhận diện và phân loại các NTGT.

c. Dựa vào các bình diện: QHLN, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và cách thức biểu đạt để xem xét các quy tắc và những biểu hiện cụ thể của LS trong NTGT đã xác định

c. 1. Bằng sự lưỡng phân ± thân mật, LS trong QHLN được khảo sát trong 3 trường hợp: Người nói (speaker/S) = người nghe (hearer/H), S<H, S>H, 2 trường hợp sau sẽ được xem xét chi tiết dựa vào tiêu chí ± chênh lệch cao.

c. 2. LS trong hoàn cảnh giao tiếp được tiếp cận trong các môi trường ± hành chính, đặc biệt là trong môi trường gia đình và xã hội.

c. 3. LS và nội dung giao tiếp được tìm hiểu thông qua đặc điểm dương tính/ âm tính vốn có của từng NTGT và trong mối quan hệ với các chủ đề quen thuộc, trong đó đặc biệt lưu ý đến những vấn đề tế nhị thuộc phạm vi cá nhân cũng như xã hội.

c. 4. LS và cấu trúc biểu đạt được phân tích dựa vào cấu trúc lõi, ± các thành phần mở rộng, cấu trúc tường minh cũng như hàm ẩn.

d. Thông qua so sánh, đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm NT dương tính và âm tính, giữa các NT trong cùng một nhóm; Xác định cái phổ quát và cái đặc thù về LS của cùng NTGT giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nga.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong hơn một phần tư thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ứng xử LS trong ngôn ngữ trên nhiều hướng. R. T. Lakoff [209 & 211], G. N. Leech [215], P. Brown & S. C. Levinson [186 & 187], G. Yule [242], v.v… đã xây dựng mô hình LS chung cho các ngôn ngữ. Các tác giả này cho rằng LS là chiến lược hay phương tiện tránh đụng chạm trong giao tiếp. Y. Matsumoto [218], Y. Gu [200], S. Ide [207] đã đi sâu mô tả biểu hiện LS trong các ngôn ngữ cụ thể. Bên cạnh đó, 3 nghiên cứu đối chiếu hiện tượng LS giữa các ngôn ngữ khác nhau đã được J. House [205], S. Blum-Kulka (1987), Maria Sifianou [227] … quan tâm.

LS có liên quan đến giới cũng được tập trung nghiên cứu như phụ nữ và LS (women and politeness) P. Brown [185], giới tính và LS (sex and politeness) S. Zimin [243], v.v… Đó là chưa kể hàng loạt công trình nghiên cứu LS trong sự tương tác giữa các nền văn hóa. Tuy nhiên, về lý thuyết cũng như những nghiên cứu cụ thể còn có khá nhiều khác biệt, liên quan đến việc xác định nội dung và phương tiện biểu hiện của LS cũng như vai trò của các nhân tố xã hội đối với sự hiện thực hóa nó trong giao tiếp.

3.1. Trước hết, luận án sẽ cố gắng điểm qua một số quan điểm tương đối hoàn chỉnh về LS của các tác giả nước ngoài.

3.1.1. R. T. Lakoff [209] là người mở đầu cho việc nghiên cứu phép LS dưới cái nhìn ngôn ngữ học. R. T. Lakoff là một trong những người chia sẻ, thậm chí còn đánh giá rất cao quan điểm nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) Trong hội thoại của P. Grice. Tuy nhiên, khác với P. Grice, R. T. Lakoff mở rộng một số khái niệm gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp, trong đó có LS. Theo tác giả, LS là tôn trọng nhau. Nó là biện pháp được sử dụng để giảm bớt trở ngại trong tương tác giữa các cá thể. R. T. Lakoff đưa ra ba loại quy tắc LS:

              (i) Không được áp đặt (don’ t impose),

(ii) Để ngỏ sự lựa chọn (give option),

(iii) Làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (make a feel good).

Sau này, trong nhiều công trình nghiên cứu, R. T. Lakoff [213] còn nhắc đến tính đa dạng và phức tạp của phép LS. Đặc biệt, trong báo cáo “Hòa nhã và những điều phiền toái”  (Civility and its discontents), tác giả đã xem xét LS trong ba tiền đề lớn:

(i) Tại sao lại là LS trong bối cảnh này mà không là trong bối cảnh khác?

(ii) Người bình thường hiểu LS như thế nào? Và

(iii) Điều gì sẽ xảy ra khi các hệ thống LS bị thay đổi hay chuyển đổi? [213]. Nhìn chung, cách lý giải về LS của R. Lakoff đã có nhiều thay đổi so với trước.

G. N. Leech [215] đã xây dựng mô hình LS trên cơ sở cho rằng LS là chiến lược hay phương tiện tránh đụng độ trong giao tiếp. Tác giả nghiên cứu phép LS dựa trên khái niệm “tổn thất”  (cost) Và “lợi ích”  (benefit). Tác giả đưa ra quan điểm của mình về LS là: Có những hành động mang bản chất cố hữu là không LS, chẳng hạn như ra lệnh, và có những hành động mang bản chất cố hữu lại là LS như khen, tặng.

Quan điểm này còn nhiều chỗ không phù hợp với mọi tình huống giao tiếp cụ thể. Bởi vì, những biểu hiện LS qua ngôn ngữ được xác định bởi nhiều yếu tố. 4Chẳng hạn như: Vị thế xã hội của S trong quan hệ với H tạo ra những thang độ xã hội khác nhau; Hay những tôn ti và quy ước trong từng tiểu xã hội có thể tác động, ngăn chặn hoặc sử dụng những lối nói mà trong tình huống khác có thể coi là bất LS hoặc LS [78, tr. 143].

G. N. Leech quan niệm phép LS liên quan chặt chẽ tới lợi ích hay tổn thất gây ra cho H, cho nên mục tiêu của nó, như một nguyên tắc, là “tối thiểu hóa những lối nói bất LS và tối đa hóa những lối nói LS”  [78, tr. 144]. Trên cơ sở này, tác giả đề xuất 6 phương châm LS: Phương châm khéo léo (tact maxim), phương châm hào hiệp (generosity maxim), phương châm tán thưởng (approbation maxim), phương châm tán đồng (agreement maxim), phương châm khiêm tốn (modesty maxim), phương châm thiện cảm (sympathy maxim).

Mặc dù khả năng ứng dụng của các phương châm trên đối với các hành động ở lời còn nhiều điều cần phải thảo luận thêm, nhưng rõ ràng là G. N. Leech đã nghĩ đến hiệu lực LS của các hành động ngôn ngữ với chủ thể giao tiếp, với thể diện, với tổn thất và lợi ích.. . Đó cũng chính là tư tưởng sau này xuất hiện trong lý thuyết LS của P. Brown và S. Levinson (1978).

P. Brown và S. C. Levinson [186 & 187] được xem là hai chiến lược gia về LS. Hai ông xây dựng lý thuyết LS trên khái niệm thể diện mượn của E. Goffman (1972). Hai tác giả này cho rằng: Để đạt được mục đích LS, bên cạnh những quy ước chung, mỗi cộng đồng thường tạo dựng cho mình những quy ước, chuẩn mực riêng, sao cho các hành động ngôn ngữ tự thân khi sử dụng không làm thương tổn đến thể diện âm tính (negative face) - được hiểu là sự mong muốn về việc hành động của mình không bị người khác ép buộc, mong muốn được tự do hành động, trù tính; Và thể diện dương tính (positive face) - được hiểu là sự mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực, ủng hộ. Như vậy, LS, theo P. Brown và S. C. Levinson, là một chiến lược nhằm sửa đổi, giảm thiểu mức độ “mất thể diện”  đã hoặc sẽ xảy ra trong hoạt động giao tiếp của con người. Cùng với việc liệt kê các hành động (bằng lời và không bằng lời) Đe dọa thể diện, các tác giả đã đề xuất một danh mục phong phú các chiến lược và tiểu chiến lược LS.

Mặc dù mô hình LS của P. Brown và S. C. Levinson vẫn chưa thỏa đáng nếu tiếp cận LS theo quan điểm chuẩn mực xã hội dựa trên các cứ liệu văn hóa ngôn từ, song đây là lý thuyết hiện nay được giới nghiên cứu ở phương Tây cũng như Việt ngữ học đánh giá rất cao. 50.3.1.4. George Yule [242] với Pragmatics có thảo luận về vấn đề LS và tương tác. Tác giả xem xét LS như một khái niệm cố định trong khái niệm “hành động xã hội LS”  (polite social behavior) Hay NT xã giao (etiquette) Bên trong một nền văn hóa. Theo ông, LS trong một cuộc tương tác được xem như là phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận thức được thể diện của người khác. Nhìn chung, những nội dung lý thuyết mà tác giả đưa ra cũng không có gì mới hơn so với những lý thuyết của P. Brown và S. C. Levinson đã nghiên cứu.

Sẽ là chưa đầy đủ nếu không nhắc đến Maria Sifianou với cuốn Politeness phenomena in England and Greece [227]. Tác giả đã mở rộng đối tượng nghiên cứu, xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến phép LS như: Ngôn ngữ, văn hóa, sự nhận thức, cách ứng xử, v.v… Xét về mặt tiếp cận liên ngành, theo quan sát chưa đầy đủ của chúng tôi, có thể coi đây là công trình chuyên nghiên cứu đối chiếu về LS quy mô nhất cho đến nay.

3.2. Kế đến, về nghiên cứu trong nước, các tác giả như Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu đã mở đường cho việc giới thiệu về lý thuyết LS ngôn ngữ.

 Nguyễn Đức Dân (1998) Với Ngữ dụng học, Tập I [78] đã đề cập đến nguyên lý LS thông qua việc giới thiệu về vấn đề thể diện của P. Brown và S. Levinson. Bên cạnh đó, tác giả có thảo luận về những vấn đề chưa thỏa đáng trong quan niệm của G. N. Leech.

Với LS và giao tiếp trong Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp [82], lý thuyết về LS được giới thiệu thông qua việc dẫn giải, thuyết minh bằng những ví dụ (VD) Minh hoạ sinh động.

Đỗ Hữu Châu với Đại cương ngôn ngữ học, Tập II, Ngữ dụng học [25], đã giới thiệu đầy đủ và cụ thể về các quan điểm được xem là tương đối hoàn chỉnh trong nghiên cứu LS của R. Lakoff, G. N. Leech, đặc biệt là P. Brown và S. C. Levinson. Có thể coi tác phẩm này của Đỗ Hữu Châu là một tài liệu tham khảo chính bằng tiếng Việt khi nghiên cứu về vấn đề LS.
-------------------------------------------------------
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Lịch sự và một số khái niệm hữu quan
1.2.1. Lịch sự
1.2.2. Quan niệm của người Việt về lịch sự
1.2.3. Lịch sự và lễ phép
1.2.4. Lịch sự và kính trọng, tôn trọng, tự trọng
1.2.5. Lịch sự và trang trọng/ không trang trọng
1.2.6. Lịch sự và ngữ vực
1.2.7. Lịch sự và thuyết giao tiếp bất bạo lực
1.3. Thể diện và chiến lược lịch sự
1.3.1. Thể diện
1.3.2. Chiến lược lịch sự
1.4. Lịch sự và nghi thức giao tiếp
1.4.1. Nghi thức giao tiếp
1.4.2. Phân loại nghi thức giao tiếp
1.4.2.1. NTGT ngôn ngữ, NTGT phi ngôn ngữ, NTGT ngôn ngữ và phi ngônngữ
1.4.2.2. NTGT- một phát ngôn, NTGT- tương tác lượt lời
1.4.2.3. NTGT tường minh, NTGT hàm ẩn
1.4.2.4. NTGT dương tính, NTGT âm tính
1.4.3. Lịch sự, nghi thức và các yếu tố hữu quan
1.5. Lịch sự và vai giao tiếp
1.5.1. Mối quan hệ giữa lịch sự và S, H
1.5.2. Vai giao tiếp và phương tiện biểu hiện lịch sự trong tiếng Việt
1.6. Tiểu kết
Chương 2: Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp dương tính
2.1. Nghi thức giao tiếp dương tính
2.2. Lịch sự và nghi thức mời
2.2.1. Nhận diện
2.2.2. Lịch sự và quan hệ liên nhân
2.2.3. Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp
2.2.4. Lịch sự và nội dung giao tiếp
2.2.5. Lịch sự và cấu trúc biểu đạt
2.2.6. Tiểu kết
2.3. Lịch sự và nghi thức cảm ơn
2.3.1. Nhận diện
2.3.2. Lịch sự và quan hệ liên nhân
2.3.3. Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp
2.3.4. Lịch sự và nội dung giao tiếp
2.3.5. Lịch sự và cấu trúc biểu đạt
2.3.6. Tiểu kết
Chương 3: Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp âm tính
3.1. Nghi thức giao tiếp âm tính
3.2. Lịch sự và nghi thức chê
3.2.1. Nhận diện
3.2.2. Lịch sự và quan hệ liên nhân
3.2.3. Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp
3.2.4. Lịch sự và nội dung giao tiếp
3.2.5. Lịch sự và cấu trúc biểu đạt
3.2.6. Tiểu kết
3.3. Lịch sự và nghi thức bác bỏ
3.3.1. Nhận diện
3.3.2. Lịch sự và quan hệ liên nhân
3.3.3. Lịch sự và hoàn cảnh giao tiếp
3.3.4. Lịch sự và nội dung giao tiếp
3.3.5. Lịch sự và cấu trúc biểu đạt
3.3.6. Tiểu kết
Kết luận
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả
Tài liệu tham khảo
Tài liệu trích dẫn
Phụ lục
----------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  A. TIẾNG VIỆT
1. A-ki-si-na A.A và Phốc-ma-nốp-xcai-a N. I. (1981), Nghi thức lời nói Nga, NXB “Tiếng Nga”, Mát-Xcơ-Va.
2. Aristote và Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca và Văn tâm điêu long, (Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy, Phan Ngọc dịch), NXB Văn học.
3. Astell R.E. (1999), Cử chỉ, những điều nên làm và nên tránh trong ngôn ngữ cử chỉ khắp thế giới, NXB Trẻ.
4. Brown G. – Yule G. (2002), Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Bùi Mạnh Hùng (1998), Bàn về hô ngữ, T/c Ngôn ngữ, số 1.
6. Bùi Phụng (2000), Nghi thức lời nói Anh – Việt, NXB Tp. Hồ Chí Minh.
7. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Bùi Minh Yến (1993), Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt, T/c Ngôn ngữ, số 3.
9. Bùi Minh Yến (1997), Xưng hô trong nhà trường, Tiếng Việt trong nhà trường, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Cao Xuân Hạo (1991, 2004), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Giáo dục, in lần 2.
11. Cao Xuân Hạo (2001a), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB Giáo dục.
12. Cao Xuân Hạo (2001b), Tiếng Việt-văn Việt-người Việt, NXB Trẻ.
13. Cao Xuân Hạo (2001c), Mấy vấn đề văn hóa trong cách xưng hô của người Việt, T/c Khoa học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh, số 25.
14. Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh-Việt, Việt-Anh, NXB Khoa học Xã hội.
15. Chu Thị Thanh Tâm (1995a), Hành vi mời và đoạn thoại mời, T/c Ngôn ngữ, số 1.
16. Chu Thị Thanh Tâm (1995b), Ngữ pháp hội thoại và việc nghiên cứu đề tài diễn ngôn, T/c Ngôn ngữ, số 4.
17. Diệp Quang Ban (2001), Ứng dụng cách nhìn dụng họcvào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu – phát ngôn, T/c Ngôn ngữ, số 7.
18. Đào Nguyên Phúc (2003), Quan hệ người nói – người nghe và cách xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 5.
19. Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Thử tìm hiểu hiệu lực bác bỏ trong mối quan hệ với hành vi hỏi, T/c Ngôn ngữ và Đời sống, số 4. 201
20. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
21. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục.
23. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hóa, T/c Ngôn ngữ, số 10.
25. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, Tập II, Ngữ dụng học, NXB Giáo Dục.
26. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, Tập I, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
27. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục.
28. Đỗ Văn Thắng – Phan Thành Huấn (2003), Giáo trình SPSS (dành cho sinh viên khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn), NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
29. Đức Nguyễn (2000), Về một cách xưng hô của học sinh đối với thầy cô giáo, T/c Ngôn ngữ, số 3.
30. Fast J. (2001), Ngôn ngữ của cơ thể, NXB Trẻ.
31. Halliday M. A. K. (2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
32. Hoàng Văn Hành (1992), Về nghĩa các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 1.
33. Hoàng Phê (chủ biên) (2003a), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học.
34. Hoàng Phê (2003b), Logic-Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học.
35. Hoàng Anh Thi (2001), So sánh nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt (qua từ ngữ xưng hô), Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Hoàng Anh Thi (2006), Bàn về tính gián tiếp trong giao tiếp tiếng Nhật, T/c Ngôn ngữ, số 11.
37. Hoàng Tuệ (1984), Lời chào với cái bắt tay và nụ cười, T/c Ngôn ngữ, số 2.
38. Hoàng Tuệ (1990), Ngôn ngữ và đời sống xã hội văn hóa, T/c Ngôn ngữ, số 2.
39. Hồ Lê (1976), Tìm hiểu nội dung câu hỏi và cách thức thể hiện nó trong tiếng Việt hiện đại, T/c Ngôn ngữ, số 2.
40. Hồ Lê (1979), Vấn đề lôgich ngữ nghĩa và tính thông tin trong lời nói, T/c Ngôn ngữ, số 2.
41. Hồ Lê (1996), Quy luật ngôn ngữ, Tính quy luật của cơ chế ngôn giao, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 202
42. Hồ Thị Kiều Oanh (2001), Hành động cảm ơn và tiếp nhận lời cảm ơn nhìn dưới góc độ văn hóa của hai cộng đồng Mỹ-Việt, Ngữ học Trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
43. Hội Khai Trí Tiến Đức (1937), Việt Nam Tự điển, Sài Gòn.
44. Huình Tịnh Paulus Của (1895), Đại Nam Quấc âm tự vị, Tome I và Tome II.
45. Huỳnh Thị Ái Nguyên (2001), Hành vi phủ định trong tiếng Anh và tiếng Việt – những trở ngại cho người học ngoại ngữ, Ngữ học Trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
46. Huỳnh Văn Thông (1996), Tìm hiểu một vài vấn đề kết thúc lượt lời trong hội thoại tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 4.
47. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NXB Văn hóa Thông tin.
48. Lado. R. (2002), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa (Hoàng Văn Vân dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
49. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
50. Lê Thị Bừng (2001), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục.
.......
B. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
B.1. Tiếng Anh
181. Asher R. E. (editor – in – chief) (1994), The encyclopedia of language and linguistics, vol. 6 and vol. 7, Pergamon Press.
182. Austin J.L. (1962), How to do things with words, Cambridge, Harvard University Press.
183. Bercovitch Jacob & Jeffey Rubin (1992), Mediation international relations, New York.
184. Blum-Kulka S. (1982), Learning to say what you mean in a second language: a study of the speech act performance of learners of Hebrew as a second language, Applied linguistics, 3: pp 29-59.
185. Brown P. (1976), Women and politeness: a new perspective on language and society, reviews in Anthropology, 3: pp 240-249.
186. Brown P. and Levinson S.C. (1978), Universals in language usage: Politeness Phenomena, in Goody, p. 56 –310.
187. Brown P. and Levinson S.C. (1987), Politeness some universals in language usage, Cambridge University Press, Cambridge.
188. Collins Peter & Hollo Carmenlla (2000), English grammar an introduction, Palgrave.
189. David C. (1992), An Encyclopedic dictionary of language and languages, Blackwell reference.
190. Edmondson W.J. (1981), Spoken discourse, Longman London.
191. Fraser B. (1990), Perspectives on politeness, Journal of pragmatics, 14: pp 219-236. 210
192. Fraser B. (1999), Pragmatics, politeness, and perlocution, in International symposium on linguistic politeness (Program and abstract book), Chulalongkorn University, Thailand.
193. Fraser B. and Nolen W. (1981), The association of deference with linguistic form, International journal of the Sociology of language, 27: pp 93 – 109.
194. Green G. M. (1989), Pragmatics and natural language understanding, Lawrence Erlbaum Associates, Hillsdele, New Jersey.
195. Grice H. P. (1975), Logic and conservation, in Cole and Morgan, p.41 – 58.
196. Goffman E. (1967), Interaction ritual: essay on face – to – face behavion, Garden city, New York.
197. Goffman E. (1971), Relations in public, Allen Lane London.
198. Goffman E. (1972), On face work: an analysis of ritual elements in social interaction, in Laver and Hutcheson, p. 319 – 346.
199. Green G.M. (1989), Pragmatics and natural language understanding, Lawrence Erlbaun Associates, Hillsdale, New Jersey.
200. Gu Y. (1990), Politeness phenomena in modern Chinese, Journal of pragmatics, 14: pp 237 – 257.
201. Halliday M.K.A. (1978), Language as social semiotic: the social interpretation of language and meaning, Edward Arnold, London.
202. Halliday M.K.A. (1994), Functional Grammar, Edward Arnold, London.
203. Halliday M.K.A and Ruqaiya Hassan (1985), Language, Context and Text: Aspects of language in a Social – Semiotic Perspective, Deakin University, Mebourne.
204. Hill B. et al (1986), Universals of linguistic politeness, Journal of Pragmatics, 10: pp 347-371.
205. House J. (1989), Politeness in English and German: the function of Please and Bitte, in Blum-Kulka, House, and Kasper, pp 96-119.
206. Hsu F.L.K. (1981), Americans & Chinese: passage to diffrences, University of Hawaii Press, Honolulu.
207. Ide Sachiko (1989), Formal forms and discernment: two neglected aspects of universals of linguistic politeness, Multilingua, 8: pp 223 – 248.
208. Ide Sachiko (1999), How and why honorifics represent the speaker ’ s dignity and elegance: indexicality and reflexivity of linguistic rituals, in International symposium on linguistic politeness (Program and abstract book), Chulalongkorn University, Thailand.
209. Lakoff R.T. (1973), The logic of politeness; or minding your p´s and q´s, papers from the ninth regional meeting of the Chicago linguistic society, Chicago. 211
210. Lakoff R.T. (1974), What you can do with words: politeness, Pragmatics, and performatives, Washington, D.C, pp 1-55.
211. Lakoff R.T. (1977), Politeness, pragmatics and performatives, Poceedings of the Texas conference on performatives, presupposition and implicatures, Washington D.C, pp 79 – 106.
212. Lakoff R.T. (1989), The limits of politeness: Therapeutic and court room discourse, Multilingua, 8: pp 101 – 129.
213. Lakoff R.T. (1999), Civility and its discontents, in International symposium on linguistic politeness (Program and abstract book), Chulalongkorn University, Thailand.
214. Leech G. N. (1977), Language and tact, Linguistic Agency, University of Trier.
215. Leech G. N. (1983), Principles of pragmatics, Longman, London.
216. Lyons J. (1977), Semantics (vol.2), Cambridge University Press, Cambridge.
217. Martin J.R. (1992), English text: system and structure, John Benjamins Publishing company, Philadelphia / Amsterdam.
218. Matsumoto Y. (1988), Reexamination of the universality of face: Politeness phenomena in Japanese, Journal of pragmatics, 12: pp 403 – 426.
219. Matsumoto Y. (1989), Politeness and conversational universals – observation from Japanese, Multilingua, 8: pp 207 – 221.
220. Morgan. J. L. (1978), Two types of convention in indirect speech acts, in syntax and semantics, Academic Press New York.
221. Richards Jack C., Platt J., Platt H. (1992), Dictionary of language teaching and applied linguistics, Longman.
222. Rosenberg Marshall (1995), Nonviolent communication, A language of compassion, Puddle Dancer Press, California.
223. Scollon R., Scollon S. B. K. (1983), Face in interethnic communication, in Langugage and communication, Longman, London, pp 156 – 188.
224. Searle J. S. (1964), What is a speech act?, in philosophy in America, Cambridge University Press.
225. Searle J. S. (1969), Speech acts, Cambridge University Press.
226. Searle J. S. (1979), Expression and meaning, Cambridge University Press, Cambridge.
227. Sifanou M. (1999), Politeness phenomena in English and Greece, A Cross – Cultural perspective, Oxford university press.
228. Snow C.E. et al (1990), Developmental perspectivesion politeness: sources of children’ s knowledge, Journal of pragmatics, 14: pp 289 – 305. 212
229. Spencer-Oatey H.D.M. (1992), Cross – cultural politeness: British and Chinese conceptions of the tutor – student relationship, Lancaster University.
230. Srichampa S. (1999), Vietnamese politeness, in International symposium on linguistic politeness (Program and abstract book), Chulalongkorn University, Thailand.
231. Tannen Deborah (1984), The pragmatics of cross – cultural communication, Applied linguistics, 4: pp 191-212.
232. Tannen Deborah (1990), You just don’ t understand: woman and men in conversation, Ballantine New York.
233. Tannen Deborah (2004), You’ re wearing that? Understanding mothers and daughters in conversation, Random house New York.
234. Thomas Jenny (1983), Cross-cultural pragmatic failure, Applied linguistics, 4: pp 91-112.
235. Thomas Jenny (1995), Meaning in Interaction: An introduction to pragmatics, Longman, London and New York.
236. Tillitt Bruce and Newton Bruder Mary (1989), Speaking naturally, Communication skills in American English, Cambridge University Press.
237. Trinh Sam (1999), Some remarks on polite manner in Vietnamese language, in International symposium on linguistic politeness (Program and abstract book), Chulalongkorn University, Thailand.
238. Vanderbilt A. and Baldridge L. (1978), The Amy Vanderbilt complete book of etiquette: A guide to contemporary living, Doubleday, Garden city, New York.
239. Wierzbicka Anna (1987), English speech act verbs: a semantic dictionary, Academic Press, New York.
240. Wierzbicka Anna (1991), Cross – cultural pragmatics, The semantics of Human interaction, Mouton de Gruyter, Berlin.
241. Wierzbicka Anna (1996), Semantics primes and universal, Oxford University Press.
242. Yule G. (1996), Pragmatics, Oxford University Press.
243. Zimin S. (1981), Sex and politeness: a new perspective on language and society, Review in Anthropology.

B.2. Tiếng Nga
244. Гребенев А. Л. (1986), О структуре ситуации речевого общения, Русский язык за рубежом, Москва.
245. Изаренков Д.И. (1981), Обучение диалогической речи, Москва.
246. Попов Р.Н., Валыковы Д.Л., Маловицкий Л.Я., Федоров А.К. (1986), Современный русский язык , “Просвещение” Москва.
247. Рыжова Л. П. (1982), Обращение как коммуникативного акта, М. Наука. 213
248. Формановская Н. И. (1986), О коммуникативно – сематических и функционально-сематических полях, Русский язык за рубежом, Но. 3.
249. Формановская Н. И. (1987a), Употреблние русского речевого этикета, Москва “Русский язык”.
250. Формановская Н. И. (1987b), Русский речевой этикет: Лингвистический и методический аспекты, Москва “Русский язык”.
251. Чыонг Тан (1990), Русские формы обращения на “Ты” “Вы” в заркале въетнамского языка, Русский язык за рубежом, Но.3.  
---------------------------------------
keyword: download  luan an tien si ngu van,chuyen nganh, ngon ngu hoc, so sanh,lich su trong mot so, nghi thuc, giao tiep, tieng viet,co so sanh, voi tieng anh, tieng nga, ta thi thanh tam

linkdownload:  LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

LỊCH SỰ TRONG MỘT SỐ NGHI THỨC GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (Có so sánh với tiếng Anh, tiếng Nga) 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...